SKKN Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51) lớp 10 qua Chuyên đề: Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích – lễ hội đền Bà Triệu

SKKN Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51) lớp 10 qua Chuyên đề: Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích – lễ hội đền Bà Triệu

Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước”. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức Lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước.

 Như vậy không có nghĩa tri thức Lịch sử dân tộc chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức Lịch sử dân tộc phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức Lịch sử dân tộc đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao.

 

doc 22 trang thuychi01 12744
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51) lớp 10 qua Chuyên đề: Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích – lễ hội đền Bà Triệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................... ......................... 2
NỘI DUNG.............................................................................................. 5
Cơ sở lí luận........................................................................... ........ .... 5
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ............................................... 5 Giải quyết vấn đề ... 7
Mục tiêu chuyên đề................................................................................... 8
Nội dung chính và các giải pháp thực hiện .............................................. 8 
Hiệu quả của đề tài 17
KẾT LUẬN ................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 21
PHỤ LỤC..................................................................................................... 22
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước”. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức Lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. 
 Như vậy không có nghĩa tri thức Lịch sử dân tộc chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức Lịch sử dân tộc phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức Lịch sử dân tộc đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao. 
 Do đó, việc dạy học Lịch sử dân tộc và Lịch sử địa phương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu Lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc là cần thiết ở nhà trường phổ thông, có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. “Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinh hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử”. Bởi vì, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Trong dạy học Lịch sử dân tộc, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử dịa phương còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù. Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh. 
 Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn còn nhiều hạn chế, ví như: tài liệu lịch sử địa phương sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông nghèo nàn; Giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi khi mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của học sinh đối với quê hương. Nguyên nhân của tình hình đó có nhiều; song chủ yếu là do giáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử dân tộc, lịch sử của mảnh đất, con người nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi tiến hành bài giảng, giáo viên có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay. 
 Thanh Hoá - là địa phương có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc. Trường THPT Hậu Lộc 3 lại nằm trên địa bàn huyện Hậu Lộc, có thể nói đời sống vật chất của người dân nơi đây chưa cao nhưng lại có một đời sống tinh thần rất giàu có và phong phú. Thông qua đề tài chúng tôi muốn góp phần giáo dục học sinh nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51) lớp 10 qua chuyên đề: Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích – lễ hội đền Bà Triệu”.
 1.2. Mục đích của đề tài.
 Thực hiện đề tài, chúng tôi xác định rõ mục tiêu cần đạt như sau: 
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
 - Khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích, lễ hội đền Bà Triệu khi dạy tiết 51 lịch sử địa phương - lớp 10.
 - Đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học không chỉ ở trường mà còn đặt cơ sở để sử dụng tài liệu lịch sử địa phương của nhiều trường trong cả nước. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cùng học sinh tìm hiểu khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích – lễ hội đền Bà Triệu ở làng Phú Điền (Triệu Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa). Từ đó khẳng định giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội đã ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, phần giáo dục học sinh nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông, đặc biệt là quan điểm về giáo dục lịch sử, thông qua nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. 
- Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 
+ Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển, của Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục ở trường phổ thông; các công trình của các nhà lý luận khoa học giáo dục, tâm lý học, các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục lịch sử, về Lịch sử địa phương, Lịch sử địa phương, chương trình, nội dung SGK và các vấn đề có liên quan đến phạm vi đề tài. 
+ Tiến hành điều tra cơ bản: Thông qua nhiều cách khác nhau: dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học, trao đổi với những người quản lý chuyên môn, đối với giáo viên, học sinh trong trường, tranh thủ ý kiến của các đồng nghiệp trong các tổ bộ môn. 
+ Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm trong trường để kiểm tra giả thiết và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học: Dựa vào kết quả thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành phân tích kết quả, so sánh các giá trị thu được để rút ra những kết luận khoa học về các biện pháp sư phạm mà luận án đã đề xuất. 
2 - NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
- Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc...Có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. 
- Lịch sử địa phương
Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại.
Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Việc giảng dạy lịch sử địa phương bồi dưỡng cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lí thuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi. Giảng dạy lịch sử địa phương còn góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu của học sinh. Các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương ở các địa phương, thấy được mối quan hệ chặt chẽ của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng:
 Việc Dạy- Học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn..Để dạy được tiết học lịch sử địa phương lại càng khó hơn. Như mặt trái của cơ chế thị trường đã mở cửa cho những làn sóng văn hoá không lành mạnh tràn vào làm hoen ố, hiểu sai về Lịch sử của dân tộc, của một bộ phận thanh niên không có lý tưởng sống.
 Một khó khăn nữa hiện nay ở các trường phổ thông chưa có tài liệu thống nhất dạy học tiết lịch sử địa phương, nhiều thầy, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy Lịch sử chưa chuyên tâm, chưa thực sự tâm huyết với phần việc của mình, chưa chịu khó sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương. Điều đó đã làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, khô khan mang tính sự vụ không có sức thuyết phục, hấp dẫn làm cho các thế hệ học sinh quan niệm Lịch sử là môn học phụ nên không chú trọng. 
 Đặc biệt với chương trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục- đào tạo khi chia thành các ban: Ban cơ bản, Ban khoa học tự nhiên (với các môn nâng cao: Toán, Lý, Hóa, Sinh) và Ban Khoa học xã hội (với các môn nâng cao: Văn, Sử, Địa và Ngoại ngữ) thì một thực tế hiện nay cho thấy số học sinh theo học Ban khoa học xã hội rất ít do kết quả thi cử và công việc khi ra trường. Thậm chí có những nơi không có Ban khoa học xã hội, chỉ còn Ban khoa học tự nhiên và Ban cơ bản vì vậy học sinh chỉ chú ý học các môn tự chọn nâng cao. 
 Việc Dạy- Học môn Lịch sử không đơn giản là sự kiện ấy xảy ra ở đâu? Lúc nào? mà phải biết đánh giá khách quan khoa học, giá trị của sự kiện ấy trong bối cảnh đương thời. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Chẳng phải ngẫu nhiên từ thời kì cổ đại Xixêrôn – một chính trị gia nổi tiếng của La Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống “ 
 Phân phối chương trình Lịch sử địa phương ở cả ba khối: Khối 10 và khối 11 chỉ có một tiết, riêng khối 12 cơ bản gần hết học kì II có 2 tiết (tiết 46, 47) như vậy thời lượng rất ít.
 Lịch sử địa phương hình thành và phát triển cùng với Lịch sử của dân tộc Việt Nam , trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng đã tạo thành những mắt xích, bước ngoặt lịch sử mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Việc giảng dạy về lịch sử địa phương thông qua các tư liệu viết (như tài liệu lịch sử địa phương, lịch sử đảng bộ Tỉnh, tranh ảnh, di tích lịch sử) đó là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. 
 Trang lịch sử địa phương Thanh Hoá oai hùng là vậy. Có rất nhiều anh hùng dân tộc, các cuộc khởi nghĩa đã gắn liền với lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập của dân tộc như Bà Triệu đã đánh quân Ngô (248), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống (981) bảo vệ nền độc lập Tổ Quốc, Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427 ) đánh bại quân Minh giành lại độc lập cho dân tộc, và còn rất nhiều cuộc khởi nghĩa khác, trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nhân dân Thanh hoá đã ghi trang sử hào hùng vào lịch sử dân tộc đó - Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 - 1887 ) do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo và đặc biệt hơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân xứ Thanh vẫn luôn giữ được khí phách truyền thống anh hùng đứng lên đấu tranh giữ nước tiêu biểu như chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng ( ngày 3,4/4/1965 ). 
 Thanh Hoá - địa phương chúng ta có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc, trong khi đó thời lượng giảng dạy lịch sử địa phương eo hẹp, giáo viên không thể truyền tải hết kiến thức đến học sinh được mà chỉ chọn những sự kiện tiêu biểu nhất. Nhóm sử trường chúng tôi đã lên kế hoạch giảng dạy như sau:
 Chương trình lịch sử chung của khối 10 - Lịch sử chống ngoại xâm thời Bắc thuộc đến các cuộc đấu tranh bảo vệ và giành độc lập của dân tộc từ TK X - hết TK XVIII, bám sát chương trình đó chúng tôi dạy lịch sử địa phương - Khởi nghĩa Bà Triệu (248).
 Chương trình lịch sử chung của khối 11 - gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp từ (1858 - 1918 ) do đó tiết dạy lịch sử địa phương - Khởi nghĩa Ba Đình 
(1886 - 1887).
 Chương trình lịch sử chung của khối 12 - Lịch sử kháng chiến chống Mĩ từ (1954 - 1975 ) lại có 2 tiết lịch sử địa phương nên chúng tôi dạy: Chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ra Miền Bắc (1965)
 Bên cạnh những khó khăn trên, những năm gần đây việc Dạy- Học Lịch sử cũng có nhiều điều kiện thuận lợi, các cấp các ngành, nhà trường, phụ huynh và xã hội rất quan tâm. Điều đó đã tác động tích cực tới nhận thức của học sinh về bộ môn Lịch sử và việc học Lịch sử ở trường THPT 
2.2.2. Kết quả của thực trạng trên:
 Dạy - Học Lịch sử địa phương thông qua các tư liệu bên ngoài chưa được chú trọng dẫn đến việc học sinh tiếp cận các sự kiện, các giai đoạn lịch sử chỉ mang tính phiến diện. Do đó không hiểu biết cặn kẽ Lịch sử địa phương, không hiểu sâu sắc vấn đề. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói : 
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “
 Một điều bất cập hiện nay có rất nhiều người, Lịch sử địa phương nắm không vững nhưng lại nắm rất chắc lịch sử nước ngoài chẳng hạn như lịch sử Trung Quốc. Điều đó đặt ra vấn đề phải làm gì cho các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên dạy học môn lịch sử, phải tích cực hơn nữa trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc cũng như lịch sử địa phương, đồng thời kết hợp với các tổ chức văn hoá, tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 
 Lịch sử địa phương có ý nghiã giáo dục sâu sắc lòng tự hào chân chính về những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ giữ gìn di sản văn hoá, di tích lịch sử, am hiểu về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
 Từ ý nghiã tốt đẹp đó chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào tiết 51 Lịch sử địa phương - lớp 10 để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử địa phương. Cụ thể là: 
“Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51) lớp 10 qua chuyên đề: Khởi nghĩa Bà Triệu và quần thể di tích – lễ hội đền Bà Triệu”.
2.3. Giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Mục tiêu chuyên đề
- Tìm hiểu chuyên đề lịch sử địa phương :
"KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU VÀ QUẦN THỂ DI TÍCH - LỄ HỘI ĐỀN BÀ TRIỆU”
- Mục tiêu cơ bản của tiết học là:
1)Về kiến thức:
- Khởi nghĩa Bà Triệu (248)
- Quần thể di tích đền Bà Triệu ở làng Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá)
- Lễ hội đền Bà Triệu.
- Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hoá quần thể di tích và lễ hội đền Bà Triệu.
2)Về kỹ năng:
Giúp học sinh biết sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử truyền thống dân tộc, địa phương vào học tập và đời sống.
3) Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh
- Tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
- Tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh, tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng và trong sản xuất
- Có ý thức kế thừa và giữ gìn truyền thống của địa phương và dân tộc, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2.3.1. Nội dung chính và các giải pháp thực hiện.
a. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248
 Mục tiêu cần đạt ở mục này là giáo viên giúp các em nắm được cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
Trước khi tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Bà Triệu giáo viên nêu câu hỏi: Bối cảnh lịch sử nước ta vào đầu thế kỉ III như thế nào?
 Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung: Vào thế kỉ III nước ta bị nhà Ngô đô hộ. Với chính sách bóc lột vơ vét triệt để và hà khắc đã làm cho mâu thuẫn của nhân dân ta với chính quyền đô hộ càng gay gắt. Nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống bọn đô hộ. Trong phong trào ấy người con gái họ Triệu đã xuất hiện như ngôi sao sáng.
 Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh:
Hình 1: Bà Triệu
 Giáo viên lại hỏi học sinh: Em biết gì Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, kết quả - ý nghĩa lịch sử? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
*. Bà Triệu - truyền thuyết và thần tích.
 Bà Triệu tên huý là Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (năm 226). Bà quê ở huyện Quan Yên, quận Cửu Chân nay thuộc thôn Cẩm Trướng, xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Về Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có rất nhiều truyền thuyết và thần tích như ở huyện Triệu Sơn, Như Xuân có câu chuyện về cánh đồng “Bắt Voi”, câu chuyện “đá biết nói”. Quanh vùng núi Nưa còn lưu truyền huyền thoại về “Bà Chúa Thượng Ngàn”. Xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung câu chuyện về đền Cô Thị Những câu chuyện này góp phần tô hồng thêm cho hình ảnh của người con gái dũng cảm, kiên cường, dấy binh chống giặc ngoại xâm. 
*. Khởi nghĩa Bà Triệu.
 Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Đạt cùng Bà Triệu khởi binh đánh giặc ở quận Cửu Chân. Do sức mạnh và mưu mô thâm độc, quỷ quyệt của địch, ngày 22 táng 2 năm Mậu Thìn (248) trong một trận chiến đấu ác liệt, lực lượng bị tiêu diệt dần, liệu thế không chống nổi, Bà đã chạy lên núi Tùng tự vẫn. Từ bao đời nay người dân xứ Thanh còn truyền tụng bài ca dao nói lên lòng dân nô nức theo Bà Triệu đánh giặc:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn quần hồng
Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân”.
(Ca dao)
Sau khi Bà Triệu mất, Lý Thành, Lý Mỹ, Lý Hoằng đã cùng với nghĩa quân chiến đấu kéo dài đến ngày 6 tháng 3 năm Mậu Thìn thì chấm dứt.
 Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu mặc dù thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.
*. Kết quả - ý nghĩa lịch sử: 
- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại nhưng phải nói rằng nó là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nhân dân ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43) cho đến trước cuộc khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
 - Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có ý nghĩa lịch sử

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_lich_su_dia_phuong_tiet_51_lop_10_qua_chuyen_de.doc