SKKN Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật - Sinh học 11

SKKN Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật - Sinh học 11

 Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học [1]. Vì vậy trong quá trình giảng dạy ngoài việc hướng dẫn học sinh học tập, củng cố, hệ thống kiến thức đồng thời qua đó nhằm rèn luyện, phát triển các kĩ năng cho học sinh.

 Thực tế hiện nay, lí thuyết có thể học sinh nắm được rất tốt nhưng năng lực thực hành và những kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống của các em còn hạn chế, nhiều học sinh còn rất mơ hồ với những vấn đề của thực tế, trong đó có những vấn đề của thực tiễn sản xuất kinh doanh.

 Có thể khẳng định việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là hướng đi đúng đắn, nhất là vấn đề dạy học gắn liền với việc ứng dụng thực tiễn địa phương. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học tại trường THPT Triệu Sơn 4, chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng các chủ đề dạy học gắn với các tình huống thực tiễn; dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương với mong muốn gây hứng thú học tập bộ môn, học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo; phát triển năng lực thực hành và những kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống đây là những lí do chính để chọn đề tài nghiên cứu của bản thân.

 

doc 25 trang thuychi01 16493
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC GẮN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ SINH SẢN VÔ TÍNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT- SINH HỌC 11
Người thực hiện:Tống Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
	1. Mở đầu
Trang
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
 2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở viết sáng kiến 
2
2.1.1. Cơ sở khoa học
2
2.1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1. Xác định mối liên hệ nội dung bài học với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
6
2.3.2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
7
2.3 3. Kế hoạch dạy học 
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
13
3. Kết luận, kiến nghị.
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học [1]. Vì vậy trong quá trình giảng dạy ngoài việc hướng dẫn học sinh học tập, củng cố, hệ thống kiến thức đồng thời qua đó nhằm rèn luyện, phát triển các kĩ năng cho học sinh.
 Thực tế hiện nay, lí thuyết có thể học sinh nắm được rất tốt nhưng năng lực thực hành và những kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống của các em còn hạn chế, nhiều học sinh còn rất mơ hồ với những vấn đề của thực tế, trong đó có những vấn đề của thực tiễn sản xuất kinh doanh. 
 Có thể khẳng định việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là hướng đi đúng đắn, nhất là vấn đề dạy học gắn liền với việc ứng dụng thực tiễn địa phương. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học tại trường THPT Triệu Sơn 4, chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng các chủ đề dạy học gắn với các tình huống thực tiễn; dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương với mong muốn gây hứng thú học tập bộ môn, học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo; phát triển năng lực thực hành và những kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống đây là những lí do chính để chọn đề tài nghiên cứu của bản thân. 
 Trong công tác giảng dạy tôi đã thực hiện phương pháp này, chẳng hạn như khi dạy ôn tập chủ đề - Di truyền học người chương trình 12, tôi đã xây dựng một số dạng bài tập tình huống về di truyền học người nhằm phát triển kĩ năng “xây dựng phương pháp tư vấn di truyền”[2]; Khi dạy ôn thi HSG, ôn thi THPT Quốc Gia tôi xây dựng chủ đề “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hooc môn Insulin - để hiểu hơn về bệnh tiểu đường”[3]... Tôi xin mạnh dạn chia sẻ một sáng kiến nhỏ nữa của bản thân tới đồng nghiệp trong quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh qua đề tài:
 “Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật - Sinh học 11” 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- Xây dựng được tiến trình dạy học phù hợp theo chủ đề.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức về sinh sản vô tính, các phương pháp nhân giống vô tính, tiếp cận và trải nghiệm với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương.
- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của việc học, yêu thích môn học, say mê và hứng thú học tập và làm việc.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu 	
- Nghiên cứu về vấn đề sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
- Quan sát hướng dẫn thực hành qua video, qua thực tế.
- Học sinh được trực tiếp thực hành. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa vào kiến thức bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật và Bài 43:Thực hành - Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật Sinh học 11. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Qua phiếu thăm dò mức độ hứng thú học tập của học sinh, bài kiểm ra đánh giá các năng lực của học sinh.
- Thu thập thông tin: Qua kiểm tra học sinh, qua tài liệu tham khảo.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê, xử lí số liệu điểm kiểm tra kiến thức, kiểm tra khả năng tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở viết sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Cơ sở khoa học 
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận[4].
- Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh địa phương là phương pháp dạy học tích cực tập trung vào hoạt động của học sinh, học sinh là chủ thể của quá trình nghiên cứu lĩnh hội tri thức, giáo viên là người định hướng, hướng dẫn, trọng tài, cố vấn cho học sinh trong quá trình học tập nghiên cứu[4].
- Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh phát huy mục tiêu thái độ và năng lực, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực toàn diện, là môi trường dạy học giải quyết vấn đề và sáng tạo[4].
2.1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
- Hướng dẫn triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, đã cho phép thực hiện tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường năng lực thực hành, vận dụng kiến thức, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật do nhà trường phổ thông ban hành[5].
- Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học các năm học chỉ đạo và hướng dẫn các trường tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra .
 Trên cơ sở kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà 
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục[6].
- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, các sở GDĐT, phòng GDĐT giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trung học tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế. Các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động rà soát, tinh giảm nội dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình môn học; khuyến khích giáo viên thiết kế lại các tiết học trong sách giáo khoa thành các bài học theo chủ đề (trong mỗi môn học hoặc liên môn) để tổ chức cho học sinh hoạt động học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tiễn; chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.
- Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng[7].
 Thực tế những năm vừa qua, nhiều địa phương, cơ sở đã triển khai việc xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh của mỗi trường phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề cân giải quyết.
- Trong những năm qua, hoạt động đổi mới hình thức và phương pháp dạy học cấp THPT đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, do mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiến thức, cùng với những hạn chế về năng lực thực hiện của giáo viên và hạn chế trong công tác quản lý của các nhà trường nên hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi, hợp lý và hiệu quả trong các trường phổ thông.
- Xu hướng hiện nay chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học.
- Từ việc giao quyền chủ động cho cơ sở và giáo viên điều chỉnh nội dung, thời gian giáo dục nên các nhà trường có điều kiện áp dụng các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục - dạy học tiên tiến, trong đó yêu cầu học sinhvận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
- Trước đây, thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, đã có một số mô hình trường vừa học vừa làm; tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu quả giáo dục cao. 
- Gần đây trong mô hình trường học mới, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tế sản xuất, kinh doanh của địa phương. Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được các nhà trường biết đến và tận dụng.
- Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Ý nghĩa, vai trò của các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể được phân tích dưới các góc độ sau:
+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh.
+ Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
+ Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh .
+ Phát triển trí tuệ của học sinh .
+ Giáo dục nhân cách học sinh .
+ Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh.
2.3. Các giải pháp- Biện pháp thực hiện.
 Đề tài được thiết kế theo tiến trình như sau:
2.3.1. Xác định mối liên hệ nội dung bài học với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
- Cây giống đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, quyết định đến năng suất, sản lượng, giá thành sản phẩm cho người nông dân.
- Nhân giống vô tính là phương pháp truyền thống, được ứng dụng rộng rãi trong thực tế tại các cơ sở sản xuất. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, tốn ít chi phí, sản xuất số lượng lớn cây trồng trong khoảng thời gian ngắn, nhanh chóng cho thu hoạch sản phẩm (chóng ra hoa, kết quả).
- Bưởi diễn là một giống bưởi, hiện nay đang được phát triển nhân rộng trên nhiều tỉnh, huyện trên cả nước. Bưởi diễn hiện đang được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết cành và ghép mắt.
- Đây là giống bưởi có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng rất lớn. Vì vậy, tôi lựa chọn nội dung bài học bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật, bài 43: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép đồng thời cho HS tìm hiểu, trải nghiệm phương pháp nhân giống tại vườn bưởi diễn của gia đình ông Nguyễn Văn Tình - Xã Thọ Tiến- Triệu Sơn lân cận trường đóng .
2. 3. 2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
Bước 1. Khảo sát cơ sở: 
- Hiện nay tại Thanh hóa có nhiều nơi trồng bưởi diễn như thọ Xuân, Triệu Sơn, Cẩm Thủy...
- GV đã lựa chọn Vườn bưởi diễn - Chủ vườn: Gia đình ông Nguyễn Văn Tình- Xã Thọ Tiến- Triệu Sơn-Thanh hóa vì những lý do sau:
+ Vườn vừa có khu cây sản xuất và khu nhân giống .
+ Gần trường THPT Triệu Sơn 4, thuận lợi cho việc tìm hiểu thông tin.
Tên cơ sở: Vườn Bưởi - Chủ vườn: ông Nguyễn Văn Tình (Địa chỉ: Thọ Tiến - Triệu Sơn - Thanh Hóa) 
Hoạt động sản xuất, kinh doanh:
+ Sản xuất, cung cấp cây giống.
+ Bưởi thương phẩm.
- Nhân lực: 2 người làm, mỗi người làm 3 - 4 triệu đồng/tháng.
- Sản lượng cây giống: 1.000- 2.000 cây /năm.
- Giá bán mỗi cây giống khoảng 120 - 150 ngàn, thu nhập mỗi năm từ bán cây giống khoảng 120 - 180 triệu đồng.
Bước 2: Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện:
*Nội dung: Chủ đề sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật:
- Bài 41. Sự sinh sản vô tính ở thực vật.
- Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
*Phương pháp và hình thức tổ chức: 
- Kết hợp tự học, trải nghiệm và sử dụng tài liệu về cơ sở sản xuất, kinh doanh để tiến hành dạy học tại lớp.
2.3.3. Kế hoạch dạy học 
I/ Mục tiêu
* Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính của thực vật.
- Học sinh thực hiện được các thao tác chiết, ghép mắt và ghép chồi.
- Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính.
* Kỹ năng:
- Rèn luyện các thao tác thực hành.
- Rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận, khoa học khi thực hành.
* Thái độ:
- Quan tâm đến các thao tác cơ bản trong nhân giống vô tính ở thực vật. Quan tâm đến việc duy trì, bảo tồn và phát triển các giống cây quý ở địa phương.
- Yêu thích lao động và vận dụng kiến thức vào sản xuất.
- Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học.
* Năng lực: 
- Năng lực tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; tính toán, tìm hiểu khoa học tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất
II/ Chuẩn bị dạy học
1.Đối với giáo viên:
- Liên hệ cơ sở sản xuất, lập kế hoạch cho việc tìm hiểu thông tin về cơ sở.
- Xây dựng các phiếu học tập, khảo sát cho học sinh sử dụng trong quá trình tìm hiểu thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Đối với học sinh:
- Hoàn thành các yêu cầu theo phiếu học tập và tìm hiểu về kiến thức sinh sản vô tính ở thực vật.
- Tìm hiểu các thông tin về bưởi diễn và kỹ thuật chiết, ghép.
III/ Hoạt động dạy học
1. Kế hoạch thực hiện:
Hoạt động
Tên hoạt động
Địa điểm
Thời gian
dự kiến
 Hoạt động 1
Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực vật và giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm.
Tại lớp 
1 tiết
Hoạt động 2
Tìm hiểu phương pháp chiết cành, ghép mắt cây bưởi diễn 
Tại vườn bưởi
1 buổi
Hoạt động 3
Vận dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt trên giống cây sẵn có tại vườn nhà
Tại vườn nhà
1 buổi
Hoạt động 4
Báo cáo và rút kinh nghiệm
Tại lớp
1 tiết
Hoạt động 5
Tìm hiểu phương pháp nuôi cấy mô
Tại lớp
2. Kế hoạch dạy học chi tiết
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực vật
1. Mục tiêu
- Học sinh phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
2. Nội dung
- Tìm hiểu về sinh sản ở thực vật.
- Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính của thực vật.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập (PHT số 1) trước khi tìm hiểu cơ sở sản xuất.
4. Sản phẩm học tập
- Kết quả phiếu học tập số 1 (Có trong phụ lục)
*Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiết cành, ghép mắt đối với cây bưởi diễn tại vườn bưởi .
1. Mục tiêu
- HS tìm hiểu các bước tiến hành của phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành, ghép mắt, ghép chồi (ghép mắt) trên đối tượng cây bưởi diễn.
- HS biết được các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết cho phương pháp nhân giống: giâm, chiết, ghép.
- HS hiểu biết về giống cây trồng quý ở địa phương (giống bưởi diễn).
2. Nội dung
- HS tìm hiểu các bước tiến hành chiết cành, ghép cành và ghép mắt và thực hành.
- HS tìm hiểu về giống bưởi diễn.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- HS quan sát người làm vườn làm mẫu kĩ thuật chiết cành, ghép, ghép chồi thông qua theo dõi video và hoàn thành PHT số 2.
- HS tiến hành thực hành chiết cành, ghép mắt tại vườn gia đình.
4. Sản phẩm học tập
- Kết quả phiếu học tập số 2 (Có trong phụ lục)
- Mẫu vật học sinh thực hiện ghép mắt, chiết cành.
*Hoạt động 3: Vận dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt trên giống cây sẵn có tại vườn nhà
1. Mục tiêu
- HS có thể vận dụng được phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt để nhân giống vô tính cây trồng.
- Rèn luyện được các kĩ năng giâm cành, chiết cành, ghép mắt.
2. Nội dung
- Học sinh thực hành được phương pháp chiết cành, ghép mắt tại vườn nhà trên đối tượng cây trồng có sẵn tại vườn nhà (cây hoa, cây cảnh, cây ăn quả ...)
- An toàn khi tiến thực hành với các dụng cụ.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thành lập nhóm hoặc hoạt động cá nhân.
- Học sinh lựa chọn đối tượng cây phù hợp, có sẵn tại vườn nhà và thực hiện chiết cành, ghép mắt, ghép cành.
- HS quan sát và ghi lại hình ảnh của gốc ghép qua các giai đoạn.
- Các nhóm học sinh báo cáo/nộp sản phẩm và hướng dẫn quy trình làm ra sản phẩm.
4. Sản phẩm học tập
- Sản phẩm giâm cành, chiết cành, ghép chồi của các nhóm học sinh
- Phiếu học tập số 3: Báo cáo quá trình thực hiện chiết cành, ghép mắt, ghép cành tại vườn nhà. (Có trong phụ lục)
*Hoạt động 4: Báo cáo và rút kinh nghiệm.
1. Mục tiêu
- Các nhóm học sinh tiến hành báo cáo các sản phẩm của buổi trải nghiệm thực tế và sản phẩm thực hành tại nhà.
- Học sinh có thể tổng kết, rút kinh nghiệm về phương pháp chiết cành, ghép mắt khi vận dụng vào thực tế.
2. Nội dung
- Học sinh báo cáo các sản phẩm của quá trình trải nghiệm và thực hành.
- Học sinh nhận xét và giải thích được sự thành công, thất bại trọng quá trình thực hiện.
- Học sinh nêu được ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả của nhóm/cá nhân.
- Học sinh thảo luận, rút kinh nghiệm cho quá trình thực hiện chiết cành, ghép mắt.
- Giaos viên quan sát và hỗ trợ nhóm HS (nếu cần).
4. Sản phẩm học tập
- Sản phẩm chiết cành, ghép mắt của các nhóm/cá nhân học sinh.
- Báo cáo của các nhóm/cá nhân. (Có trong phụ lục)
*Hoạt động 5: Tìm hiểu phương pháp nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô
1. Mục tiêu:
- HS trình bày được các bước tiến hành nuôi cấy mô thực vật.
- HS trình bày được ưu, nhược điểm của phương pháp nuôi cấy mô
- HS trình bày được các hướng ứng dụng của kĩ thuật nuôi trong sản xuất kinh doanh. 
2. Nội dung
- HS tìm hiểu cơ sở sinh học, những bước cơ bản trong quy trình nuôi cấy mô. Ưu điểm, hạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_gan_voi_san_xuat_kinh_doanh_tai_dia_phuong_thon.doc