SKKN Dạy học dự án “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”

Về kiến thức
Học sinh biết vận dụng kiến thức các môn Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Tin học để hiểu được kiến thức bài học lịch sử:
- Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 - chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính và tàn dư của xã hội cũ để lại. Kết quả chủ yếu đạt được của việc thực hiện những biện pháp đó và ý nghĩa.
- Hiểu được chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở miền Bắc. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đó?
- Hiểu được những chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với Pháp từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946. Ý nghĩa của việc thực hiện những chủ trương, sách lược đó.
- Từ việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, rút ra bài học kinh nghiệm gì? Bài học đó được vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Dạy học dự án:“ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”. Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ HẰNG Mã sáng kiến: 22.57.02 Vĩnh Phúc, năm 2020 1 | 2.1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học và bài học sẽ đạt được trong dự án 2.1.1. Về kiến thức Học sinh biết vận dụng kiến thức các môn Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Tin học để hiểu được kiến thức bài học lịch sử: - Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 - chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. - Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính và tàn dư của xã hội cũ để lại. Kết quả chủ yếu đạt được của việc thực hiện những biện pháp đó và ý nghĩa. - Hiểu được chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở miền Bắc. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đó? - Hiểu được những chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với Pháp từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946. Ý nghĩa của việc thực hiện những chủ trương, sách lược đó. - Từ việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, rút ra bài học kinh nghiệm gì? Bài học đó được vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 2.1.2. Về kĩ năng Hình thành và rèn luyện một số kĩ năng tổng hợp cho học sinh: Môn Lịch sử: - Rèn luyện kĩ năng phân tích: Phân tích tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lí giải được nguyên nhân nước ta rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. - Rèn luyện kĩ năng đánh giá các vấn đề, sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử: đánh giá ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đối phó với Pháp trong thời gian trước 6/3 và từ 6/3/1946. - Rèn luyện kĩ năng tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử: Trình bày được những biện pháp của chính quyền cách mạng cũng như những kết quả chủ yếu đạt được trong việc giải quyết những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; trình bày được chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai và đối phó với Pháp sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ, kênh hình lịch sử: sử dụng bản đồ Việt Nam có vị trí đóng quân của quân Đồng minh để xác định được vị trí của quân Đồng minh khi tiến vào nước ta để tiến hành giải giáp quân đội phát xít; sử dụng tranh ảnh trong bài để hiểu rõ hơn về tình hình nước ta và những biện pháp trước mắt và lâu dài của chính quyền cách mạng để giải quyết khó khăn của nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. 3 | - Linh hoạt trước các dạng đề thi THPT Quốc gia theo hướng đổi mới gắn liền nội dung lịch sử với thực tiễn. 2.1.4. Định hướng các năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ; đặc biệt là năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử: Trình bày được những biện pháp của chính quyền cách mạng cũng như những kết quả chủ yếu đạt được trong việc giải quyết những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; trình bày được những chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai và đối phó với Pháp sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. + Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: Xác định được vị trí của quân Đồng minh khi tiến vào nước ta để tiến hành giải giáp quân đội phát xít trên bản đồ Việt Nam. + Năng lực nhận xét, đánh giá các vấn đề, các sự kiện, nhân vật lịch sử: Đánh giá ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; đánh giá ý nghĩa của việc thực hiện chủ trương, sách lược đối phó với Pháp trong thời gian trước 6/3 và từ 6/3/1946. + Năng lực vận dụng, liên hệ thực tế: Rút ra bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết những khó khăn trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học đó được vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. + Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử: tra cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. - Năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn. 2.2. Tính liên môn, tích hợp của dự án Để thực hiện dự án này, học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức các môn học sau: Môn học Bài liên quan đến chủ đề Ý nghĩa tích hợp Địa lý Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Làm rõ vị trí của quân Wikipedia.com) Đồng minh khi tiến vào nước ta để tiến hành giải giáp quân đội phát xít từ đó làm nổi bật mối đe dọa của giặc ngoại xâm - khó khăn lớn nhất của nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. 5 | Tính giản dị. năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Làm rõ chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai ở miền Bắc và Pháp ở miền Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Lịch sử Bài 2 - “Liên Xô và các nước Làm rõ hệ thống xã hội Đông Âu (1945 - 1991). Liên chủ nghĩa thế giới đang bang Nga (1991 - 2000)” - SGK dần hình thành để thấy rõ Lịch sử 12 - Cơ bản. thuận lợi cơ bản của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bài 3 - “Các nước Đông Bắc Á” Làm rõ sự phát triển của - SGK Lịch sử 12 - Cơ bản. phong trào giải phóng dân Bài 4 - “Các nước Đông Nam tộc thế giới sau Chiến Á” - SGK Lịch sử 12 - Cơ bản. tranh thế giới thứ hai để Bài 5 - “Các nước Châu Phi và thấy rõ thuận lợi cơ bản Mĩ Latinh” - SGK Lịch sử - Cơ của nước ta sau Cách bản. mạng tháng Tám năm 1945. Bài 16 - “Phong trào giải phóng Làm rõ thắng lợi của Cách dân tộc và tổng khởi nghĩa mạng tháng Tám đưa tới tháng Tám (1939 - 1945)” - việc nhân dân ta giành SGK Lịch sử 12 - Cơ bản. quyền làm chủ, được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng mang lại để thấy rõ thuận lợi cơ bản của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tin học - Phần mềm Word, Excel, Power Point. - Phần mềm Mind Manager 9.0 - Phần mềm Produce Proshow 8.0 7 | tiễn dạy và học hiện nay. Từ đó, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, cách suy nghĩ vận động về bài học lịch sử và có quan điểm toàn diện, có thái độ khách quan khi nhận thức vấn đề. Đây là nguyên tắc quan trọng khi xem xét một sự kiện lịch sử. + Tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hoạt động học tập, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực cũng như phẩm chất cho học sinh. + Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm tài liệu và đồ dùng trực quan cho giờ học; làm việc theo nhóm để đưa ra sản phẩm của từng nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tham gia các hoạt động trên lớp Tất cả đã tạo thành một chuỗi các hoạt động liên tiếp có sự gắn kết với nhau, từ đó, góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ bài học sâu sắc hơn. 4.3. Ý nghĩa đối với học sinh - Phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực tự học, tự sáng tạo; năng lực lập kế hoạch hoạt động; năng lực hợp tác và năng lực vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, còn phát triển một số năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử như năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực thực hành bộ môn, năng lực nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử, năng lực vận dụng và liên hệ thực tế. - Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Như vậy, việc tham gia dự án dạy học này giúp phát triển cả về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như năng lực cho cả giáo viên và học sinh. 4.4. Ý nghĩa thực tiễn đời sống xã hội - Dự án khắc họa lại sinh động lịch sử Việt Nam trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946) với việc xây dựng chính quyền non trẻ trong những ngày đầu sau khi giành được chính quyền. Đây là những cơ sở quan trọng, là nền tảng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay. - Góp phần định hình ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu, giáo án, các slide bài giảng của giáo viên. - Phiếu học tập, phiếu KWL, phiếu đánh giá kết quả hoạt động nhóm. - Các slide kết quả hoạt động nhóm của học sinh. 5.2. Học liệu - Sách giáo khoa: + Lịch sử 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Lịch sử 12 Cơ bản (Sách giáo viên) - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Ngữ văn 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Giáo dục công dân 10 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Giáo dục công dân 11 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. 9 |
Tài liệu đính kèm:
skkn_day_hoc_du_an_nuoc_viet_nam_dan_chu_cong_hoa_tu_sau_nga.docx
Mau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc