SKKN Dạy phân môn Tập đọc nhạc bậc THCS (Áp dụng cho học sinh lớp 7 Trường THCS Chu Văn An - Nga Sơn)
Âm nhạc là một trong các loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng. Âm nhạc có sức biểu cảm phong phú, nó rất gần gũi với trạng thái tình cảm của con người và tác động trực tiếp đến tình cảm con người.
Âm nhạc là môn nghệ thuật có những đặc trưng riêng, do vậy khi vận dụng những nguyên tắc và phương pháp dạy học cần hết sức lưu ý đến tính đặc thù của nó. Mặt khác dạy âm nhạc ở Trường Trung học cơ sở không nhằm đào tạo các em thành những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm nhạc, cho nên môn học cần đảm bảo làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của môn học âm nhạc qua phân môn: Học hát. Nhạc lý - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thêng thøc. Cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc cơ bản, những kỹ năng hoạt động âm nhạc ban đầu.
Trong nhà trường, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể thiếu được, trong đó âm nhạc góp một phần quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Môn học âm nhạc ở Trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em phát triển hài hòa và toàn diện về nhân cách.
Qua môn học âm nhạc góp phần giáo dục toàn diện, làm phong phú đời sống tình cảm của trẻ, giúp các em mạnh dạn, tự tin và hào hứng hoạt động ca hát, có ý thức tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa.
Chương trình môn học âm nhạc ở trường Trung học cơ sở được chia làm 3 phân môn:
- Phân môn: Học hát,
- Phân môn: Nhạc lý - Tập đọc nhạc.
- Phân môn: Âm nhạc thêng thøc.
MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 1.1.Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2. 3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với họat động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18 3. Kết luận - Kiến nghị 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 19 1.MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là một trong các loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng. Âm nhạc có sức biểu cảm phong phú, nó rất gần gũi với trạng thái tình cảm của con người và tác động trực tiếp đến tình cảm con người. Âm nhạc là môn nghệ thuật có những đặc trưng riêng, do vậy khi vận dụng những nguyên tắc và phương pháp dạy học cần hết sức lưu ý đến tính đặc thù của nó. Mặt khác dạy âm nhạc ở Trường Trung học cơ sở không nhằm đào tạo các em thành những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm nhạc, cho nên môn học cần đảm bảo làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của môn học âm nhạc qua phân môn: Học hát. Nhạc lý - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thêng thøc. Cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc cơ bản, những kỹ năng hoạt động âm nhạc ban đầu. Trong nhà trường, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể thiếu được, trong đó âm nhạc góp một phần quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Môn học âm nhạc ở Trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em phát triển hài hòa và toàn diện về nhân cách. Qua môn học âm nhạc góp phần giáo dục toàn diện, làm phong phú đời sống tình cảm của trẻ, giúp các em mạnh dạn, tự tin và hào hứng hoạt động ca hát, có ý thức tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa. Chương trình môn học âm nhạc ở trường Trung học cơ sở được chia làm 3 phân môn: - Phân môn: Học hát, - Phân môn: Nhạc lý - Tập đọc nhạc. - Phân môn: Âm nhạc thêng thøc. Phân môn: Nhạc lý - Tập đọc nhạc: Giữ vị trí quan trọng trong việc học nhạc, vì phân môn này cung cấp một số kiến thức âm nhạc ban đầu để học sinh làm quen với việc đọc nhạc, ghi chép nhạc, nhằm phát triển năng lực, tư duy, trí tuệ, tạo điều kiện cho học sinh có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định. Muốn hát đúng một bài hát, đọc đúng một bài tập đọc nhạc, hay muốn chơi một bản nhạc phải nhờ đến sự hỗ trợ của phân môn Nhạc lý - Tập đọc nhạc. Xuất phát từ đặc trưng môn học thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú cao của học sinh. Với vị trí hết sức quan trọng của phân môn Nhạc lý - Tập đọc nhạc, bản thân tôi đã suy nghĩ rất nhiều, làm thế nào để cho tất cả học sinh hát đúng một bài hát, đọc đúng một bài tập đọc nhạc, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong âm nhạc. Với sự say mê nghề nghiệp, với lương tâm của người giáo viên, tôi đã cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong từng tiết dạy và đã rút ra một số phương pháp dạy học, nhằm giúp các em học tập sôi nổi, hào hứng, nắm bắt nhanh các ký hiệu âm nhạc, chủ động cảm nhận âm thanh, cảm nhận giai điệu, hấp dẫn của bài tập đọc nhạc và thêm yêu thích phân môn tập đọc nhạc. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: Dạy phân môn Tập đọc nhạc bậc THCS (Áp dụng cho học sinh lớp 7 Trường THCS Chu V¨n An - Nga Sơn). 1.2.Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, với mục đích làm cho học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt hơn, qua phân môn Tập đọc nhạc giúp cho học sinh đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu của bài và cảm nhận tốt âm nhạc hơn trong cuộc sống. Phát huy tính sáng tạo, khả năng cảm thụ tai nghe giúp các em phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, với giai điệu các nốt nhạc trên khuông, qua lời ca các bài hát, giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu về vấn đề: Dạy phân môn Tập đọc nhạc bậc THCS (Áp dụng cho học sinh lớp 7 Trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn). 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành tài liệu nghiên cứu này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó các phương pháp được vận dụng chủ yếu là: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua các tài liệu liên quan. - Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm kết quả nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với thực trạng, đồng thời quan sát, điều tra, phỏng vấn học sinh và giáo viên về hiệu quả áp dụng các phương pháp dạy học phân môn Tập đọc nhạc -Âm nhạc 7. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm So với sáng kiến kinh nghiệm của những năm trước, sáng kiến kinh nghiệm năm nay (2016-2017). Tôi đã tập trung hơn về việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời dạy theo tinh thần tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Cụ thể: Trong khi hướng dẫn học sinh Tập đọc nhạc, tôi không dạy theo phương pháp truyền khẩu mà thường cho học sinh chủ động thực hiện các bước như: - Khai thác các ký hiệu trong bài tập đọc nhạc ( biết tên nốt, hình nốt..). - Nghe âm thanh tiếng đàn và tập đọc cao độ, trường độ, tiết tấu: Trên cơ sở biết các ký hiệu trong bài, tôi không thường xuyên đọc mẫu mà hay cho học sinh nghe âm thanh của tiếng đàn, để tự các em đọc cao độ, trường độ, tiết tấu của bài. Nhằm giúp học sinh rèn kỹ năng nghe, cảm thụ âm thanh. - Dạy học theo tinh thần tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò: Trong phần này tôi thường cho học sinh đóng vai trò chính, người thầy đóng vai trò giao nhiệm vụ cho học sinh, quan sát định hướng cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Đặc biệt tôi chú ý đến vấn đề tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò với các hình thức học tập theo nhóm, kiểm tra, nhận xét đánh giá các nhóm để học sinh trong nhóm có sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập với phong trào thi đua “ Đôi bạn cùng tiến, đôi bạn điểm mười, nhóm bạn học chăm”. Một điểm mới nữa trong sáng kiến kinh nghiệm 2016-2017 là:Tích hợp các nội dung của nhiều lĩnh vực trong nghệ thuật âm nhạc, vận dụng mối liên hệ liên môn (Âm nhạc - Lịch sử) qua mỗi bài học: Ví dụ: Trong bài Tập đọc nhạc số 4 – Mùa xuân về - Tác giả: Phan Trần Bảng. viết với nét nhạc và ca từ, âm thanh vang lên nghe gợi nhớ tới âm thanh của tiếng Cồng, chiêng. Để cho học sinh cảm nhận được xuất xứ nội dung của bài và hứng thú khi đọc bài, trước hết tôi cho học sinh quan sát tranh với những nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Mường thường tổ chức vào dịp tết và đầu xuân ( Ảnh minh họa trang 10).Để tôi chuyển phần giới thiệu vào bài mới. Tôi đã sử dụng triệt để phương tiện, thiết bị dạy học trong điều kiện cho phép. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Dạy môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập của các em, tạo cho môi trường giáo dục không khí học tập vui tươi, lành mạnh thu hút được sự tập trung học tập của các em học sinh sau mỗi tiết học vì “ Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của con người”. Qua môn học âm nhạc trong nhà trường tạo cho các em có một không khí vui tươi nhằm phát triển toàn diện về “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức âm nhạc cần thiết, phát huy khả năng âm nhạc, rèn luyện kỹ năng nghe nhạc, tập đọc nhạc và hát có biểu cảm. Mục tiêu giáo dục văn hóa âm nhạc cho học sinh làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, lành mạnh. Hướng dẫn cho học sinh đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu giai điệu của bài, biết cách gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu và biết đánh nhịp. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Thuận lợi: Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học như đài, đàn phím điện tử. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi chép và đặc biệt các em rất thích học môn âm nhạc nên luôn có sự say mê, hứng thú đối với môn học. Âm nhạc là môn học đọc lập trong chương trình THCS dạy và học như những môn học khác, có kiểm tra đánh giá xếp loại kết quả học tập. Với những thuân lợi trên, các tiết học âm nhạc luôn có không khí sôi nổi, vui tươi giúp cho các em nắm được bài học một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. - Khó khăn: Tuy nhiên, trong quá trình dạy phân môn Tập đọc nhạc trong Trường THCS Chu V¨n An, bản thân tôi còn gặp những khó khăn sau: Sự tiếp thu môn học của học sinh không đồng đều, mỗi em có một năng khiếu khác nhau, chất giọng khác nhau, một số học sinh chưa nhận thức đầy đủ về môn học, cho là môn học âm nhạc là môn học phụ nên không có sự say mê hứng thú. Còn có ít số em chưa nhớ được vị trí các nốt trên khuông nhạc nên khi nhìn vào bài Tập đọc nhạc, các em dễ chán nản, còn ghi phụ âm đầu dưới các nốt nhạc, học vẹt, không tập trung cao vào học. Chưa có phòng học chức năng. - Khảo sát: Năm học 2016 - 2017 bản thân tôi được phân công dạy môn âm nhạc ở 17 lớp từ khối 6 đến khối 9. Riêng phân môn Tập đọc nhạc ở chương trình âm nhạc lớp 7. Ngay từ đầu năm học tôi đã kiểm tra học sinh đọc bài Tập đọc nhạc số1 (trang 8 –SGK âm nhạc 7). Để kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh về nhận biết tên vị trí các nốt nhạc trên khuông, đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu của bài. * Kết quả khảo sát đầu năm: STT Khối Tổng số Số HS đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu Số HS nhớ được vị trí nốt trên khuông Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 7 136 56 41,2 80 58,8 Với kết quả khảo sát trên học sinh khối 7 còn: 80 học sinh chưa đọc đúng cao đô, trường độ, tiết tấu và 56 hoc sinh chưa nhớ được vị trí nốt trên khuông nhạc. 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: Nắm được những thuận lợi và khó khăn, bản thân tôi đã tìm tòi và tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng môn học âm nhạc, nhằm giúp các em học tập sôi nổi, hào hứng, nắm bắt nhanh các ký hiệu âm nhạc, chủ động cảm nhận âm thanh, giai điệu, cao độ, trường độ các nốt qua âm thanh nhạc cụ đàn 0óc gan. . Giải pháp 1: Cách hướng dẫn học sinh đọc tên các nốt nhạc trên khuông. Phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 7 không đi sâu vào lý thuyết âm nhạc mà chủ yếu cung cấp cho các em cách đọc: Cao độ, trường độ, tiết tấu của bài TĐN, lấy gam đô trưởng để hướng dẫn học sinh đọc giai điệu bài Tập đọc nhạc mới bài TĐN số 4: (Gam Đô trưởng). và tập giải mã các ký hiệu đó bằng cách tập đọc để các âm thanh vang lên và tập nghe để nhận ra các tên nốt, hình nốt...ứng dụng vào loại nhịp 4/4. Giải pháp 2: Gây hứng thú cho học sinh: Với phân môn này, người giáo viên phải tổ chức đươc nhiều hoạt động để học sinh được làm việc nhiều, thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân với nhau, giáo viên nhận xét cho điểm, nhằm gây được hứng thú học tập cho các em, giúp các em có một tinh thần thoải mái trong học tập. Giải pháp 3: Phát huy tính tích cực, sáng tạo: Phát huy tính tích cực, sáng tạo, cảm thụ tai nghe giúp các em phát triển toàn diện, cảm thụ tai nghe, chủ động cảm nhận âm thanh, cảm nhận giai điệu của bài tập đọc nhạc. Nội dung, phương pháp, phương tiện và nhất là tạo ra một môi trường âm nhạc sinh động làm cho học sinh vừa là người học vừa là người hưởng thụ và sáng tạo trong cảm nhận các hình tượng âm nhạc, các nội dung tác phẩm và sáng tạo trong cách biểu cảm tác phẩm. Giải pháp 4: Vận dung linh hoạt các phương pháp dạy học Giáo viên phải nắm chắc phương pháp dạy học theo đặc trưng của môn học, học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật, hấp dẫn với phương châm: “Học vui – Vui học”. Tiết học thoải mái, không nặng nề, căng thẳng. Để giúp các em đọc hoàn chỉnh một bài tập đọc nhạc, tôi đã hướng dẫn các em giải mã từng loại ký hiệu, đọc tên nốt nhạc, luyện tập tách rời cao độ và tiết tấu để hoàn thiện bài Tập đọc nhạc. Minh họa một tiết dạy: Đối với phân môn Tập đọc nhạc: Ví dụ : ¢m Nh¹c 7 : TiÕt 9 - ¤n tËp bµi h¸t : Chóng em cÇn hoµ b×nh - TËp ®äc nh¹c : T§N sè 4 - Bµi ®äc thªm : Héi xu©n “S¾c bïa” I . Mục tiêu * Kiến thức : Học sinh hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, tiết tấu bài: Chúng em cần hoà bình Đọc chính xác cao độ, trường độ, giai điệu, tiết tấu của bài TĐN số 4, ghép lời ca két hợp đánh nhịp 4/4 Bài đọc thêm: Học sinh hiểu được một phong tục lễ hội sinh hoạt văn hoá của dân tộc Mường vào dịp tết và đầu xuân. * Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng hát và TĐN cho học sinh. * Thái độ: Học sinh chú ý tiếp thu bài. II. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên. Đài cát-sét, Băng, đĩa nhạc, Đàn ooc gan, máy chiếu. Một số tranh ảnh minh họa về chiến tranh, nền hòa bình, hình ảnh văn hóa sinh hoạt của dân tộc Mường vào dịp tết và đầu xuân. 2.Chuẩn bị của học sinh. - Đọc, nghiên cứu bài trước khi đến lớp và có đầy đủ đồ dựng học tập III Tiến trình dạy học * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 1.Bài cũ; Giáo viên thực hiện phần liên môn: (Âm nhạc – lịch sử). Giáo viên trình chiếu bức tranh, hoc sinh quan sát bức tranh – nhận xét nội dung bức tranh nói gì? Qua nội dung bức tranh học sinh nhớ được tên bài hát:”Chúng em cần hòa bình” Nhạc và lời Hoàng Long – Hoàng lân ( Nội dung bài học tiết 8 - SGK trang 22,23). 2.Bài mới a. Ôn tập bài hát Giáo viên mở băng hát mẫu ( học sinh nghe - hát thầm). Giáo viên cho toàn lớp hát lại bài hát (1lần) Giáo viên hướng dẫn học sinh hát theo hình thức song ca có sử dụng cách hát đối đáp: Lời 1: + Một HS: Để loài người ...............học hành. + Một HS: Để ngàn cây..................trong tình yêu thương. Đoạn B: Song ca: Chúng em cần bầu trời...........hành tinh. Lời 2: (Tương tự cách thể hiện như sự phân công ở lời 1). Giáo viên hướng dẫn học sinh hát nối tiếp. Tổ 1: Câu 1: Để loài người............. hòa bình. Tổ 2: Câu 2: Để đàn em............. vui ca học hành. Tổ 1: Câu 3: Để ngàn.................. mầm xanh Tổ 2: Câu 4: Bạn bè..................... yêu thương. Đoạn B: Tổ 1- Tổ 2: Chúng em ......................... hành tinh. Lời 2: (Tương tự cách thể hiện như sự phân công ở lời 1). Kiểm tra cá nhân, tổ, nhóm, hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp, phách. Giáo viên cho toàn lớp hát lại bài hát 1-2 lần.( Kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp). Nhận xét. - Giáo viên trình chiếu bức tranh. . Học sinh quan sát trên màn hình, nhận xét bức tranh trên nói đến loại nhạc cụ nào? ( Nhằm học sinh nhận ra một số nhạc cụ Cồng – Chiêng của dân tộc vùng cao và được nghe âm thanh Cồng – Chiêng qua nét nhạc bài TĐN số 4. b.Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Trình chiếu bài TĐN số 4 + Bước 1: Giới thiệu bài: Bản nhạc, tác giả, nội dung bài học. ? Hãy kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Phan Trần Bảng mà em biết. Học sinh quan sát bài Tập đọc nhạc nhận xét trong bài có những hình nốt gì và các ký hiệu về âm nhạc. Về cao độ: có các nốt: M - P - S - L – X - Đ Về trường độ (hình nốt): có hình nốt đen, nốt trắng , đen có chấm dôi, nốt đơn, lặng đen. (Nhằm ôn lại các ký hiệu âm nhạc, nhớ giá trị trường độ ngân của các nốt theo tiết tấu của bài). Nhận xét bài Tập đọc nhạc có thể chia được mấy câu nhạc (chia theo tiết nhạc). +) Bước 2: Đọc tên vị trí các nốt trên khuông: ( giúp các em nhớ được tên nốt nhạc trên khuông và làm quen với giai điệu bài tập đọc nhạc số 4). Giáo viên dùng que chỉ, chỉ vào vị trí các nốt nhạc trên khuông học sinh nói tên nốt nhạc (lần1). Học sinh đọc cao độ các nốt (lần 2). Giáo viên chỉ vị trí các nốt ở gam đô trëng theo giai điệu của bài TĐN số 4 học sinh đọc ( nhằm học sinh làm quen với giai điệu bài TĐN số 4). Giáo viên chỉ vào vị trí bất kỳ các nốt nhạc trên khuông, gọi một em một đọc (tránh tình trạng học sinh học vẹt ). +) Bước 3: luyÖn tập cao độ: (Giúp học sinh ghi nhớ tên nốt nhạc trên khuông và thay thế cho khởi động giọng). Giáo viên đàn cao độ 7 âm cơ bản với giai điệu đi lên, đi xuống, học sinh đọc theo âm A (nhằm phát triển khả năng nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc của học sinh.). Dựa theo giọng của bài Tập đọc nhạc giọng đô trëng. +) Bước 4: Tập đọc tiết tấu ( đen, ®en, tr¾ng ,,,). Nhằm giúp cho học sinh có khả năng nghe và ghi nhớ tái hiện lại âm hình tiết tấu thông qua ký hiệu. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tập gõ tiết tấu khó trong bài. Đọc: Đen Đen TrắngắngĐenĐen Trắngắng Đenen Đơn Đen Đen Đen Đen Trắngắng Gõ phách x x x x x x x x x x x x x x x x +) Bước 5: Tập đọc cao độ, tiết tấu từng câu một ( chia theo tiết nhạc). Nhằm học sinh biết cách lắng nghe cao độ, trờng độ từng tiết nhạc, câu nhạc, sau khi nghe âm thanh tiếng đàn của giáo viên. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từng câu một, mỗi câu giáo viên đàn cao độ 2-3 lần, học sinh nghe đọc thầm, giáo viên yêu cầu học sinh đọc to, nhận xét sau đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh đọc tiếp câu hai. Theo lối móc xích và cứ tiếp thế cho hết bài (cách này nhằm phát huy khả năng tai nghe, cảm thụ âm nhạc, phát huy tính tích cực của học sinh, tránh tình trạng dạy theo phương pháp cũ dạy truyền khẩu giáo viên đọc trước học sinh đọc theo). Mỗi câu kiểm tra tổ, nhóm, cá nhân, nhận xét. Giáo viên đàn cao độ tiết nhạc (câu 2). Hai đến ba lần, có thể cho một em học sinh có năng khiếu đọc một lần sau đó cho cả lớp đọc. Kiểm tra cá nhân. Nhận xét. Kiểm tra tổ, nhóm, cá nhân. Nhận xét. Giáo viên đàn cao độ câu 3 (Hai đến ba lần), có thể cho một em học sinh có năng khiếu đọc một lần sau đó cho cả lớp đọc. Kiểm tra nhóm, cá nhân. Nhận xét. Kiểm tra tổ, nhóm, cá nhân. Giáo viên nhận xét – sửa sai cho học sinh Kiểm tra cá nhân, đối với học sinh đọc Đạt (Đ), chưa Đạt (CĐ), bước đầu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh đọc đúng cao độ, nói đúng tên các nốt nhạc trên khuông, nhớ được chính xác vị trí các nốt trên khuông, nhưng ý thức các em học tốt trong quá trình học cũng có thể cho khuyến khích điểm cho học sinh trong tiết học, nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em đối với phân môn tập đọc nhạc. +) Bước 6: Hoàn chỉnh bài Tập đọc nhạc: (Nhằm liên kết các tiết nhạc, câu nhạc thành bài hoàn chỉnh). Kiểm Tra Tổ, nhóm đọc toàn bài. . - Để phát huy phong trào thi đua học tập (đôi bạn cùng tiến đôi bạn điểm 10, nhóm bạn học chăm, giáo viên giành 5 phút để hai em một có thể kiểm tra nhau về vị trí các nốt nhạc trên khuông, học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu kém. Nhằm khuyến khích tổ, nhóm làm việc tích cực, nhiều em được hoạt động cùng lúc, phát huy tính tích cực của học sinh). Đối với các em không có năng khiếu thì ở phân môn tập đọc nhạc. Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nói đúng tên các nốt nhạc trên khuông các em cũng đạt điểm Đạt (Đ). Nhằm khuyến khích các em có ý thức chăm học, tự tin khi học phân môn tập đọc nhạc. +) Bước 7: Ghép lời ca: (Nhằm học sinh biết phối hợp giữa giai điệu và ca từ đẻ học sinh hát đúng cao độ, trường độ nốt nhạc trong khi ghép lời ca). - Tổ 1-2: đọc nhạc, tổ 3-4: hát lời ca kết hợp (Kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp). . Nhận xét. Tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 hát lời ca kết hợp (kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp). Một em đọc nhạc, một em hát lời ca (kết hợp). Toàn lớp thực hiện:lần một đọc nhạc, lần hai hát lời ca. (Kết hợp đánh nhịp 4/4). Nhằm phối kết hợp giữa cao độ, trường độ phần nhạc để học sinh tìm ra giai điệu của ca từ, phát triển khả năng nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc cho học sinh. +) Bước 8: Củng cố (Nhằm củng cố những kiến, kỹ năng vừa học). Giáo viên nhận xét, về cao độ, trường độ, tiết tấu .(Đọc theo yêu cầu của bài). Gi¸o viªn cho häc sinh ®äc l¹i bµi tËp ®äc nh¹c 1-2 lÇn. KiÓm tra c¸ nh©n, tæ, nhãm. Gi¸o viªn híng dÉn häc sinh ®Æt lêi ca cho b¶n nh¹c c. Bµi ®äc thªm Héi xu©n “ Sắc bùa” Gi¸o viªn thực hiện phần liên môn: (Âm nhạc – Lịch sử) giíi thiÖu vÒ nét sinh hoạt văn hóa trªn vïng cao của dân tộc Mường thường tổ chức: Hội xuân “ Sắc bùa” vào dịp tết và đầu xuân (qua tranh ¶nh tr×nh chiÕu). - Hướng dẫn học sinh đọc bài. Bài đọc thêm: Hội xuân “Sắc bùa” 3. Củng cố, dặn dò Giáo viên cho học sinh đọc bài TĐN số 4, một vài lần. Nhắc nhở học sinh tìm hiểu bài mới.( Tiết 10). Toàn lớp đọc bài TĐN số 4 ( một lần). Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở. * Tỉ lệ tăng so với
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_phan_mon_tap_doc_nhac_bac_thcs_ap_dung_cho_hoc_sinh.doc