SKKN Cập nhật những thành tựu Hóa học mới nhất vào bài giảng giúp bài học trở nên sinh động hơn

SKKN Cập nhật những thành tựu Hóa học mới nhất vào bài giảng giúp bài học trở nên sinh động hơn

Hiện nay các ngành Khoa học kỹ thuật đang phát triển một cách nhanh chóng, kèm theo đó là những thành tựu mới liên tục được ra đời giúp con người thay đổi cuộc sống và thay đổi thế giới này.

Ngành Hóa học cũng không nằm ngoài guồng quay đó, trong những năm gần đây, rất nhiều thành tựu lớn về Hóa học đã được ra đời giúp cho chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò to lớn của Hóa học trong đời sống, đó là việc tìm ra những nguyên tố mới, sản xuất ra những vật liệu mới có nhiều ứng dụng hay là phát hiện ra tác dụng chữa bệnh của những hợp chất quen thuộc,

 Thực tế cho thấy, SGK Hóa học không thể cập nhật được những thông tin mới nhất về các thành tựu mà Hóa học đã đạt được trong thời gian gần đây, hầu hết kiến thức là các kiến thức cũ từ nhiều năm trước, trong SGK Hóa học hiện nay còn có rất nhiều kiến thức đã bị lỗi thời so với thực tế.

Hiện nay các câu hỏi lý thuyết trong đề thi môn Hóa ngày càng chú trọng vào những kiến thức thực tế, đặc biệt là việc ứng dụng kiến thức Hóa để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Chính vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài mang tên “Cập nhật những thành tựu Hóa học mới nhất vào bài giảng giúp bài học trở nên sinh động hơn”

 

doc 14 trang thuychi01 6140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cập nhật những thành tựu Hóa học mới nhất vào bài giảng giúp bài học trở nên sinh động hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay các ngành Khoa học kỹ thuật đang phát triển một cách nhanh chóng, kèm theo đó là những thành tựu mới liên tục được ra đời giúp con người thay đổi cuộc sống và thay đổi thế giới này. 
Ngành Hóa học cũng không nằm ngoài guồng quay đó, trong những năm gần đây, rất nhiều thành tựu lớn về Hóa học đã được ra đời giúp cho chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò to lớn của Hóa học trong đời sống, đó là việc tìm ra những nguyên tố mới, sản xuất ra những vật liệu mới có nhiều ứng dụng hay là phát hiện ra tác dụng chữa bệnh của những hợp chất quen thuộc, 
	Thực tế cho thấy, SGK Hóa học không thể cập nhật được những thông tin mới nhất về các thành tựu mà Hóa học đã đạt được trong thời gian gần đây, hầu hết kiến thức là các kiến thức cũ từ nhiều năm trước, trong SGK Hóa học hiện nay còn có rất nhiều kiến thức đã bị lỗi thời so với thực tế.
Hiện nay các câu hỏi lý thuyết trong đề thi môn Hóa ngày càng chú trọng vào những kiến thức thực tế, đặc biệt là việc ứng dụng kiến thức Hóa để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 
Chính vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài mang tên “Cập nhật những thành tựu Hóa học mới nhất vào bài giảng giúp bài học trở nên sinh động hơn”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, tôi sẽ tập trung vào việc nghiên cứu để đưa thêm vào bài giảng một số thông tin mới nhất về những thành tựu trong lĩnh vực Hóa học mà SGK không đề cập đến, qua đó giúp bài học trở nên sinh động và thu hút hơn với học sinh.
Thông qua đề tài này, tôi muốn khẳng định rằng giáo viên phải là những người tiên phong trong việc tự nghiên cứu, tự tìm hiểu những thông tin mới nhất về sự tiến bộ của Hóa học hiện nay, đồng thời phải yêu cầu học sinh tích cực tìm hiểu sách báo, truyền hình, internet,  để nắm được những thành tựu mới nhất của Hóa học. Việc làm này vừa giúp cho giáo viên và học sinh có kiến thức phong phú về Hóa học, đồng thời cũng phát huy tính tích cực của cả giáo viên và học sinh, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục căn bản mà Bộ Giáo dục đang tiến hành.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi bao gồm những thành tựu nổi bật và mới nhất của Hóa học trong những năm gần đây, đặc biệt là trong những năm từ 2010 đến 2016. Đây là những thành tựu lớn, có vai trò quan trọng và có khả năng ứng dụng cao trong thực tế.
Những thông tin này sẽ được tôi chọn lọc và tiến hành lồng ghép vào bài giảng trên lớp, từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào bài học tôi nhận thấy để đạt hiệu quả cao thì cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
+ Thông tin đưa vào phải tuyệt đối chính xác.
+ Thông tin đưa vào phải là những thông tin mới nhất và phải có liên quan đến nội dung bài học.
+ Chỉ lựa chọn những thông tin mà học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ được, không nên đưa những thông tin quá cao siêu khiến học sinh không hiểu.
+ Phải tính toán làm sao chỉ đưa thêm một lượng thông tin vừa đủ để đảm bảo thời gian tiết học và không ảnh hưởng đến chuẩn kiến thức, kỹ năng.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này là nghiên cứu thật kỹ nội dung trong SGK Hóa học lớp 10, 11, 12 sau đó tìm hiểu thông tin trong sách, báo, tra cứu trên mạng internet để bổ sung những phần kiến thức mới mà SGK chưa đề cập đến.
	Ngoài ra tôi cũng trao đổi, tham khảo thêm ý kiến của các đồng nghiệp và khảo sát ý kiến của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chúng ta đều biết giáo dục hiện nay đã và đang phải tiến hành đổi mới một cách căn bản, toàn diện, rất nhiều mục tiêu, cách thức, phương pháp giáo dục cũ đã không còn phù hợp với thực tế ngày nay nữa. 
Một trong số những thay đổi quan trọng theo tôi đó là chuyển từ việc nhìn nhận “SGK là tài liệu dạy học duy nhất” thành “SGK là một trong những tài liệu dạy học cơ bản”. Có thể nói rằng đây là sự thay đổi phù hợp với xu thế phát triển hiện nay bởi vì trong thực tế có rất nhiều điều khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn với các kiến thức trong SGK. Vậy cho nên đôi khi chúng ta mới vô tình rơi vào tình huống khó xử khi đứng trước 1 vấn đề mà thực tế khác xa với kiến thức được nói đến trong SGK, khi đó nếu chúng ta không nắm vững được những thay đổi, những tiến bộ mới nhất thì chúng ta sẽ không thể làm cho học sinh thỏa mãn và đương nhiên học sinh sẽ không phục.
Một trong những dẫn chứng gần đây nhất cho việc khó xử khi đứng giữa thực tế và SGK đó là trong bộ đề thi tham khảo lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành vào tháng 5 vừa qua. Trong đó có 1 số câu của một số môn đã gây ra tranh cãi khi nội dung câu hỏi được đề cập đến trong SGK đã bị lỗi thời so với thực tế hiện nay rất nhiều. Những người biên soạn thì cho rằng chúng ta phải lấy kiến thức trong SGK làm chuẩn nhưng rất nhiều ý kiến lại cho rằng nếu những kiến thức trong SGK đã không còn đúng nữa thì không nên đưa vào đề thi gây hoang mang cho học sinh và phụ huynh. 
Từ dẫn chứng trên ta thấy rằng vấn đề ở đây không chỉ dừng lại ở việc chúng ta lấy chuẩn kiến thức ở đâu mà nói rộng ra là chúng ta phải dạy cho học sinh kiến thức ở đâu? Ở trong SGK hay ở trong thực tế? 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua việc nghiên cứu rất kỹ SGK môn Hóa học lớp 10, 11, 12 đồng thời tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và của rất nhiều học sinh tôi nhận thấy: SGK hiện nay có nhiều phần kiến thức đã bị lỗi thời so với thực tế phát triển của xã hội, đặc biệt là những phần có liên quan đến các ứng dụng và cách điều chế, sản xuất các chất hóa học. 
Một thực tế không cần bàn cãi đó là: SGK thì không thể thay đổi liên tục được, nhưng bản thân giáo viên và học sinh thì có thể thay đổi được. Do đó để giải quyết vấn đề này chỉ có cách duy nhất là bản thân giáo viên cũng như học sinh phải thường xuyên tìm hiểu và cập nhật những kiến thức, những thành tựu mới nhất có liên quan đến môn học của mình, qua đó tự nâng cao trình độ và đồng thời cũng nắm bắt được xu hướng phát triển của môn học đó nói riêng, sự phát triển của xã hội nói chung.
Việc giáo viên có thể cung cấp cho các em hoặc khuyến khích các em tự tìm hiểu thêm về những thông tin mới nhất có liên quan đến bài học sẽ làm cho tiết học trở nên sinh động và gây hứng thú hơn cho học sinh, qua đó còn bồi dưỡng cho các em niềm say mê khám phá tri thức mới của nhân loại.
Đề tài của tôi tiến hành nghiên cứu sẽ đem lại cho giáo viên một cách nhìn mới về Hóa học, đặc biệt là những ứng dụng mới nhất, những cách điều chế hiện đại nhất, qua đó làm tiết học trở nên sinh động hơn, giúp cho học sinh dễ nhớ và sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh. Đề tài này cũng sẽ khuyến khích các em học sinh tự tìm cho mình một cách tiếp cận kiến thức một cách tích cực, vui tươi, không bị gò bó và qua đó giúp các em sẽ có hứng thú hơn với môn Hóa học.
Bằng đề tài này tôi hy vọng rằng sẽ đóng góp một chút công sức nhỏ nhoi của mình vào việc phát triển ngành giáo dục nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng.
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã đưa được thông tin về thành tựu mới nhất của Hóa học vào trong 1 số phần, nhưng trong khuôn khổ của sáng kiến này tôi chỉ tập trung vào một số thành tựu nổi bật nhất của Hóa học và chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
2.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. BẢNG TUẦN HOÀN HIỆN NAY CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN TỐ?
2.3.1.1. Thực tế của vấn đề
	Bảng tuần hoàn trong SGK Hóa học lớp 10 hiện nay có 103 nguyên tố hóa học nhưng thực tế hiện nay con người đã phát hiện ra tổng cộng là 118 nguyên tố. Như vậy so với thực tế thì số lượng nguyên tố hóa học có trong Bảng tuần hoàn ít hơn, điều này dẫn đến việc học sinh hay bị nhầm lẫn một số vấn đề sau đây:
	+ Một là, thường nhận xét rằng ở chu kì 7 chỉ có 17 nguyên tố đó là Fr (Z = 87); Ra (Z = 88); Ac (Z = 89) và 14 nguyên tố họ Actini (từ Th (Z = 90) đến Lr (Z = 103)).
	+ Hai là, nghiễm nhiên công nhận rằng Bảng tuần hoàn chỉ có 7 chu kì.
2.3.1.2. Giải quyết vấn đề.
	Giáo viên có thể giải quyết vấn đề trên bằng cách cung cấp thêm cho học sinh một số thông tin sau:
“Hiện nay Bảng tuần hoàn mới nhất được công bố có 118 nguyên tố Hóa học, như vậy là chu kì 7 của Bảng tuần hoàn đã được lấp đầy với 32 nguyên tố”[1]
(Bảng tuần hoàn mới nhất được công bố vào cuối năm 2016)[1]
	Những nguyên tố được phát hiện mới nhất là: Nihonium (Nh, 113), Moscovium (Mc, 115), Tennessine (Ts, 117), và Oganesson (Og, 118). Đây là các nguyên tố không bền và chỉ có thể điều chế được trong phòng thí nghiệm. Việc phát hiện ra những nguyên tố mới đã chứng minh sự phát triển vượt bậc của Khoa học đồng thời cũng chứng minh khả năng tiên tri của thiên tài Menđeleep cách đây gần 200 năm.[1]
	“Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực để tìm ra nguyên tố có số hiệu 119, đây là một nguyên tố đặc biệt vì nó là nguyên tố mở đầu cho chu kì 8 của Bảng tuần hoàn. Theo dự đoán thì nguyên tố nặng nhất sẽ có số hiệu là 126”.[2]
2.3.1.3. Nhận xét.
	Những thông tin trên có thể đưa vào bài giảng “Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học” của chương trình Hóa học 10.	
Qua những thông tin trên giáo viên có thể khẳng định cho học sinh rằng còn rất nhiều nguyên tố hóa học khác chưa được tìm ra, mỗi một nguyên tố mới được tìm ra là 1 thành tựu lớn của Hóa học.
	Ngoài ra giáo viên cũng có thể kể cho học sinh một số câu chuyện liên quan đến việc tìm ra các nguyên tố Hóa học mới như việc Marie Curie tìm ra nguyên tố mới và bà đã quyết định đặt tên nó theo tên quê hương của bà, đó là nguyên tố Polonium. Qua đó truyền đạt cho các em ước mơ khám phá ra những nguyên tố Hóa học mới để làm rạng danh cho bản thân, gia đình và đất nước.
2.3.2. MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU POLIME MỚI
2.3.2.1. Thực tế của vấn đề
	Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ Hóa học, con người đã phát minh ra rất nhiều vật liệu mới có nhiều ứng dụng quan trọng, đặc biệt là các vật liệu polime.
	Tuy nhiên trong SGK Hóa học lớp 11 và 12 mới chỉ đề cập đến một số loại vật liệu polime cơ bản đã được phát hiện từ khá lâu và đã tương đối lạc hậu so với thực tế hiện nay.
2.3.2.2. Giải quyết vấn đề
	Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số thông tin sau:
	Ngoài các loại vật liệu polime đã được đề cập trong SGK như PE, PVC, PP, PS, PMM,  Ngày nay chúng ta còn có rất nhiều loại vật liệu polime mới, ví dụ như:
	+ Polietien tỉ trọng cao – HDPE (High-density polyethylene): Loại vật liệu chịu nhiệt mới, rất bền với axit, bazơ, chịu va đập tốt, chịu được áp suất cao, chịu được nhiệt độ tới -40oC, rất khó bắt lửa, bền với ánh sáng mặt trời, khó bị lão hóa, tuổi thọ lên đến 50 năm.[3], [4]
(Ống dẫn nước sản xuất từ HDPE)
	+ PPR (Polypropylene Random): Loại vật liệu chịu nhiệt, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 110oC, chịu va đập tốt, chịu được áp suất cao, dẻo, dễ uốn cong.[4]
(Ống dẫn nước sản xuất từ HDPE dùng cho bình nóng lạnh)
	+ PET (Polyethylene terephthalate): Một loại chất dẻo trong suốt hoặc có màu trắng đục, bền, có khả năng chống thấm khí và chống ẩm tốt. PET còn là loại chất dẻo được tái sử dụng nhiều nhất tuy nhiên việc tái chế loại vật liệu này còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, trong năm 2016 các nhà khoa học Viện công nghệ Kyoto (Nhật Bản) đã tìm ra 1 loại vi khuẩn có khả năng phân hủy PET ngay ở điều kiện thường, đây sẽ là bước tiến quan trọng trong việc tái chế chất dẻo PET giúp bảo vệ môi trường và đem lại lợi ích to lớn về kinh tế.[5],[6],[14]
(Chai đựng nước và giấy phép lái xe mới được làm từ vật liệu PET)
	+ Vật liệu cao su tự hàn gắn: Là loại vật liệu có tính chất tương tự như cao su tuy nhiên có khả năng tự hàn gắn lại ngay ở nhiệt độ thường khi bị rách hoặc bị thủng. Vật liệu này do các nhà khoa học của trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp tạo ra năm 2013.[7], [12]
(Trong tương lai, xăm và lốp xe sẽ không bao giờ bị thủng nữa)
	+ Tơ nhện: Loại tơ thiên nhiên được ca ngợi là có độ bền cao hơn so với thép ở cùng độ dày và lại rất nhẹ, đây là loại vật liệu trong tương lai có tiềm năng ứng dạng rất lớn như chế tạo áo giáp chống đạn, dệt lưới đánh cá, sản xuất túi khí cho ô tô, Đặc biệt một nghiên cứu mới nhất của Đại học Wyoming (Mỹ) cho thấy có thể dùng tơ nhện để phục hồi các loại dây chằng và các dây thần kinh của con người với độ an toàn cao mà không lo bị cơ thể đào thải. Tuy nhiên việc nuôi nhện để lấy tơ là 1 điều không thể vì loài nhện không có kiểu sông bầy đàn mà chúng thường ăn thịt lẫn nhau. Do đó vấn đề nan giải hiện nay là làm cách nào để thu được thật nhiều tơ nhện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của loại vật liệu này. Nghiên cứu gần đây cho biết, các nhà khoa học đã lập trình được đoạn gen của loài nhện “Góa phụ đen” (black widow) – Một loài nhện cực độc nhưng có sợi tơ rất bền. Phát hiện này hứa hẹn sẽ cho chúng ta đáp án của bài toán sản xuất tơ nhện nhân tạo trong tương lai không xa.[8]
(Áo giáp chống đạn và phẫu thuật chấn thương dây chằng đầu gối sẽ là những ứng dụng quan trọng nhất của tơ nhện)
2.3.2.3. Nhận xét
	Những thông tin trên có thể đưa vào bài giảng chương Polime và vật liệu polime chương trình Hóa học 12.
Qua những thông tin trên giáo viên có thể khẳng định cho học sinh rằng còn rất nhiều vật liệu mới mà con người chưa phát hiện ra, có khi ngay những cái ở bên cạnh chúng ta mỗi ngày mà ta cũng chưa biết hết về tác dụng của chúng, mỗi một ứng dụng mới được tìm ra là 1 thành tựu lớn của Hóa học.
	Ngoài ra giáo viên cũng có thể nói thêm về lợi ích kinh tế đối với bản thân và đối với nhân loại của việc phát hiện ra những vật liệu mới. Qua đó truyền đạt cho các em khát vọng khởi nghiệp bằng việc tìm ra những vật liệu mới để đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân, gia đình và xã hội.
2.3.3. MỘT SỐ VẬT LIỆU KIM LOẠI MỚI
2.3.3.1. Thực tế của vấn đề
	Hiện nay, các ứng dụng của kim loại và hợp kim của chúng là rất đa dạng, đặc biệt trong những năm gần đây, rất nhiều ứng dụng mới có liên quan đến kim loại đã được phát hiện ra, trong đó có những ứng dụng vô cùng thú vị mà trong SGK Hóa học chưa đề cập đến.
2.3.3.2. Giải quyết vấn đề
	Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số thông tin sau đây:
	+ Vật liệu kim loại lỏng: Từ trước tới nay chúng ta vẫn thường được biết rằng kim loại thủy ngân (Hg) tồn tại dạng lỏng ở điều kiện thường với 1 số ít ứng dụng trong thực tế. Năm 2016 đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực vật liệu kim loại lỏng – loại vật liệu hiếm và kì lạ của khoa học, một nhóm nghiên cứu tại ĐHTH North Carolina (Mỹ) đã tìm ra và sử dụng tính chất đặc biệt của kim loại lỏng (chủ yếu là Gali và 1 số hợp kim của nó) để chế tạo ra loại dây dẫn điện với vỏ bọc polime bên ngoài còn bên trong là kim loại lỏng ở nhiệt độ thường. Khác với dây dẫn điện thông thường, loại dây dẫn này có thể dễ dàng uốn cong, định hình và thậm chí là kéo dài ra mà vẫn giữ nguyên độ dẫn điện. Còn tại ĐHTH bang Iowa (Mỹ) các nhà khoa học đã dùng vật liệu kim loại lỏng (gồm Bismut-Inđi-Thiếc và các hợp kim của chúng) để tạo ra một công nghệ mới hoàn toàn cho phép chúng ta có thể kết nối các chi tiết kim loại ngay ở nhiệt độ thường – đó là công nghệ hàn không cần nhiệt.[6]
(Trong tương lai, lõi của các dây dẫn điện sẽ được thay bằng kim loại lỏng)
	+ Vật liệu siêu dẫn chế tạo từ Hiđro kim loại: Mới nghe cứ như là chuyện đùa vì từ xưa tới nay chúng ta đã biết Hiđro là chất khí rất nhẹ, việc hóa lỏng nó đã khó khăn rồi chứ đừng nói đến việc biến nó thành kim loại. Thế nhưng theo báo cáo trên tạp chí khoa học thế giới cuối năm 2016 thì sau gần 100 năm nghiên cứu, lần đầu tiên các nhà khoa học của Đại học Harvard (Mỹ) đã thành công trong việc chế tạo một lượng nhỏ kim loại cực hiếm từ nguyên tử Hiđro bằng cách nén khí Hiđro dưới áp suất rất lớn. Nghiên cứu này có khả năng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong việc chế tạo các vật liệu siêu dẫn có thể hoạt động ở điều kiện thường và đặc biệt là trong lĩnh vực khám phá vũ trụ của loài người. Với vật liệu siêu dẫn bằng Hiđro kim loại con người có thể chế tạo các thiết bị điện, điện tử cực kỳ tiết kiệm năng lượng, chế tạo ra các loại máy tính siêu nhanh, tàu hỏa siêu tốc,  [9]
(Trong tương lai những máy tính tốc độ cao và tàu siêu tốc độ sẽ được ra đời nhờ vật liệu Hiđro kim loại)
	+ Vật liệu kim loại biến hình: Vật liệu kim loại mới này được nghiên cứu và tạo ra bởi các nhà khoa học tại Đại học Cornell, dưới sự tài trợ của Không quân Mỹ. Nó được tạo ra bằng cách kết hợp giữa một phần là silicon và một phần là kim loại (có nhiệt độ nóng chảy 62 độ C). Ở nhiệt độ thấp, loại vật liệu này sẽ có tính chất giống kim loại còn khi tăng nhiệt độ lên, nó trở nên mềm và đàn hồi giống như silicon, có thể biến đổi thành hình dạng như ý muốn.[10]
(Với vật liệu này, các robot biến hình sẽ không còn là viễn tưởng nữa)
2.3.3.3. Nhận xét
	Những nội dung trên có thể đưa vào các bài học chương đại cương kim loại hoặc các chương về kim loại có liên quan.
	Vật liệu kim loại là một trong những loại vật liệu tương đối phổ biến trong đời sống, trong SGK cũng đã nêu tương đối đầy đủ các ứng dụng của kim loại trong thực tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây con người đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng mới của các vật liệu kim loại, những phát hiện này hứa hẹn sẽ mở ra kỷ nguyên mới về ứng dụng của kim loại.
2.3.4. KIM CƯƠNG CÓ PHẢI LÀ VẬT LIỆU CỨNG NHẤT KHÔNG?
2.3.4.1. Thực tế của vấn đề
	Từ trước tới nay khi học bài Cacbon (chương trình hóa học lớp 11) chúng ta vẫn thường nhắc đến kim cương như là loại vật liệu cứng nhất mà con người đã phát hiện ra.
	Tuy nhiên hiện nay con người đã tìm ra một loại vật liệu mới còn cứng hơn cả kim cương.
2.3.4.2. Giải quyết vấn đề
	Giáo viên có thể cung cấp những thông tin sau đây cho học sinh
	Năm 2016, nhà bác học Natalia Dubrovinskaia (Đức) đã phát hiện ra một loại vật liệu có độ cứng vượt trội so với kim cương với tên gọi là các khối cầu nano kim cương. Với vật liệu này chúng ta có thể tạo ra áp suất cực lớn để phục vụ cho các nghiên cứu ở mức nguyên tử như biến Hiđo ở dạng khí thành Hiđro kim loại, qua đó mở ra cơ hội để giải mã bí ẩn của hệ mặt trời.[11]
(Một mẫu nano kim cương được tạo ra trong khoang áp suất)
2.3.4.3. Nhận xét
	Kim cương là loại vật liệu tương đối quen thuộc và mỗi khi nhắc đến nó là người ta liên tưởng ngay đến loại vật chất cứng nhất hành tinh, nhưng sự tiến bộ của khoa học đã chứng minh một điều: không có gì là không thể vượt qua. Chỉ cần chúng ta có tri thức, sự say mê và lòng quyết tâm thì chúng ta có thể đạt đến những điều tưởng như là không thể. 
	Thông qua ví dụ trên giáo viên có thể truyền tải đến học sinh thông điệp về sức mạnh của tri thức và tạo cho học sinh sự đam mê khoa học ngay khi còn trên ghế nhà trường.
2.3.5. HIĐRO SUNFUA – CHẤT ĐỘC HAY THUỐC TIÊN?
2.3.5.1. Thực tế của vấn đề
	Trong SGK Hóa học lớp 10 ghi rõ: Hiđro sunfua (H2S) là chất khí, mùi trứng thối, rất độc và người ta không điều chế khí hiđro sunfua vì nó hầu như không có ứng dụng trong thực tế.
	Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất được công bố đã chỉ ra rằng: Hiđro sunfua là chìa khóa trong việc kéo dài tuổi thọ của các loài động vật.
2.3.5.2. Giải quyết vấn đề
	Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số thông tin sau:
	Một nghiên cứu của tiến sĩ Mark Roth (một thành viên của phòng Khoa học cơ bản thuộc trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư Fred Hutchinson) và tiến sĩ Dana Miller (Một nghiên cứu sinh) đã chứng minh rằng Hiđro sunfua có khả năng kích hoạt cơ chế “ngủ đông theo yêu cầu”, dần dần giảm thân nhiệt, hô hấp và nhu cầu về Oxi của cơ thể. Tiến sĩ Roth hy vọng rằng trong tương lai, một kỹ thuật tương tự có thể được sử dụng để kéo dài thời gian cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng, đưa họ vào trạng thái ngủ đông để chờ đợi cơ hội chữa trị trong tương lai.[13]
2.3.5.3. Nhận xét
	Giáo viên có thể sử dụng những thông tin trên cho bài học về Hiđro sunfua thuộc chương trình Hóa học lớp 10.
	Qua những thông tin trên, giáo viên có thể nhấn mạnh cho học sinh: Cái gì cũng có hai mặt, vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết hạn chế mặt xấu và phát huy mặt tốt của nó, có như vậy thì xã hội mới không ngừng phát triển và con người mới không ngừng hoàn thiện.
2.4. HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cap_nhat_nhung_thanh_tuu_hoa_hoc_moi_nhat_vao_bai_giang.doc