SKKN Dạy học trình chiếu bảng với phần mền Geometer Sketchpad

SKKN Dạy học trình chiếu bảng với phần mền Geometer Sketchpad

Thực hiện theo định hướng, chỉ đạo của BỘ GIÁO DỤC về đổi mới trong giáo dục trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Tập trung tới tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy năng lực phát hiện vấn đề, định hướng và giải quyết vấn đề. Trong việc đổi mới đó, công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng.

Chương trình soạn thảo, trình chiếu PowerPoint được đa số các giáo viên sử dụng vào giảng dạy nhằm tăng tính trực quan sinh động, học sinh dễ tiếp thu, hiểu bài hơn,. đã được minh chứng qua thời gian, qua số người sử dụng khi giảng dạy. Tuy nhiên khi sử dụng chương trình soạn thảo PowerPoint không phải là không có hạn chế. Khi soạn giảng bằng PowerPoint đơn thuần thì bài giảng đi theo một hướng đi đã được “ đạo diễn” trước, thiếu linh hoạt. Để khắc phục nhược điểm này, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải kết hợp thuyết trình, viết bảng. Do đó, trong những trường hợp cần vẽ hình, dùng lại nhiều dữ liệu và củng cố chi tiết về cách trình bày bài giải cho học sinh, hay trong tình huống học sinh đề xuất thêm nhiều cách giải khác thì việc dùng bảng cũng như dùng mình chương trình soạn thảo PowerPoint không hiệu quả, mất nhiều thời gian, không linh hoạt.

Để khắc phục phần nào nhược điểm đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu và ứng dụng thêm phần mền Geometer Sketchpad.

Đề tài tôi viết có tên là: “ Dạy học trình chiếu bảng với phần mền Geometer Sketchpad” thể hiện vấn đề nêu trên.

 

doc 13 trang thuychi01 7030
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học trình chiếu bảng với phần mền Geometer Sketchpad", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu 
1.1 Lí do chọn đề tài ......................................................................
2
1.2 Mục đích nghiên cứu ...............................................................
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................
1.5. Những điểm mới của SKKN .................................................
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lí luận .......................................... ..............................
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN ..................
2.3. Tổ chức thực hiện của SKKN ...............................................
2.4. Bài học kinh nghiệm .................................................................
2
3
3
3
3
3
4
12
3. Kết luận và kiến nghị ................................................................
 Tài liệu tham khảo
12
1. Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài:
Thực hiện theo định hướng, chỉ đạo của BỘ GIÁO DỤC về đổi mới trong giáo dục trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Tập trung tới tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy năng lực phát hiện vấn đề, định hướng và giải quyết vấn đề. Trong việc đổi mới đó, công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng.
Chương trình soạn thảo, trình chiếu PowerPoint được đa số các giáo viên sử dụng vào giảng dạy nhằm tăng tính trực quan sinh động, học sinh dễ tiếp thu, hiểu bài hơn,... đã được minh chứng qua thời gian, qua số người sử dụng khi giảng dạy. Tuy nhiên khi sử dụng chương trình soạn thảo PowerPoint không phải là không có hạn chế. Khi soạn giảng bằng PowerPoint đơn thuần thì bài giảng đi theo một hướng đi đã được “ đạo diễn” trước, thiếu linh hoạt. Để khắc phục nhược điểm này, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải kết hợp thuyết trình, viết bảng. Do đó, trong những trường hợp cần vẽ hình, dùng lại nhiều dữ liệu và củng cố chi tiết về cách trình bày bài giải cho học sinh, hay trong tình huống học sinh đề xuất thêm nhiều cách giải khác thì việc dùng bảng cũng như dùng mình chương trình soạn thảo PowerPoint không hiệu quả, mất nhiều thời gian, không linh hoạt.
Để khắc phục phần nào nhược điểm đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu và ứng dụng thêm phần mền Geometer Sketchpad. 
Đề tài tôi viết có tên là: “ Dạy học trình chiếu bảng với phần mền Geometer Sketchpad” thể hiện vấn đề nêu trên.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ học.
- Tăng tính linh hoạt, mềm dẻo của bài giảng và phát huy tính sáng tạo của người học.
- Tiết kiệm thời gian khi có các tình huống mới phát sinh trong quá trình giảng dạy.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là học sinh THPT.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: “ Ứng dụng phần mền Geometer Sketchpad vào giảng dạy một tiết học ” và giới thiệu một số mô hình được thiết kế bằng phần mềm Geometer Sketchpad được sử dụng trong quá trình giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
- Tạo nút điều khiển trong Geometer Sketchpad thay cho hiệu ứng trong PowerPoint.
- Bài giảng được phối kết hợp cả Geometer Sketchpad và PowerPoint.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận:
Geometer Sketchpad là phần mềm vẽ hình học động với nhiều tính năng nổi bật như sau:
– Rất mạnh về chức năng. Các chức năng của phần mềm này không thua kém gì so với phần mềm rất nổi tiếng khác là Cabri Geometry.
– Dễ dàng cài đặt và sử dụng. Phần mềm nhỏ gọn, chỉ cần sao chép là chạy được.
– Phần mềm không cài đặt khóa, do vậy, theo một nghĩa nào đó, phù hợp với đặc thù của Việt Nam.
– Một trong những lợi thế hơn hẳn của phần mềm này so với các phần mềm cùng loại khác trên thế giới là các concept về công cụ, thực đơn, lệnh rất phù hợp với thói quen hàng ngày của chúng ta. Điều này làm cho phần mềm trở nên phổ dụng và dễ sử dụng hơn so với các phần mềm cùng loại.
– Phần mềm có khả năng tạo nhiều document trong một tệp, khả năng tạo nhiều các công cụ macro, chức năng print preview, 
– Dùng các nút điều khiển ( Action buttons) điều khiển các đối tương như: ẩn, hiện, di chuyển, tô màu, ... 
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN: 
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy:
- Đối với các bài toán về hình học không gian: Phần lớn học sinh không những yếu trong việc vận dụng các tính chất hình học, các phương pháp giải toán mà còn yếu trong tư duy trừu tượng, khả năng loại bỏ các yếu tố phụ để tập trung vào đối tượng nghiên cứu. 
Với chức năng tô màu, ẩn hiện các đối tượng của phần mềm Geometer Sketchpad thì học sinh tưởng tượng hình dễ dàng hơn.
- Đối với các bài toán về quỹ tích điểm: Học sinh thường khó khăn trong việc định hướng.
Với chức năng cho điểm di động và tô lại đường di chuyển giúp học sinh có cái nhìn trực quan, bản chất và định hướng cách giải quyết tốt hơn.
- Đối với các bài dạy được soạn giảng bằng chương trình soạn thảo PowerPoint: Khi có các tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy, chẳng hạn như: Học sinh đề xuất thêm nhiều cách giải khác không có trong các tình huống dự kiến trong bài giảng thì đối với chương trình PowerPoint không xử lí được, giáo viên phải kết hợp với thuyết trình và viết bảng. Điều này thể hiện sự không linh hoạt của chương trình PowerPoint và việc kết hợp viết bảng sẽ khó khăn khi phải vẽ lại hình vẽ phức tạp, hay phải thể hiện bài giải đầy đủ, chuẩn mực cho học sinh, hay phải đảm bảo thời lượng của một tiết học...
Với những bất cập, khó khăn trong thực tế nêu trên, phần mềm Geometer Sketchpad hoàn toàn đáp ứng được. Thậm chí có thể thay thế hoàn toàn cho chương trình PowerPoint bằng cách sử dụng các nút điều khiển(Action buttons) hoặc chế độ tạo thêm trang( File/ Document options...).
2.3. Tổ chức thực hiện của SKKN: 
2.3.1. Chức năng sử dụng của phần mềm Geometer Sketchpad:
Tạo nút điều khiển:
- Chọn đối tượng / vào Edit trên thanh công cụ / chọn Action Buttons / chọn chế độ điều khiển.
Đặt tên cho nút điều khiển:
- Chuột phải vào nút điều khiển / chọn Label Action Buttons / viết tên.
2.3.2. Bài giảng “ Ôn tập chương II – Tiết 27. Hình học cơ bản 11”
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: 
 + Củng cố các kiến thức về quan hệ song song.
 + Học sinh nắm vững các phương pháp giải toán: Chứng minh hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng
+ Chứng minh: hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
+ Xác định thiết diện dựa vào quan hệ song song.
3. Về thái độ: 
Học sinh hứng thú trong học tập, tích cực xây dựng bài, phát huy tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
Giáo viên: 
- Giáo án, các tình huống dự kiến.
- Các mô hình thiết kế bằng phần mền Geometer Sketchpad.
2. Học sinh: 
- Ôn tập lý thuyết: Các tính chất hình học không gian, các phương pháp giải toán trong chương 2 hình học 11CB.
- Chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp.
III. Phân phối về thời lượng: 
Bài “ Ôn tập chương II ” học trong hai tiết: 26 và 27. 
Ta nghiên cứu bài giảng tiết 27.
IV. Tiến trình dạy học: 
Phần 1: Ôn tập, củng cố lí thuyết
Được lồng ghép vào các bài toán trong tiết học
Phần 2: Bài mới
BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang (AD//BC, AD>BC). M là trung điểm SA.
1/ Dựng thiết diện của hình chóp cắt bởi (CDM).
2/ Gọi N = SB∩(CDM), E =DM ∩ CN. Chứng minh: SE//BC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chiếu đề bài 1 bằng chương trình PowerPoint.
- Học sinh nghiên cứu đề, tìm lời giải.
- GV dùng liên kết chuyển sang phần mềm Geometer Sketchpad.
Yêu cầu một học sinh trả lời câu 1.
- GV củng cố. bấm nút điều khiển hiện kết quả, tô màu thiết diện.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- GV cho hiện mô hình. chọn: 
Yêu cầu học sinh trả lời, nhắc lại tính chất.
- GV củng cố. Chọn nút: 
Giải thích, nhắc lại cho học sinh.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh trả lời.
- GV: Em nào giải được ý 2.
- GV: củng cố, chiếu mô hình cho học sinh hiểu bài
- Quay lại PowerPoint trình bày lời giải.
- Học sinh vận dụng tính chất trả lời
+ Màn hình với phần mềm Geometer Sketchpad: 
+ Màn hình chiếu với chương trình PowerPoint: 
Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. M, N lần lượt là trung điểm của SA, CD. Chứng minh: MN// (SBC).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chiếu đề bài 2 bằng chương trình PowerPoint.
- Học sinh nghiên cứu đề, tìm lời giải.
- GV dùng liên kết chuyển sang phần mềm Geometer Sketchpad.
- Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ hình và làm bài.
- GV cho lớp nhận xét cách giải và củng cố.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh theo dõi.
- GV nhắc lại phương pháp giải toán:
Có 2 cách.
- Học sinh theo dõi.
- GV cho học sinh nêu thêm cách giải khác.
- GV xử lí tình huống phát sinh nếu học sinh nêu cách giải mới. Dùng ngay trên phần mềm Geometer Sketchpad.
- Học sinh theo dõi, trả lời.
- GV: củng cố, chiếu mô hình hướng dẫn cho học sinh nếu không có học sinh lên bảng giải bài hoặc giải bài chưa tốt.
- Quay lại PowerPoint trình bày một cách giải.
- Học sinh theo dõi.
+ Màn hình với phần mềm Geometer Sketchpad: 
+ Màn hình chiếu với chương trình PowerPoint: 
Bài 3: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. M là trung điểm A’D’. G là trọng tâm ∆ACC’.
1/ Dựng thiết diện của hình hộp cắt bởi (BDM). Thiết diện là hình gì?
2/ Chứng minh: (BDM)// (B’D’G).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chiếu đề bài 3 bằng chương trình PowerPoint.
- Học sinh nghiên cứu đề, tìm lời giải.
- GV dùng liên kết chuyển sang phần mềm Geometer Sketchpad.
- GV chiếu hình.
- GV chọn nút , hiện mô hình và yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất của 2 mặt phẳng song song: Cho (P)//(Q). Nếu (R) cắt (P) theo giao tuyến a, cắt (Q) theo giao tuyến b thì a và b quan hệ thế nào?
- GV chọn củng cố.
 - Học sinh theo dõi.
- GV cho học sinh nêu cách làm câu 1.
- GV củng cố.
- Học sinh trả lời.
- GV cho học sinh nhắc lại phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song. Áp dụng nêu cách giải câu 2.
- GV củng cố chiếu lời giải trên phần mềm Geometer Sketchpad.
- Học sinh theo dõi, trả lời.
- Học sinh theo dõi.
Màn hình với phần mềm Geometer Sketchpad: 
- GV Quay lại PowerPoint, củng cố bài học, giao nhiệm vụ về nhà.
NHIỆM VỤ VỀ NHÀ:
Ôn lại bài và làm bài tập về nhà.
2) Chuẩn bị trước bài véc tơ trong không gian.
3) Làm thêm câu 3( Bài tập nâng cao) của bài 3 trong bài giảng.
Bài 3: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. M là trung điểm A’D’. G là trọng tâm ∆ACC’.
1/ Dựng thiết diện của hình hộp cắt bởi (BDM). Thiết diện là hình gì? (đã làm)
2/ Chứng minh: (BDM)// (B’D’G). (đã làm)
3/ Gọi a là độ dài cạnh của hình lập phương. Tính diện tích thiết diện cắt bởi (BDM) theo a. (BTVN)
2.3.3. Các mô hình thiết kế bằng phần mềm Geometer Sketchpad: 
 Xem trong thư mục “Mot so mo hinh trong giang day” của sản phẩm.
2.4. Bài học kinh nghiệm: 
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:
- Nếu giảng dạy chỉ dùng chương trình PowerPoint thì bài giảng thiếu tính linh hoạt, không đảm bảo tính thực tế và bài giảng khó thực hiện theo hướng mở, phát triển. 
- Nếu giảng dạy chỉ dùng mình phần mềm Geometer Sketchpad một cách máy móc thì sẽ vất vả trong việc tạo và sắp xếp các nút điều khiển.
- Tùy vào đặc thù của mỗi bài giảng, ta kết hợp cả chương trình PowerPoint và cả phần mền Geometer Sketchpad một cách linh hoạt thì bài giảng hiệu quả hơn.
- Với các bài giảng hình học, bài giảng cần mô hình trực quan, bài giảng có yếu tố di động, ... khi dùng phần mền Geometer Sketchpad mô phỏng thì học sinh dễ hiểu bài hơn.
- Các bài toán quỹ tích điểm: Với chức năng cho điểm di động và tô lại đường di chuyển giúp học sinh có cái nhìn trực quan, bản chất và định hướng cách giải quyết tốt hơn, học sinh hứng thú học và tạo niềm tin giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Khi có các tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy, phần mềm Geometer Sketchpad cho phép copy, cắt, xóa, thay đổi, xử lí trực tiếp trên phần mền. Bài giảng sẽ linh động hơn.
Kết quả thử nghiệm trong học kì 1 ở các lớp: 11B1, 11B4 năm học 2017-2018:
(thông qua bài test để đánh giá mức độ hiểu và vận dụng kiến thức bài học)
Loại
Lớp
Giỏi(sl)
Khá(sl)
Trung bình(sl)
Yếu(sl)
Kém(sl)
11B1
16
19
7
0
0
11B4
8
16
12
1
0
Để nâng cao chất lượng bài giảng, giáo viên cần lưu ý:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, nắm vững kiến thức cơ bản.
- Xây dựng hệ thống bài tập từ cơ bản đến nâng cao một cách logíc, khoa học và hướng đến việc phát triển tư duy cho học sinh, tạo niềm tin, hứng thú, sự say mê.
- Tạo hệ thống các nút điều khiển phù hợp với các hoạt động tư duy, các bước giải toán.
3. Kết luận và kiến nghị :
- Phần mền Geometer Sketchpad tăng hiệu quả giảng dạy với phương pháp dạy học trực quan. 
- Có thể thay thế hoàn toàn cho chương trình PowerPoint bằng cách dùng các nút điều khiển.
- Nên tổ chức tập huấn sâu rộng phần mền Geometer Sketchpad tới các giáo viên toán.
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa, sách bài tập hình học cơ bản 11.
2. Sách giáo khoa giáo viên.
3. Hướng dẫn sử dụng phần mền Geometer Sketchpad và phần mền 
 Geometer Sketchpad , mạng internet.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 
 ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Hữu Thận

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_trinh_chieu_bang_voi_phan_men_geometer_sketchpa.doc