SKKN Công nghệ chế tạo phôi (Công nghệ 11)
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, công nghệ của nhiều quốc gia trên thế giới, đất nước chúng ta cũng đã và đang trên con đường phát triển, từng bước hội nhập, từng bước đổi mới, áp dụng khoa học-kỹ thuật-công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Vì vậy, công việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và phẩm chất đạo đức, đang là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Chế tạo phôi có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của xã hội loài người cách đây hàng thế kỷ và ngày nay cũng vậy, nhờ có công nghệ đó mà người ta có thể tạo hình ban đầu cho các chi tiết một cách hợp lý, góp phần quan trọng đến chất lượng của các chi tiết, của sản phẩm.nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống.
Đối với học sinh phổ thông, dù sau này các em có lựa chọn nghề nghiệp nào đi chăng nữa thì những hiểu biết về công nghệ chế tạo phôi nói chung cũng như những ứng dụng của công nghệ chế tạo phôi vào thực tế nói riêng vẫn luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của mỗi người. Chính vì vậy việc nắm vững kiến thức về công nghệ chế tạo phôi là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các em tự tin hơn khi bước vào một xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà chúng ta đang hướng tới.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công Nghệ lớp 11, với phần nội dung về “Công nghệ chế tạo phôi” đã có những vướng mắc gây khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy và sự tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, hầu như các trường đều chưa có đầy đủ các mô hình thực tế, chưa có phòng thực hành dành riêng cho bộ môn Công Nghệ 11, vì thế phần nào đã làm hạn chế sự hứng thú và khả năng tiếp thu bài học của học sinh. Tuy nhiên, có một điều kiện thuận lợi để người giáo viên có thể khắc phục được những hạn chế đã nêu trên đó là: các trường đều đã được trang bị hệ thống các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu đa năng, phần mềm giảng dạy bằng bảng tương tác, v.v nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Dựa vào điều kiện thuận lợi này tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học, bằng cách sử dụng các trang thiết bị đang có để soạn và giảng dạy bài “Công nghệ chế tạo phôi” nhằm giúp các em tiếp cận với các kiến thức của bài học một cách trực quan hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, công nghệ của nhiều quốc gia trên thế giới, đất nước chúng ta cũng đã và đang trên con đường phát triển, từng bước hội nhập, từng bước đổi mới, áp dụng khoa học-kỹ thuật-công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Vì vậy, công việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và phẩm chất đạo đức, đang là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Chế tạo phôi có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của xã hội loài người cách đây hàng thế kỷ và ngày nay cũng vậy, nhờ có công nghệ đó mà người ta có thể tạo hình ban đầu cho các chi tiết một cách hợp lý, góp phần quan trọng đến chất lượng của các chi tiết, của sản phẩm...nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Đối với học sinh phổ thông, dù sau này các em có lựa chọn nghề nghiệp nào đi chăng nữa thì những hiểu biết về công nghệ chế tạo phôi nói chung cũng như những ứng dụng của công nghệ chế tạo phôi vào thực tế nói riêng vẫn luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của mỗi người. Chính vì vậy việc nắm vững kiến thức về công nghệ chế tạo phôi là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các em tự tin hơn khi bước vào một xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà chúng ta đang hướng tới. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công Nghệ lớp 11, với phần nội dung về “Công nghệ chế tạo phôi” đã có những vướng mắc gây khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy và sự tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, hầu như các trường đều chưa có đầy đủ các mô hình thực tế, chưa có phòng thực hành dành riêng cho bộ môn Công Nghệ 11, vì thế phần nào đã làm hạn chế sự hứng thú và khả năng tiếp thu bài học của học sinh. Tuy nhiên, có một điều kiện thuận lợi để người giáo viên có thể khắc phục được những hạn chế đã nêu trên đó là: các trường đều đã được trang bị hệ thống các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu đa năng, phần mềm giảng dạy bằng bảng tương tác, v.vnhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Dựa vào điều kiện thuận lợi này tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học, bằng cách sử dụng các trang thiết bị đang có để soạn và giảng dạy bài “Công nghệ chế tạo phôi” nhằm giúp các em tiếp cận với các kiến thức của bài học một cách trực quan hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn công nghệ lớp 11, tôi nhận thấy nếu dạy bài “Công nghệ chế tạo phôi” bằng phương pháp dạy học truyền thống mang lại hiệu quả không cao, dễ gây sự nhàm chán trong quá trình học tập, nếu sử dụng thiết bị dạy học sẵn có của nhà trường cũng không đáp ứng được yêu cầu học tập hiện nay. Chính vì lẽ đó, bản thân tôi luôn trăn trở, phải thay đổi phương pháp dạy học, ứng dụng những công nghệ mới hiện đại, tìm kiếm tài liệu, thiết kế phương tiện, dụng cụ dạy học để thiết kế bài giảng mang lại hiệu quả dạy học cao hơn nữa, học sinh yêu thích môn học hơn, ý thức học tập tốt hơn và qua môn học các em có thể có định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mình. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu cách truyền đạt cho học sinh nắm được kiến thức bài “Công nghệ chế tạo phôi” một cách hiệu quả nhất, đó là sử dụng các hình ảnh, video được sưu tập trên Internet có liên quan tới nội dung bài học. Khi lĩnh hội kiến thức của bài học, các em không thụ động ngồi nghe giảng và ghi chép mà thay vào đó các em phải chủ động, sôi nổi, tích cực xây dựng bài. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu đã trình bày ở trên, tôi sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế để rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp dạy học đối với bài học này, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất mang lại hiệu quả cao. Khi giảng dạy bài “Công nghệ chế tạo phôi” trên các lớp học, kết hợp nhiều phương pháp dạy học để dạy cho học sinh, tôi quan sát thấy nếu sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với gợi mở và đàm thoại thì học sinh sẽ rất thụ động, các em khó tưởng tượng ra được các phương pháp chế tạo phôi trong thực tế một cách chính xác...Nhưng khi bài học có sử dụng các hình ảnh thực tế, video hướng dẫn cách chế tạo phôi thật thì các em rất hứng thú, tập trung theo dõi, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến cho bài học. 1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm Khi thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm này tôi bổ sung các hình ảnh và video mới có chất lượng đẹp và chi tiết hơn so với Sáng kiến kinh nghiệm của năm trước. Về đối tượng học sinh được dùng khảo nghiệm cũng được tôi khảo nghiệm trên các lớp có học sinh nhận thức thấp hơn. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Phương pháp giảng dạy bài “Công nghệ chế tạo phôi” đang được sử dụng phổ biến từ trước tới giờ đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát hình vẽ, hình chụp trong SGK rồi tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra bản chất, ưu nhược điểm, các bước tiến hành... Sau đó, giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh dưới dạng lí thuyết. Với cách thực hiện như trên không phải hoàn toàn là nhược điểm, mà cách làm đó cũng có những ưu điểm của nó: như học sinh có thể tư duy, giáo viên thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên cứu xong kiến thức về “Công nghệ chế tạo phôi”, nếu chỉ đọc những lí thuyết ở trong sách giáo khoa thì người đọc phải tưởng tượng, nếu có hình ảnh thì hình ảnh cũng rất ít và chưa mô tả hết được bản chất, ưu nhược điểm của phương pháp chế tạo..., đôi lúc khó hiểu dẫn đến nhàm chán. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu. 2.2. Thực trạng vấn đề a. Đại đa số học sinh hiện nay đều xem nhẹ môn học “Công nghệ” nói riêng, các em xem môn học này là môn phụ, học hay không học cũng chẳng sao. Đây là thực trạng chung của đại đa số các trường THPT với nhiều lý do như: môn học không phải là môn thi tốt nghiệp cũng chẳng thi vào Đại học, Cao đẳng và chưa có tác dụng trước mắt cho tương lai như các môn học khác... nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. b. Kiến thức về “Công nghệ chế tạo phôi”, học sinh của Trường THPT Vĩnh Lộc không có điều kiện để trực tiếp quan sát được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy hoặc xem tranh ảnh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học theo đó không cao. Nguyên nhân do nhiều phía: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh... và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ, mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Soạn bài và Thiết kế bài giảng bằng phần mềm Microsoft PowerPoint rồi trình chiếu Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để trình chiếu, kết hợp với hình ảnh và các đoạn video mô phỏng, video thực tế quá trình chế tạo phôi. Tiết 20: Công nghệ chế tạo phôi(tiết 1) 1. Mục tiêu cần đạt Qua tiết học học sinh biết được: a.Kiến thức: + Học sinh nắm được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc; + Học sinh hiểu được cách thức chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát; b.Kỹ năng: + Học sinh có thể lập được quy trình chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. c.Thái độ: + Có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn. + Biết vai trò của chế tạo phôi trong thực tế cuộc sống. 2. Phương tiện dạy học -Sách giáo khoa Công nghệ 11, sách giáo viên Công nghệ 11. -Phần mềm Microsoft PowerPoint. -Máy chiếu đa năng, máy vi tính đã cài đặt các phần mềm phục vụ cho việc trình chiếu Microsoft PowerPoint và các dạng tệp hình ảnh động, các đoạn video mô phỏng, video thật. 3. Phương pháp dạy học * Giáo viên: Chuẩn bị: Cho học sinh soạn kĩ câu hỏi trong SGK và câu hỏi thêm của GV Lên lớp: Kết hợp các phương pháp thuyết giảng, vấn đáp, gợi mở, tổng hợp, thảo luận theo nhóm và trình chiếu tranh ảnh, phim trực quan theo từng nội dung bài học. * Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và các câu hỏi thêm của giáo viên. 4. Nội dung và tiến trình lên lớp + Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: - Ổn định nề nếp. - Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh. + Giới thiệu bài học: Giáo viên: Trong cơ khí, để giảm thời gian gia công các chi tiết, nâng cao năng suất lao động thì phải có phôi(Giải thích: Phôi là hình dạng ban đầu của chi tiết khi chưa gia công). Phôi được tạo ra bằng cách nào? Hiện nay có nhiều phương pháp gia công cơ khí như: rèn, đúc tạo ra phôi. Các em đã được xem đúc các vật thể kim loại bao giờ chưa? và người ta đã đúc các vật thể kim loại bằng cách nào? Học sinh trả lời, giáo viên sử dụng bài giảng đã soạn sẵn trên phần mềm Microsoft PowerPoint để trình chiếu qua máy chiếu đa năng. (Nội dung trong các Slide được điều khiển xuất hiện lần lượt phù hợp với từng nội dung bài giảng và các câu hỏi của giáo viên). Trình chiếu Slide 1 Trình chiếu Slide 2 Câu hỏi: Em hãy kể tên một số vật thể đúc mà em biết? Một số vật thể Đúc trong thực tế 1. Bản chất: Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn. Sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội ta nhận được vật đúc có hình dạng, kích thước của lòng khuôn. -Hiện nay có nhiều phương pháp đúc khác nhau. Em được biết phương pháp đúc nào trong thực tế? (Xem hình ảnh và phim về đúc vật thể) CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI I-Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc: Trình chiếu Slide 3 Trình chiếu Slide 4 Hình ảnh một số loại khuôn đúc Các em đã xem một số sản phẩm đúc ở trên, vậy ở trong thực tế có thể đúc các vật liệu gì? Có thể đúc những loại vật thể nào? 2. Ưu, nhược điểm: a. Ưu điểm: - Đúc được tất cả các kim loại, hợp kim - Đúc được các loại vật thể từ bé đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp mà các phương pháp khác không thực hiện được. -Phương pháp đúc hiện đại cho độ chính xác và năng xuất cao, góp phần hạ chi phí sản xuất. (Xem các vật thể đúc) Trình chiếu Slide 5 Trình chiếu Slide 6 Vật thể lớn Vật thể đơn giản Vật thể bé Vật thể phức tạp b. Nhược điểm: -Có thể tạo ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, nứt, không điền đầy lòng khuôn... Vật thể đúc bị rỗ Vật thể đúc không điền đầy lòng khuôn Vật thể đúc bị nứt Trình chiếu Slide 7 Trình chiếu Slide 8 3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát: (Xem phim mô phỏng và phim đúc khuôn cát thật) Hình ảnh cắt từ phim mô phỏng Sau khi xem video quá trình đúc trong khuôn cát, em cho biết: Bước thứ nhất cần phải làm gì? Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn. Mẫu là gỗ hoặc nhôm có hình dạng, kích thước giống chi tiết cần đúc. Vật liệu làm khuôn là: hỗn hợp cát, chất kết dính, nước trộn đều Tại sao phải có chất kết dính? Bước thứ 2 tiến hành như thế nào? Trình chiếu Slide 9 Trình chiếu Slide 10 Bước 2: Tiến hành làm khuôn Cách tiến hành làm khuôn như thế nào? Bước thứ 3 tiến hành như thế nào? Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu Than đá Nhôm, gang... Ngoài nhôm hoặc gang than đá còn có thêm chất trợ dung là đá vôi được cho vào theo một tỷ lệ nhất định. Chất trợ dung có tác dụng như thế nào? Bước thứ 4 tiến hành làm gì? Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn Chú ý: Khi nấu chảy kim loại phải vớt các chất cặn bã có lẫn trong đó, khi rót kim loại thì rót chậm, đều tay để kim loại chảy từ từ vào khuôn. Nếu rót kim loại nhanh thì điều gì xảy ra? Sau khi rót kim loại có dỡ khuôn ngay không? Những chi tiết sử dụng ngay, không cần độ chính xác cao gọi là chi tiết đúc. Lấy ví dụ? Vật đúc phải tiếp tục gia công mới sử dụng được gọi là gì? Lấy ví dụ? Đợi cho kim loại kết tinh và nguội, dỡ khuôn, thu được vật đúc. Vật đúc thu được có hình dạng như thế nào? Có sử dụng ngay vật đúc đó được không? Trình chiếu Slide 11 Trình chiếu Slide 12 +Củng cố: Qua bài học các em cần nhớ được các kiến thức về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Đúc, đó là: -Bản chất của phương pháp đúc -Ưu nhược điểm của phương pháp đúc. -Các bước cần thực hiện khi đúc trong khuôn cát. +Bài tập về nhà: 1-Hãy kể tên các vật đúc trong gia đình nhà em đang sử dụng? Theo em có thể sử dụng những phương pháp nào để chế tạo những vật đó? 2-Hãy kể tên các kim loại được sử dụng để đúc các vật thể mà em được biết? Xem trước phần Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn. Tiết 21: Công nghệ chế tạo phôi(tiết 2) 1. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học học sinh biết được: a.Kiến thức: + Học sinh hiểu bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Gia công áp lực và Hàn; + Nắm được Ưu, nhược điểm của phương pháp Gia công áp lực và Hàn; b.Kỹ năng: + Học sinh có thể phân tích và hiểu được khi nào nên sử dụng phương pháp Gia công áp lực, khi nào nên sử dụng phương pháp Hàn. c.Thái độ: + Có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn + Biết vai trò của chế tạo phôi trong thực tế 2. Phương tiện dạy học -Sách giáo khoa Công nghệ 11, sách giáo viên Công nghệ 11. -Phần mềm Microsoft PowerPoint. -Máy chiếu đa năng, máy vi tính đã cài đặt các phần mềm phục vụ cho việc trình chiếu Microsoft PowerPoint và các dạng tệp hình ảnh động, các đoạn video mô phỏng, video thật. 3. Phương pháp dạy học * Giáo viên: Chuẩn bị: Cho học sinh soạn kĩ câu hỏi trong SGK và câu hỏi thêm của giáo viên. Lên lớp: Kết hợp các phương pháp thuyết giảng, vấn đáp, gợi mở, tổng hợp, thảo luận theo nhóm và trình chiếu tranh ảnh, phim trực quan theo từng nội dung bài học. * Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và các câu hỏi thêm của giáo viên. 4. Nội dung và tiến trình lên lớp + Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: - Ổn định nề nếp. - Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các bản chất, ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Đúc? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh. + Giới thiệu tiết tiếp theo: Giáo viên: Ngoài công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Đúc, hiện nay các em còn thấy trên thực tế người ta sử dụng những phương pháp chế tạo phôi khác nào không? Học sinh trả lời, giáo viên sử dụng bài giảng đã soạn sẵn trên phần mềm Microsoft Powerpoint để trình chiếu bằng máy tính qua máy chiếu đa năng. (Nội dung trong các Slide được điều khiển xuất hiện lần lượt phù hợp với từng nội dung bài giảng và các câu hỏi của giáo viên). Trình chiếu Slide 1 Trình chiếu Slide 2 II- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp Gia công áp lực: 1. Bản chất: -Dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ hoặc thiết bị làm cho kim loại bị biến dạng dẻo theo hướng định trước nhằm tạo được vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. -Khi gia công kim loại bằng áp lực, khối lượng và thành phần vật liệu không thay đổi. *Về bản chất thì phương pháp này khác phương pháp đúc ở những điểm nào? (Xem hình ảnh các dụng cụ được sử dụng khi gia công áp lực) Đe Búa Kìm Trình chiếu Slide 3 Trình chiếu Slide 4 Khi gia công áp lực người ta có nấu chảy kim loại không? Vì sao? Gia công áp lực để chế tạo các dụng cụ nào dùng trong gia đình? Em hãy kể tên các dụng cụ đó? Trong thực tế có nhiều phương pháp gia công áp lực khác nhau. (Xem phim về gia công áp lực) Các phương pháp Gia công áp lực: + Rèn tự do: Là phương pháp người công nhân làm biến dạng kim loại theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Rèn tự do (Xem video về rèn tự do) Trình chiếu Slide 5 Trình chiếu Slide 6 +Dập thể tích(rèn khuôn): Khuôn được làm bằng thép có độ bền cao. Khi dập, thể tích kim loại ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của búa máy hoặc máy ép. Khuôn Máy dập thể tích (Xem phim về phương pháp dập thể tích) Phương pháp này khác rèn tự do ở những điểm nào? 2.Ưu nhược điểm: a.Ưu điểm: Từ bản chất của phương pháp gia công áp lực này em thấy ưu nhược điểm của phương pháp này là gì? -Cơ tính cao. (vì sao?) -Dễ cơ khí hóa, tự động hóa -Phôi có độ chính xác cao. (vì sao?) -Tiết kiệm kim loại và giảm chi phí gia công cắt gọt. b. Nhược điểm: -Không chế tạo được vật thể có hình dạng phức tạp và lớn. (vì sao?) -Không chế tạo được phôi từ vật liệu có tính dẻo kém. (vì sao?) Trình chiếu Slide 7 Trình chiếu Slide 8 III- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn: 1. Bản chất: Là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. Phương pháp này có điểm gì khác với phương pháp đúc và gia công áp lực? - Phương pháp rèn tự do có độ chính xác và năng xuất thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc.(vì sao?) Phôi được tạo bởi phương pháp dập thể tích Phôi được tạo bởi phương pháp rèn tự do Trình chiếu Slide 9 Trình chiếu Slide 10 (Xem video hàn kim loại) + Quan sát khi hàn kim loại các em thấy chỗ hàn kim loại ở trạng thái nào? + Thực tế các em đã thấy mối hàn chưa? (Xem video) -Sử dụng phương pháp hàn có ưu nhược điểm gì? 2. Ưu, nhược điểm: a. Ưu điểm: -Tiết kiệm kim loại. (Vì sao?) -Nối được các kim loại có tính chất khác nhau. (Lấy ví dụ?) -Tạo ra được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp mà phương pháp khác không làm được. (Lấy ví dụ?) -Mối hàn có độ bền cao. b. Nhược điểm: -Do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết hàn dễ cong, vênh, nứt. (vì sao khi hàn lại biến dạng nhiệt không đều?) Trình chiếu Slide 11 Trình chiếu Slide 12 3. Một số phương pháp hàn thông dụng: *Hàn hồ quang tay: Bản chất: Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn. *Ứng dụng: trong ngành chế tạo máy, ô tô, cầu.. (Xem video) Hình ảnh các Mối hàn Hàn chi tiết có hình dạng Mối hàn nhôm và đồng kết cấu phức tạp Trình chiếu Slide 13 Trình chiếu Slide 14 *Hàn hơi(Hàn khí): *Bản chất: Dùng nhiệt phản ứng cháy của khí axetilen với ôxi làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và que hàn tạo thành mối hàn. *Ứng dụng: Hàn các chi tiết có chiều dày nhỏ Hình ảnh hàn hơi Câu hỏi củng cố Câu 1: Công nghệ chế tạo phôi có những phương pháp nào? Câu 2: Bản chất của từng phương pháp chế tạo phôi? Câu 3: Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp chế tạo phôi? +Bài tập về nhà: 1-Hãy kể tên các sản phẩm cơ khí mà em biết đã sử dụng phương pháp gia công áp lực để chế tạo? 2-Trong các phương pháp chế tạo phôi đã học, phương pháp nào được sử dụng phổ biến nhất trong chế tạo cơ khí? Vì sao? 2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi sử dụng phương pháp giảng dạy trên, so sánh với kết quả những năm học trước, những tiết học chưa vận dụng đưa hình ảnh, video mô phỏng vào bài giảng, tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức và sự háo hức tập trung vào bài học. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trừu tượng khi tìm hiểu bản chất của quá trình chế tạo phôi, các em hiểu được tại sao phải tạo ra phôi và các phương pháp chế tạo phôi trong thực tế. Trong giờ học các em rất sôi nổi tham gia phát biểu ý kiến, đặt nhiều câu hỏi, trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình, học sinh hiểu ngay bài trên lớp. Với giáo viên, khi đưa phương pháp trên vào giảng dạy, các thầy cô sẽ có nhiều nguồn minh chứng cho bài học, không bó hẹp kiến thức trong sách giáo khoa, và hơn nữa khi giảng dạy th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cong_nghe_che_tao_phoi_cong_nghe_11.doc