SKKN Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc hiểu truyện ngắn trong nhà trường THPT

SKKN Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc hiểu truyện ngắn trong nhà trường THPT

Một trong những đặc trưng nổi bật của truyện ngắn là: Truyện ngắn phải ngắn. Chính việc truyện ngắn phải ngắn khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết. Đặc trưng này được biểu hiện qua một số phương diện cụ thể như sau:

- Ngôn ngữ, dung lượng: ngôn ngữ ít, số trang ngắn và bị giới hạn (thường dưới 10 trang), đặc biệt có những truyện rất ngắn (chỉ một vài câu).

- Về mặt đề tài, chủ đề: dung lượng hay phạm vi đời sống được phản ánh là có hạn. Truyện ngắn không đặt ra nhiều vấn đề đời sống khác nhau trong tác phẩm mà thường chỉ xoay quanh một vấn đề.

Chẳng hạn trong “Đời thừa” - Nam Cao: Đề tài và chủ đề dù có sự xung đột giữa ước mơ cao đẹp, lí tưởng nhân đạo và hiện thực xã hội khắc nghiệt nhưng bi kịch của Hộ là bi kịch cá nhân của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

- Thời gian trong truyện ngắn: truyện ngắn không phản ánh một quá trình mà chỉ tập trung phản ánh một thời điểm tiêu biểu, một lát cắt, một “moment” của đời sống.

Ví dụ: “Chí Phèo” (Nam Cao) tập trung kể lại khoảng thời gian 6 ngày cuối cùng của cuộc đời Chí Phèo. “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) xoay quanh tình huống gặp gỡ của Huấn Cao và quản ngục ở nhà tù trong mấy ngày cuối đời của Huấn Cao trước khi ra pháp trường để chịu án tử hình. “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) được kể trong một đêm khi Tnú được nghỉ phép về thăm làng. Thậm chí tác phẩm “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) chỉ kể lại những sự việc diễn ra trong 1 giờ.

doc 43 trang Mai Loan 18/03/2025 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc hiểu truyện ngắn trong nhà trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 ----------
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC - 
 HIỂU TRUYỆN NGẮN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
 Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THÚY HẰNG
 Mã môn: 51
 Lập Thạch, năm 2019
 BÁO CÁO 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Giới thiệu đề tài
 1. Lý do chọn đề tài
 - Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn là một thứ giọt nước mà không 
có nó không thể có đại dương. Đây cũng là một thể loại đánh dấu trình độ nghệ 
thuật của một nền văn học. Nhìn từ phương diện hình thức, truyện ngắn chỉ là 
một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ bên cạnh những trường ca, những bộ tiểu thuyết đồ 
sộ. Nhưng ý nghĩa và giá trị của truyện ngắn lại không hề nhỏ và thua kém 
những tiểu thuyết hay trường ca. Đây là thể loại văn học có nội khí "một lời mà 
thiên cổ, một gợi mà trăm suy". Do đó, truyện ngắn là một trong những thể loại 
văn học khó nhất, đòi hỏi một công phu lao động lớn của nhà văn nhưng cũng là 
thể loại hấp dẫn và cuốn hút độc giả nhất trên thế giới. 
 - Trong chương trình Ngữ văn THPT, truyện ngắn (dân gian, trung 
đại và hiện đại) chiếm một ưu thế khá nổi trội, khoảng 1/2 số lượng văn bản văn 
học được học và đọc thêm. Thực tế này khẳng định vị trí quan trọng của thể loại 
truyện ngắn trong nền văn học cũng như trong quá trình giảng dạy và tiếp nhận 
văn học trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy người 
viết nhận thấy: khi tiếp cận tác phẩm truyện ngắn, học sinh mới chỉ tiếp nhận 
đơn thuần giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm đơn lẻ mà chưa nắm 
vững được những đặc trưng cơ bản của thể loại. Điều này dẫn đến tình trạng 
lúng túng trong quá trình viết bài văn phân tích một trong những vấn đề được 
đặt ra trong một tác phẩm truyện ngắn. Đặc biệt, đối với một đoạn truyện ngắn 
không nằm trong chương trình được đưa vào các bài đọc - hiểu (trong các dạng 
đề thi THPT Quốc gia) thì học sinh hầu như không đọc - hiểu được ý nghĩa 
cũng như những đặc sắc nghệ thuật của văn bản. 
 - Xuất phát từ cơ sở lí luận về thể loại văn học truyện ngắn cũng 
như thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy văn bản truyện ngắn trong nhà trường phổ 
thông nói trên, người viết lựa chọn đề tài: Đặc trưng truyện ngắn và định 
hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT như một 
 - Phương pháp đọc - hiểu văn bản.
 Nếu đối tượng là học sinh đại trà, cụ thể là học sinh lớp 11 ban A, chuyên 
đề có thể được dạy trong 2 đến 3 tiết. Giáo viên sẽ cung cấp những kiến thức cơ 
bản và ngắn gọn nhất về đặc trưng của truyện ngắn, định hướng cách đọc hiểu 
và áp dụng vào bài đọc - hiểu một truyện ngắn cụ thể. 
 Với học sinh lớp học nâng cao, cụ thể là học sinh lớp 11 ban KHXH, nội 
dung các kiến thức trên được tiến hành giảng dạy trong các tiết chuyên đề. Thời 
gian tuỳ thuộc vào sự phân bố số tiết học của từng chuyên đề đã được quy định 
cho các lớp, nhưng có thể gói gọn từ 4 đến 6 tiết. Ngoài những kiến thức cơ bản 
đã nêu, trong quá trình dạy đặc trưng thể loại truyện ngắn giáo viên có thể định 
hướng cho học sinh cái nhìn so sánh với đặc trưng của các thể loại văn học khác. 
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các văn bản cụ thể trong chương 
trình, giáo viên còn đưa ra các bài tập nâng cao, để học sinh vận dụng lí thuyết 
xử lí các đề bài liên quan đến thể loại truyện ngắn.
 Nếu học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì cần xác định 
thời gian là cấp tốc, ngoài việc khái quát những kiến thức cơ bản, giáo viên định 
hướng và kích thích học sinh tự tìm hiểu phong cách viết truyện ngắn của một số 
nhà văn tiêu biểu trong chương trình với cái nhìn đối sánh. Đồng thời giáo viên 
cũng nên đưa ra những bài tập chọn lọc vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp và 
các dạng đề thường gặp khi thi HSG. Thời gian học có thể từ 2 đến 4 tiết.
II. Tên sáng kiến: 
 Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn 
trong nhà trường THPT 
III. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Nguyễn Thúy Hằng
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự
 - Số điện thoại: 0987.137.977
 - E-mail: nguyenthuyhang.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thúy Hằng
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 
 - Thời gian trong truyện ngắn: truyện ngắn không phản ánh một quá trình 
mà chỉ tập trung phản ánh một thời điểm tiêu biểu, một lát cắt, một “moment” 
của đời sống. 
 Ví dụ: “Chí Phèo” (Nam Cao) tập trung kể lại khoảng thời gian 6 ngày 
cuối cùng của cuộc đời Chí Phèo. “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) xoay quanh 
tình huống gặp gỡ của Huấn Cao và quản ngục ở nhà tù trong mấy ngày cuối đời 
của Huấn Cao trước khi ra pháp trường để chịu án tử hình. “Rừng xà nu” 
(Nguyễn Trung Thành) được kể trong một đêm khi Tnú được nghỉ phép về thăm 
làng. Thậm chí tác phẩm “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) chỉ kể lại những 
sự việc diễn ra trong 1 giờ.
 - Không gian được miêu tả trong truyện ngắn là không gian hẹp với 1 địa 
điểm cụ thể.
 Ví dụ: Làng Vũ Đại trong "Chí Phèo", làng Xô Man trong "Rừng xà nu", 
một phố huyện nghèo trong “Hai đứa trẻ”, một xóm ngụ cư trong "Vợ nhặt", 
một nhà lao ở vùng tỉnh Sơn trong “Chữ người tử tù”, thậm chí chỉ trong căn 
nhà của vợ chồng văn sĩ Hộ ở tác phẩm "Đời thừa".
 - Sự kiện: Truyện ngắn thường ít sự kiện. Trong tác phẩm thường tập 
trung kể về một sự kiện chính nên cốt truyện tương đối đơn giản.
 Ví dụ: “Chí Phèo” (Nam Cao) xoay quanh sự kiện chính là cuộc gặp gỡ 
giữa Chí Phèo và Thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh lương tri tiềm ẩn trong con quỷ 
dữ làng Vũ Đại, hắn khát khao lương thiện nhưng không được, cuối cùng Chí 
tìm đến cái chết. “Hai đứa trẻ” tập trung khắc họa cảnh vật và một số hoạt động 
sinh hoạt của phố huyện nghèo từ chiều tà đến đêm tối qua con mắt của nhân vật 
Liên. “Chữ người tử tù” với sự kiện chính là xin chữ và cho chữ giữa Huấn Cao 
và Quản ngục. "Vợ nhặt" xoay quanh tình huống nhặt được vợ của anh cu 
Tràng.
 - Nhân vật: số lượng nhân vật thường ít, tính cách không quá phức tạp. 
Nếu trong tiểu thuyết, số lượng nhân vật có thể lên đến hàng trăm thì nhân vật 
trong truyện ngắn rất ít. “Chữ người tử tù” xoay quanh 3 nhân vật: Huấn Cao, 
quản ngục, thơ lại. “Hai đứa trẻ” tập trung khắc họa Liên và An. “Chí Phèo” tập 
 + Không gian được lựa chọn ở những thời khắc và những điểm không 
gian có ý nghĩa, có khả năng dồn nén sức nặng hiện thực và có khả năng nhận 
thức đối với nhân vật.
 Ví dụ: Truyện ngắn “Chí Phèo” chỉ chọn sáu ngày cuối cùng của cuộc 
đời Chí Phèo khi Chí gặp Thị Nở và thức tỉnh bản tính lương thiện. Đó cũng là 
tư tưởng chủ đạo mà Nam Cao gửi gắm trong tác phẩm. Chọn không gian là một 
làng Vũ Đại - làng hội tụ tất cả những áp bức, bất công của bọn cường hào và 
nỗi cực khổ của người nông dân - chính là bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt 
Nam đương thời.
 Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” chỉ chọn thời điểm một giờ 
trước và khi đê vỡ - thời điểm nguy kịch, góp phần vạch trần bản chất bàng 
quan, vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ được coi là cha mẹ dân.
 Truyện ngắn "Chữ người tử tù" chỉ tập trung khắc họa nhân vật 
 Huấn Cao trong mấy ngày cuối cùng của cuộc đời - khoảng thời gian vô cùng 
 ngặt nghèo và quý báu, trong nhà lao - nơi tồn tại cái xấu, cái ác, sự nhơ bẩn. 
 Từ đó góp phần làm nổi bật khí phách anh hùng, thiên lương trong sáng, chất 
 nghệ sĩ tài hoa, cao hơn là sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ 
 bẩn.
 + Không gian, thời gian còn được mở rộng bằng sự hồi tưởng bằng việc 
kể lại quá khứ, bằng giấc mơ và kỉ niệm. Do đó nhà văn vẫn khái quát được cả 
cuộc đời và cả một thế hệ, nhân vật vẫn hiện lên trọn vẹn.
 Ví dụ: Chí Phèo chỉ xuất hiện trong truyện với khoảng thời gian 6 ngày 
nhưng truyện đã tái hiện được cả cuộc đời của nhân vật từ khi sinh ra đến khi 
chết, nhân vật vẫn hiện lên trọng vẹn, sống động thông qua dòng thời gian hồi 
tưởng về quá khứ.
 Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", thời gian trần thuật là một đêm 
Tnú được nghỉ phép về thăm buôn làng nhưng truyện đã tái hiện được toàn bộ 
cuộc đời Tnú từ khi sinh ra đến khi tiếp tục cầm súng tham gia chiến đấu sau 
những mất mát lớn lao. Cùng với đó là cuộc đấu tranh và nổi dậy của dân làng 
Xô Man từ những ngày đau thương đến chiến thắng thông qua lời kể lại của cụ 
 Ví dụ: “Vợ chồng APhủ” - Tô Hoài. Nhân vật Mị sau bao ngày thờ ơ, 
lạnh lùng, vô cảm trước APhủ bị trói đứng. Nhưng một đêm chợt nhìn thấy dòng 
nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của APhủ - giọt nước 
mắt đau khổ và tuyệt vọng  Mị nhớ tới mình trong quá khứ (thương mình)  
thương APhủ  thấy sự tàn ác của cha con Thống lí  Thấy sự bất công trong 
cái chết của APhủ  cuối cùng nỗi thương người chiến thắng nỗi sợ hãi nên Mị 
đã quyết định cắt dây trói cho APhủ. APhủ đi rồi, còn lại 1 mình - nỗi sợ hãi bao 
trùm, niềm khát khao sống bùng dậy mãnh liệt  Mị chạy theo APhủ.
 Với "Chí Phèo", nhà văn Nam Cao đã thức tỉnh bản tính lương 
thiện, khao khát ở nhân vật Chí Phèo và Chí hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho 
hắn nhưng cuối cùng lại bị từ chối. Con đường hoàn lương đóng sầm trước mắt, 
bản tính lương thiện trở về khiến hắn không thể tiếp tục lựa chọn con đường làm 
quỷ dữ. Vì thế, Chí Phèo phải giết kẻ đã gây ra bi kịch này cho mình (giết Bá 
Kiến) và tự sát để bảo toàn nhân cách.
 - Đặc biệt: Sức hấp dẫn, sinh động của truyện ngắn còn được tạo ra từ 
những chi tiết đắt. Truyện ngắn rất đề cao chi tiết. Đó là những chi tiết có sức cô 
đọng, khái quát, gợi mở, tạo được không khí cho truyện, có những chi tiết thể 
hiện con người, tạo vấn đề, thể hiện ý nghĩa, giá trị tư tưởng của tác phẩm
 + Ví dụ trong “Chí Phèo” cần nói đến các chi tiết: mùi hương cháo hành, 
cái lò gạch, cái mặt sẹo của Chí, giọt nước mắt của Chí
 + Ví dụ trong “Rừng xà nu” - chi tiết đôi bàn tay của Tnú: hình ảnh biểu 
trưng cho cuộc đời và phẩm chất, tính cách của nhân vật.
 + Ví dụ: “Vợ chồng APhủ” - chi tiết Mị ăn lá ngón tự vẫn, chi tiết dòng 
nước mắt của APhủ
 - Kết cấu của truyện ngắn luôn tạo những bất ngờ và đột biến. Đây là một 
yếu tố được đề cao trong truyện ngắn. Vì thế truyện ngắn thường tập trung tô 
đậm cái mở đầu và cái kết thúc. Mở đầu thường tạo ấn tượng và sự hấp dẫn đặc 
biệt. Kết thúc luôn tạo được những bất ngờ, thú vị, không theo phán đoán của 
người đọc (tưởng thế này mà hoá ra thế khác) và thường để lại nhiều dư âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dac_trung_truyen_ngan_va_dinh_huong_doc_hieu_truyen_nga.doc