SKKN Đề xuất cách tiếp cận câu nghị Luận văn học trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2019
Kì thi THPT quốc gia là kì sát hạch, kiểm tra đánh giá năng lực của HS bậc THPT. Đây là kì thi vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT và xét nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng, TC hằng năm. Về cơ bản, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 vẫn giữ ổn định đối với các thí sinh như năm 2018. Tổ chức thi 5 bài, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT).
1.2 Môn Ngữ văn là môn thi bắt buộc, đồng thời cũng là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận. Có thể nhận thấy, cấu trúc đề môn Ngữ văn năm 2019 (dựa theo đề thi minh họa của Bộ GD và ĐT năm 2019) về cơ bản không thay đổi. Các câu hỏi trong đề thi môn Ngữ văn nhằm kiểm tra năng lực của HS bằng hai phần: Đọc hiểu (3. 0 điểm) kiểm tra kĩ năng đọc và hiểu văn bản bằng 4 câu hỏi theo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; và Làm văn (7.0 đ) kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn và tạo lập văn bản hoàn chỉnh theo 2 câu hỏi vận dụng cao: Viết đoạn 200 chữ - Câu NLXH và câu NLVH 5 điểm, chiếm 50% tổng điểm bài thi.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1Kì thi THPT quốc gia là kì sát hạch, kiểm tra đánh giá năng lực của HS bậc THPT. Đây là kì thi vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT và xét nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng, TC hằng năm. Về cơ bản, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 vẫn giữ ổn định đối với các thí sinh như năm 2018. Tổ chức thi 5 bài, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT). 1.2 Môn Ngữ văn là môn thi bắt buộc, đồng thời cũng là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận. Có thể nhận thấy, cấu trúc đề môn Ngữ văn năm 2019 (dựa theo đề thi minh họa của Bộ GD và ĐT năm 2019) về cơ bản không thay đổi. Các câu hỏi trong đề thi môn Ngữ văn nhằm kiểm tra năng lực của HS bằng hai phần: Đọc hiểu (3. 0 điểm) kiểm tra kĩ năng đọc và hiểu văn bản bằng 4 câu hỏi theo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; và Làm văn (7.0 đ) kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn và tạo lập văn bản hoàn chỉnh theo 2 câu hỏi vận dụng cao: Viết đoạn 200 chữ - Câu NLXH và câu NLVH 5 điểm, chiếm 50% tổng điểm bài thi. 1.3Có thể nhận thấy câu Nghị luận văn học trong đề tham khảo năm 2019 có sự thay đổi rất lớn so với câu nghị luận văn học trong đề thi năm 2018.Nếu năm 2018, câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trong hai lớp là lớp 11 và lớp 12 thì trong đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương trình lớp 12. Bám sát cấu trúc đề minh họa do Bộ GD và ĐT đưa ra, chúng ta nhận thấy câu NLVH (Câu 5.0 điểm) có sự thay đổi về phạm vi kiến thức được vận dụng, thay đổi về câu lệnh và yêu cầu khác hơn so với câu NLVH trong đề thi 2018. Đây là những thay đổi sẽ kéo theo việc dạy học, ôn luyện cho HS lớp 12. Những thay đổi trong yêu cầu của câu 5 điểm, khiến cho GV và HS cuối cấp phải thay đổi cách học, cách dạy sao cho có thể ăn điểm ở câu NLVH này. Mặt khác, không phải GV và HS nào cũng đã tiếp cận hợp lí dạng câu lệnh mới và những thay đổi trong câu NLVH 2019 (đặc biệt không ít HS còn lúng túng khi thao tác với đề). Bởi vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: Đề xuất cách tiếp cận câu nghị luận văn học trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2019, nhằm đưa ra một số ý kiến, góp thêm kinh nghiệm giúp GV và HS đang ôn luyện thi THPT Quốc gia có thể định hình rõ nhất cách tiếp cận, chinh phục và triển khai luận điểm của câu hỏi này để có thể ghi điểm cao nhất, có được kết quả tốt nhất, tránh mất điểm đáng tiếc trong kì thi THPT Quốc gia. 2. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra những thay đổi trong cấu trúc câu nghị luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia 2019. - Đề xuất cách tiếp cận, thao tác, giải mã câu NLVH đồng thời mô hình hóa cấu trúc giúp người dạy và người học có một hình dung cụ thể nhất về câu 5 điểm này. Từ đó GV và HS sẽ có cách triển khai luận điểm trong bài làm, có khả năng tạo lập văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc, sáng rõ. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019. - Đề thi thử THPT Quốc gia, câu Nghị luận văn học (Câu 5.0 điểm). - Học sinh các lớp 12A5, 12A9 trường THPT Nông Cống 1. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: dự giờ đồng nghiệp, nhận xét rút kinh nghiệm từ những bài giảng này. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Thống kê, xử lí số liệu. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quy định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.” Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục phổ thông cần “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[3]. Nghị quyết 88 đã xác định những yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực của học sinh.8 phẩm chất chính là: Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm [3].Trong đó 3 năng lực chung mà môn học và hoạt động giáo dục nào cũng cần và có thể hình thành, phát triển cho học sinh, gồm: năng lực tự chủ, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo.Nhóm thứ hai là những năng lực đặc thù do một hoặc một vài môn học kiến tạo thành, bao gồm: năng lực sử dụng ngôn ngữ (gắn với các môn Ngữ văn, Ngoại ngữ), năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn Nghệ thuật), năng lực tính toán (gắn với Toán và các môn khoa học tự nhiên), năng lực tin học và năng lực thể chất. Rõ ràng, khi mục tiêu giáo dục đào tạo được thay đổi căn bản, thì bắt buộc chương trình khung, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo cũng phải thay đổi phù hợp. Và đề thi cũng phải thay đổi để phù hợp với mục tiêu và chương trình GD. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự bồi đắp “nguyên khí quốc gia”, làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững. Ngày 28 tháng 2 năm 2018, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành thông tư số 04/2018/TT- BGDDT về sử đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi THPT Quốc gia. Trong đó khẳng định: Nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cùng với đề thi minh họa môn Ngữ văn bộ GD ban hành, chúng ta nhận thấy: Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia luôn cố gắng bám sát chương trình để có thể đánh giá đúng nhất chuẩn nhất, chính xác nhất chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở bậc THPT. Và những thay đổi trong đề thi cũng nhằm mục đích đánh giá chính xác hơn năng lực học sinh, tránh học tủ, học vẹt. Mức độ phân hóa của đề tốt hơn sẽ giúp cho chúng ta phân loại năng lực học sinh chuẩn xác hơn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Đặc trưng môn Ngữ văn và đề thi tự luận Ngữ văn 2.1.1 Thứ nhất: Môn Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong nhà trường phổ thông 2.1.2 Thứ hai: Ngữ văn là môn học công cụ, mang tính nhân văn. Các đặc trưng này thể hiện qua những mục tiêu cơ bản của nó và cách tiếp cận những mục tiêu đó.Môn Ngữ văn giúp HS phát triển các năng lực và phẩm chất tổng quát và đặc thù, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung. Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học là những năng lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ mà chủ yếu là cảm thụ văn học là những năng lực đặc thù, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập của HS và công việc của các em trong tương lai, giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời với quá trình giúp HS phát triển các năng lực tổng quát và đặc thù, môn Ngữ văn có sứ mạng giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học. 2.2.3 Thứ ba: Môn Ngữ văn ở trường phổ thông không được dạy học như một bộ môn khoa học nhằm trang bị cho HS hệ thống các khái niệm khoa học. Tất cả các năng lực và phẩm chất trên đây đều được phát triển thông qua các hoạt động dạy học, xoay quanh bốn lĩnh vực giao tiếp cơ bản: đọc, viết, nói và nghe. Các kiến thức lí thuyết về tiếng Việt, lịch sử văn học, lí luận văn học và tập làm văn chủ yếu được dùng như là phương tiện tiến hành các hoạt động dạy học đó. 2.2.4 Thứ tư: Việc ra đề thi THPT quốc gia, luôn bám sát đặc trưng môn học, khả năng nhận biết, vận dụng của học sinh. Môn Ngữ văn là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận cũng xuất phát từ đặc trưng muốn đánh giá khả năng diễn đạt, tạo lập văn bản của người học (về điều này, thì đề trắc nghiệm không thể làm được). Chính vì thế, các khâu này kéo theo những thay đổi trong khâu dạy học, ôn tập cho HS bậc THPT. 2.2 Thực trạng vấn đề 2.2.1 Thực tiễn dạy học Ngữ văn ở các trường THPT nói chúng và ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nói riêng trong thời gian gần đây cho thấy cách dạy học Ngữ văn vẫn theo kiểu cũ, theo lối mòn thầy đọc trò chép. Nhiều giáo viên chưa biết chọn lọc kiến thức trọng tâm nên thường nhồi nhét rất nhiều kiến thức, không dành cho học sinh trao đổi, trình bày ý kiến của mình. Học sinh ít được bàn luận, đưa ra ý kiến riêng. Rất nhiều GV vẫn còn dạy theo kiểu áp đặt yêu cầu học sinh phải theo, phải ghi nhớ, và phải nhắc lại, viết lại. Không ít người dạy theo kiểu nghiên cứu, đưa ra quá nhiều kiến thức hàn lâm, khó hiểu, khiến học sinh ngại học, bị áp lực và nặng nề. Bởi vậy mà học sinh đã học một cách thụ động, thiếu sáng tạo, không biết cách tự học. Không biết khai thác kiến thức trong SGK. Không xác định được trọng tâm kiến thức, thiếu sự hợp tác giữa thầy và trò giữa trò với trò bởi vậy tiết học thường ít hứng thú, đam mê.Không ít học sinh học văn vì điểm số, học để thi, qua môn, tốt nghiệp. Mặt khác, nhiều giáo viên chưa truyền được ngọn lửa đam mê của mình đến học sinh nên những tiết học Ngữ văn thường là đối phó cho xong. 2.2.2 Việc ôn thi môn Ngữ văn ở một số trường thường chỉ chú trọng ôn câu Đọc hiểu và viết đoạn nhằm qua môn tốt nghiệp, nên kiểu ôn tập thường sơ sài, hời hợt, câu Nghị luận văn học không được chú trọng và đầu tư thời gian, công sức. Thực tế ở nhiều trường THPT việc hướng dẫn ôn tập và ôn thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia đang rơi vào tình trạng GV lúng túng, HS thấy mông lung, không định hình rõ cách tiếp cận đề vầ cách làm bài. Đặc biệt với những thay đổi căn bản trong câu Nghị luận văn học khiến cho không ít GV và HS cảm thấy khó khăn trong khâu ôn tập, định hình và tiếp cận đề. 3. Cách tiếp cận câu Nghị luận văn học trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 3.1 Phân tích cấu trúc câu Nghị luận văn học trong đề minh họa của Bộ GD ban hành cho năm học 2018-2019. Câu hỏi của phần Làm văn là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi. Kiến thức lớp 12 nằm toàn bộ trong câu hỏi này. Xét về mức độ, đề nghị luận văn học là một đề bài tương đối khó. Đề bài này không chỉ đòi hỏi học sinh vừa nắm chắc kiến thức mà còn cần có những đánh giá sâu sắc, nhìn nhận tỉ mỉ mới có thể xử lí được đề bài trên. Với đề minh họa, câu hỏi nghị luận văn học sẽ phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh. Câu nghị luận văn học trong đề tham khảo năm 2019 được đánh giá có độ khó gần tương đương so với đề thi năm 2018. Không liên hệ với kiến thức 11, chỉ hỏi duy nhất kiến thức của lớp 12 nhưng câu hỏi này lại đi sâu vào việc yêu cầu học sinh phân tích sự thay đổi hình ảnh của nhân vật qua hai lần miêu tả.Với câu lệnh như vậy, dù đề bài không yêu cầu nhưng trong quá trình làm bài, học sinh vẫn phải thực hiện thao tác so sánh để làm rõ sự thay đổi của nhân vật. Ta có thể nhận thấy yêu cầu của đề thi minh họa khá thoáng, đầy ngẫu hứng theo lối chấm phá, từ một vài “lát cắt” của truyện (“hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt” trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân).So sánh với đề chính thức và minh họa của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, ta thấy, đề 2018tích hợp theo kiểu liên hệ, mở rộng. Nghĩa là đề cho một khía cạnh của lớp 12 (vế đầu của câu hỏi), sau đó liên hệ với một khía cạnh lớp 11, 10 (vế sau của câu hỏi). Câu hỏi của đề tích hợp thường theo cấu trúc: “Từ A (lớp 12), liên hệ với B (lớp 11/10) để làm rõ C. Ví dụ: Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong phần đầu (cơ sở pháp lý) của bản Tuyên ngôn độc lập (A). Từ đó liên hệ với phần thứ nhất (luận đề chính nghĩa) của Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi (B) để thấy được điểm gặp gỡ chung và những nét riêng biệt về nghệ thuật lập luận của hai tác giả (C). Đề minh họa 2019, chỉ yêu cầu bàn về 2 chi tiết về 1 nhân vật trong 1 tác phẩm. Nghĩa là phạm vi kiến thức chỉ gói gọn chủ yếu trong chương trình lớp 12, phạm vi kiến kiến thức để viết bài không yêu cầu rộng như đề 2018, nhưng lại yêu cầu về chiều sâu, phải hiểu cặn kẽ, tỉ mỉ tác phẩm. Học sinh phải nắm thật vững tác phẩm, nắm chắc đến từng chi tiết, vừa có kiến thức khái quát, vừa phải có kiến thức cụ thể. Với những HS chỉ học hời hợt, đại khái thì không thể giải quyết tường tận, tròn trịa vấn đề mà đề bài yêu cầu. Với câu lệnh này, có thể nói thí sinh sẽ khó có thể học tủ và đoán đề, thủ tài liệu cũng như không thể học qua loa. Mặc dù đề chủ yếu trong chương trình lớp 12, nhưng với cách yêu cầu vậy cũng không phải là dạng đề dễ làm bài, nếu học sinh không có kỹ năng xây dựng một dàn bài thật hợp lý. Điểm cần thấy ở đây nữa là, dù đề thi hướng đến mục đích xét tốt nghiệp là chính, song không loại bỏ hoàn toàn mục đích phân loại để xét tuyển sinh. Cho nên trong cách hỏi phần này cũng có nhiều vế yêu cầu từ đơn giản đến khó hơn. Chẳng hạn trong đề minh họa, vế đầu là: “Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên”. Và vế sau là “từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này”. Vế đầu câu hỏi vừa sức cho học sinh ở mức học trung bình. Vế sau đánh giá học sinh có lực học và kỹ năng tốt hơn Tương tự về thể loại truyện ngắn mà đề minh họa đã cho, các thể loại khác của tác phẩm có trong chương trình 12, như: thơ, bút ký, tùy bút, kịch và văn chính luận đều có thể đưa vào đề thi theo cấu tạo như trên. Nói chung đề thi sẽ vô cùng linh hoạt, phong phú. Cốt yếu là học sinh phải đọc kỹ văn bản; nắm chắc, hiểu rõ, hiểu sâu và có kỹ năng làm bài thật tốt. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC MỞ BÀI Dẫn dắt vấn đề Giới thiệu vấn đề chính KẾT BÀI THÂN BÀI Về tác giả Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Bàn về A Bàn về B LÀM RÕ C GV sơ đồ hóa cấu trúc như trên để HS có thể hình dung thật cụ thể, rõ nét và có khả năng ghi nhớ thật lâu dạng đề này. Đó cũng là cách để HS không đi lệch đề, sai hướng và luôn đi đúng trọng tâm, theo những ý lớn đã định hình. 3.2 Hướng dẫn HS Lập dàn ý Bước quan trọng thứ hai là hướng dẫn HS lập dàn ý theo cấu trúc. Đây là bước vô cùng quan trọng để Hs không bị lạc hướng khi viết, tạo sự mạch lạc, rõ ràng cho bài văn, tránh mất ý, sót ý. Gv ra đề cho HS bám theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia. Triển khai dàn ý theo trình tự sau: Giới thiệu A - Phân tích A - Giới thiệu B và phân tích B - Làm rõ C qua việc so sánh điểm giống và khác nhau giữa A và B - Kết luận về ý nghĩa/tác dụng của việc liên hệ, mở rộng, so sánh giữa A và B. Hình 1: Một tiết học văn hiệu quả của lớp 12 A5 Hình 2: Học sinh lớp 12A5 thực hành lập dàn ý Hình 3: Dàn ý của Hs lớp 12A5 Hình 4: Học sinh lập dàn ý tại lớp Hình 5: Tiết thực hành lập dàn ý của lớp 12 A9 Một số đề và dàn ý minh họa: Đề 1: Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh viết: “Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.” Và phần cuối tác phẩm, tác giả viết: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016, tr. 39 và tr. 41) Cảm nhận về hai đoạn trích trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp văn chính luận của HCM. Có thể lập dàn ý như sau: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận - Hồ Chí Minh: không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. - Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Người, ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt -> “là một văn kiện lịch sử vô giá", “một áng văn chính luận mẫu mực". - Hai đoạn trích: nêu và khẳng định quyền độc lập dân tộc và quyền của mỗi con người trên cơ sở nghệ thuật lập luận chặt chẽ, đanh thép, thuyết phục. 2. Cảm nhận hai đoạn trích: a. Đoạn mở đầu * Về nội dung tư tưởng: đoạn mở đầu hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. - Hồ Chí Minh đã chỉ ra và khẳng định: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng của con người "không ai có thể xâm phạm được". - Nội dung tư tưởng của đoạn văn mở đầu càng trở nên sâu sắc vì từ những quyền thiêng liêng của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên quyền của các dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ thể hiện khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta mà còn phản ánh khát vọng của các dân tộc trên thế giới. -> Là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. * Về nghệ thuật lập luận: đoạn mở đầu được lập luận chặt chẽ, sắc sảo sáng tạo, giàu sức thuyết phục. - Mở đầu: Trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776 để nêu nguyên lí độc lập => Thái độ khôn khéo, kiên quyết, tự hào. - Sau đó suy rộng ra: quyền của các dân tộc => Đây là một sự sáng tạo, là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX - Sau đó suy rộng ra: quyền của các dân tộc => Đây là một sự sáng tạo, là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX . b. Đoạn kết thúc (1,0đ) * Về nội dung tư tưởng: Đây là đoạn văn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của toàn dần tộc. – Tuyên bố về quyền độc lập của dân tộc. – Tuyên bố vể sự thật là nước Việt Nam đã giành được độc lập. – Tuyên bố về ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc bằng mọi giá. * Về nghệ thuật: - Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, lập luận lôgíc, giàu sức thuyết phục, cái trước là tiền đề cho cái sau. - Ngôn ngữ chính xác, trong sáng, gợi cảm. - Giọng điệu linh hoạt. 3. Đánh giá, nhận xét về vẻ đẹp văn chính luận của Hồ Chí Minh. - Hai đoạn trích chứa đựng những tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, minh bạch, công khai. Đó là những đoạn văn mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ. - Cách viết ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp; văn phong đặc sắc, thấm thía, rung động lòng người. Đề 2: Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!” Và: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng thơ trên. Từ đó, nhận xét về cái nhìn của nhà thơ khi nói về sự hy sinh của những người lính và tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến. Có thể hướng dẫn HS lập dàn ý như sau:
Tài liệu đính kèm:
- skkn_de_xuat_cach_tiep_can_cau_nghi_luan_van_hoc_trong_de_th.docx
- bìa skkn 19.docx
- MỤC LỤC hân 19.docx