SKKN Dạy bài cấu trúc rẽ nhánh theo hướng nghiên cứu bài học

SKKN Dạy bài cấu trúc rẽ nhánh theo hướng nghiên cứu bài học

Trong quá trình giảng dạy môn Tin học cho các em học về ngôn ngữ lập trình cụ thể là ngôn ngữ lập trình Pascal, là một phần nội dung có thể nói là khó nhất trong chương trình tin học THPT. Thực tế khi giảng dạy cho các em về câu lệnh rẽ nhánh tôi thấy các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các câu

lệnh (cú pháp câu lệnh, hoạt động của câu lệnh) cần dùng để giải bài tập. Cấu

trúc rẽ nhánh là một cấu trúc quan trọng trong các cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ

lập trình Pascal mà học sinh bắt buộc phải nắm được nếu muốn làm bài tập về

lập trình Pascal. Nên ngoài việc dạy cho các em về câu lệnh rẽ nhánh bằng

những lý thuyết và bài tập trong sách giáo khoa tôi còn giảng dạy câu lệnh này

cho các em thông qua một số ví dụ về một bài toán cụ thể trong toán học như giải phương trình bậc 2, ngoài ra tôi dạy bài cấu trúc rẽ nhánh theo hướng nghiên cứu bài học có sử dụng đồ dùng dạy học do học sinh tự làm để diễn tả sơ đồ khối thuật toán, nhằm giúp các em nắm vững câu lệnh rẽ nhánh qua đó giúp các em yêu thích và hứng thú học tập môn Tin học hơn. Trong quá trình giảng dạy câu lệnh rẽ nhánh ở các lớp tôi đã đúc rút ra kinh nghiệm khi dạy về câu lệnh này. Dưới đây tôi xin trình bày về sáng kiến: “DẠY BÀI CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ” bài 9 sách giáo khoa tin học 11. Rất mong được sự tham khảo góp ý của các giáo viên và học sinh về sáng kiến kinh nghiệm này để giúp tôi có những bài giảng hay giúp học sinh học tốt môn Tin học hơn .

 

doc 18 trang thuychi01 14822
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy bài cấu trúc rẽ nhánh theo hướng nghiên cứu bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu.2
1.1. Lí do chọn đề tài....2
1.2. Mục đích nghiên cứu.....2
1.3. Đối tượng nghiên cứu3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...3
1.5. Những điểm mới của SKKN.3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....6
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng 
 để giải quyết vấn đề...6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
 với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.15
3. Kết luận, kiến nghị...15
3.1. Kết luận.15
3.2. Kiến nghị.......15
Tài liệu tham khảo17
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Trong quá trình giảng dạy môn Tin học cho các em học về ngôn ngữ lập trình cụ thể là ngôn ngữ lập trình Pascal, là một phần nội dung có thể nói là khó nhất trong chương trình tin học THPT. Thực tế khi giảng dạy cho các em về câu lệnh rẽ nhánh tôi thấy các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các câu 
lệnh (cú pháp câu lệnh, hoạt động của câu lệnh) cần dùng để giải bài tập. Cấu 
trúc rẽ nhánh là một cấu trúc quan trọng trong các cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ 
lập trình Pascal mà học sinh bắt buộc phải nắm được nếu muốn làm bài tập về 
lập trình Pascal. Nên ngoài việc dạy cho các em về câu lệnh rẽ nhánh bằng 
những lý thuyết và bài tập trong sách giáo khoa tôi còn giảng dạy câu lệnh này 
cho các em thông qua một số ví dụ về một bài toán cụ thể trong toán học như giải phương trình bậc 2, ngoài ra tôi dạy bài cấu trúc rẽ nhánh theo hướng nghiên cứu bài học có sử dụng đồ dùng dạy học do học sinh tự làm để diễn tả sơ đồ khối thuật toán, nhằm giúp các em nắm vững câu lệnh rẽ nhánh qua đó giúp các em yêu thích và hứng thú học tập môn Tin học hơn. Trong quá trình giảng dạy câu lệnh rẽ nhánh ở các lớp tôi đã đúc rút ra kinh nghiệm khi dạy về câu lệnh này. Dưới đây tôi xin trình bày về sáng kiến: “DẠY BÀI CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ” bài 9 sách giáo khoa tin học 11. Rất mong được sự tham khảo góp ý của các giáo viên và học sinh về sáng kiến kinh nghiệm này để giúp tôi có những bài giảng hay giúp học sinh học tốt môn Tin học hơn . 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy bài cấu trúc rẽ nhánh theo hướng nghiên cứu bài học có sử dụng đồ dùng dạy học do học sinh tự làm: học sinh được hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, thảo luận nhóm để có được sản phẩm của chính mình từ những đồ dùng do chính tay tự làm tạo hứng thú nhất định trong giờ học. Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, loại bỏ được tính ỉ lại, trông chờ kiến thức truyền thụ thụ động từ giáo viên. 
Xây dựng và mô tả được thuật toán bằng sơ đồ khối để giải bài toán giúp các em hiểu khi giải một bài toán trên máy tính thì phải làm như thế nào. Lập trình giải bài toán việc mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình pascal là việc dễ thực hiện khi đã có thuật toán bằng sơ đồ khối. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đa số học sinh chấp nhận hay thừa nhận các thuật toán sách giáo khoa đưa ra. Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc, sau đó kiểm tra yêu cầu học sinh viết lại thuật toán, cách học này là học thuộc lòng. Khi áp dụng để xây dựng một thuật toán khác học sinh chắp vá từ nhiều thuật toán, đôi khi không hiểu bản chất.
Tôi đề xuất một cách diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối sử dụng đồ dùng dạy học tự làm. Ban đầu chỉ cho học sinh chơi trò chơi lắp ghép sao cho đúng thuật toán đơn giản, các hình diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối ( hình thoi ¯, Hình chữ nhật , Hình Ô van ) đã có sẵn các biểu thức. Sau đó độ khó tăng dần bằng cách học sinh tự viết biểu thức vào các hình sau đó lắp ghép thành sơ đồ khối đúng thuật toán với bài toán đã cho. Tổ chức các tiết học bằng hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Dạy bài cấu trúc rẽ nhánh theo hướng nghiên cứu bài học, ngoài ra còn sử dụng đồ dùng dạy học cộng thêm máy chiếu giúp rút ngắn thời gian viết bảng không cần thiết.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Viết sáng kiến kinh nghiệm thường xuyên liên tục cũng là nhiệm vụ chính trị của mỗi giáo viên, nhưng cần phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng đắn và phù hợp với nhà trường trung học phổ thông. Sáng kiến kinh nghiệm đang trình bày của tôi dựa theo các luận cứ khoa học hướng đối tượng, cụ thể: thuyết trình, quan sát, điều tra khảo sát thực tế, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm, v.v phù hợp với bài học và môn học thuộc lĩnh vực Tin học. 
	Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề đi từ thực tế hiện thực khánh quan → cụ thể hóa → tổng quát hóa, trừu tượng hoá.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
	Trước đây dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm theo hướng nghiên cứu bài học khi thảo luận nhóm thường chia thành 4 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh trở lên dẫn đến việc thảo luận không hiệu quả vẫn có học sinh ỉ lại vào trưởng nhóm và những học sinh tích cực. Do đó trường tôi đã thay đổi cho phù hợp bằng cách mỗi nhóm chỉ 2 học sinh trên cùng 1 bàn.
	Đồ dùng dạy học tôi giao cho tất cả các học sinh làm từ đó học sinh vừa lĩnh hội được những kiến thức mình đã chuẩn bị và được lắp ghép thuật toán từ đồ dùng học tập do tay mình tự làm.
	Tất cả các thuật toán đều diễn tả bằng sơ đồ khối giúp học sinh hiểu tường tận câu lênh rẽ nhánh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Một số khái niệm
a. Khái niệm lập trình:
Lập trình (programming): Là nghệ thuật cài đặt một hoặc nhiều thuật toán trừu tượng có liên quan với nhau bằng một ngôn ngữ lập trình để tạo ra một chương trình máy tính. [1]
b. Khái niệm ngôn ngữ lập trình:
Ngôn ngữ lập trình ( programming language): Là một hệ thống các kí hiệu 
tuân theo các quy ước về ngữ pháp và ngữ nghĩa, dùng để xây dựng các chương 
trình cho máy tính. [1]
Ø Ngữ pháp (syntax): Quy ước về quan hệ giữa các ký hiệu. Ví dụ trong 
ngôn ngữ Pascal: các ký hiệu Begin, end phải đi thành từng cặp, sau if sẽ là một 
biểu thức điều kiện, sau đó là kí hiệu then. [1]
Ø Ngữ nghĩa (sematics): Quy ước về ý nghĩa của kí hiệu. Ví dụ trong 
ngôn ngữ Pascal: dấu + biểu thị cho phép cộng, dấu - biểu thị cho dấu trừ Phát
biểu if  then  có nghĩa là “nếu  thì ”. [1] 
Ø Chương trình (program): Là một tập hợp các mô tả, các phát biểu, nằm
trong một hệ thống quy ước về ý nghĩa và thứ tự thực hiện, nhằm điều khiển 
máy tính làm việc. 
c. Khái niệm rẽ nhánh:
Để giải một số bài tập trên máy tính ta thường sử dụng một số mệnh đề có
 dạng như:
Nếu ... Thì...
Nếu ... Thì... Nếu không thì ...
Các cấu trúc như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh. [1]
2.1.2. Các loại câu lệnh rẽ nhánh trong ngôn ngữ lập trình pascal.
a. Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu:
Cú pháp:
IF THEN ;
Trong đó: 
- IF, THEN là các từ khóa của Pascal
- Điều kiện là biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic
- Câu lệnh là một lệnh của Pascal. [1]
b. Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ:
IF THEN ELSE ; 
Trong đó: 
- IF, THEN, ELSE là các từ khóa của Pascal
- Điều kiện là biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic
- Câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một lệnh của Pascal. [1]
2.1.3. Sơ đồ khối
a. Sơ đồ khối của câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu:
Đúng
 Câu lệnh
Điều kiện
Sai
 If then ; 
Hoạt động: Nếu biểu thức Ñuùng thì thực hiện , 
 Sai câu lệnh bị bỏ qua. [1]
b. Sơ đồ khối của câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ:
 Daïng ñuû: Ñieàu kieän seõ ñöôïc tính vaø kieåm tra. Neáu ñieàu kieän ñuùng thì thöïc hieän caâu leänh1, ngöôïc laïi thì thöïc hieän caâu leänh2. 
 If then else ;
Đúng
 Câu lệnh 2
Điều kiện
Sai
 Câu lệnh 1
Hoạt động: Nếu biểu thức Ñuùng thì thực hiện 
 Sai thì thực hiện [1]
Trong sơ đồ khối, người ta sử dụng một số khối, đường có mũi tên với:
Hình thoi ¯ thể hiện thao tác so sánh; 
Hình chữ nhật thể hiện các phép tính toán.
Hình Ô van thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu.
Các mũi tên → quy định trình tự thực hiện hiện các thao tác [1]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước đây dạy học theo phương pháp thông thường hay hướng nghiên cứu bài học khi thảo luận nhóm thường chia thành 4 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh trở lên dẫn đến việc thảo luận không hiệu quả vẫn có học sinh ỉ lại vào trưởng nhóm và những học sinh tích cực. 
Đa số học sinh chấp nhận hay thừa nhận các thuật toán sách giáo khoa đưa ra. Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc, sau đó kiểm tra yêu cầu học sinh viết lại thuật toán, cách học này là học thuộc lòng. Khi áp dụng để xây dựng một thuật toán khác học sinh chắp vá từ nhiều thuật toán, đôi khi không hiểu bản chất.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để 
 giải quyết vấn đề
 Chương 3: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp
 Bài 9: Tiết 11: Cấu trúc rẽ nhánh
A – Mục tiêu
 1. Kiến thức:
 - Mức độ nhận biết
 Nêu lên được nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán;
 Nhận biết được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ);
 Nhận biết được câu lệnh ghép.
 - Mức độ thông hiểu
 Xác định được các thành phần trong cú pháp của câu lệnh rẽ nhánh.
 - Mức độ vận dụng:
Viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ và câu lệnh ghép.
 2. Kỹ năng:
 - Lập được sơ đồ khối thuật toán giải phương trình bậc 2 bằng cấu trúc rẽ nhánh 
 dạng thiếu và đủ.
 - Viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ và câu lệnh ghép.
 3. Thái độ:
 	 - Tích cực trong việc phát hiện ra các vấn đề rẽ nhánh trong thực tế.
4. Những năng lực cốt lõi cần được chú trọng:
 	- Giải quyết vấn đề, tự học, tư duy
 5.Trọng tâm bài học
- Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ, Câu lệnh ghép 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 1- Giáo viênn: SGK, giáo án, máy chiếu.
 	2- Học sinh : SGK, vở ghi, đồ dùng học tập gồm:
 Một số khối, đường có mũi tên với:
Hình thoi ¯ thể hiện thao tác so sánh; 
Hình chữ nhật thể hiện các phép tính toán.
Hình Ô van thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu.
Các mũi tên → quy định trình tự thực hiện hiện các thao tác
 Mô tả đồ dùng dạy học dùng để diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối: Tạo ra các hình 
 ¯, , , →,|, Đúng, Sai vật liệu là giấy cứng có viết sẵn các thao tác, phép tính toán. 
C. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Câu a. Vẽ sơ đồ khối của thật toán hiển thị 2 nghiệm phân biệt của phương trình bậc hai ax2+bx+c =0 (a0; a,b,c nhập vào từ bàn phím).
HS2: Câu b. Viết chương trình hiển thị 2 nghiệm phân biệt của phương trình bậc hai ax2+bx+c =0 (a0; a,b,c nhập vào từ bàn phím).
 Câu b. Yêu cầu học sinh gõ trên máy tính để hiển thị trên máy chiếu
2. Bài mới: 
Vào bài: Kiểm tra việc thực hiện chương trình câu b phần kiểm kiểm tra bài cũ bằng 3 bộ test sau: 
test01: a=2 b=3 c=1 
test02: a=2 b=4 c=2
test03: a=2 b=3 c=4
Kết quả 
test01: a=2 b=3 c=1 phương trình có 2 nghiệm x1=-1.00,x2=-0.50
test02: a=2 b=4 c=2 phương trình có 2 nghiệm (kép) x1=x2=-1.00 
test03: a=2 b=3 c=4 chương trình báo lỗi 207
	Tại test03 phương trình vô nghiệm, nhưng chương trình báo lỗi.
	Làm sao để chương trình không báo lỗi, lý do thuật toán không giải quyết được trường hợp phương trình vô nghiệm.
Rẽ nhánh. " Là giải pháp " ?
a. ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh: cấu trúc rẽ nhánh là một điều khiển thực hiện hay không thực hiện công việc phù hợp với điều kiện đang xảy ra.
b. Phân loại
Đúng
 Câu lệnh
Điều kiện
Sai
 Có 2 loại rẽ nhánh:
Hoạt động 1:
b1. Dạng thiếu: 
b1.1. Nếu.......thì.......
GV?: Quay lại với bài toán giải phương trình bậc 2 ax2+bx+c =0 (a0) hãy xét các trường hợp xảy ra của Delta (ký hiệu: D) sử dụng rẽ nhánh Nếu.......thì.......
 Yêu cầu: + Hoạt động cá nhân 3 phút. 	
 + Thảo luận nhóm ( 2 học sinh): 3 phút.
HS: Một nhóm lên trình bày sản phẩm:
	+ Nếu D < 0 thì thông báo phương trình vô nghiệm.
+ Nếu D >= 0 thì phương trình có 2 nghiệm x1:=( -b+sqrt(D))/(2*a);
 	 x2:=( -b-sqrt(D))/(2*a);
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt kiến thức
b1.2. Câu lệnh if – then (Nếu - thì )
 Cú pháp: if then ; 
GV: Lập sơ đồ khối bằng đồ dùng dạy học do học sinh tự làm để xét các trường hợp của Delta ( D ). 	
	 Đồ dùng học tập của học sinh tự làm giáo viên đã yêu cầu viết trước biểu thức trên giấy minh họa như hình dưới đây:
D < 0 ?
 Sai
 Sai
 Đúng
 Đúng
D >= 0 ?
 x1:=( -b+sqrt(D))/(2*a);
 x2:=( -b-sqrt(D))/(2*a);
Writeln('x1=',x1:5:2);
Writeln('x2=',x2:5:2);
Write('PT vo nghiem')
GV: Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 2 học sinh cùng bàn, sử dụng đồ dùng học tập đã chuẩn bị lập sơ đồ khối về các trường hợp của Delta ( D).
	Yêu cầu: + Hoạt động cá nhân 3 phút. 	
 + Thảo luận nhóm ( 2 học sinh): 3 phút.
HS: Một nhóm lên trình bày sản phẩm:	
Đúng
 Write('PT vo nghiem')
D< 0?
Sai
Đúng
 x1:=( -b+sqrt(D))/(2*a);
 x2:=( -b-sqrt(D))/(2*a);
Writeln('x1=',x1:5:2);
Writeln('x2=',x2:5:2);
D>=0? 
Sai
 Hình 1: Sản phẩm D < 0
	 Hình 2: Sản phẩm học sinh D >= 0
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt kiến thức. Sau đó yêu cầu học sinh chạy chương trình được viết sẵn Câu b phần kiểm tra bài cũ nhưng thêm lệnh if- then trên pascal, chạy với 3 bộ test ban đầu bằng phím F7. 
test01: a=2 b=3 c=1 
test02: a=2 b=4 c=2
test03: a=2 b=3 c=4
HS: Khi chạy test bằng phím F7
Kết quả 
+ test01: Các câu lệnh {1}, {2} thực hiện lần lượt kiểm tra điều kiện D<0 tại câu lệnh {3} sai do đó không thực hiện câu lệnh { 4 }. Nhắc học sinh chạy chậm sau đó so sánh với hình ảnh sơ đồ khối ở hình 1. Các lệnh {5},{6},{7},{8} chạy lần lượt.
+ test02: Các câu lệnh {1}, {2} thực hiện lần lượt kiểm tra điều kiện D<0 tại câu lệnh {3} sai do đó không thực hiện câu lệnh { 4 }. Nhắc học sinh chạy chậm sau đó so sánh với hình ảnh sơ đồ khối ở hình 1. Các lệnh {5},{6},{7},{8} chạy lần lượt.
-> Nếu Điều kiện {3} đúng thì thực hiện lệnh {4} - Điều kiện sai bỏ qua lệnh {4}.
+ test03: Các câu lệnh {1}, {2} thực hiện lần lượt kiểm tra điều kiện D=0 ở câu lệnh {5} Sai do đó không thực hiện câu lệnh {6} tiếp tục thực hiện câu lệnh {7} vẫn lỗi 207 ? 
GV: Giải thích sau câu lệnh if - then chỉ thực hiện 1 câu lệnh do đó chỉ không thực hiện câu lệnh { 6 } vì điều kiện {5} sai, khi đó ta muốn không thực hiện nhiều câu lệnh thì đưa vào câu ghép nằm giữa Begin...end khi đó các lệnh {6}, {7}, {8}, {9} là một câu lệnh ghép, chương trình cụ thể:
-> Nếu Điều kiện {5} đúng thì thực hiện lệnh ghép {6}, {7}, {8}, {9}- Điều kiện sai bỏ qua lệnh {6}, {7}, {8}, {9}.
Lưu ý: Học sinh hay lầm tưởng việc nếu D=0. Trong nhiều năm dạy học sinh luôn mắc phải suy nghĩ này nên tôi đã sử dụng sơ đồ khối và chạy chương trình F7 để học sinh thấy rõ điều này.
-> Vậy: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh nếu điều kiện sai không thực hiện bất cứ việc gì.
Hoạt động 2:
Đúng
 Câu lệnh 2
Điều kiện
Sai
 Câu lệnh 1
b2) Dạng đủ:
b2.1. Nếu ... Thì ... Nếu không thì ...
GV?: Quay lại với bài toán giải phương trình bậc 2 ax2+bx+c =0 (a0) hãy xét các trường hợp xảy ra của Delta (ký hiệu: D) sử dụng cấu trúc rẽ nhánh 
 Nếu.......thì....... Nếu không thì ...
 Yêu cầu: + Hoạt động cá nhân 3 phút. 	
 + Thảo luận nhóm ( 2 học sinh): 3 phút.
HS: Một nhóm lên trình bày sản phẩm:
	+ Nếu D < 0 thì thông báo phương trình vô nghiệm 
 Nếu không thì phương trình có 2 nghiệm x1:=( -b+sqrt(D))/(2*a);
 	 x2:=( -b-sqrt(D))/(2*a);
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt kiến thức
b2.2. Câu lệnh if – then dạng đủ:
 Cú pháp if then else ;
GV: Lập sơ đồ khối bằng đồ dùng dạy học do học sinh tự làm để xét các trường hợp của Delta ( D ). 	
	 Đồ dùng học tập của học sinh tự làm giáo viên đã yêu cầu viết trước biểu thức trên giấy minh họa như hình dưới đây:
D < 0 ?
 Sai
 Sai
 Đúng
 Đúng
D >= 0 ?
Begin 
x1:=( -b+sqrt(D))/(2*a);
 x2:=( -b-sqrt(D))/(2*a);
Writeln('x1=',x1:5:2);
Writeln('x2=',x2:5:2);
End;
Write('PT vo nghiem')
GV: Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 2 học sinh cùng bàn, sử dụng đồ dùng học tập đã chuẩn bị lập sơ đồ khối về các trường hợp của Delta ( D).
	Yêu cầu: + Hoạt động cá nhân 3 phút. 	
 + Thảo luận nhóm ( 2 học sinh): 3 phút.
HS: Một nhóm lên trình bày sản phẩm:	
 D < 0 ?
 Sai
 Đúng
Write('PT vo nghiem')
Begin 
x1:=( -b+sqrt(D))/(2*a);
 x2:=( -b-sqrt(D))/(2*a);
Writeln('x1=',x1:5:2);
Writeln('x2=',x2:5:2);
End;
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt kiến thức. Sau đó yêu cầu học sinh viết và chạy chương trình được viết sẵn Câu b phần kiểm tra bài cũ nhưng thêm lệnh if- then-else trên pascal, chạy với 3 bộ test ban đầu bằng phím F7. 
test01: a=2 b=3 c=1 
test02: a=2 b=4 c=2
 test03: a=2 b=3 c=4
HS: Viết và chạy test bằng phím F7
 Sai
GV: Nêu điều kiện D là điều kiện gì trong bài toán trên ?
HS: nhiều học sinh trả lời D > 0 là thiếu vì ngược lại của điều kiện của điều kiện D =0.
Chốt kiến thức:
 * if then ;
	 -> Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh nếu điều kiện sai không thực hiện bất cứ việc gì.
 *	 if then else ;
 -> Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1 nếu điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh 2, lưu ý điều kiện sai là ngược lại so với điều kiện đúng ( ví dụ: D=0 ).
c. Bài tập đề nghị:
 Lập ( lắp ghép) sơ đồ khối và viết chương trình cho các bài toán bằng cả 2 câu lệnh:
if then ; 
if then else ;
Bài 1: 
	 Giải phương trình bậc 2 ax2+bx+c =0 (a0) hãy xét các trường hợp xảy ra của Delta (D0);
Bài 2:
 Nhập 3 số thực a,b,c và thông báo ra màn hình
 1 - Ba số thực a,b,c có phải là 3 cạch tam giác hay không?
 2 -Tam giác có 3 cạch a,b,c là tam giác thường, vuông, đều, cân ? 
Bài 3: 
 Cho 3 số a,b,c tìm số lớn nhất trong 3 số a,b,c.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
 	Qua kết quả khảo sát mức độ hứng thú và hiểu bài của học sinh trong các tiết dạy học theo hướng nghiên cứu bài học có sử dụng đồ dùng dạy học như sau:
Kết quả
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
 Thái độ
Sự tập trung chú ý vào bài học của HS chưa cao.
HS hứng thú, sự tập trung chú ý vào bài học được nâng cao.
 Hành vi
Một số HS trung bình, yếu chưa chủ động tham gia thảo luận, ỉ lại vào bạn cùng nhóm, xây dựng bài miễn cưỡng.
HS trung bình yếu đã mạnh dạn tham gia thảo luận. Cả lớp tích cực, chủ động khám phá nội dung bài học.
 Nhận thức
- Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt khoảng từ 65% -70%.
- Thực hành vận dụng kiến thức vào viết chương trình đạt khoảng 70%.
- Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt từ 87% - 95%.
- Thực hành vận dụng kiến thức vào viết chương trình đạt 90%-95%.
Tôi tin tưởng rằng với cách làm này, HS sẽ thực sự yêu thích môn Tin học và chất lượng chắc chắn sẽ được nâng cao và việc học Tin học sẽ không còn đơn thuần là việc câu lệnh bằng ngôn ngữ lập trình khô khan mà hướng tới học sinh học chủ động tích cực. 
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau khi tôi thực hiện như trên phần lớn học sinh đã tự có thể xây được sơ đồ khối của thuật toán một số bài toán đơn giản và thực hiện được việc Test trên sơ đồ khối thuật toán cũng như test trên chương trình ( dùng phím F7 để chạy chương trình). Đồ dùng học tập đã tạo ra hiệu quả tốt trong xây dựng thuật toán.
	Học sinh được hoạt động nhóm ( dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ) học sinh tự học, khám phá kiến thức, đã tạo ra được sản phẩm ( sơ đồ khối từ đồ dùng học tập) từ đó tạo hứng thú trong học tập ( học sinh cảm thấy mình đã thực hiện được từ những đồ dùng tự làm). Giờ học sôi nổi, học sinh hoạt động tích cực. 
	Thảo luận nhóm thay vì 8 học sinh như trước tôi chỉ cho 1 nhóm 2 học sinh giúp cho học sinh được hoạt động thực sự, loại bỏ tính ỉ lại khi hoạt động nhóm quá nhiều học sinh vì thực tế lớp học còn đông học sinh ( khoảng 40 học sinh ). 
	Ngoài ra còn có tác dụng khác khi học sinh chạy chương trình: Học sinh giám sát tốt các biến khi thay đổi trong thuật toán nhờ chạy test, từ đó hiệu chỉnh chương trình mình viết ra một cách rễ ràng. Từ sơ đồ khối thuật toán học sinh viết chương trình dễ dàng, nhất là câu lệnh rẽ nhánh và lặp.
	Trong quá trình viết có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong Hội đồng khoa học góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. 
3.2. Kiến nghị: Không
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Phó Hiệu trưởng
 Đỗ Duy Thành
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lại Thanh B

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_bai_cau_truc_re_nhanh_theo_huong_nghien_cuu_bai_hoc.doc
  • docSKKN Binh.doc