SKKN Đa dạng hóa hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Địa lý 10

SKKN Đa dạng hóa hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Địa lý 10

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng chính của đổi mới phương pháp dạy học là chuyểntừ phương pháp dạy học nặng về kiến thức lý thuyết, ghi nhớ kiến thức sang dạy học chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực cho người học. Đó cũng là mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng vào đời sống, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước.

Ngày 26-12-2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký thông tư số 32/2018TT-BGDDTban hành Chương trình GDPT mới. Chươngtrình GDPT 2018 chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập, đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập,vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh 5 phẩm chất và 3 năng lục cốt lõi thôngqua kiến thức môn học và các hoạt động giáo dục.

Năm học 2022-2023, năm học đầu tiên áp dụng chươngtrình GDPT 2018 ở khối

  1. Để đáp ứng chương trình giáo dục mới bắt buộc cả GV và HS phải thay đổi cách dạy- cách học. Đối với giáo viên cần sử dụng đa dạng kỹ thuật dạy học tích cực, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động dạy học, từ đó sẽ phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học bằng năng lực tư duy và năng lực hành động trên cơ sở vận dụng kiến thức đã có. Đối với học sinh, các em cần chủ động, thực hành và hợp tác hiệu quả trong quá trình học và lĩnh hội kiến thức.

Thựctrạng dạy học hiện nay, nhiều giáo viên còn nghiêngvề trang bị kiến thức lý thuyết, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức, chưa đáp ứng tốt về yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.

docx 63 trang Thu Kiều 09/10/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đa dạng hóa hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Địa lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH
 --------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 ĐA DẠNG HOÁ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG 
 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 10
 MÔN: ĐỊA LÝ
 Tác giả: PHẠM KIM NGÂN
 Tổ chuyên môn: KHOA HỌC XÃ HỘI
 NĂM HỌC: 2022-2023
 1 2.1.3. Tổ chức hoạt động luyện tập với kỹ thuật Kipling ( 5W,1H) 20
2.1.4. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 22
2.2. Thiết kế một số hình thức tổ chức hoạt động vận dụng 24
2.2.1. Lồng ghép dạy học gắn với liên hệ địa phương 24
2.2.2. Vẽ tranh và thuyết trình theo chủ đề bài học 27
2.3. Giáo án thực nghiệm 29
2.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài 41
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 48
3.1. Mục đích thực nghiệm 48
3.2. Nội dung thực nghiệm 48
3.3. Tổ chức thực nghiệm 48
3.4. Phương pháp thực nghiệm 49
3.5. Kết quả thực nghiệm 49
 PHẦN III. KẾT LUẬN 52
1. Những đóng góp của đề tài 52
2. Kiến nghị đề xuất 52
Tài liệu tham khảo 54
Phụ lục 55
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung Viết tắt
Trung học phổ thông THPT
Giáo viên, học sinh GV, HS
Giáo dục phổ thông GDPT
 3 tác, có trách nhiệm, sáng tạo đó cũng chính là những phẩm chất, năng lực học sinh 
tích luỹ, hình thành qua các hoạt động cá nhân, nhóm.
 Từ thực tiễn, tôi nhận thấy hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng giáo viên có 
thể sử dụng kết hợp đa dạng kỹ thuật dạy học như hướng dẫn học sinh xây dựng sơ 
đồ tư duy, trò chơi, tranh luận, thiết kế video, triễn lãm tranh ảnh, viết đoạn văn 
ngắn, làm dự án nhỏ Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thoả sức sáng tạo, thể 
hiện quan điểm của cá nhân, cách nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng địa lý tự nhiên, 
dân cư, xã hội, địa lý các ngành kinh tế . Giúp học sinh định hướng và điều chỉnh 
hành vi phù hợp với sự thay đổi của môi trường tự nhiên đồng thời giáo dục cho các 
em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, thích ứng với một thế giới luôn biến 
động, trở thành những công dân toàn cầu, có trách nhiệm.
 Với những lý do trên, tôi chọn đề tài ‘’Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện 
tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong chương 
trình Địa lí 10’’ góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí đáp ứng 
mục tiêu chương chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 2. Tính mới, đóng góp của đề tài:
 - Đề tài làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về việc đổi mới giáo dục và phương pháp 
giảng dạy góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh qua môn học.
 -Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực ở hoạt động luyện 
tập, vận dụng.
 - Thiết kế hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm 
chất học sinh.
 - Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm.
 - Áp dụng dạy học chương trình Địa lý 10 năm học 2022-2023.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, 
phẩm chất học sinh trong chương trình Địa lí 10’’
 - Học sinh khối 10 được thực hiện trên học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách 
năm học 2022-2023.
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin , tham vấn chuyên 
gia.
 - Nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học phát triển, năng lực, phẩm chất 
nhằm thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
 5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐA DẠNG HOÁ HOẠT 
ĐỘNG DẠY HỌC ‘’ LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG’’ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG 
LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 10
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Một số khái niệm
 1.1.1. Khái niệm ‘’hoạt động’’.
 Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích. Con người hiểu được mục 
đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng, nhiệm vụ, động lực của hoạt 
động để đạt hiệu quả trong công việc. K.Marx cho rằng, hoạt động của con người là 
hoạt động có mục đích, có ý thức;mục đích, ý thức ấy như một quy luật, quyết định 
phương thức hoạt động và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó. K. Marx viết: 
“Công việc đòi hỏi một sự chú ý bền bỉ, bản thân sự chú ý đó chỉ có thể là kết quả 
của một sự căng thẳng thường xuyên của ý chí”. Bác Hồ từng nhắc lại một bài học 
của người xưa: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải 
trồng người”. Dạy học là dạy người. Trong quan niệm của người Việt, người thầy 
được coi là một nhân tố góp phần quan trọng, quyết định sự nghiệp của con người.
 Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N.Leontiev cho rằng hoạt động “là 
một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa 
mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu 
của chủ thể”
 Lý thuyết về hoạt động chú trọng vai trò của con người. Chủ thể chủ động tổ 
chức, điều khiển các hoạt động như hành vi, tinh thần, trí tuệ, tác động vào đối 
tượng. Nghĩa là chủ thể thực hiện ý đồ của mình, biến cái “vật chất được chuyển vào 
trong đầu mỗi người được cải biến trong đó” (K.Marx) thành hiện thực. Như vậy, 
nhờ có hoạt động, con người làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình.
 Đặc điểm của hoạt động:
 - Chủ thể của hoạt động là người thực hiện các hành động, làm việc theo kế 
họach, ý đồ nhất định. Trong quá trình hoạt động, con người biết cách tổ chức các 
hành động tạo thành hệ thống , lựa chọn, điều khiển linh hoạt các hoạt động phù hợp 
với đối tượng, hoàn cảnh, tình huống.
 - Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng, đối tượng của hoạt động là sự vật, tri 
thức, v.v. Con người thông qua hoạt động để tạo tác, chiếm lĩnh, sử dụng nó nhằm 
thỏa mãn nhu cầu.
 - Hoạt động có tính mục đích, đây là nét đặc trưng thể hiện trình độ, năng lực 
người trong việc chiếm lĩnh đối tượng. Con người sử dụng vốn hiểu biết, kinh 
nghiệm, phương tiện để phát hiện, khám phá đối tượng chuyển thành ý thức, năng
 7 1.1.3. Hoạt động dạy học luyện tập.
 Mục đích của hoạt động luyện tập: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ 
năng đã học, đồng thời giúp GV kiểm tra HS đã nắm được kiến thức ở mức độ nào.
 Giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức, kỹ năng đã biết để giải quyết các bài tập 
cụ thể.
 Kết quả cần đạt của hoạt động luyện tập: HS nhớ dạng cơ bản theo đúng quy 
trình. HS biết chú ý tránh những sai lầm thường mắc trong quá trình giải quyết các 
bài tập, các tình huống.
 Cách tổ chức hoạt động luyện tập: thông qua giải các bài tập cơ bản để HS rèn 
luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. GV quan sát giúp 
HS nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại thao tác, cách thực hiện. GV tiếp tục 
giúp HS giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các công thức, cách làm, thao 
tác cơ bản rút ra ở trên. Có thể giao bài tập cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo 
nhóm, theo cặp đôi, theo bàn Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động 
cá nhân để các em hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có đóng góp 
gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Sau đó cho HS 
hoạt động nhóm để trao đổi chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó các em 
học tập lẫn nhau, tự sữa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Kết 
thúc hoạt động này HS sẽ trao đổi với GV để được bổ sung, uốn nắn những nội dung 
chưa đúng.
 Đánh giá: Thông qua hoạt động này, GV đánh giá được kiến thức, kỹ năng, sự 
vận dụng kiến thức kỹ năng vào bài tập cụ thể. Nếu HS chưa đạt được cần có kế 
hoạch bồi dưỡng thêm.
 1.1.4. Hoạt động dạy học vận dụng.
 Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng 
để giải quyết các tình huống, vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong 
cuộc sống. Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế 
cần giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Vì 
vậy HS có thể thực hiện hoạt động tại lớp hoặc tại ở nhà. Trước một vấn đề học sinh 
có nhiều cách giải quyết khác nhau.
 Hoạt động vận dụng giúp HS không bao giờ dừng lại với những gì đã học, 
ngoài những kiến thức đã học trong nhà trường còn có nhiều kiến thức cần phải tiếp 
tục học hỏi, học tập suốt đời.
 GV cần có các bài tập, khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi và vận dụng kiến thức 
ngoài lớp học, tìm hiểu địa phương, các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế- xã hội. 
HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc 
sống, vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết bằng cách khác nhau.
 Kết quả cần đạt của hoạt động vận dụng: HS củng cố, nắm vững các nội dung
 9 Mỗi người sinh ra đã có những phẩm chất khác nhau, không ai giống ai cả. Và phẩm 
chất này cũng có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào sự rèn luyện, định hướng 
phấn đấu của mỗi người.
 1.2. Định hướng hình thành, phát triển các năng lực, phẩm chất cho học sinh 
qua môn Địa lí .
 Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, GV sử dụng các phương pháp, 
kỹ thuật dạy học tích cực giáo dục cho HS thế giới quan khoa học, hình thành và 
phát triển các năng lực, phẩm chất sau:
 - Năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt
động học tập như: thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lí; khảo sát, điều tra 
thực tế địa phương; vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành thông qua hoạt động nhóm và 
phương pháp dạy học thảo luận, dạy học dự án
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển thông 
qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết hoặc giả định, tìm logic trong 
giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề, tưởng tượng khoa học, giải 
quyết vấn đề mới, tự học về lí thuyết và công cụ địa lí như atlat, biểu đồ, bản đồ, 
tranh ảnh và tăng cường khai thác internet,
 - Năng lực tìm hiểu Địa lí: HS cần được cập nhật thông tin và liên hệ thực tiễn, 
thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, vận dụng được các kiến thức, 
kỹ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp.Thông qua tìm hiểu địa 
phương, hình thành năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, sử dụng công nghệ, tin 
học, ngôn ngữ,
 - Về phẩm chất: Lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu thương 
người lao động, thái độ tôn trọng những giá trị nhân văn khác; ý thức, niềm tin, trách 
nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo 
vệ môi trường; rèn luyện cho HS các đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và 
nghiên cứu khoa học.
 1.3. Vai trò của hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng trong phát triển năng 
lực, phẩm chất cho học sinh.
 Trong chuỗi 4 hoạt động dạy học: Khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện 
tập, vận dụng, mỗi hoạt động đều có vai trò và nhiệm vụ khác nhau góp phần thực 
hiện mục tiêu bài học. Hoạt động luyện tập, vận dụng là hoạt động cuối bài học có 
vai trò giúp HS hệ thống hoá lại nội dung bài học, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ 
năng, vận dụng kiến thức vào học tập và cuốc sống. Đây có thể là những hoạt động 
mang tính nghiên cứu, sáng tạo vì thế GV cần giúp HS gần gũi với gia đình, địa 
phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình và địa phương để hoàn thành nhiệm vụ 
học tập.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_da_dang_hoa_hoat_dong_day_hoc_luyen_tap_van_dung_nham_p.docx
  • pdfPhạm Kim Ngân - Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Địa Lí.pdf