SKKN Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí Lớp 10

SKKN Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí Lớp 10

Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, học để làm, nghĩa là mới đạt được hai trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy, trong quá trong học tập, học sinh luôn gặp áp lực học tập, nhồi nhét kiến thức, xem nặng điểm số… Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định: học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm”…

"Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Kỹ năng mềm rất cần thiết với con người, đặc biệt đối với học sinh THPT.

Hiện nay, nhiều trường học giáo dục học sinh nghiêng về giáo dục lý thuyết, vì vậy việc rèn luyện cho các em kỹ năng “mềm” càng trở lên quan trọng. Một số trường học có quan tâm đến giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa không thể tổ chức thường xuyên, chiếm phần nhỏ thời gian trong năm học. Vậy làm thế nào để duy trì, rèn luyện thường xuyên các kĩ năng mềm cho học sinh? Làm thế nào để khơi dậy khả năng chủ động học tập, sáng tạo, tính tự lập và khả năng kết nối, tương tác của học sinh; hướng các em trở thành một con người hoàn thiện phát triển toàn diện, dễ dàng chung sống và trở thành công dân toàn cầu? Chúng tôi thiết nghĩ, việc giáo dục và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh cần được chú trọng lồng ghép vào các môn học chính khóa. Và để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng “mềm” trong các giờ học chính khóa thầy cô giáo cần phải linh hoạt, không ngừng sáng tạo, đam mê trong công việc, nhiệt huyết với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Vai trò của thầy, cô không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ, mà còn rèn người, là người khơi gợi, phát hiện, nhận ra và phát triển những năng lực sở trường ở từng học sinh. Thầy cô thực sự là người truyền lửa, giúp học sinh phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.

Mỗi giáo viên chúng ta càng thấy rõ việc trang bị các kĩ năng mềm cho học sinh thực sự là cần thiết và rất quan trọng. Trong quá trình dạy học của mình, tôi đã không ngừng cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, phương pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm trong môn học cho học sinh. Một trong các phương pháp mà tôi nhận thấy rất hiệu quả đó là sử dụng một số hoạt động học tập như GV hướng dẫn HS học và tìm hiểu bài ở nhà,tổ chức hoạt động nhóm,thuyết trình báo cáo sản phẩm,so sánh,đánhgiá lẫn nhau và đặc biệt là lồng ghép vào giờ dạy:


người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư trong các giờ học và tổ chức lớp… giúp học sinh phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI. Thông qua đó, thầy cô kiến tạo nên những giờ học thực sự hứng thú, hạnh phúc, giúp cho học sinh biến ÁP LỰC học tập thành ĐỘNG LỰC phấn đấu, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh.

docx 58 trang Thu Kiều 06/10/2024 1602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
ĐA DẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG 
THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRONG 
 DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ
 Năm học: 2022 – 2023 MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................2
1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
1.6. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................3
PHẦN 2. NỘI DUNG ..............................................................................................4
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................4
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................4
1.1.1. Hoạt động dạy học...........................................................................................4
1.2. Phát triển kỹ năng mềm trong dạy học Địa lý lớp 10 THPT..............................4
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................4
1.2.2. Ý nghĩa ............................................................................................................6
1.3. Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các 
kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí lớp 10....................................8
1.3.1. Học sinh nghiên cứu và tìm hiểu bài ở nhà .....................................................8
1.3.2. Hoạt động nhóm ..............................................................................................8
1.3.3. Thuyết trình báo cáo sản phẩm........................................................................9
1.3.4. So sánh,phản biện,đánh giá sản phẩm học tập lẫn nhau..................................9
1.3.5. Các hình mẫu ẩn dụ .........................................................................................9
1.4. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................12
1.4.1. Thực trạng học tập của học sinh....................................................................12
1.4.2. Thực trạng của giáo viên ...............................................................................13
1.4.3. Thực trạng về kiểm tra đánh giá....................................................................17
CHƢƠNG II. CÁCH THỨC ĐA DẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
NHẰM KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ 
NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10...........18
2.1. Giáo viên linh hoạt từng bước “biến hình” vào vai với các hình mẫu ẩn dụ 
kiến tạo giờ học hứng thú, phát triển nhiều kỹ năng mềm cho học sinh trong giờ 
học 18 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
 GV : Giáo viên
 HS : Học sinh
 THPT : Trung học phổ thông 
 SGK : Sách giáo khoa
 SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm 
 PPDH : Phương pháp dạy học 
 PTDH : Phương tiện dạy học 
 THPT : Trung học phổ thông
 SGK : Sách giáo khoa
 SGV : Sách giáo viên 
 KHKT : Khoa học kỹ thuật. người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư trong các giờ học và tổ chức lớp 
giúp học sinh phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI. Thông 
qua đó, thầy cô kiến tạo nên những giờ học thực sự hứng thú, hạnh phúc, giúp cho 
học sinh biến ÁP LỰC học tập thành ĐỘNG LỰC phấn đấu, hạn chế căng thẳng, 
mệt mỏi cho học sinh.
 Đó là lí do tôi chọn viết đề tài“ Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo 
giờ học hứng thú và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học 
môn Địa lí lớp 10”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới 
chủ thể là người học; chuyển nền giáo dục từ chú trọng kiến thức sang nền giáo 
dục khuyến khich phát triển một cách hài hòa đức. trí, thể, mỹ; chú trọng hoạt động 
trải nghiệm và thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn.
 Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành 
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT thông qua việc đổi mới, sáng 
tạo, linh hoạt tổ chức các hoạt động học tập trong những giờ học địa lí lớp 10.
 Đổi mới phương pháp dạy học, tập trung phát triển các năng lực chuyên biệt 
của từng bộ môn, đề cao hoạt động chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh, hình 
thành và phát triển cho các em học sinh các phẩm chất chủ yếu, biết xây dựng và 
phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hộị, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong 
phú nhờ đó các em có được cuộc sống có ý nghĩa. Đồng thời cũng giúp các em 
hình thành nhân cách công dân, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, sẵn 
sàng đóng góp sức mình vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
 Khảo sát sự hứng thú học tập môn Địa lí và mức độ tham gia các hoạt động 
học tập của học sinh ở một số lớp khối 10 mà giáo viên linh hoạt tổ chức các hoạt 
động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứn thú và lồng ghép phát triển kỹ năng mềm 
cho học sinh.
 Xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng mềm cho học sinh 
trong học tập Địa lí.
 - Thực nghiệm sư phạm, có sản phẩm cụ thể để đánh giá tính khả thi của đề
tài.
1.4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
 Tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm đối với HS lớp 10 – THPT 
tại trường THPT Quỳnh Lưu 3.
 Sự thành công của đề tài sẽ là tài liệu bổ ích, thiết thực cho các em HS và 
thầy cô trong học tập và giảng dạy môn Địa lí.
 2 PHẦN 2. NỘI DUNG 
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Hoạt động dạy học
1.1.1.1. Khái niệm
 Hoạt động dạy học “là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa 
giáo viên và học sinh, trong đó, dưới tác động chủ đạo của giáo viên, học sinh tự 
giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học,kỹ năng, kỹ xảo, phát 
triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan ... Hoạt 
động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã 
được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát 
triển phẩm chất, năng lực,các kỹ năng mềm của người học
1.1.1.2. Ý nghĩa
 Ý nghĩa của hoạt động dạy học là phát triển năng lực, các kỹ năng mềm, 
nâng cao khả năng thực hành, hợp tác, phản biện, sáng tạo, phát huy khả năng làm 
việc cá nhân, nhóm và tính tự giác của mỗi học sinh.
1.2. Phát triển kỹ năng mềm trong dạy học Địa lý lớp 10 THPT
1.2.1. Khái niệm
 Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ để chỉ một số những kĩ năng cần 
thiết phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. Những kĩ năng mềm cần thiết 
của thế kỉ XXI cần trang bị cho học sinh THPT là: Kĩ năng lắng nghe, kỹ năng 
giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc 
nhóm, khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi, kỹ năng học tập, làm việc 
dưới áp lực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tư duy 
sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian
 - Kỹ năng giao tiếp
 Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là thứ thiết yếu mà nhà trường và 
phụ huynh nên trang bị cho con em mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
Rất nhiều bạn học sinh có nền tảng kiến thức tốt, nhưng khả năng giao tiếp lại rất 
kém. Phổ biến nhất là không dám bắt chuyện với người lạ, không hòa đồng với 
mọi người, không dám bày tỏ tiếng nói, quan điểm của mình, tâm lý run sợ khi 
giao tiếp trước đám đông,
 Lắng nghe cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp, thể hiện bạn là người có 
thái độ cầu tiến, cầu thị trong học tập cũng như trong công việc. Khi bạn làm sai, 
chưa hoàn thành tốt công việc, hay mới chỉ bắt tay làm công việc nào đó lần đầu 
tiên, hãy coi những lời phản ánh, phê bình là chuyện hết sức bình thường và là lẽ dĩ 
nhiên. Hãy hạ cái tôi bản thân xuống để đón nhận những lời góp ý từ người khác, 
rút kinh nghiệm cho bản thân mình tốt hơn.
 4 caoTất cả bạn phải đối diện một mình, không có một ai có thể thay thế bạn. Bạn 
cần chủ động trong học tập, đề ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, lên kế hoạch rõ 
ràng cho việc thực hiện mục tiêu. Trên hết, học sinh cần có niềm tin vào bản thân 
mang đến đam mê và tạo ra sự khác biệt.
 - Kỹ năng lãnh đạo
 Là việc dùng năng lực của mình định hướng, tạo ảnh hưởng và thúc đẩy, dẫn 
dắt mọi người hành động và nhanh chóng đạt được mục tiêu công việc. Học sinh 
cần được phát huy khả năng tạo tầm nhìn, khả năng chia sẻ, truyền cảm hứng và 
khả năng gây ảnh hưởng để tạo sự gắn kết, đồng thuận trong tập thể lớp và trong 
các đội nhóm. Kĩ năng lãnh đạo được phát triển khi học sinh là người đại diện, dẫn 
đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt 
động nội bộ nhóm, lớp.
 - Kỹ năng ra quyết định
 Chẳng ai có quyết định đúng đắn ở tất cả mọi lúc. Nhưng nếu bạn có các kỹ 
năng ra quyết định và biết cách phát triển các kỹ năng đó, bạn có thể làm cho cơ 
hội thành công trong cuộc sống của bạn tăng lên.
 Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để 
đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của 
bản thân. Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn 
khôn ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa 
ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Những lựa 
chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công của bạn. Với vị thành niên, đưa ra 
một quyết định chín chắn là rất có lợi và đó là một trong những dấu hiệu bạn đã trở 
thành người lớn. Cho dù bạn đang học, đang làm việc, kiếm tiền hay đang đi chơi 
cùng bạn bè thì điều quan trọng là vẫn phải nghĩ về những hậu quả trước khi bạn 
đưa ra một quyết định.
 Là công dân toàn cầu, hãy luôn cho phép bản thân mình phải dung nạp và 
hội tụ đầy đủ kỹ năng mềm cần thiết.
1.2.2. Ý nghĩa
 Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn 
hóa và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con 
người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những 
vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách 
thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và 
không tránh khỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống. Khi đó, kỹ năng sống 
chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi 
hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, 
kỹ năng mềm trở thành một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã 
hội hiện đại.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_da_dang_hoat_dong_hoc_tap_nham_kien_tao_gio_hoc_hung_th.docx
  • pdfHồ Thị Ngân,Lê Tiến Lưu-THPT QL3- Địa Lí.pdf