SKKN Dạy học tích hợp liên môn một số nội dung môn Vật Lí lớp 10 – lớp 11 ở trường THPT nhằm phát huy năng lực học sinh

SKKN Dạy học tích hợp liên môn một số nội dung môn Vật Lí lớp 10 – lớp 11 ở trường THPT nhằm phát huy năng lực học sinh

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục phải được thực hiện gắn liền với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới về phương pháp phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

Trong những năm gần đây vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã và đang được áp dụng ở tất cả các cấp học phổ thông. Là một giáo viên dạy Vật lý ở trường THPT, hưởng ứng phong trào đổi mới giáo dục tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy bộ môn của mình.

Với những lý do nêu trên tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học tích hợp liên môn một số nội dung môn Vật Lí lớp 10 – lớp 11 ở trường THPT nhằm phát huy năng lực học sinh”.

 

docx 23 trang thuychi01 16872
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp liên môn một số nội dung môn Vật Lí lớp 10 – lớp 11 ở trường THPT nhằm phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục phải được thực hiện gắn liền với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới về phương pháp phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
Trong những năm gần đây vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã và đang được áp dụng ở tất cả các cấp học phổ thông. Là một giáo viên dạy Vật lý ở trường THPT, hưởng ứng phong trào đổi mới giáo dục tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy bộ môn của mình.
Với những lý do nêu trên tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học tích hợp liên môn một số nội dung môn Vật Lí lớp 10 – lớp 11 ở trường THPT nhằm phát huy năng lực học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Bằng phương pháp lồng ghép, tích hợp các môn học có liên quan gây hứng thú học tập cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 và 11 Trường THPT Thạch Thành 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận 
 2.1.1. Thế nào là dạy học theo chủ đề tích hợp.
Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch.
Tích hợp cũng có nhiều hình thức ví dụ như thông qua bài học của bộ môn nào đó ta có thể lồng ghép các nội dung giáo dục như: đạo đức, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo...Trong đề tài này tôi đưa ra kinh nghiệm tích hợp liên môn tức là cách giải quyết tình huống dựa vào kiến thức của nhiều môn học. 
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
	Các bước tiến hành một bài học có tình huống tích hợp liên môn:
- Mục tiêu dạy học.
- Đối tượng dạy học của bài học
- Ý nghĩa của bài học.
- Thiết bị dạy học, học liệu.
- Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
2.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn
- Hình thành và phát triển năng lực của học sinh nhất là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
	- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
	- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
	- Phối hợp sự đóng góp để giải quyết một tình huống.
 2.1.3. Tại sao phải dạy học tích hợp liên môn
Thứ nhất, do mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đều có các mối quan hệ biện chứng. Vì vậy để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng cần huy động tổng hợp các kiến thức kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức kĩ năng chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, do đó cần tích hợp các kiến thức kĩ năng đó qua các môn học.
Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được nhập vào cùng một môn học tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học cho học sinh biết tổng hợp kiến thức kỹ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. 
Dạy học theo chủ đề tích hợp khuyến khích giáo viên tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là giáo viên các bộ môn: Lịch Sử, Địa Lý, Sinh Học, Vật Lí...đã chủ động nghiên cứu phối hợp với đồng nghiệp để tích hợp kiến thức liên môn và giải quyết một vấn đề. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1.Đối với học sinh
- Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
 - Trong quá trình giảng dạy thực tế ở các lớp khối 10 và khối 11 trường THPT Thạch Thành 2, tôi nhận thấy chất lượng học tập của các e học sinh không đồng đều, càng về những lớp sau kết quả học tập càng kém hơn, các e chưa tập trung chú ý vào học tập. Cụ thể trong năm học 2017-2018 và 2018- 2019 kết quả học tập của các lớp như sau: 
 Khối lớp 10
TT
Lớp
Sĩ số
9-10
7-8
5-6
3- 4
TB trở lên
1
10C1
40
14
35%
18
45%
8
20%
0
0
40
100%
2
10C2
38
8
21%
15
39%
10
26%
5
14%
33
86%
3
10C6
39
3
8%
7
18%
18
46%
11
28%
28
73%
4
10C8
42
4
10%
20
48%
15
36%
3
6%
29
69%
 Khối lớp 11:
TT
Lớp
Sĩ số
9-10
7-8
5-6
3- 4
TB trở lên
1
11B1
39
16
41%
19
49%
4
10%
0
0
39
100%
2
11B2
39
8
20%
18
46%
8
21%
5
13%
34
87%
3
11B7
37
2
5%
12
32%
14
38%
9
25%
28
75%
 2.2.2.Đối với giáo viên
Ban đầu có thể gặp khó khăn do phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục vì hai lí do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác. 
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh không chỉ ở trong lớp học,mà cả ở ngoài lớp học.
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
 2.2.3. Những khó khăn gặp phải trong dạy học tích hợp liên môn.
-Trước hết, khó khăn của giáo viên hiện nay là tâm lí ngại thay đổi. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học và cơ sở vật chất. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu.vv.
- Một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Đồng thời, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, thuật ngữ sử dụng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh.
- Hình thức dạy học tích hợp liên môn không được trải nghiệm trong trương trình đào tạo giáo viên do đó việc áp dụng hình thức dạy học này vào thực tê đối với giáo viên đang còn gặp khó khăn: ví dụ như: bản thân chưa hiểu về dạy học tích hợp, nhầm lẫn giữa tích hợp liên môn và đa môn, chưa biết lồng nghép giáo dục các vấn đề ngoài SGK...
2.3. Các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết vấn đề
Trên cơ sở lí luận như vậy, tôi đã vận dụng và đưa ra một số ví dụ kiến thức tích hợp liên môn để giải quyết một số nội dung kiến thức dạy học Vật Lí ở lớp 10 và lớp 11 THPT.
I. Ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất đối với con người, khí hậu và sự phân bố sinh vật trên Trái đất – bài 38, 39 sách giáo khoa Vật Lí 10.
Sự chuyển thể là một hiện tượng vật lí có nhiều ảnh hưởng trong tự nhiên và cuộc sống. Đây cũng là cơ sở để nghiên cứu trong các lĩnh vực Hóa Học,Sinh Học,Địa Lí.
Đối với môn Hóa Học, nhiệt chuyển thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, đến sự dịch chuyển cân bằng và đến cấu tạo chât.
Đối với môn Sinh Học, sự chuyển thể( nhiệt độ và độ ẩm) được xem là yếu tố sinh thái ảnh hưởng lớn nhất đối với động vật, thực vật và con người. 
Đối với môn Địa Lí, sự chuyển thể là các yếu tố chính hình thành nên khí hậu, là yếu tố tạo nên vòng tuần hoàn của nước, là cơ sở để giải thích các hiện tượng mây, mưa, sương mù, hiện tượng “ toát mồ hôi” của nền nhà vào những ngày nồng ẩm.
I.1. Mục tiêu dạy học của chủ đề
-Về kiến thức
 a. Môn Vật lí
 - Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự đông đặc
 - Nêu được các khái niệm về sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự sôi. 
 - Viết được công thức nhiệt nóng chảy của vật.
 - Phân biệt hơi khô và hơi bão hòa
 - Viết được công thức nhiệt hóa hơi Q = L.m
 - Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí.
 -Trình bày được vòng tần hoàn lớn của nước trên Trái đất.
b. Môn Sinh học
- Phân tích được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển ở động vật, thực vật.
- Nêu được những ảnh hưởng của sự chuyển thể đến con người.
c. Môn Địa lí
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến mưa.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố lượng mưa trên Trái đất.
Về kĩ năng
- Vận dụng được các công thức Q = L.m và Q = λ.m để giải các bài tập
- Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử.
- Giải thích được trạng thái hơi bão hòa dựa trên sự cân bằng động của bay hơi và ngưng tụ.
- Trình bày được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khỏe con người, sự phân bố và đời sống động thực vật.
Về thái độ, tình cảm
 - Yêu thích các môn khoa học
 - Hợp tác tích cự trong hoạt động nhóm
 - Ý thức vận dụng các kiến thức học được để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
I.2 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- Biết cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi
- Áp dụng một số kinh nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương.
 - Phát hiện được độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống con người và đề xuất một số biến pháp làm hạn chế ảnh hưởng của độ ẩm không khí khi trời hanh, trời nồm.
I.3.Kế hoạch dạy học: 
Tìm hiểu: Sự chuyển thể của các chất ảnh hưởng như thế nào đối với con người, khí hậu và phân bố sinh vật trên Trái Đất?
Nội dung được tổ chức dưới dạng các chủ đề (dự án). GV có thể hướng dẫn, cho HS thảo luận để đưa ra 3 chủ đề (dự án) là: Sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với khí hậu; Sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với động thực vật; Sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với con người.
Thảo luận làm nảy sinh các ý tưởng của chủ đề, hướng dẫn HS lựa chọn chủ đề (dự án) và lập kế hoạch thực hiện chủ đề(dự án),chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu từng chủ đề, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Các nhóm học sinh trình bày chủ đề và đánh giá chủ đề.
Chủ đề 1: Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đối với khí hậu
-Câu hỏi nội dung:
 +Các hiện tượng thiên tai (sương mù, mưa, mưa đá, bão...) trong tự nhiên chủ yếu do các hiện tượng vật lý nào gây nên? Hãy nêu các hiểu biết của em về hiện tượng bão và các ảnh hưởng của nó đến đời sống con người.
 +Biến đổi khí hậu là gì?
 +Nêu nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và các tác hại của biến đổi khí hậu đến đời sống con người?
 + Con người phải làm gì để kiểm soát được tình trạng biến đổi khí hậu góp phần làm giảm biến đổi khí hậu?
-Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về khí hậu và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người.
-Sản phẩm dự án là bài trình diễn,hoặc trang web hoặc poster về:
+ Các hiện tượng thiên tai trong tự nhiên do sự bay hơi và sự ngưng tụ tạo nên. Hiện tượng bão.
+ Một số biện pháp cảnh báo và phòng tránh thiên tai.
+ Biến đổi khí hậu. Nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu và các tác hại của biến đổi khí hậu đến đời sống con người.Các biện pháplàm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu
- Nguồn hỗ trợ HS thực hiện dự án
 +Sách giáo khoa lớp 10, 11 các môn: Vật lí,Sinh học, Địa lí
 +Địa chỉ các trang web www.tusach.thuvienkhoahoc.com;
Nội dung tích hợp liên môn được thể hiện:
Môn Vật lí:
-Sự chuyển thể của các chất (nước): 
 +Bao gồm các quá trìnhg nóng chảy (từ băn tuyết sang nước lỏng) sự bay hơi (từ nước lỏng sang hơi nước) ở các điều kiện nhiệt độ áp suất khác nhau. Đồng thời với quá trình nóng chảy và bay hơi là quá trình đông dặc và quá trình ngưng tụ.
 + Nhiệt nóng chảy của các chất. Q= L.m
-Sự bay hơi của chất lỏng
 +Sự bay hơi chỉ diễn ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng và xảy ra ở mọi nhiệt độ.
 +Hơi khô và hơi bão hòa.
 Môn Sinh học: 
-Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên trái đất: hiệu ứng nhà kính, hiện tượng bang tan, các hiện tượn thời tiết cự đoan: lũ lụt, hạn hán
-Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và các tác hại của biến đổi khí hậu đến đời sống con người.
-Con người phải làm gì để kiểm soát được tình trạng biến đổi khí hậu góp phần làm giảm biến đổi khí hậu.
 Môn Địa lí:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến mưa, nguyên nhân hình thành nên mưa. Hiện tượng xuất hiện các cơn bão.
- Sự phân bố lượng mưa trên Trái đất.
Chủ đề 2: Sự chuyển thể các chất và độ ẩm của không khí đối với đời sống động thực vật
-Câu hỏi nội dung:
+Sự phân bố,sinh trưởng và phát triển của động thực vật trên trái đất phụ thuộc vào các yếu tố nào?
+Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của động thực vật?
+ Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của sự chuyển thể và độ ẩm không khí đến sự phân bố, phát triển của động thực vật?
+ Con người phải làm gì để kiểm soát được ảnh hưởng bất lợi đối với đời sống của cây trồng vật nuôi?
-Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển của động thực vật
-Sản phẩm dự án là bài trình diễn, hoặc trang web hoặc poster về:
 + Các ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đến sự phân bố,sinh trưởng và phát triển của động thực vật trên Trái Đất
 + Một số biện pháp để bảo vệ động,thực vật trước những tác động có hại của sự chuyển thể đồng thời phát huy được những ưu điểm của sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với đời sống thực vật
-Nguồn hỗ trợ HS thực hiện dự án
 + Sách giáo khoa lớp 10 các môn: Vật lý
 +Sách giáo khoa lớp 9, lớp 11 các môn: Sinh học
 + Địa chỉ các trang web: https://voer.edu.vn; www.khoahoc.com.vn
Chủ đề 3: Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đối với con người
-Câu hỏi nội dung:
 + Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí có ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe và đời sống con người?
 + Con người phải làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời quá nóng, quá lạnh, hoặc khi thời tiết khô hanh, ẩm thấp?
 + Làm thế nào đê khắc phục tình trạng độ ẩm quá thấp hoặc quá cao trong cuộc sống hàng ngày?
 + Con người đã áp dụng như thế nào các đặc điểm của sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí vào các lĩnh vực phục vụ cho cuộc sống của mình.
-Ý tưởng dự án: Tìm hiểu về ảnh hưởng của sự chuyển thể và độ ảm của không khí tới sức khỏe và đời sống con người.
Sản phẩm dự án là bài trình chiếu về:
+ Ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đến sức khỏe và đời sống con người.
+ Một số biện pháp khắc phục những ảnh hưởng không tốt của sự chuyển thể và độ ẩm của không khí đối với đời sống và sưc khỏe con người.
+ Một số ứng dụng của sự chuyển thể và độ ẩm không khí vào lĩnh vực cuộc sống.
-Nguồn hỗ trợ học sinh thực hiện dự án
+Sách giáo khoa Vật lí 10
+Sách giáo khoa Sinh học 11
+Địa chỉ các trang Web:
+www. Khoahoc.com.vn; www.suwckhoe.com.vn
II. Dạy học tích hợp liên môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán học giảng dạy về “Sấm sét” trong bài “Dòng điện trong chất khí” Vật Lý 11. 
Bài “dòng điện trong chất khí”- Tiết 32,33-sách giáo khoa vật lý 11, giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu về sấm sét và lợi ích của sấm sét.
II.1 Mục tiêu dạy học.
a) Về kiến thức.
 - Môn vật lý:
+ Học sinh hiểu được các kiến thức về sự hình thành tia lửa điện.
+ Học sinh hiểu được quá trình hình thành sét.
 - Môn hóa học:
+ Học sinh biết được các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí khi có tia lửa điện.
 - Môn sinh học:
+ Học sinh biết được tác dụng của khí Ôzôn với môi trường không khí.
+ Học sinh biết được tác dụng của các gốc NO -3, NH +4 được tạo ra với sự phát triển của thực vật trên trái đất.
b) Về kỹ năng.
 - Môn vật lý:
+ Biết cách phòng chống và tuyên truyền các biện pháp phòng chống Sét khi có mưa dông.
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng phóng điện trong không khí.
- Môn hóa học:
+ Vận dụng được các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí khi có tia lửa điện trong sản xuất nông nghiệp.
 - Môn sinh học:
 + Có kỹ năng xác định thời điểm gieo cấy để tận dụng nguồn đạm trong bầu khí quyển nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường.
 - Môn Toán:
 + Tính toán được một cách tương đối lượng đạm do tự nhiên cung cấp
c) Về tư duy, thái độ.
+ Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
+ Yêu thích, say mê trong nghiên cứu khoa học.
+ Biết cách ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng suất lao động.
Thông qua dự án sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, vào giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế liên quan đến sét, tính toán được một vài thông số liên quan để áp dụng vào trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
 d. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
+ Biết được tác dụng của hiện tượng sét trong thực tế đối với sự phất triển của sinh vật.
+ Biết cách phòng chống các tác hại của sét gây ra đối với con người.
+ Biết cách làm việc nhóm, tập thể.
e. Thiết bị dạy học, học liệu.
+ Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint.
+ Máy vi tính.
+ Sách giáo khoa vật lý 11.
+ Các nguồn thông tin, tài liệu về sét.
+ Hình vẽ minh họa về cột thu lôi chống sét.
II.2.Kế hoạch dạy học: 
a) Mục tiêu về kiến thức:
+ Học sinh hiểu được các kiến thức về điều kiện và sự hình thành tia lửa điện.
+ Biết được các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí khi có Sấm sét.
+ Hiểu được tác dụng của Ôzôn với môi trường, tác dụng của các gốc NO-3, NH +4 được tạo ra với sự phát triển của thực vật trên trái đất.
b) Phương pháp: thuyết trình, giảng giải nêu vấn đề, kết hợp thảo luận nhóm.
Tìm hiểu:Ảnh hưởng của sét đối với sự phất triển của sinh vật trong bài “ Sự dẫn điện trong chất khí” SGK Vật lí lớp 11.
Nội dung được tổ chức dưới dạng các chủ đề (dự án). GV có thể hướng dẫn, cho HS thảo luận để đưa ra 2 chủ đề là: Sự hình thành sét trong tự nhiên và các quá trình diễn ra trong quá trình hình thành sét; Ảnh hưởng của sét đối với sinh vật- giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan đến sét.
Chủ đề 1: Sự hình thành sét trong tự nhiên và các quá trình diễn ra trong quá trình hình thành sét
-Câu hỏi nội dung:
+ Đặc điểm về tính dẫn điện của chất khí là gì? Bản chất dòng điện trong chất khí?
+ Nguyên nhân dẫn đến sự dẫn điện trong chất khí? Cách tạo ra hạt tải điện trong chất khí?
+ Cách tạo ra hạt tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực?
+ Nguyên nhân dẫn đến hình thành sét?
+ Các quá trình phản ứng của các chất diễn ra trong quá trình hình thành sét?
+Tại sao về mùa hè thường hay có mưa dông, sấm sét và sau những cơn mưa này thường thấy không khí rất là trong lành?\
+ Cách phòng chống khi có sét trong mưa dông.?
+ Cách tạo cột thu lôi chống sét.
-Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về quá trình dẫn điện trong chất khí( sét) và ảnh hưởng của sét đến sinh vật.
-Sản phẩm dự án là bài trình diễn,hoặc tran

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_tich_hop_lien_mon_mot_so_noi_dung_mon_vat_li_lo.docx