SKKN Dạy học dự án bài peptit – protein nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

SKKN Dạy học dự án bài peptit – protein nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái gì qua việc học [1]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của nguời học ”; “Tập trung phát triển trí tuệ, phẩm chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí lưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích tự học suốt đời”[1]. Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho HS như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.và các năng lực đặc thù cho từng môn học. Trong số đó năng lực tự học là một trong những năng lực quan trọng giúp HS có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế.

 Các phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội [2].

Có nhiều biện pháp khác nhau để phát triển năng lực tự học cho HS như tổ chức hoạt động ngoại khóa, sử dụng sơ đồ tư duy, tự làm đồ dùng học tập.Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng Dạy học theo dự án (DHTDA) trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm đề tài “DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI PEPTIT – PROTEIN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH”

 

docx 19 trang thuychi01 7190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học dự án bài peptit – protein nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài	2
1.2. Mục đích nghiên cứu	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận 	4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	7
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 	
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 	15
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận	16
3.2. Kiến nghị	16
TÀI LIỆU THAM KHẢO	17
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái gì qua việc học [1]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của nguời học ”; “Tập trung phát triển trí tuệ, phẩm chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí lưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích tự học suốt đời”[1]. Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho HS như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông...và các năng lực đặc thù cho từng môn học. Trong số đó năng lực tự học là một trong những năng lực quan trọng giúp HS có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế. 
	Các phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội [2]. 
Có nhiều biện pháp khác nhau để phát triển năng lực tự học cho HS như tổ chức hoạt động ngoại khóa, sử dụng sơ đồ tư duy, tự làm đồ dùng học tập...Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng Dạy học theo dự án (DHTDA) trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm đề tài “DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI PEPTIT – PROTEIN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH”
1.2. Mục đích nghiên cứu 
	Nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các dự án theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực cho HS trong dạy học bài peptit – protein nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình tự học hóa học phần amin – aminoaxit – peptit – protein, môn hóa học lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát các nguồn tài liệu để tổng quan các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.	
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
Quan sát, trò chuyện với học sinh để biết được thực trạng quá trình tự học hóa học của các em trong môn hóa học qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá.
Điều tra và thăm dò trước và sau quá trình thực nghiệm sư phạm.
Nghiên cứu kế hoạch học tập hóa học của học sinh .
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
1. Tự học
- Khái niệm: Đến nay, có nhiều quan niệm về tự học, chẳng hạn như:
	Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức thuộc một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của bản thân người học.
	Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục và đào tạo. Cụ thể hơn, tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. [1]
- Đặc điểm cơ bản quan trọng không thể thiếu của tự học là sự tự giác và kiên trì cao, sự tích cực, độc lập và sáng tạo của HS tự mình thực hiện việc học. Như vậy, tự học là là sự tích cực, tự lực, chủ động của chủ thể nhận thức trong hoạt động học, quá trình tự học do người học tự thực hiện (mang sắc thái cá nhân). Năng lực tự học là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng, giúp con người có thể tự học suốt đời.
- Các giai đoạn của tự học:
+ Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học, lên kế hoạch tự học
Bước 2: Xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản thuộc mỗi nội dung hay chủ đề
Bước 3: Hệ thống hóa kiến thức. Xác định quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng mới thu nhận với nhau và với kiến thức, kĩ năng đã có
+ Giai đoạn 2: Tự thể hiện và hợp tác
Bước 4: Tự thể hiện
Bước 5: Thảo luận
+ Giai đoạn 3: Tự điều chỉnh
Bước 6: Tự đánh giá
Bước 7: Tự điều chỉnh
+ Giai đoạn 4: Vận dụng kiến thức
Bước 8: Vận dụng kiến thức
- Các thành tố của tự học: Muốn tự học, mỗi người cần thiết phải có được 4 thành tố cơ bản là:
1+ Động cơ học tập: được tách thành 2 nhóm cơ bản: 
Các động cơ hứng thú nhận thức
Các động cơ trách nhiệm trong học tập
2+ Học tập có kế hoạch: Việc học, tự học thật sự có hiệu quả khi mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch học tập được xây dựng cụ thể, rõ ràng và có tính định hướng cao, sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cá nhân.
3+ Thực hiện kế hoạch học tập để chiếm lĩnh tri thức: Bao gồm các hoạt động: 
Tiếp nhận/ thu thập thông tin: Tìm kiếm thông tin, tiến hành thu thập thông tin, sắp xếp thông tin đã chọn lọc một cách hệ thống, theo từng nội dung.
Xử lí thông tin: Tóm tắt, phân loại, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa thông tin.
Vận dụng tri thức, thông tin.
Trao đổi phổ biến thông tin: Hợp tác với bạn, với thầy, trình bày vấn đề, tham gia tranh luận trao đổi chia sẻ thông tin.
4+ Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: 
So sánh, đối chiếu kết luận của thầy hay người trợ giúp và ý kiến của các bạn với sản phẩm của mình để biết được: đúng – sai, thiếu – đủ...
Kiểm tra lí lẽ, tìm kiếm luận cứ...để chứng minh cho sự đúng – sai.
Tổng hợp, bổ sung thêm lí lẽ, chốt lại vấn đề
Sửa chữa sai sót, hoàn thiện sản phẩm
Rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống.[1]
2. Dạy học dự án 
- Khái niệm: Dạy học theo dự án được hiểu như là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án [2].
- Phương pháp dạy học theo dự án có 3 đặc điểm cơ bản:
+ Định hướng HS: Trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo, kĩ năng hợp tác của học sinh.
+Định hướng hoạt động thực tiễn: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành.
+ Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.[2]
Những đặc điểm trên của dạy học dự án cho thấy việc vận dụng dạy học theo dự án là rất thuận lợi trong việc phát triển năng lực tự học cho HS.
- Quy trình thực hiện
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, xác định vấn đề cần giải quyết trong chủ đề
Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau: 
Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới
Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức
Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới
Trên cơ sở đó: 
- Đề xuất ý tưởng, xác định, thống nhất chủ đề và mục tiêu dự án
- Lựa chọn ý tưởng theo hứng thú và sự quan tâm của HS
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập, xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện
- Xây dựng thống nhất tiêu chí sản phẩm, đề cương nghiên cứu
- Lập kế hoạch thực hiện, phân công công việc, thời gian, kinh phí, vật liệu, cách thức tiến hành.
- Đảm bảo tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Thực hiện dự án
- HS thu thập, phân tích và xử lí thông tin, trao đổi với GV, tập hợp kết quả và hoàn thành sản phẩm dự án. 
- GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, không có HS bị bỏ quên
Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án
- Đại diện nhóm báo cáo, giới thiệu và công bố sản phẩm dự án. Sản phẩm dự án có thể là tranh, ảnh, video, poster, bảng biểu, trình chiếu powerpoint, bài thuyết trình... cũng có thể là vở kịch, tổ chức một cuộc vận động tuyên truyền...
- Trả lời các câu hỏi phản biện ( nếu có)
- Xử lí tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí
- Các nhóm khác quan sát, góp ý, nhận xét
Bước 5: Đánh giá kết quả dự án
- HS tự đánh giá sản phẩm dự án, rút kinh nghiệm.
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau, rút kinh nghiệm
- GV góp ý, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm ( về quá trình thực hiện nhiệm vụ , kết quả dự án, câu hỏi thảo luận...). Chính xác hóa nội dung kiến thức.
Tiêu chí đánh giá: 
+ Sản phẩm của nhóm ( Hình thức, nội dung)
+ Kĩ năng thuyết trình ( trình bày) khi báo cáo sản phẩm.
+Khả năng trả lời câu hỏi phản biện, ứng xử tình huống phát sinh
3. Mối tương quan giữa quy trình tổ chức dạy học theo dự án với biểu hiện năng lực tự học
Qui trình tổ chức DHTDA
Hoạt động
Biểu hiện
NLTH
HS xây dựng nhóm học tập
- Thống nhất được cách trao đổi thông tin.
- Biết kết nối, chia sẻ với các thành viên trong nhóm
Kĩ năng giao tiếp xã hội
HS xây dựng kế hoạch học tập
- Phân chia nội dung thực hiện cho các thành viên trong nhóm
- Tự giác nhận nhiệm vụ 
- Dự kiến thời gian hoàn thành
- Xác định địa điểm thực hiện
Kĩ năng lập kế hoạch
Thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin
- Sử dụng công nghệ thông tin 
- Biết mô tả đặc điểm, tính chất sự vật hiện tượng bằng ngôn ngữ, hình ảnh, mô hình,thí nghiệm, sơ đồ tư duy...
- Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề
- Đưa ra ý tưởng mới trong quá trình học
- Quản lí được thời gian học tập
- Thực hiện đúng nội quy.
- Kĩ năng thực hành
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Sáng tạo
- Kĩ năng sử dụng CNTT
Trình bày sản phẩm
-Tạo ra được sản phẩm học tập có ý nghĩa
- Trình bày kết quả hoạt động học tập 
(giới thiệu sản phẩm, trình bày Power Point, video, poster...) 
- Sáng tạo 
(tính độc đáo của sản phẩm) 
- Kĩ năng thực hành
- Kĩ năng thuyết trình, xử lí tình huống.
Đánh giá
-Tự chấm điểm kết quả học tập, chấm điểm cho bạn một cách công bằng.
- Quan sát cách làm của bạn để rút kinh nghiệm.
-Kĩ năng đánh giá
-Kĩ năng tự điều chỉnh 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Hiện nay, trong trường THPT, một bộ phận khá lớn HS còn thụ động trong việc tiếp thu tri thức. Phương pháp học tập, nhất là phương pháp tự học chưa được quan tâm đúng mức. Do áp lực của khối lượng công việc luôn quá tải nên GV chỉ mãi lo thực hiện chức năng của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện trong đó có tự học cho HS. HS chưa biết sử dụng phương pháp tự học một cách có hiệu quả và khoa học để lĩnh hội tri thức. Chưa có quy trình khoa học để tổ chức cho học sinh tự học một cách có hệ thống. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1 . Thiết kế bài giảng
Tôi đã tiến hành biên soạn và thực nghiệm sư phạm bài peptit – protein 
(Hóa học 12 – chương trình nâng cao), dạy học theo dự án và tích hợp liên môn (Sinh học 10: bài 5: Protein, bài 6: Axit nucleic) nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.
PEPTIT - PROTEIN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Định nghĩa, cấu tạo phân tử, tính chất của peptit.
- Sơ lược về cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hoá học của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với HNO3 và Cu(OH)2, sự đông tụ). 
- Phân biệt được cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của phân tử protein.
- Khái niệm enzim và axit nucleic. 
- Giải thích được tính đa dạng đặc thù của protein.
- Kể được các chức năng sinh học của protein. Vai trò của protein đối với sự sống.
2. Kĩ năng:
- Tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản, quan sát thí nghiệm, hình ảnh,... rút ra được nhận xét về tính chất peptit và protein
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.
- Giải được bài tập có nội dung liên quan.
- Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra trong đời sống.
- Sử dụng lược đồ tư duy, các phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip,. . . tạo nên sản phẩm báo cáo kết quả dự án học tập.
- Thu thập, lưu giữ và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và rút ra kết luận.
- Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình trước đám đông.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
- Tạo hứng thú, say mê nghiên cứu và học tập môn Hóa học.
- Nâng cao nhận thức của học sinh về việc sử dụng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày 
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của bệnh suy dinh dưỡng , góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ - trẻ em, chú trọng giáo dục dinh dưỡng.
4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển:
- Năng lực tự học (chủ yếu).
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực sử dụng CNTT&TT.
- Các năng lực chuyên biệt 
II. CÁC DỰ ÁN CỦA CHỦ ĐỀ
*Tiểu chủ đề 1: 
- Nêu khái niệm và phân loại peptit, gọi tên, tính số đồng phân peptit.
- Nêu tính chất của peptit.
- Nêu ứng dụng của peptit.
- Biểu đồ tư duy : amin – aminoaxxit – peptit – protein .
*Tiểu chủ đề 2: 
- Nêu khái niệm và phân loại protein, các cấu trúc bậc 1,2,3,4 của protein.
- Nêu tính chất của protein.
- Tính đa dạng, đặc thù của protein
- Thiết kế ô chữ về amin – aminoaxit – peptit – protein .
* Tiểu chủ đề 3: 
- Các chức năng sinh học của protein. Vai trò của protein đối với sự sống.
- Nguồn Protein trong thực phẩm.
- Dấu hiệu của cơ thể khi thừa hoặc thiếu protein, cách xử lí
- Trong buổi hội thảo về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, là một chuyên gia dinh dưỡng em hãy thuyết trình về chủ đề “ Dinh dưỡng và phụ nữ mang thai”
* Tiểu chủ đề 4:
- Enzim, axit nucleic
- Bảo quản thực phẩm an toàn ở gia đình em.
- Nguồn dinh dưỡng sạch.
- Khẩu phần ăn hàng ngày của em để đảm bảo dinh dưỡng cho học tập và các hoạt động khác.
III. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- Nội dung bộ câu hỏi định hướng.
- Phiếu đánh giá sản phẩm dự án.
- Tài liệu tra cứu.
- Bài kiểm tra củng cố kiến thức sau dự án.
- Trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt dự án: 
+ Hóa chất: Dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH, HNO3 dặc, lòng trắng trứng, tóc.
+Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, khay, kẹp sắt, nút cao su.
+ Máy chiếu , máy tính ...
2. Học sinh
- Giấy A0, bút màu, keo dán, kéo...
- Ôn tập lại kiến thức về amin, aminoaxit
- Tìm hiểu về dạy học dự án và các kĩ năng liên quan.
- Tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến nội dung của dự án, chuẩn bị tốt dự án.
IV. CHUỖI HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm, kết nối
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Cho HS xem hình ảnh về nguồn protein trong thực tiễn ( Thịt, trứng, cá, tôm, cua, sữa...). GV nêu câu hỏi: Các em liên tưởng đến loại hợp chất hóa học nào trong các nguồn dinh dưỡng trên?
- Giáo viên đưa thêm các hình ảnh về các hiện tượng thực tiễn: 
+ Cốc sữa để lâu trong không khí bị vón cục.
+ Phải thêm nước chua vào khi làm đậu phụ.
+ Riêu cua nổi lên khi nấu canh cua. 
+Lòng trắng trứng nổi lên khi nấu canh trứng
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm:
+ Lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2. , HNO3 đặc
+ Tóc và dung dịch NaOH
- Nhận nhiệm vụ, thảo luận để bầu nhóm trưởng, thư kí. Ghi tên thành viên vào sổ theo dõi của nhóm.
- Quan sát hình ảnh đưa ra ý kiến, suy nghĩ của mình về hợp chất hóa học mà GV đề cập.
- Quan sát, liên tưởng
- Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra. Thống nhất trong nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giới thiệu chủ đề học tập và bộ câu hỏi định hướng
- GV tổ chức cho HS đề xuất đề tài hoặc gợi ý một số đề tài dự án
- Gợi ý, thống nhất đề tài 
- Xác nhận đề tài dự án.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu được nội dung, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong dự án của mỗi nhóm.
- GV tổng hợp ý kiến HS, thống nhất các nội dung, nhiệm vụ cần trình bày.
- Phổ biến cách trình bày sổ theo dõi dự án; tiêu chí, thang điểm đánh giá sản phẩm dự án, phân công nhiệm vụ trong nhóm.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch thực hiện dự án.
- GV theo dõi, góp ý, tư vấn cho các nhóm HS xây dựng kế hoạch một cách hợp lí.
- Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo kế hoạch thực hiện của nhóm mình.
- Nhận xét, góp ý, bổ sung.
- Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện dự án
- Gợi ý cho HS nguồn tài liệu tra cứu thông tin để HS có thể trao đổi ( thư viện, góc học tập của lớp, internet...)
- Lắng nghe
- Thảo luận để đưa ra một số đề tài dự án.
- Thảo luận đưa nội dung, nhiệm vụ cụ thể.
- Ghi nhận và hệ thống các nội dung,
nhiệm vụ.
- Nghiên cứu cách trình bày sổ theo dõi dự án, các tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án.
-Thảo luận để đưa ra kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ của nhóm:
+ Xác định mục tiêu dự án.
+ Phân công nhiệm vụ của từng thành viên.
+ Dự kiến thời gian hoàn thành sản phẩm.
+ Dự kiến kinh phí thực hiện.
+ Viết sổ theo dõi dự án.
- Nhóm trưởng từng nhóm báo cáo, HS còn lại lắng nghe, góp ý
- Thu nhận góp ý, điều chỉnh.
- Cùng tham gia hỏi và trả lời.
- Ghi nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Hoạt động hình thành kiến thức
 1. Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm
- GV thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dãn, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, không có HS bị bỏ quên.
- GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ. 
2. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
- Yêu cầu HS nộp sản phẩm dự án cho GV trước ngày báo cáo ít nhất 1 ngày
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, trình bày sản phẩm.
- Lắng nghe phần thuyết trình của học sinh, các ý kiến đóng góp, câu hỏi phản biện của HS, GV đặt câu hỏi phản biện
-GV trợ giúp các nhóm trả lời câu hỏi phản biện khi cần thiết.
- Nhận xét, góp ý các câu hỏi và trả lời của HS.
- GV chốt kiến thức và mở rộng kiến thức (nếu cần)
3. Đánh giá dự án
- GV tổ chức cho HS tham giá quá trình đánh giá (Tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau). 
GV hướng dẫn HS cách đánh giá theo các tiêu chí: 
+ Sản phẩm của nhóm ( Hình thức, nội dung)
+ Kĩ năng thuyết trình ( trình bày) khi báo cáo sản phẩm.
+Khả năng trả lời câu hỏi phản biện, ứng xử tình huống phát sinh
- GV hoàn thiện phiếu đánh giá sản phẩm dự

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_du_an_bai_peptit_protein_nham_phat_trien_nang_l.docx