SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh ở trường Tiểu học

SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh ở trường Tiểu học

Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, Giáo dục tiểu học có vị trí hết sức quan trọng, được coi là bậc học nền tảng, hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện của con người. Với vai trò quyết định sự phát triển của con người thì Giáo dục có một vị trí vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Giáo dục được coi là một bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, trong đó mục tiêu giáo dục phải được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu của sự phát triển. Đó là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,có đạo đức,tri thức,sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.” (Điều 2 – chương I – Luật GD).

 Mục tiêu giáo dục trong nhà trường Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn về một con người toàn diện. Giáo dục phẩm chất cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi phẩm chất phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh, với cộng đồng. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc học tập rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong từng hành động, có những ước mơ đẹp trong cuộc sống. Bước đầu hình thành cho các em kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi phẩm chất của bản thân và của mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đạo đức đã học; có kĩ năng lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các tình huống đơn giản của cuộc sống. Giúp các em có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của mình, có trách nhiệm với bản thân, với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người, biết yêu cái thiện, ghét cái ác, không đồng tình với cáí sai, cái xấu.

 

doc 17 trang thuychi01 8663
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN THỨ NHẤT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.Lý do chọn đề tài
	Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, Giáo dục tiểu học có vị trí hết sức quan trọng, được coi là bậc học nền tảng, hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện của con người. Với vai trò quyết định sự phát triển của con người thì Giáo dục có một vị trí vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Giáo dục được coi là một bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, trong đó mục tiêu giáo dục phải được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu của sự phát triển. Đó là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,có đạo đức,tri thức,sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.” (Điều 2 – chương I – Luật GD).
 Mục tiêu giáo dục trong nhà trường Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn về một con người toàn diện. Giáo dục phẩm chất cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi phẩm chất phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh, với cộng đồng. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc học tập rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong từng hành động, có những ước mơ đẹp trong cuộc sống. Bước đầu hình thành cho các em kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi phẩm chất của bản thân và của mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đạo đức đã học; có kĩ năng lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các tình huống đơn giản của cuộc sống. Giúp các em có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của mình, có trách nhiệm với bản thân, với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người, biết yêu cái thiện, ghét cái ác, không đồng tình với cáí sai, cái xấu.
Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tôn sư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính trọng và đề cao. Song, do sự du nhập của nhiều nguồn văn hóa không lành mạnh và do cơ chế thị trường kinh tế chạy theo lợi nhuận thì việc giáo dục đạo đức có ít nhiều ảnh hưởng. Trước đây trong các trường học,hiện tượng vô lễ với giáo viên,nói tục chửi bậy là rất hiếm,ý thức kỷ luật của học sinh rất tốt, tinh thần đoàn kết,tương thân tương ái là rất cao. Trong gia đình con cháu yêu thương ông bà, cha mẹ:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Song cũng thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức đang bị suy giảm xuống trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phong trào học tập có chiều hướng đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị mai một. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, bạo lực học đường, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Có những gia đình cha mẹ mải chạy theo cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường, bị cuốn theo tiền tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu,đạo đức bị giảm sút. Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục “trí dục” mà xem nhẹ giáo dục “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Xuất phát từ tình hình thực tế, từ sự nhận thức về những quan điểm đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về Giáo dục. Tôi nhận thấy cần phải quan tâm, đầu tư tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Phẩm chất cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện thắng lợi mục tiêu cấp học. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh ở trường Tiểu học”
2.Mục đích nghiên cứu
Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả chất lượng Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh,qua đó giúp tập thể sư phạm thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nâng cao chất lượng Giáo dục phẩm chất cho học sinh Tiểu học 
4.Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu SKKN này tôi sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau :
4.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
4.2.Phương pháp điều tra
4.3.Phương pháp phỏng vấn
4.4.Phương pháp tổng hợp đánh giá
PHẦN THỨ HAI :
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Những vấn đề về cơ sở lý luận có liên quan: 
Đạo đức là một trong những hình thái sớm của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm, giai cấp).
Như chúng ta biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ở hai mặt chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song và đồng bộ. Giáo dục phẩm chất là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết yêu quê hương, đất nước, con người, công bằng bác ái biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh, kính trên nhường dưới, đoàn kết với mọi người, sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của ông cha, biết điều hay lẽ phải, tránh những thói hư tật xấu, biết yêu thương giúp đỡ người khác. Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của nhà trường, khu dân cư, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực. Biết cách tự phục vụ, biết cách học tập, vận dụng làm được một số việc trong gia đình. 
Theo đà phát triển đi lên của xã hội, phẩm chất của học sinh cũng có nhiều thay đổi. Theo nhận định chung thì phẩm chất của thanh thiếu niên đặc biệt là ở học sinh sa sút rất nhiều. Chúng ta vẫn thấy học sinh nói tục chửi thề, có em hỗn láo với cha mẹ, thầy cô, đánh nhau, trốn học phẩm chất học sinh ngày càng đi xuống bởi nhiều lý do, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế kinh tế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc, với những toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là gần gũi giáo dục nhân cách cho con cái trong gia đình. Vì vậy một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho nhà trường là: song song với việc giáo dục Trí dục phải giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
 Ở bậc Tiểu học, học sinh rất trong sáng, ngây thơ,tâm hồn các em còn như một tờ giấy trắng. Do đó, việc giáo dục đạo đức càng đóng vai trò quan trọng hơn vì hoạt động này giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách, có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp và ứng xử. Ngày nay, việc giáo dục phẩm chất cho học sinh gặp không ít khó khăn vì chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển phức tạp, học sinh được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa chiều. Chính vì vậy các em có thể tiếp thu được những điều tốt, nhưng cũng dễ dàng lây nhiễm những cái xấu.
2. Thực trạng phẩm chất của học sinh ở trường Tiểu học Quảng Thắng và trường Tiểu học lân cận: 
 Theo kết quả đánh giá phẩm chất của học sinh cuối năm học 2015-2016, đa số các em đều đạt. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều học sinh nói tục, chửi thề trong giờ ra chơi, tan học, trước mặt người lớn. Không những thế mà còn nói dối thầy cô, cha mẹ, ông bà, và có có cả những học sinh lấy đồ của bạn...
Muốn có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì phải nắm chắc và đánh giá đúng tình hinh phẩm chất của học sinh trường mình. Tôi đã dùng nhiều hình thức điều tra như nghiên cứu hồ sơ, học bạ, nghiên cứu dư luận của giáo viên, của bạn bè, của cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương của hai trường Tiểu học, theo dõi các hoạt động của học sinh trên lớp cũng như các buổi sinh hoạt tập thể ngoài trời, qua các giờ chơi...Qua điều tra tôi thấy nhìn chung các em đều ngoan, đều thực hiện tốt nội quy, quy chế của lớp của trường. Riêng một số em có biểu hiện sai về mặt đạo đức đều rơi vào những em có học lực yếu; một số em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà già yếu không có điều kiện chăm sóc và theo dòi đôn đốc thường xuyên. Số còn lại là do những yếu tố ảnh hưởng bởi những tác động xấu,chưa có ý thức phân định và tiếp thu một cách có chọn lọc. Hơn nữa đây cũng là độ tuổi rất hiếu động, còn thích ham chơi, ý thức định hướng chưa rõ ràng. Sự thiếu quan tâm từ phía gia đình: Cha mẹ vì quá bận rộn không có điều kiện thời gian để chăm sóc con cái; không khí gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến các em như cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ không hòa thuận khiến các em thiếu thốn tình yêu thương, nghe lời rủ rê của những kẻ xấu, xa lánh những người bạn tốt từ đó trở nên hư hỏng. Một số em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như các bạn bè khác trong lớp mà không vượt lên được hoàn cảnh sinh ra tự ty, co mình lại, không chịu nhận sự giúp đỡ từ phía bạn bè và nhà trường.
Qua việc khảo sát điều tra thực trạng phẩm chất của học sinh trường Tiểu học Quảng Thắng và các trường lân cận Kỳ I năm học 2016-2017
Tên trường Tiểu học
KHỐI LỚP
TỔNG SỐ HỌC SINH
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC
KẾT QUẢ RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Quảng Thắng
1
81
78
96,2
3
3,8
79
97,5
2
2,5
2
61
57
93,4
4
6,6
57
93,4
4
6,6
3
52
47
90,3
5
9,7
50
96,1
2
3,9
4
62
56
90,3
6
9,7
60
96,7
2
3,3
5
64
60
93,7
4
6,3
61
95,3
3
4,7
Trường
320
298
93,1
22
6,9
307
95,9
13
4,1
Quảng Thịnh
1
95
87
91,5
8
8,5
85
89,4
10
10,6
2
100
87
87
13
13
90
90
10
10
3
57
45
78,9
12
21,1
45
78,9
12
21,1
4
90
76
84,4
14
15,6
80
88,8
10
11,2
5
88
78
88,6
12
11,4
76
86,3
12
13,7
Trường
430
373
86,7
59
13,3
376
87,4
54
12,6
Đông vệ 2
1
177
160
91
17
9
160
91
17
9
2
124
110
88,7
14
11,3
112
91
12
9
3
114
98
91
16
9
95
83,3
19
16,7
4
83
65
78,3
18
21,7
63
75,9
20
24,1
5
55
45
81,8
10
18,2
45
81,8
10
18,2
Trường
553
478
86,4
75
13,6
475
85,8
78
14,2
Qua bảng số liệu trên ta thấy sau một thời gian nghỉ hè số lượng học sinh vi phạm tăng nhiều,đây cũng là điều dễ hiểu,vì học sinh Tiểu học nhanh nhớ mà cũng dễ quên.Khi không được “Giám sát” dạy dỗ thường xuyên của thầy cô,bố mẹ,người thân,chính vì những lẽ đó mà chất lượng học tập các bộ môn nói chung,bộ môn đạo đức nói riêng và phẩm chất học sinh đầu năm học thấp so với thời điểm cuối năm học trước đó. Chính vì vậy cần phải có biện pháp giáo dục kịp thời để giúp các em ngoan hơn, học giỏi hơn.
3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học 
3.1. Nhóm giải pháp 1: Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua quá trình dạy học: 
 	3.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp : 
Trước hết, người Hiệu trưởng phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi họp Hội đồng Giáo viên, người Hiệu trưởng cần tổ chức hoặc lồng ghép nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh, nhấn mạnh tầm quan trọng của người giáo viên Tiểu học vì các em coi thầy cô giáo là “thần tượng” và luôn đúng. Từng giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể về thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có chỉ tiêu giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp mình chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. Kế hoạch này phải được thông qua tập thể hội đồng sư phạm trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm. Đối với trẻ tiểu học,ngoài cha mẹ,thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ. Mỗi thầy cô giáo thật sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Khi học sinh vi phạm kỷ luật, giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi chưa chuẩn .
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp lên kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN là người sát sao với các hoạt động của lớp, nắm bắt kịp thời tâm tư tình cảm của học sinh, hiểu được tính cách của từng em. Trong qúa trình Giáo dục các em phải biết phối hợp với các GV bộ môn, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó là đoàn xã, Liên Đội TNTP Hồ Chí Minh, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy - học - giáo dục HS trong lớp phụ trách .
Ngay đầu năm học Hiệu trưởng yêu cầu GVCN sau khi nhận lớp phải tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh gia đình từng em, tình hình đặc điểm của lớp mình phụ trách, sau đó có báo cáo nhanh với BGH những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt. GVCN khi có điều kiện nên đến nhà học sinh thăm để biết thêm hoàn cảnh sống của các em.Ngoài ra, cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh bằng tin nhắn điện tử tình hình học tập của các em để phụ huynh nắm bắt kịp thời. Đặc biệt, Hiệu trưởng cần nhấn mạnh, năm học này tiêp tục thực hiện thông tư 30/2014/TTBGD&ĐT giáo viên không được chê bai học sinh, thường xuyên động viên khích lệ những mặt tiến bộ của các em, đánh giá nhẹ nhàng không gây áp lực để đảm bảo sự công bằng với mỗi học sinh, tạo cho các em sự tự tin khi đến lớp, niềm vui khi đến trường. Mỗi giáo viên phải có lòng vị tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình. Không quát tháo, trù dập, công bằng trong thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân, tưong ái, động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti để vươn lên trong học tập.
Cô giáo đồng thời là bạn tâm tình của các em 
3.1.2 Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức: 
- Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình: Phải nắm được vị trí của môn đạo đức theo chương trình.Hiệu trưởng chỉ đạo Giáo viên thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn đạo đức ở từng khối lớp là việc làm cần thiết và bắt buộc. Thông qua các bài học đạo đức hình thành cho các em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức. Từ đó các em nhận thức và có những hành vi đúng, vận dụng thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, các em dần có những kỹ năng đúng trong từng trường hợp cụ thể 
- Chỉ đạo tổ chức,cải tiến phương pháp dạy học môn đạo đức: Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các giờ thao giảng GVG, qua các buổi dự giờ rút kinh nghiệm. Hiệu trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của môn đạo đức. Môn Đạo đức được xem là một phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, hình thành phẩm chất cho học sinh một cách trực tiếp.Yêu cầu giáo viên khi dạy môn Đạo đức là làm cho những chuẩn mực hành vi đạo đức có trong bài học được thấm sâu, bền vững, trở thành kĩ năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi học sinh. Muốn vậy giáo viên phải có phương pháp dạy thích hợp với bộ môn. Yêu cầu giáo viên dạy môn Đạo đức đúng theo lịch báo giảng, dạy nghiêm túc không qua loa, không xem nhẹ .
- Vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt,tạo hứng thú cho học sinh bằng những phương pháp đóng vai,đóng hoạt cảnh, được bày tỏ quan điểm của mình trước một tình huống cụ thể, kết hợp phương pháp giảng giải, nêu gương, tác động, thuyết phục, khích lệ Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành.
Muốn vậy, nhà trường cần tổ chức tốt các đợt học tập, tham quan, du lịch các danh lam thắng cảnh của Thanh Hóa, thường xuyên mở các chuyên đề về giảng dạy đạo đức cho học sinh. Những hoạt động này giúp cán bộ,giáo viên nắm chắc quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đáp ứng yêu cầu Nghị quyết Số 29/NQTW về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Thực hiện dạy học theo chuẩn KTKN, chú trọng Giáo dục kỹ năng sống. 
3.1.3. Chỉ đạo lồng ghép tích hợp giáo dục phẩm chất học sinh trong bài dạy ở các bộ môn khác:
Ngoài môn Đạo đức, tất cả các môn học khác ở Tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, môn Toán đều có khả năng tiềm tàng, nếu được khai thác tốt, đúng hướng, nhằm vào việc giáo dục phẩm chất. Chẳng hạn ở môn Tiếng Việt qua các câu chuyện kể,các bài văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinh động ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca ngợi văn hóa, các tập quán truyền thống tốt đẹp của đất nước,của dân tộc nếu được khai thác, tiến hành đúng đắn sẽ mở rộng được kiến thức về phẩm chất,về truyền thống văn hóa, về kinh nghiệm, lối sống mang tính dân gian,phản ánh bản sắc đạo đức của dân tộc. Tất cả sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và kể cả các chuẩn mực sơ giản trong giao tiếp, ứng xử về đạo đức 
Người Giáo viên khéo léo dẫn dắc học sinh lồng ghép những bài học đạo đức được rút ra sau những câu chuyện kể, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự tôn dân tộc sau mỗi bài tập đọc, Khi hướng dẫn học sinh học bài, làm bài nhờ vận dụng đúng các nguyên tắc và phương pháp giáo dục và dạy học sẽ giúp học sinh đi từ mức độ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp và nâng cao dần độ khó, sẽ tập luyện cho học sinh thói quen vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ học tập, bước đầu hoàn thành các phẩm chất ý chí, các nét tính cách, lòng yêu chân lý, yêu văn hóa khoa học. Cũng nhờ vậy mà tầm mắt của các em ngày càng mở rộng, càng phong phú thêm, góp phần làm cho kiến thức đạo đức, thái độ đạo đức về cuộc sống,vốn sống, kinh nghiệm sống của các em phát triển. Khi hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập,phù hợp với sự mong đợi của gia đình, của xã hội, các em sẽ được đánh giá, khen thưởng, sẽ hình thành được những tình cảm trong sáng, tích cực phù hợp với lứa tuổi học đường.         
3.1.4. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết 
Hiệu trưởng chỉ đạo GV nhận thức được: chỉ khi nào xây dựng được một 
tập thể lớp đoàn kết thì các biện pháp giáo dục khác mới đạt hiệu quả cao. Để 
thực hiện được điều này thì mỗi giáo. viên cần phải tạo điều kiện cho các em hiểu nhau và xử lí các tình huống một cách hợp lí. Tùy từng trường hợp cụ thể GV nên có cách giải quyết khác nhau. Đối với những học sinh hay gây gỗ hoặc hay vi phạm khuyết điểm, GV cần nhắc nhở riêng. Đối với học sinh bị bệnh nghỉ học, GV cần tổ chức thăm hỏi và phân công học sinh giảng lại bài cho bạn. Đối với học sinh thiếu thốn tình cảm hay e dè, rụt rè, nhút nhát người GV thường xuyên trò chuyện gợi mở cho các em, tạo không khí vui vẻ khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm, lớp, trường. Lôi cuốn các em vào một sân chơi lành mạnh, vui vẻ... Thường xuyên kể cho các em nghe những câu chuyện về lòng nhân hậu, tình đoàn kết, nói cho các em biết về tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhắc nhở học sinh tham gia tìm hiểu về biển đảo Việt Nam,... hoặc tổ chức những trò chơi mang tính tập thể, tuyên dương kịp thời những học sinh có đóng góp nhiều trong các hoạt động đó như: văn nghệ, góp giấy vụn, ủng hộ người nghèo... Bên cạnh đó cần phải tổ chức và tạo điều kiện để lớp giúp đỡ học sinh khó khăn. Cô giáo phải tâm huyết và như người mẹ hiền sè gắn kết được các em với nhau, Gv cần có những biện pháp: Đối với những học sinh khó khăn về vật chất đề nghị lớp làm kế hoạch nhỏ: Góp giấy vụn và những đồ dùng học tập mình không dùng nữa nhưng vẫn còn sử dụng được thì đem tặng lại cho bạn. Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc học tập phân công học sinh khá giỏi kèm thêm ở nhà. ứ mỗi cuối tháng sẽ tổng kết một lần và tuyên dương những học sinh có tiến bộ, hững nhóm học tập đạt chất lượng. Bằng những biện pháp cụ thể như vậy, Giáo viên sẽ tạo được một khối đoàn kết trong tập thể học sinh và học sinh có nhiều cơ hội để phát triển phẩm chất của mình.
3.2. Nhóm giải pháp 2: Giáo dục phẩm chất,kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động phong trào,hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3.2.1.Chỉ đạo tổ chức thực hành đạo đức thông qua hoạt động Đội:
          - Giáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động đội Thiếu niên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_pham_chat_cho_hoc.doc