SKKN Dạy học tích hợp, liên môn Địa - GDCD - Sinh Vật và Hóa học trong bài 3 địa lý lớp 11: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Môn Địa Lí là bộ môn giữ vai trò quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ trong chương trình giáo dục phổ thông. Môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về tự nhiên, về dân cư, xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. Qua bức tranh toàn cảnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội của các lãnh thổ khác nhau, học sinh sẽ nắm được và biết cách giải thích các hiện tượng, các mối quan hệ đã tạo nên những sự thay đổi và phát triển trong môi trường tự nhiên cũng như trong nền kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển hướng kinh tế của đất nước ta hiện nay. Môn Địa Lí cũng trang bị cho học sinh một số kĩ năng, kĩ xảo để học sinh vận dụng các kiến thức của khoa học địa lí vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nghiên cứu, quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, với các số liệu thống kê kinh tế v.v để sau này các em không bỡ ngỡ trước những hoạt động phức tạp và đa dạng của cuộc sống. Môn Địa Lí bồi dưỡng cho học sinh một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn như chúng ta đã biết, Địa Lí là một môn học có tính tổng hợp. Nó nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập Địa Lí, học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển [1].
Tuy nhiên thực tế là ở trường phổ thông hiện nay, phần lớn học sinh ít có hứng thú với bộ môn Địa Lý. Thực tế này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là do lượng kiến thức nhiều, khô khan và việc giảng dạy thiếu tính sáng tạo, cứng nhắc của giáo viên bộ môn Địa Lí. Muốn nâng cao chất lượng dạy học Địa Lý, việc đổi mới nội dung phải tiến hành song song với đổi mới phương pháp.
Phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh, để học sinh chủ động sáng tạo trong học tập và yêu thích môn học Địa Lý. Để trả lời cho vấn đề này tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Dạy học tích hợp, liên môn Địa - GDCD - Sinh Vật và Hóa học trong bài 3 địa lý lớp 11: Một số vấn đề mang tính toàn cầu”
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Môn Địa Lí là bộ môn giữ vai trò quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ trong chương trình giáo dục phổ thông. Môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về tự nhiên, về dân cư, xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. Qua bức tranh toàn cảnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội của các lãnh thổ khác nhau, học sinh sẽ nắm được và biết cách giải thích các hiện tượng, các mối quan hệ đã tạo nên những sự thay đổi và phát triển trong môi trường tự nhiên cũng như trong nền kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển hướng kinh tế của đất nước ta hiện nay. Môn Địa Lí cũng trang bị cho học sinh một số kĩ năng, kĩ xảo để học sinh vận dụng các kiến thức của khoa học địa lí vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nghiên cứu, quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, với các số liệu thống kê kinh tế v.vđể sau này các em không bỡ ngỡ trước những hoạt động phức tạp và đa dạng của cuộc sống. Môn Địa Lí bồi dưỡng cho học sinh một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn như chúng ta đã biết, Địa Lí là một môn học có tính tổng hợp. Nó nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập Địa Lí, học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển [1]. Tuy nhiên thực tế là ở trường phổ thông hiện nay, phần lớn học sinh ít có hứng thú với bộ môn Địa Lý. Thực tế này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là do lượng kiến thức nhiều, khô khan và việc giảng dạy thiếu tính sáng tạo, cứng nhắc của giáo viên bộ môn Địa Lí. Muốn nâng cao chất lượng dạy học Địa Lý, việc đổi mới nội dung phải tiến hành song song với đổi mới phương pháp. Phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh, để học sinh chủ động sáng tạo trong học tập và yêu thích môn học Địa Lý. Để trả lời cho vấn đề này tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Dạy học tích hợp, liên môn Địa - GDCD - Sinh Vật và Hóa học trong bài 3 địa lý lớp 11: Một số vấn đề mang tính toàn cầu” 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu thực trạng dạy học địa lý hiện nay trong trường THPT - Đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp dạy học bằng việc dạy học tích hợp, liêm môn vào một tiết học cụ thể. - Kết quả thực hiện 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Đề tài được thực hiện trong năm học 2018 – 2019 ở môn Địa Lý lớp 11, tại các lớp 11B5, 11B6 trường THPT Như Xuân. Do hạn chế về thời gian và dung lượng của một sáng kiến kinh nghiệm nên đề tài của tôi chỉ áp dụng phương pháp trên cho bài 3 trong SGK lớp 11 . 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tiến hành nghiên cứu sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh, đối chiếu Sử dụng đồ dùng trực quan, máy chiếu. - Phương pháp thảo luận nhóm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục như Nghị Quyết số 29 –NQ/TW, Nghị quyết số 88 /2014/QH13 và Quyết định số 404/QĐ-TTg đếu xác định yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Để thực hiện tinh thần các nghị quyết, quyết định trên sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để thực hiện lộ trình đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học của học sinh , trong đó ‘‘tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên [2]. Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết của từng môn học vào với nhau. Thông qua đó những kiến thức, kỹ năng ở môn này có thể được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên qun đến nhiều môn học. Vì vậy dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn [1]. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn nhằm: - Làm cho quá trình học tập hứng thú và ý nghĩa hơn, hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng hơn. - Giúp học sinh hòa nhập thực tiễn với cuộc sống, sử dụng các kiến thức liên môn trong các trường hợp cụ thể. Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn nhằm: - Lấy người học làm trung tâm - Định hướng, phân hóa năng lực người học - Tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin các môn học. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2.2.1 Về phía Giáo viên Ưu điểm: Các giáo viên được dự nhiều các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy năng lực của học sinh để chuẩn bị cho việc thay đổi chương trình sách giáo khoa. Được ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy và học. Có trang thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy như mày tính, máy chiếu. Nhà trường được chủ động xây dựng chương trình nhà trường phù hợp với đặc điểm học sinh và giáo viên. Nhược điểm: Nhiều giáo viên còn quan điểm và cách thực hiện chưa nhất quán về tích hợp, liên môn. Việc thực hiện phương pháp tịch cực chỉ mới dừng lại ở phạm vi nhỏ, chưa phổ biến và chưa lan tỏa nên dù phương pháp tiến bộ và hữu ích nhưng hiệu quả còn rất hạn chế. 2.2.2. Về phía học sinh Ưu điểm: Một số học sinh đã có sự nhìn nhận đúng đắn về bộ môn Địa lí nên đã đầu tư thời gian, sách giáo khoa, sách tham khảo, Át lát, không còn cho Địa li là môn phụ như trước kia. Trong việc lựa chọn các môn thi THPT quốc gia trong trường THPT Như Xuân những năm gần đây, Địa lí là môn được chọn nhiều nhất sau môn Toán, Văn và Tiếng Anh. Nhược điểm: Nhiều học sinh chưa hứng thú thật sự học môn Địa lý chủ yếu học để đối phó. Nhiều học sinh chăm chỉ, chú ý học bài và làm bài tập ở nhà và chưa thích học Địa lí. Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa SKKN: “ Dạy học tích hợp liên môn Địa - GDCD - Sinh vật và hóa học trong bài 3 Địa lý lớp 11: Một số vấn đề mang tính toàn cầu” nhằm đóng góp một phần nhỏ bé tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh. 2.3. Biện pháp thực hiện 2.3.1. Thăm dò ý kiến học sinh Phát phiếu trả lời cho học sinh lớp 11B5, 11B6 theo nội dung sau: Có 6 môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa. Phiếu trả lời - Lớp: STT Môn Đánh dấu X vào môn em thích học 1 Toán 2 Lý 3 Hóa 4 Văn 5 Sử 6 Địa - Kết quả khảo sát về sở thích học tập bộ môn của học sinh như sau: Lớp Sĩ số Sở thích môn học Văn Sử Địa Toán Lý Hóa SL % SL % SL % SL % SL % SL % 11B5 41 10 25,3 6 13,2 4 9,4 9 22,9 6 14,6 6 14,6 11B6 40 10 25 4 10 4 10 10 25 6 15 6 15 Tổng 81 20 24,7 10 12,3 8 9,9 19 23,5 12 14,8 12 14,8 Qua khảo sát trên tôi nhận thấy: Học sinh thích học các môn khoa học tự nhiên hơn rất nhiều. Các môn xã hội có tỷ lệ học sinh thích học thấp hơn. Riêng môn Địa Lí chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 9,9% tổng số 81 học sinh được hỏi. 2.3.2. Lập và thực hiện kế hoạch bài dạy - Giáo viên chọn bài và nội dung thích hợp để có thể sử dụng các kiến thức tích hợp, liên môn kết hợp trong bài giảng và cho học sinh thảo luận. - Giáo viên thông báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận, sưu tầm các kiến thức về GDCD, Hóa, Sinh liên quan với nội dung bài học. - Học sinh sẽ chuẩn bị các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực hiện. - Giáo viên chia nhóm và số lượng nhóm: 4 nhóm tương ứng với 4 tổ để học sinh có sự chuẩn bị tài liệu kỹ hơn và tập trung hơn. - Giáo viên chuẩn bị nội dung liên quan, các câu hỏi mở nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn. - Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và thiết bị dạy học như giấy khổ to, bút dạ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo khác - Tạo môi trường cho phương pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, khuyến khích, gợi mở việc học của học sinh bằng kinh nghiệm của mình. - Đồng thời giáo viên luôn sử dụng chốt ý kèm theo hình ảnh để tạo dấu ấn đối với học sinh trong việc tiếp nhận thông tin. 2.3.3. Thực tế tiến hành chuẩn bị của giáo viên: “ Dạy học tích hợp, liên môn Địa Lý - GDCD – Sinh Vật và Hóa học trong bài 3 địa lý lớp 11: Một số vấn đề mang tính toàn cầu” - Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa. * Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị nội dung thảo luận trước ở nhà - Sưu tầm các tài liệu liên quan đến kiến thức bài học, đọc bài trước ở nhà Các bài học liên quan đến nội dung bài dạy học sinh cần nghiên cứu: - Môn GDCD lớp 10 - Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại Dân số - Môi Trường - Môn DGCD lớp 11: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Môn Công nghệ lớp 10 - Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. - Môn Sinh vật lớp 12: Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển. Bài 46: Thực hành quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Môn Hóa học lớp 11 - Bài 16: Hợp chất các bon; Bài 25: Flo-Brom-Iot. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Bài 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI ĐỘNG/GIỚI THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ 1. Mục tiêu: Sử dụng hình ảnh đặc trưng về dân số trên thế giới, về ô nhiểm môi trường trên thế giới và về nạn khủng bố trên thế giới. Liên hệ đến nội dung của bài học xác định một số vấn đề mang tính toàn cầu. 2. Phương thức: Yêu cầu HS quan sát một số bức ảnh, lược đồ và trả lời các câu hỏi: Em hãy cho biết những vấn đề nào mà các quốc gia đang rất quan tâm? những vấn đề nào mà không chỉ xảy ra ở một quốc gia mà xảy ra ở rất nhiều quôc gia? những vấn đề nào mà một quốc gia không thể giải quyêt được mà phải có sự chung tay của cả thế giới. Em có suy nghĩ gì về những vấn đề đó ở Việt nam?. 3. Gợi ý sản phẩm: Qua quan sát ảnh HS nhận diện, phân tích về những vấn đề mang tính toàn cầu. Liên hệ những vấn đề đó ở Việt nam . B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (1 tiết) MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM Hoạt động 1. Vấn dề dân số (cá nhân, lớp). * Mục tiêu: biết được vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số trên thế giới hiện nay. * Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng phương pháp làm việc với SGK, các tài liệu đã nghiên cứu trước ở nhà, quan sát bảng biểu SGK bảng 3.1,3.2 , trả lời câu hỏi: Trình bày vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, quan sát bảng số liệu, suy nghĩ câu hỏi. - Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi kết hợp sử dụng bảng số liệu. - GV nhận xét, bổ sung. Kiến thức môn GDCD lớp 12 bài 15 “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại ” Định nghĩa về bùng nổ dân số - Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số một cách quá nhanh trong một thời gian ngắn gây ảnh hưởng tiêu cực mọi mặt đời sống xã hội. Liên hệ dân số Việt Nam ; Dân số Việt Nam ngày càng tăng nhanh từ năm 1960 đến năm 1970 trong vòng 10 năm dân số tăng từ 30 ngàn lên 49 ngàn người đến năm 2008 dân số tăng trên 88 ngàn người/ năm Hậu quả của bùng nổ dân số : mất cân bằng tự nhiên và xã hội, cạn kiệt TNTN, ô nhiễm môi trường , kinh tế nghèo nàn, nạn thất nghiệp, mù chữ , suy thoái nòi giống,tệ nạn xã hội, dịch bệnh [3]. - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK suy nghĩ câu hỏi. - Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung. Liên hệ với kết cấu dân số của Việt Nam Hoạt động 2: Vấn đề môi trường (nhóm) * Mục tiêu: học sinh hểu được các vấn đề về môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon, ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương, suy giảm đa dạng sinh vật * Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ: chia lớp thành 2 nhóm Nhóm 1: GV yêu cầu HS đọc SGK trang 14 và các bài cô giáo đã yêu cầu tham khảo SGK ở nhà : Môn Hóa học 11 bài 16 “hợp chất Cacbon” , bài 25: “Flo-Brom - Iot” để trao đổi về Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon, Trả lời câu hỏi: Nguyên nhân của biến đổi khí hậu, hậu quả và biện pháp khắc phục. Liên hệ với Việt Nam? Các hợp chất CFC suy giảm tầng ozon: Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên. [4]. Giáo viên nhận xét bổ sung Liên hệ tại Việt nam Người Việt Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn. * Đeo kính và mặc áo che nắng khi đi ra ngoại nắng. Nhóm 2: GV yêu cầu HS đọc SGK trang 14 và các bài cô giáo đã yêu cầu tham khảo SGK ở nhà : môn GDCD lớp 11 - bài 12: “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” Trả lời câu hỏi : Nguyên nhân của việc ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương, hậu quả và biện pháp khắc phục. Liên hệ với Việt Nam. Kiến thức bài 12 môn GDCD lớp 11: “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” Việt nam có chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Chúng ta phải sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, Vấn đề khai thác tài nguên nước ta là vấn đề lo ngại nhất. Vì vậy: phải tăng cường công tác quản lý nhà nước. Thường xuyên giáo dục tuyên truyền. Coi trọng nghiên cứu khoa học về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên [5]. Giáo viên nhận xét và bổ sụng: học sinh cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nước. Hoạt động 3: Suy giảm đa dạng sinh vật (Hoạt động cá nhân, lớp). GV yêu cầu HS đọc SGK trang 15 và các bài cô giáo đã yêu cầu tham khảo SGK ở nhà: môn GDCD lớp 11 “chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Sinh vật lớp 12 bài 46 thực hành “ quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên” Trả lời câu hỏi : Nguyên nhân của việ suy giảm đa dạng sinh vật, hậu quả và biện pháp khắc phục. Liên hệ với Việt Nam. - Báo cáo sản phẩm: các cặp đôi cử đại diện báo cáo và trao đổi thống nhất toàn lớp vấn đề GV đặt ra. - Nhận xét, đánh giá: đánh giá chéo của các cặp đôi khác, GV bổ sung. Kiến thức môn GDCD lớp 11 bài 12 “chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” Hiện nay nạn khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nạn khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loại động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vấn đề mội trường là một vấn đề đáng lo ngại[ 5]. Biện phápkhắc phục Kiến thức môn sinh vật lớp 12 bài 46 thực hành “quản lý và sử dụng bền vững TNTN” - Phải nỗ lực bảo vệ rừng, thành lập khu bảo tồn, rừng quốc gia, không săn bắn đáng bắt quá mức các loài động vật, nghiêm cấm đánh bắt các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và xây dựng khu bảo tồn các loại đó [6]. Hoạt động 4, Một số vấn đề khác Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh xung đột sắc tộc và khủng bố trên thế giới. Cho học sinh lên trình bày hiểu biết mình. Gợi ý sản phẩm: học sinh trình bày Vấn đề bùng nổ dân số. Dân số thế giởi tăng nhanh nhất là ở nửa sau của thế kỷ XX năm 2005 dân số thế giới là 6.477 triệu người. Bùng nổ dân sổ chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới tỷ suất gia tăng hàng năm của các nước phát triển rất thấp 0.1%, còn các nước đang phát triển rất cao là 1.5% (năm 2005) Hậu quả của việc tăng dân số nhanh. ảnh hưởng đế kinh tế, xã hội và môi trường -Tăng trưởng kinh tế chậm, Chất lượng cuộc sống thấp, mù chữ, dịch bệnh, khai thác môi trường quá mức, ô nhiễm mội trường . Gợi ý sản phẩm: Học sinh trình bày vấn đề già hóa dân số - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi biều hiện tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số ngày càng tăng . - Các nước phát triển cỏ tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi dưới 15 tuổi chỉ có 15 % các nước đang phát triển tỉ lệ 32% Nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên ở các nước phát triển chiếm tỉ lệ cao 15% , ở các nước đang phát triển chiểm tỉ lệ thấp chỉ có 5%. Như vậy hiện tượng già hóa dân số chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển. - Hậu quả của hiện tượng già hóa dân số: Thiếu nguồn lao động bổ sung kinh phí cho việc chăm sóc sức khỏe người già tăng cao. * Gợi ý sản phẩm: Đại diện nhóm 1 trình bày Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ozon. Nguyên nhân : do lượng CO2 thải ra khí quyển gây hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ trái đất tăng lên 100 năm trở lại đây trái đát nóng lên 0.6 độ C Khí thải sinh hoạt và các nhà máy gây mưa a xít, khí CFCs làm thủng tầng ozon. Hậu quả: Nhiệt độ trái đất tăng lên, băng tan, biến đổi khí hậu, mưa axit. Tăng các bệnh ung thư da, bệnh về mắt. Biện pháp ứng phó: - Hạn chế khí thải vào mội trường . - Thế giới đã cùng thảo luận và ký kết Nghị định thư Kyoto (1997) nhằm cắt giảm việc tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. - Hãy tiết kiệm điện. - Hãy đi bộ thay vì dùng xe máy.! - Không sử dụng bếp than hay bến dầu “cổ lổ” - Hãy tiết kiệm giấy, tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất. - Đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh nhà. Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm. Nguyên nhân: Các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt chưa được xử lý. Hậu quả: Có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Có 1 tỷ người trên thế giới thiếu nước sạch . Biện pháp khắc phục - Không xả nước thải ô nhiễm vào nguồn nước , - Xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường. - Phát triển nông nghiệp sạch và thông minh tiết kiệm nước và không dùng phân bón vô cơ thuốc bảo vệ thực vật. Suy giảm đa dạng sinh vật Nguyên nhân của hiện tượng suy giảm sinh vật : do con người khai thác thiên nhiên quá mức. Hậu quả: Làm cho nhiều loài sinh vật tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền,nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất. Dẫn chứng ở Việt Nam các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng : - Báo Đốm còn khoảng 70 cá thể. - Khỉ đột 200 – 300 con sống trong tự nhiên và 900 khỉ đột núi. - Rùa biển Vawksbill và rùa Leatherback. - Đười ươi : 80% số lượng bị mất trong 75 năm qua. - Voi Sumatra; mất 70% môi trường sống - Các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt nam: đang trong tình trạng báo động nguy cấp và cực kỳ nguy cấp: Bò tót , Hổ , Sao La, Hưu vàng, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Voi, Rùa da, Rùa hồ gươm. Biện pháp khức phục: - Phải nỗ lực bảo vệ rừng, thành lập khu bảo tồn, rừng quốc gia, không săn bắn đáng bắt quá mức các loài động vật, nghiêm cấm đánh bắt các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và xây dựng khu bảo tồn các loại đó. Học sinh liên hệ kiển thức thức tế trình bày các vấn đề: Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. Xuất hiện khủng bố: Ở nhiều nơi khác nhau. Hình thức khủng bố: Sát hại thủ lĩnh chính trị, bắt cóc con tin, huấn luyện và sử dụng người làm thuê vào các hoạt động khủng bố. Sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện hoạt động khủng bố. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và nâng cao kiến thức về những vấn đề mang tính toàn cầu - Vắn đề dân số. - Vấn đề mội trường. - Một số vấn đề khác. 2. Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS: 1. Chứng minh được trên thế giới sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát tr
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_hoc_tich_hop_lien_mon_dia_gdcd_sinh_vat_va_hoa_hoc.docx