SKKN Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học sinh trong cấu trúc rẽ nhánh và lặp Tin học 11

SKKN Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học sinh trong cấu trúc rẽ nhánh và lặp Tin học 11

Công cuộc xây dựng và đổi mới căn bản, toàn diện ở tất cả mọi phương diện của đất nước, ngành Giáo dục cũng ra sức đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục, phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được gì qua việc học. Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và GV nói riêng. GV không chỉ là người mang kiến thức đến cho HS mà cần dạy cho HS cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời. Đổi mới giáo dục toàn diện là một lộ trình đã và đang được thực hiện, một trong những bước đi đầu tiên quan trọng của quá trình đổi mới ấy là đổi mới phương pháp KTĐG.

Trong đó, đánh giá là một công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục. Có thể nói đổi mới KTĐG là một phần của đổi mới phương pháp dạy học. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.[1]

 

docx 19 trang thuychi01 6113
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học sinh trong cấu trúc rẽ nhánh và lặp Tin học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP TIN HỌC 11
Người thực hiện: Phạm Thị Huê
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU	3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HS:	Học sinh
GV:	Giáo viên	
GDĐT: Giáo dục và Đào tạo
THPT:	Trung học phổ thông 
KTĐG:	Kiểm tra, đánh giá
KTKN:	Kiến thức, kỹ năng.
PPDH:	Phương pháp dạy học
TBDH: Thiết bị dạy học
ND:	Nội dung
NB:	Nhận biết
TH:	Thông hiểu
VDT:	Vận dụng thấp
VDC: 	Vận dụng cao
TNKQ:	Trắc nghiệm khách quan
TL:	Tự luận.
I. MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài
Công cuộc xây dựng và đổi mới căn bản, toàn diện ở tất cả mọi phương diện của đất nước, ngành Giáo dục cũng ra sức đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục, phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được gì qua việc học. Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và GV nói riêng. GV không chỉ là người mang kiến thức đến cho HS mà cần dạy cho HS cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời. Đổi mới giáo dục toàn diện là một lộ trình đã và đang được thực hiện, một trong những bước đi đầu tiên quan trọng của quá trình đổi mới ấy là đổi mới phương pháp KTĐG.
Trong đó, đánh giá là một công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục. Có thể nói đổi mới KTĐG là một phần của đổi mới phương pháp dạy học. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.[1] Trong trang này, đoạn “trong đó, đánh giáquá trình giáo dục” và “Đánh giá kết quả học tậpdạy và học tích cực” được tham khảo từ TLTK số 1.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân học sinh để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Đổi mới PPDH được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc KTĐG phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kiến thức kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng, khắc phục tình trạng học thụ động theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng kiến thức, đồng thời thay đổi cách thức học bài trên lớp và học bài ở nhà của học sinh, loại bỏ dần lối học tủ, học lệch. Đổi mới KTĐG cũng đề ra yêu cầu học sinh phải chủ động nắm bắt kiến thức một cách toàn diện tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện tính tự chủ trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề, hạn chế được việc sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi, kiểm tra. KTĐG là một trong những khâu quan trọng có tác động giúp phát triển dạy và học tích cực. [1] 
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn tin học, tôi nhận thấy do chương trình Tin 11 là một nội dung khó, đòi hỏi các em phải tư duy suy luận, hơn thế nữa lại là môn không được chọn trong kỳ thi tốt nghiệp, đại học nên phần lớn các em ít quan tâm, ít đầu tư thời gian. Vì thế, những sai sót HS hay mắc phải thường thấy rõ nhất trong bài kiểm tra, khi nhận ra những sai sót này thường HS nhớ lâu, sửa chữa được ngay và ít khi gặp lỗi đã mắc phải. Việc nhận ra sai sót có thể do GV hướng dẫn, hoặc trao đổi với bạn bè hoặc do tự bản thân HS nhận ra sau khi làm bài kiểm tra. Kinh nghiệm này cho phép ta có thể dùng KTĐG như một phương pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh những lệch lạc, tránh những sai sót của học sinh trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. [2] 
Trước thực trạng nêu trên xảy ra trong môn tin học, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học sinh trong cấu trúc rẽ nhánh và lặp tin học 11” nhằm giúp HS hiểu, biết vận dụng tất cả những KTKN để làm bài đạt kết quả tốt nhất. HS phải biết tái hiện, tổng hợp, vận dụng KTKN đã học để giờ KTĐG không chỉ thực hiện để lấy điểm vào sổ điểm cho HS, mà quan trọng hơn nữa là cung cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học giúp nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. [1]
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi nhằm mục đích:
- Tự giám sát việc thực hiện mục tiêu dạy học, kết quả sử dụng PPDH, hình thức và TBDH.
- Điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp với đối tượng HS.
- Giúp HS thấy rõ năng lực học tập của bản thân để phấn đấu và kịp thời rút kinh nghiệm cho việc học tập của mình. 
- Được động viên khuyến khích HS phấn khởi, tích cực trong học tập [1]Đoạn “ khi nhận ra những sai sót lĩnh hội kiến thức” được tham khảo ở TLTK số 2. Đoạn “HS phảidạy học” và “Tự giám sáthọc tập”từ TLTK số 1
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người GV.
 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh khối 11 năm học 2017 - 2018 tại trường THPT Yên Định 1
- Chương trình Tin học 11;
 1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1
- Tham khảo các tài liệu, sách giáo khoa, sách GV tin học, tài liệu những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Tin Học, các tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, tài liệu đánh giá kết quả hoạt động của học sinh theo định hướng năng lực; kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì môn tin học 11, câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 11. 
- Tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp;
- Lấy các ý kiến từ phía học sinh;
- Kết hợp vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp;
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007. 
- Nghị quyết số 29/NQ - TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng KTKN của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. “Đổi mới căn bản hình thức, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực khách quan. Việc thi, KTĐG kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp và sử dụng KTĐG trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình và xã hội”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. [2] Đoạn “Nghị quyết số 29/NQtrường trung học” tham khảo TLTK số 2
- Nâng cao chất lượng kiểm tra thông qua việc thiết lập ma trận đề, bám sát chuẩn KTKN. Đề kiểm tra phải có 4 cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Từ đó triển khai dạy học bám sát đối tượng, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh tự biết đánh giá năng lực bản thân và đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên phải xác định được năng lực đầu ra cần đạt được của mỗi tiết học hay chủ đề, khối lớp sau khi giảng dạy nhằm tiến hành KTĐG đúng thực chất.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế giảng dạy bộ môn tin học ở trường THPT các năm qua, tôi thấy chương trình học ở 3 khối 10,11,12 thì phần lớn HS nhận xét nội dung tin học lớp 11 là tương đối khó, tiếp thu bài học một cách rất thụ động theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng, kiến thức không gợi nhớ gần gũi với cuộc sống, không vận dụng kiến thức dẫn đến các em học tủ, học lệch; dẫn đến kết quả bài kiểm tra không cao.
 2.3 Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
	Tôi xin đưa ra đề xuất là một đề kiểm tra, áp dụng cho chương trình Tin học 11 nhằm giúp HS chủ động nắm kiến thức phần chương III cấu trúc rẽ nhánh và lặp, bắt đầu làm quen với lập trình pascal về câu lệnh cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp tạo điều kiện cho HS rèn luyện tính tự chủ trong giải quyết vấn đề hạn chế được việc sử dụng tài liệu trong khi làm bài kiểm tra góp phần năng cao chất lượng học tập của học sinh.
ĐỀ KIỂM TRA LÍ THUYẾT (1 TIẾT)
A. Mục đích của đề kiểm tra
 1. Kiến thức:
- Hiểu được nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh (dạng thiếu và đủ).
- Hiểu câu lệnh ghép.
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước.
- Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng khuyết, dạng đủ và áp dụng để thể hiện thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp.
- Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lệnh lặp với số lần định trước.
- Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản
B. Hình thức kiểm tra
- Lí thuyết
C. Ma trận đề:
 Cấp độ
Tên
chủ đề
(nộidung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNKQ
TNKQ
TNKQ
TL
Nội dung1: 
 Rẽ nhánh dạng thiếu
Biết cấu trúc IF...then dạng thiếu
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
3câu(câu 1,2,3)
 0.75 điểm
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 
Số điểm:
3 câu
0.75 điểm
7.5 %
Nội dung 2: 
Rẽ nhánh dạng đủ
Biết cấu trúc IF...then dạng đủ
Xác định lệnh sai cú pháp.
Cho kết quả với các biến nhận có giá trị cụ thể sau khi thực hiện đoạn lệnh if ... then ...else
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ: %
2 câu (Câu 4,5)
0.5 điểm
2câu (Câu 6,7)
0.5 điểm
2câu(câu 8,9 )
0.5 điểm
6 câu 
1.5 điểm
15 %
Nội dung 3: 
Lặp với số lấn biết trước
Biết biến đếm, giá trị đầu trong cấu trúc for ... do ... cụ thể,nhận biết câu lệnh for ... do viết đúng hay sai 
Hiểu được điều kiện đúng để thực hiện câu lệnh sau do trong cấu trúc for ... do ...
Kết quả sau khi thực hiện đoạn CT for ... do ..., 
Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống mới: Sau câu lệnh lặp cần đến câu lệnh rẽ nhánh
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
7câu(câu 10,11,12,13,14,16,17
 1.75 điểm
2(Câu 15,18)
0.5 điểm
2câu(Câu 19,20)
0.5 điểm
1 câu (Câu 29)
3 điểm
12câu
5.75 điểm
57.5 %
Nội dung 4:
Lặp với số lần không biết trước
xác định biểu thức điều kiện, loại câu lệnh trong While ... do ..., nhận biết được câu lệnh whiledo đúng hay sai
 Hiểu được điều kiện đúng để thực hiện câu lệnh sau do để thoát khỏi vòng lặp While ... do ...
Kết quả sau khi thực hiện đoạn CT while ... do..
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
4(Câu 21,22,24,25)
1 điểm
3câu(Câu 23,26,27)
0.75 điểm
1câu(Câu28)
0.25 điểm
8 câu
2 điểm
20 %
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
16 câu
4.0 điểm
40%
7 câu
1.75 điểm
17.5%
2 câu
0.5 điểm
5 %
3 câu
0.75 điểm
7.5%
1 câu
3 điểm
30%
29 câu
10 điểm
100%
D. Câu hỏi:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 7 điểm) 
(Chọn phương án đúng và điền kết quả vào ô lựa chọn ở bảng điền kết quả)
Câu 1: (0.25 điểm) ND1.NB.TNKQ
 Cú pháp câu lệnh If – then dạng thiếu:
A. If then ;
B. If (điều kiện) then (câu lệnh);
C. If [điều kiện] then [câu lệnh];
D. If [] then ;
Câu 2: (0.25 điểm) ND1.NB.TNKQ 
 Hoạt động của câu lệnh If – then dạng thiếu:
A.Nếu điều kiện đúng câu lệnh được thực hiện
B. Nếu điều kiện đúng câu lệnh được thực hiện, điều kiện sai câu lệnh được bỏ qua
C. Nếu điều kiện đúng câu lệnh 1 được thực hiện, điều kiện sai câu lệnh 2 được thực hiện
D. Nếu điều kiện sai câu lệnh được thực hiện, điều kiện sai câu lệnh được bỏ qua
Câu 3: (0.25 điểm) ND1.NB.TNKQ
 Kết quả trả về của điều kiện trong câu lệnh If – then cho giá trị:
A. Nguyên
B. Thực
C. Kí tự
D. Logic
Câu 4: (0.25 điểm) ND2.NB.TNKQ
 Cú pháp câu lệnh If – then dạng đủ:
A. If then else ;
B. If (điều kiện) then (câu lệnh1) else ;
C. If [điều kiện] then [câu lệnh1] else ;
D. If [] then else câu lệnh 2;[3] Trong trang này, câu 1 đến câu 4 được tham khảo từ TLTK số 3.
Câu 5: (0.25 điểm) ND2.NB.TNKQ
Trong Turbo Pascal, câu lệnh nào sau đây là đúng:
A. If a<N then a:= a + 1 B. If a<N then a:= a + 1 else a:= a - 1
C. If a<N then a:= a + 1; else a:= a – 1 D. If a<N then a:= a + 1 else a:=1;
Câu 6: (0.25 điểm) ND2.TH.TNKQ
Nếu a chia hết cho 2 thì thông báo a là số chẵn – thể hiện trong pascal bằng câu lệnh:
A. If a mod 2 = 0 then write(a, ‘la so chan’);
B. If a mod 2 = 0 then write(a, ‘la so chan’) else write(a, ‘ a la so le’);
C. If a mod 2 = 0 else write(a, ‘la so chan’);
D. If (a mod 2 = 0) them write(a, ‘la so chan’);
Trong Turbo Pascal, cho đoạn chương trình (CT) sau: Readln(a);
	If (a0) then x:=9 div a; 
	Else x:= -2015;
 Write(‘ x= ‘, x + 1);
{Dòng 1}
{Dòng 2}
{Dòng 3}
{Dòng 4}
Câu 7: (0.25 điểm) ND2.TH.TNKQ.1 
Xác định dòng lệnh sai cú pháp với đoạn CT trên
	A. {Dòng 1}	B. {Dòng 2}	C. {Dòng 3}	D. {Dòng 4}
 Câu 8: (0.25 điểm) ND2. VDT.TNKQ
Giả sử nhập a = 2, và đoạn CT trên đã sửa đúng cú pháp. Sau khi thực hiện xong đoạn CT trên thì giá trị x là bao nhiêu? 
	A. x = 4; 	B. x = 5;	C. x = -2005; 	D. x = 4.5
Câu 9: (0.25 điểm) ND2. VDT. TNKQ
 Giả sử nhập a = 0, và đoạn CT trên đã sửa đúng cú pháp. Sau khi thực hiện xong đoạn CT trên, kết quả đưa ra màn hình là:
A. Đoạn CT trên sai ngữ nghĩa vì 9 div a, mà a = 0; 	B. x = -2005;	
C. x = -2004; 	 D. x = 0; [4] Trong trang này, câu 7 đến câu 9 được tham khảo TLTK số 4, câu 10 đến câu 11 tham khảo số 5
Câu 10: (0.25 điểm) ND3.NB.TNKQ
Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi:
A. for = downto do ;
B. for := downto do ;
C. for = down do ;
D. for := downto do ;
Câu 11: (0.25 điểm) ND3.NB.TNKQ
Cú pháp lệnh lặp For – do dạng tiến:
A. for = downto do ;
B. for := downto do ;
C. for = down do ;
D. for := to do ;[5]
Câu 12: (0.25 điểm) ND3.NB.TNKQ
Có mấy dạng cấu trúc lặp?
1 dạng	 b. 2 dạng 	 c. 3 dạng	 d. 4 dạng
Câu 13: (0.25 điểm) ND3.NB.TNKQ
 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Trong cấu trúc lặp For biến đếm là biến có kiểu nguyên.
B. Để cấu trúc lặp For dạng tiến có ý nghĩa thì giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối.
C.Trong quá trình thực hiện vòng lặp for tiến thì biến đếm tự động tăng lên một đơn vị sau mỗi vòng lặp for.
D. Cần phải thay đổi giá trị của biến đếm trong vòng lặp for.
Câu 14: (0.25 điểm) ND3.NB.TNKQ
Câu lệnh nào dưới đây viết đúng
A. For i=1 to 10 do writeln(i*i);
B. For i:=1,2,,10 do writeln(i*i);
C. For i:=1 to 10 do writeln(i*i);
D. For i:=1 downto 10 do writeln(i*i);[6] Trong trang này, câu 14 tham khảo TLTK số 6, câu 16 đến câu 19 tham khảo từ TLTK số 4
Câu 15: (0.25 điểm) ND3.TH.TNKQ
 Đoạn chương trình sau giải bài toán nào?
T:=0;	
For I:=1 to M do
If (I mod 3 = 0) or (I mod 5 = 0) then
	T := T + I;
A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M
B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M
C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M
D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M
 Trong Turbo Pascal, cho đoạn chương trình(CT) sau 
T:= 0;
for i:=20 downto 1 do 
 if (i mod 3 = 0) then T:= T+1;
writeln(‘T= ‘, T);
Câu 16: (0.25 điểm) ND3.NB.TNKQ
Với đoạn CT trên biến đếm là:
	A. i	B. T 	C. if	D. for
Câu 17: (0.25 điểm) ND3.NB.TNKQ
Với đoạn CT trên giá trị đầu là:	
	A. i 	B. 20	C. 1	D. 3 
Câu 18: (0.25 điểm) ND3.TH.TNKQ
Với đoạn CT trên Điêù kiện để thực hiện câu lệnh sau do là: 
A. i = 1	C. i mod 3 = 0 	D. T = T + 1
Câu 19: (0.25 điểm) ND3.VDC.TNKQ
Sau khi thực hiện đoạn CT trên giá trị T là:
	A. 6 	B. 5	C. 100 	D. 50 [4]
Câu 20: (0.25 điểm) ND3.VDC.TNKQ 
Đoạn CT trên thực hiện công việc gì?
	A. Đếm có bao nhiêu số lẻ từ 1 đến 20	B. Đếm từ 1 đến 20 có bao nhiêu số chia hết cho 3
C. Tính tổng các số lẻ từ 1 đến 20	D. Tính tổng các số các số chia hết cho 3 từ 1 đến 20. 
Câu 21: (0.25 điểm) ND4.NB.TNKQ
Câu lệnh nào dưới đây viết đúng
A. while a mod 10:=10 do a:=a-1;
B. while ab then if a>b then a:=a-b else b:=b-a;
C. while a>b do a:=a-1;
D. while a mod b >0 do if a>b then a:=a-b else b:=b-a;[6] Trong trang này, câu 21 tham khảo TLTK số 6, câu 22,23 tham khảo từ TLTK số 3
Câu 22: (0.25 điểm) ND4.NB.TNKQ
Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước:
A. while do ;
B. for do ;
C. while do ;
D. while not do 
Câu 23: (0.25 điểm) ND4.TH.TNKQ
Trong ngôn ngữ lập trình pascal, hãy cho biết đoạn chương trình sau làm công việc gì:
I:=0; t:=0;
While i<10000 do
 	Begin
 	T:=t+I;
 	 I:=i+2;
 End;
A. Tính tổng các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 100000
B. Tính tổng các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10000
C. Tính tổng các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn hoặc bằng 10000
D. Tính tổng các số tự nhiên nhỏ hơn 100000
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cho biết đoạn chương trình sau: T := 0 ;
 I := 0;
 While I < 50 do 
	Begin
	T := T + I ;
	I := I + 2 
 End ;
{Dòng 1}
{Dòng 2}
{Dòng 3}
{Dòng 4}
{Dòng 5}
{Dòng 6}
{Dòng 7}
Câu 24: (0.25 điểm) ND4.NB.TNKQ
Với đoạn CT trên, biểu thức điều kiện của cấu trúc While ... do ... là:
	A. I 50
Câu 25: (0.25 điểm) ND4.NB.TNKQ
Với giá trị I bằng bao nhiêu thì thoát khỏi vòng lặp While ... do  trên?
	A. I = 49	B. I = 50	C. I = 51 	D. I = 52
Câu 26: (0.25 điểm) ND4.TH.TNKQ 
Với cấu trúc While ... do... của đoạn CT trên, câu lệnh sau do là câu lệnh:
	A. Ghép	B. Đơn	C. rỗng	D. Đơn và ghép
Câu 27: (0.25 điểm) ND4.TH.TNKQ
 Giả sử {Dòng 2} sửa lại I := 60, kết quả sau khi thực hiện đoạn CT trên là:
	A. Đoạn lệnh không đưa ra kết quả gì vì sai cú pháp(sau end là dấu ;)
	B. Đoạn lệnh không đưa ra kết quả gì vì vòng lặp vô tận
	C. Đoạn lệnh không đưa ra kết quả gì vì sai cú pháp(I := I + 2 thiếu;)
	D. Tính giá trị T = 600
Câu 28 : (0.25 điểm) ND4.VDC.TNKQ
Giá trị T sau khi thực hiện đoạn CT trên là:
	A. 312	B. 408	C. 600	D. 1225 [4] Trong trang này, câu 24 đến câu 28 tham khảo từ TLTK số 4, câu 1 phần tự luận tham khảo TLTK số 6
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) ND3.VDC.TL
Câu 1: Hãy viết đoạn chương trình để đếm xem có bao nhiêu số chia hết cho 9 trong đoạn [a,b], với các số nguyên a và b nhập từ bàn phím. [6]
E. Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm.
	I.Trắc nghiệm:( 7 điểm) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
A
B
D
A
D
A
B
Câu
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
A
C
B
B
D
D
c
Câu 
15
16
17
18
19
20
21
Đáp án
D
A
C
B
A
B
A
Câu
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
C
B
A
D
A
B
C
II. Tự luận: (3 điểm).. (Đây chỉ là một cách giải nếu học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh_huong_nang_luc_hoc.docx