SKKN Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

SKKN Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Dạy học phát huy năng lực người học thông qua các hoạt động trải nghiệm là một phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều nước có nền giáo dục phát triển tiên tiến trên thế giới áp dụng. Phương pháp giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này tạo cho người học cơ hội củng cố và tổng kết lại những ý tưởng, kĩ năng của mình thông qua những phản biện, phân tích, đánh giá, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết các vấn đề, các tình huống học tập. Thông qua hoạt động trải nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ vô cùng phong phú, không chỉ từ thầy cô mà còn từ bạn bè, không chỉ trong sách vở mà còn từ thực tế đời sống. Từ đó sẽ đạt được những kiến thức mới, kĩ năng mới, phù hợp với định hướng phát triển các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn: năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo

Qua thực tế dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) ở trường phổ thông cho thấy, với cách dạy và học lâu nay đã ít nhiều mang lại sự nhàm chán cho cả người dạy và người học. Điều đáng quan tâm là, sau mỗi bài học, học sinh – kể cả những học sinh khá, giỏi đều chưa hình thành cho mình được những kỹ năng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Vì thế khi đứng trước một yêu cầu tương tự như đã được học nhưng không ít học sinh vẫn lúng túng. Các em thiếu hẳn năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong xử lí tình huống cuộc sống do thói quen nghe và làm theo. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khiến cho việc dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) nhiều khi nhàm chán, thoát li với đời sống thực tiễn của học sinh.

Từ thực tế đó, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học văn theo định hướng phát huy năng lực người học. Mỗi bài học, thông qua nội dung kiến thức, phương pháp tìm hiểu, phải hình thành và rèn luyện cho học sinh một hoặc một số năng lực nhất định (Ví dụ như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ ), để khi bước vào cuộc sống, các em có thể vận dụng được, làm được.

 

docx 24 trang cucnguyen11 18312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH HÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
TÊN SÁNG KIẾN:
Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” 
của Nguyễn Tuân 
	Tác giả sáng kiến: Đinh Thu Ngọc
	Mã sáng kiến: 09.51.03
Vĩnh Phúc, năm 2020
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được ngành giáo dục xác định và triển khai nhiều năm nay nhưng kết quả đạt được còn chưa cao. Vì vậy cần có một cuộc cách mạng tư duy về đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động để phát huy tối đa năng lực của người học. Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015, toàn ngành nói chung, cấp học phổ thông nói riêng đang cố gắng thực hiện tốt những nội dung trọng tâm, trong đó có: “Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh”. Nhiều kế hoạch được xây dựng, nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn được tổ chức, tập huấn, tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, mang tính định hướng.
Trong bối cảnh của thời đại toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, một trong những quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta là phát triển giáo dục. Xây dựng một nền giáo dục vững chắc và bắt kịp với xu thế giáo dục hiện đại của các nước có nền giáo dục tiên tiến, phát triển trên thế giới. Yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục hiện nay là phải đào tạo được những con người có tri thức, năng động sáng tạo trong việc tiếp thu những kiến thức tiến bộ của thời đại, vận dụng linh hoạt vào thực tế đời sống nhằm đáp ứng yêu cầu của một xã hội hiện đại. Để làm được điều đó thì việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải được triển khai đồng bộ trong cả hệ thống giáo dục. Sự đổi mới cần chú trọng trên cả mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục. Đặc biệt là sự đổi mới về phương pháp dạy học, giáo dục nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Một trong những phương pháp dạy học phát huy tốt vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của người học là học qua các hoạt động trải nghiệm. Bởi kết quả của mọi sự học là cách người học biết vận dụng và xử lí kiến thức từ lí thuyết đến thực tế, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm trong quá trình học tập khám phá kiến thức sẽ là những bài học cuộc sống quý báu mà học sinh tích lũy được ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với tất cả các môn học, đặc biệt là môn Ngữ Văn. 
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ngữ Văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, “là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là môn công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,” (Trích Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, 2018). Việc dạy học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông đang dần chuyển biến từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực cho người học. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục công bố ngày 27/7/2017 đã chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù mà môn học Ngữ Văn cần hình thành và phát triển cho học sinh như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ  Đồng thời, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng đặc biệt nhấn mạnh việc dạy học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm và coi đây là một trong những phương pháp dạy học có ưu thế vượt trội để phát triển năng lực của học sinh. 
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Dạy học phát huy năng lực người học thông qua các hoạt động trải nghiệm là một phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều nước có nền giáo dục phát triển tiên tiến trên thế giới áp dụng. Phương pháp giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này tạo cho người học cơ hội củng cố và tổng kết lại những ý tưởng, kĩ năng của mình thông qua những phản biện, phân tích, đánh giá, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết các vấn đề, các tình huống học tập. Thông qua hoạt động trải nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ vô cùng phong phú, không chỉ từ thầy cô mà còn từ bạn bè, không chỉ trong sách vở mà còn từ thực tế đời sống. Từ đó sẽ đạt được những kiến thức mới, kĩ năng mới, phù hợp với định hướng phát triển các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn: năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
Qua thực tế dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) ở trường phổ thông cho thấy, với cách dạy và học lâu nay đã ít nhiều mang lại sự nhàm chán cho cả người dạy và người học. Điều đáng quan tâm là, sau mỗi bài học, học sinh – kể cả những học sinh khá, giỏi đều chưa hình thành cho mình được những kỹ năng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Vì thế khi đứng trước một yêu cầu tương tự như đã được học nhưng không ít học sinh vẫn lúng túng. Các em thiếu hẳn năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong xử lí tình huống cuộc sống do thói quen nghe và làm theo. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khiến cho việc dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) nhiều khi nhàm chán, thoát li với đời sống thực tiễn của học sinh. 
Từ thực tế đó, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học văn theo định hướng phát huy năng lực người học. Mỗi bài học, thông qua nội dung kiến thức, phương pháp tìm hiểu, phải hình thành và rèn luyện cho học sinh một hoặc một số năng lực nhất định (Ví dụ như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ ), để khi bước vào cuộc sống, các em có thể vận dụng được, làm được.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông hiện nay và xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tên sáng kiến: 
- Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đinh Thu Ngọc.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trương THPT Trần Hưng Đạo.
- Số điện thoại: 0868405225
- Email: dinhthungoc.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Đinh Thu Ngọc. 
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Đề tài này, tôi tập trung đi vào nghiên cứu một số biện pháp dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học học tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) để góp phần phát triển năng lực đọc hiểu truyện Việt Nam hiện đại cho học sinh lớp 11. Từ đó, học sinh tìm ra được giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn này một cách chủ động sáng tạo, khoa học và hiệu quả thông qua một số phương pháp dạy học phát huy năng lực của người học bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Đồng thời cũng có thể vận dụng một số phương pháp này vào những giờ đọc văn khác.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 
- Tháng 10/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
PHẦN I - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Khách thể nghiên cứu: 
 Tôi lựa chọn đối tượng là: học sinh lớp 11 trường THPT A. Đây là đối tượng trực tiếp học tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo phân phối chương trình, tiết 40,41,42 trong học kì I.
1.1 Giáo viên:
Người dạy thể nghiệm: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tại lớp 11A4 và 11A6 (Năm học 2019-2020).
1.2 Học sinh: 
 Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau. 
 Bảng : Sĩ số và giới tính của học sinh 2 lớp 11 - Trường THPT A
Lớp
Sĩ số
Nam
Nữ
Lớp 11A4
35
19
16
Lớp 11A6
35
20
15
 Tôi chọn 2 lớp (một lớp dạy thể nghiệm, một lớp dạy đối chứng) hai lớp được chọn dạy có điều kiện và tính chất tương đương (sĩ số, chất lượng học sinh.) để kết quả thể nghiệm đảm bảo tính khách quan.
 Lớp 11A4
Lớp: Thực nghiệm
Lớp 11A6
 Lớp: Đối chứng
2. Thiết kế nghiên cứu: 
2.1. Kiểm chứng đối tượng:
Tôi dùng bài kiểm tra giữa học I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 lớp có sự tương đương nhau.
 Điểm
Lớp
8-9
7
6-5
4-3
2-1
11A4
8
15
10
2
0
11A6
7
13
10
4
0
2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Cơ sở lí luận:
	Hoạt động trải nghiệm được xem là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm là đặt học sinh trong môi trường hoạt động học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn của cộng đồng, điều này phù hợp với đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất hiện nay.
	Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc người phụ trách. Quá trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh. Chính học sinh sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành năng lực cho chính mình.
	Bản chất của họa động trải nghiệm là tạo ra cơ hội cho tất cả học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học ở nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình người học tham gia vào việc xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng, năng lực qua các thao tác, hoạt động, hành động của cá nhân với môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường tự nhiên bằng sự nhận thức và cảm xúc của chính mình.
Quá trình hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình kiến tạo, đặc biệt sự kiến tạo này kết nối với kinh nghiệm sống của người học và có giá trị, tác dụng thay đổi chính giá trị, kinh nghiệm của người học để hình thành kinh nghiệm mới, giá trị mới.
Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm chính là dựa trên các phương pháp dạy học tích cực và huy động cảm xúc, kinh nghiệm của người học theo bối cảnh hoạt động, trong suốt quá trình đó, người học thể hiện cảm xúc, phát huy năng lực của mình qua các tình huống học tập cụ thể.
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là dựa trên các phương pháp tổ chức dạy học tích cực mang tính tích hợp cả về nội dung kiến thức và phương pháp học tập khác nhau của học sinh. Qua các hình thức này sẽ phát huy và bồi dưỡng toàn bộ năng lực của học sinh như: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo,
Chu trình học thông qua trải nghiệm gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người học trải nghiệm trực tiếp một hoạt động nào đó.
Giai đoạn 2: Người học quan sát về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã làm, suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phân tích ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đươc quan sát.
Giai đoạn 3: Rút ra kết luận về những gì đã làm và những gì cần điều chỉnh để có thể thực hiện lại hoạt động đó tốt hơn.
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thử nghiệm những gì đã rút ra trong giai đoạn 3. 
2.2.2. Cơ sở thực tiễn: 
- Từ thực tiễn và kinh nghiệm dạy học văn của bản thân tôi thấy, trong quá trình giảng dạy ngữ văn ở nhà trường THPT, phương pháp chủ đạo được nhiều giáo viên quen sử dụng vẫn là phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức một chiều. Phương pháp này không chỉ làm cho học sinh ít chủ động, tích cực, sáng tạo trong tìm hiểu tri thức, mà còn chưa phát huy hết được những năng lực của học sinh (ví dụ như: năng lực cảm thụ hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật; năng lực phát hiện vấn đề, năng lực tư duy, suy luận; năng lực phản biện; năng lực giao tiếp ứng xử). Vì thế, tôi luôn suy nghĩ trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp. Qua thử nghiệm một số phương pháp dạy học mới tôi thấy, phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là ưu việt hơn cả, nên tôi đã nghiên cứu và đưa phương pháp này vào giảng dạy thử nghiệm tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình ngữ văn 11.
- Qua thực tiễn việc học văn của học sinh trong trường THPT A hiện nay tôi thấy, học sinh ngày càng ít hứng thú và đam mê học văn. Lý do là học sinh luôn bị áp lực nặng nề về khối lượng kiến thức của tác phẩm văn học và các bài giảng văn theo lối truyền thụ tri thức một chiều khiến nhiều học sinh cảm thấy nhàm chán. Để khắc phục được thực trạng đó, thì việc vận dụng các phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm chắc chắn sẽ là giải pháp tốt cho thực trạng trên.
- Thực tiễn kết quả tham dự các buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn do trường, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức: Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng như trường THPT A luôn tích cực chú trọng tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn cho giáo viên về đổi mới phương pháo dạy học, trong đó có phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực của người học. Từ đó tôi nhận thấy, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là một trong những phương pháp dạy học tiên tiến có nhiều ưu việt cần phải tìm hiểu và vận dụng vào hoạt động dạy học trong nhà trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.3.3. Các phương pháp, biện pháp tiến hành: 
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu lí luận để nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo định hướng phát huy năng lực; nghiên cứu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Ngữ văn; nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học truyện ngắn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực; thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2018 đến nay (vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, cập nhật).
- Vận dụng phương pháp thực nghiệm để tiến hành vận dụng dạy học theo định hướng phát huy năng lực người học vào quá trình dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; thời gian tiến hành (cả chuẩn bị, dạy thực nghiệm, rút kinh nghiệm) là 1 tháng: từ 15/10/2019 – 15/11/2019.
- Vận dụng phối hợp các phương pháp phân tích, suy luận logic; so sánh; diễn dịch; quy nạp vào quá trình nghiên cứu lí luận và dạy thực nghiệm; đặc biệt vận dụng vào quá trình phân tích, so sánh hai cách dạy: dạy theo hướng cũ (theo hướng dẫn từ sách giáo viên) và dạy theo hướng đổi mới – hướng phát triển năng lực người học; vận dụng những biện pháp này trong quá trình viết và hoàn thành báo cáo sáng kiến kinh nghiệm; thời gian vận dụng: trong toàn bộ quá trình nghiên cứu lí luận, dạy thực nghiệm và viết báo cáo – từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019.
- Vận dụng phương pháp thống kê để thu thập, xử lí số liệu trước, trong và sau khi tiến hành dạy thực nghiệm.
- Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy năng lực nười học:
+ Phương pháp thảo luận nhóm:
Hs được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
+ Kĩ thuật khăn trải bàn:
HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người.)
Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn” 
+ Kĩ thuật phòng tranh:
 GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
 Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. 
 HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
 Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. 
+ Kĩ thuật động não:
 Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ
 Quy tắc thực hiện:
 Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
 Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
 Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
 Đánh giá:
+ Kỹ thuật tia chớp:
 Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
 Quy tắc thực hiện:
 Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị.
 Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
 Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình.
 Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
3. Quy trình nghiên cứu:
3.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Lớp đối chứng: Giáo án chuẩn bị bình thường theo quy định, không chú trọng hướng dẫn một số biện pháp đọc sáng tạo cho học sinh mà chỉ là đọc - hiểu tiếp nhận đơn thuần.
- Lớp thực nghiệm: Thiết kế giáo án có sử dụng một số phương pháp dạy học phát huy năng lực của người học thông qua các hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Quy trình chuẩn bị gồm 4 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Người học trải nghiệm trực tiếp một hoạt động nào đó; 
Giai đoạn 2: Người học quan sát về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã làm, suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phân tích ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đươc quan sát; 
Giai đoạn 3: Rút ra kết luận về những gì đã làm và những gì cần điều chỉnh để có thể thực hiện lại hoạt động đó tốt hơn; 
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thử nghiệm những gì đã rút ra trong giai đoạn 3. 
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm: 
- Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khoá biểu tại lớp 11A4. Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm trong 2 tiết dạy. 
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài thi giữa học kỳ I, do nhóm giáo viên dạy khối 11 ra đề, hình thức thi chung cả khối. Đây là căn cứ để đánh giá điểm trung bình cộng của học sinh hai lớp và độ chênh lệch 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_phat_huy_nang_luc_nguoi_hoc_thong_qua_hoat_dong.docx