SKKN Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

SKKN Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

Văn học dân gian (VHDG) là một trong những bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. VHDG là sản phẩm tinh thần của ông cha ta từ thuở sơ khai, phản ánh phong tục tập quán, thói quen, cách cảm, nếp nghĩ và cả những tư tưởng, tình cảm. VHDG chiếm một vị trí không nhỏ trong thời lượng chương trình ngữ văn lớp 10. Những bài học dân gian gắn chặt với mạch nguồn cảm xúc của biết bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mỗi con người Việt. Hơn thế, VHDG còn đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao ý thức trân trọng di sản văn học cho thế hệ sau.

Qua thực tế giảng dạy cho thấy đa số HS chưa thật sự trân trọng cái hay, cái đẹp từ VHDG. Có thể do các em đã quen tiếp xúc với nền văn hóa hiện đại và đang bị cuốn hút vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nên VHDG đối với các em có một khoảng cách vô cùng lớn. Cũng có thể, đa phần giáo viên (GV) khai thác các tác phẩm VHDG, đặc biệt là các tác phẩm tự sự dân gian theo kiểu diễn xuôi, dạy sơ sài nên HS chưa nhận ra cái hay, nét độc đáo của văn bản từ đó kéo theo thái độ không hứng thú học, không tích cực, sáng tạo trong tiếp nhận. Vì vậy dẫn đến tình trạng HS hết sức mơ hồ về kiến thức, thậm chí nhầm lẫn các chi tiết của tác phẩm này với các tác phẩm khác. Do vậy khi làm bài kiểm tra HS thường suy luận chủ quan, nhiều lúc còn “ sáng tạo” thêm những chi tiết mới so với văn bản gốc.

 Từ thực tế này, là một GV dạy học môn Ngữ văn, tôi luôn luôn trăn trở làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ phận VHDG, nhất là những tác phẩm tự sự dân gian. Với mục đích tạo hứng thú trong các tiết học VHDG, giúp các em biết cách đọc đúng, hiểu đúng, nắm chắc được kiến thức theo đặc trưng của từng thể loại, biết phát hiện và rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm góp phần quan trọng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho HS

Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài thể hiện một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học của mình, đó là: “Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại”. Hy vọng với đề tài này, Tôi sẽ có những đóng góp mới và tích cực hơn trong công tác giảng dạy bộ phận VHDG ở các trường THPT hiện nay.

 

doc 24 trang thuychi01 20385
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH TIẾP CẬN TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 
 	 Người thực hiện : Lê Thị Phương Thảo
 	 Chức vụ : Giáo viên 
 SKKN thuộc môn : Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1
A. PHÂN MỞ ĐẦU
1
2
I/ Lí do chọn đề tài: 
1
3
II/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
1
4
III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 
1
5
IV/ Phương pháp nghiên cứu: 
2
6
B. PHẦN NỘI DUNG.
3
7
I/ Cơ sở lý luận: 
3
8
II/ Thực trạng của việc dạy học truyện dân gian trong chương trình ngữ văn 10: 
3
9
1/ Thuận lợi 
3
10
2/ Khó khăn
4
11
III/ Cách tiếp cận một số tác phẩm VHDG trong chương trình ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại : 
4
12
1/ Sử thi dân gian - “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử thi“Đăm Săn”) .
4
13
2/ Truyền thuyết - “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”. 
7
14
3/ Truyện cổ tích - “Tấm Cám”. 
9
15
4/ Truyện cười - “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” 
12
16
IV/ Giáo án thể nghiệm và hiệu quả thể nghiệm
14
17
1. Giáo án thể nghiệm
14
2. Hiệu quả thể nghiệm
18
18
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học dân gian (VHDG) là một trong những bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. VHDG là sản phẩm tinh thần của ông cha ta từ thuở sơ khai, phản ánh phong tục tập quán, thói quen, cách cảm, nếp nghĩ và cả những tư tưởng, tình cảm. VHDG chiếm một vị trí không nhỏ trong thời lượng chương trình ngữ văn lớp 10. Những bài học dân gian gắn chặt với mạch nguồn cảm xúc của biết bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mỗi con người Việt. Hơn thế, VHDG còn đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao ý thức trân trọng di sản văn học cho thế hệ sau. 
Qua thực tế giảng dạy cho thấy đa số HS chưa thật sự trân trọng cái hay, cái đẹp từ VHDG. Có thể do các em đã quen tiếp xúc với nền văn hóa hiện đại và đang bị cuốn hút vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nên VHDG đối với các em có một khoảng cách vô cùng lớn. Cũng có thể, đa phần giáo viên (GV) khai thác các tác phẩm VHDG, đặc biệt là các tác phẩm tự sự dân gian theo kiểu diễn xuôi, dạy sơ sài nên HS chưa nhận ra cái hay, nét độc đáo của văn bản từ đó kéo theo thái độ không hứng thú học, không tích cực, sáng tạo trong tiếp nhận. Vì vậy dẫn đến tình trạng HS hết sức mơ hồ về kiến thức, thậm chí nhầm lẫn các chi tiết của tác phẩm này với các tác phẩm khác. Do vậy khi làm bài kiểm tra HS thường suy luận chủ quan, nhiều lúc còn “ sáng tạo” thêm những chi tiết mới so với văn bản gốc.
 Từ thực tế này, là một GV dạy học môn Ngữ văn, tôi luôn luôn trăn trở làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ phận VHDG, nhất là những tác phẩm tự sự dân gian. Với mục đích tạo hứng thú trong các tiết học VHDG, giúp các em biết cách đọc đúng, hiểu đúng, nắm chắc được kiến thức theo đặc trưng của từng thể loại, biết phát hiện và rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm góp phần quan trọng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho HS 
Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài thể hiện một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học của mình, đó là: “Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại”. Hy vọng với đề tài này, Tôi sẽ có những đóng góp mới và tích cực hơn trong công tác giảng dạy bộ phận VHDG ở các trường THPT hiện nay. 
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đưa ra phương pháp, cách thức dạy học truyện dân gian có hiệu quả qua một số tác phẩm theo đặc trưng thể loại cụ thể, phù hợp với từng lớp, đối tượng HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay.
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
1. Đối tượng nghiên cứu: 
+ Phương pháp, cách thức dạy học truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10.
+ HS lớp 10B4, 10B2; 10A1, 10A5 Trường THPT Lưu Đình Chất
2. Phạm vi nghiên cứu: 
Những tác phẩm (đoạn trích) thuộc thể loại truyện dân gian Việt Nam được học trong chương trình Ngữ văn 10 - Chương trình chuẩn (không bao gồm các bài đọc thêm và truyện dân gian nước ngoài).
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp tiếp cận văn bản.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
B. PHẦN NỘI DUNG:
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Văn học dân gian (VHDG) là một bộ phận của nền văn hóa nói chung, của nền văn học dân tộc nói riêng. Nó giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình văn học của nhà trường phổ thông. VHDG góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, giáo dục nhân cách cho HS, đồng thời qua VHDG HS có điều kiện tốt nhất, hiệu quả nhất và nhanh nhất để tiếp cận với nền văn hóa của dân tộc.
Vậy VHDG là gì? “VHDG còn được gọi là văn chương bình dân hay văn chương truyền miệng. Khái niệm chỉ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động, phát sinh từ thời kì nguyên thủy và phát triển mạnh mẽ trong các xã hội có giai cấp cho đến cả thời hiện đại. VHDG tồn tại và phát triển trong mối liên quan chặt chẽ với các hoạt động lao động và sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội của nhân dân và thể hiện thành những sinh hoạt VHDG”. [1]
Hệ thống thể loại của VHDG gồm có: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. [2, tr17-18]
Dựa vào đặc trưng của thể loại, người ta chia VHDG thành hai nhóm: tự sự dân gian hay còn gọi là truyện dân gian (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ) và trữ tình dân gian (tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, chèo)
Dạy học VHDG nói chung và truyện dân gian nói riêng không chỉ giúp HS tiếp nhận được những tri thức vô cùng phong phú thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người mà còn góp phần hình thành ở các em những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần dũng cảm, đức kiên trung, vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn, Đồng thời qua việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một số tác phẩm truyện dân gian, bồi dưỡng tình cảm yêu quý và trân trọng giá trị văn học truyền thống cho HS.
Trên tinh thần thấy được vai trò quan trọng của VHDG, từ năm học 2006-2007 cấu trúc SGK Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn), phần VHDG đưa vào 11 tác phẩm (cả VHDG Việt Nam và VHDG nước ngoài), các tác phẩm được sắp xếp theo thể loại, từ tự sự dân gian hay còn gọi là truyện dân gian (sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ) và trữ tình dân gian (ca dao). Cách sắp xếp này làm nổi bật vai trò của thể loại, đồng thời phù hợp với việc dạy và học văn theo đặc trung thể loại, thuận lợi cho HS làm văn, nhất là văn nghị luận.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10:
1/ Thuận lợi : 
Chương trình VHDG được sắp xếp theo thể loại, có sự so sánh, đối chiếu với các văn bản VHDG nước ngoài.
Kiến thức VHDG được sắp xếp từ khái quát đến các văn bản cụ thể.
Nội dung được tiếp nối với chương trình THCS và phong phú hơn về thể loại.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp quá trình đưa tài liệu vào việc soạn, giảng VHDG thêm sinh động.
Có thể tổ chức ngoại khóa để tăng tính hấp dẫn của VHGD đối với HS.
2/ Khó khăn:
Việc giảng dạy VHDG hiện nay chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi thái độ đối phó thi cử của HS vì hầu như VHDG thường không xuất hiện trong các kỳ thi lớn như tốt nghiệp THPT, đại học 
HS hiện nay không mấy hứng thú với bộ phận VHDG nhất là thể loại tự sự dân gian vì các em cảm thấy xa lạ với cuộc sống của người dân lao động, trong khi, đó chính là môi trường sản sinh ra tác phẩm.
Đời sống công nghệ với các trào lưu văn hóa giải trí hiện đại có tác động mạnh mẽ đến tâm lý tiếp nhận của HS. Khi đến với VHDG các em không dễ dàng tin vào những điều quá cổ xưa. Đồng thời HS chưa đủ vốn sống, suy nghĩ còn nông cạn, chưa đủ khả năng khái quát tổng hợp để hiểu những kinh nghiệm, triết lý nhân sinh mà cha ông đã đúc kết trong kho tàng VHDG.
VHDG trong nhà trường phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu văn bản nên khó gây được sự hứng thú cho HS. Mặt khác cơ sở vật chất của nhà trường chưa được trang bị đầy đủ và đồng bộ, kinh phí dành cho các hoạt động ngoại khóa còn hạn hẹp. Thời lượng dành cho mỗi bài học còn bó hẹp trong khuôn khổ từ 45 - 90 phút. Phương pháp giảng dạy của GV chưa thực sự thu hút HS cũng gây nên sự nhàm chán tẻ nhạt.
Để khắc phục những vấn đề trên nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong các tiết dạy học truyện dân gian góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ phận VHDG. Đồng thời giúp HS biết cách đọc đúng, hiểu đúng, để tích lũy kiến thức, để lí giải, đánh giá và đọc sáng tạo, biết phát hiện và rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm góp phần quan trọng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho HS tôi xin trình bày giải pháp sau:
III/ CÁCH TIẾP TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI:
Đặc trưng thể loại là một trong những căn cứ cần thiết mà người đọc cần đặc biệt lưu ý khi đọc hiểu truyện dân gian. Nó giúp cho người đọc có định hướng đúng trong việc khai thác nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm. Mỗi thể loại VHDG đều có đối tượng (hay đề tài), chức năng, phương thức phản ánh, thủ pháp nghệ thuật riêng của nó. Và mỗi truyện dân gian, thuộc về một thể loại nhất định. Vì vậy, GV cần căn cứ vào đặc trưng từng thể loại truyện dân gian hướng dẫn HS khai thác đúng để hiểu rõ, hiểu đúng giá trị của chúng.
1/ Sử thi dân gian - “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử thi “Đăm Săn”)
1.1. GV giúp HS tìm hiểu chung về thể loại sử thi dân gian:
- Khái niệm: Sử thi dân gian “là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại”. [2, tr17] 
- Phân loại: Sử thi dân gian có hai loại: [2, tr30]
+ Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc, các vùng cư trú cổ đại của họ, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu, (như “Đẻ đất đẻ nước”, “Cây nêu thần”)
+ Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và sự nghiệp các tù trưởng anh hùng, đại biểu cho sức mạnh trí tuệ của cộng đồng ( như “Đăm Săn”, “Xinh Nhã”,)
- Đặc trưng: [2]
+ Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lớn đối với đời sống của cộng đồng.
+ Quy mô lớn, hình tượng nghệ thuật hoành tráng, câu văn trùng điệp, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, 
1.2. GV giúp HS vận dụng những đặc trưng của thể loại sử thi để tìm hiểu Sử thi “Đăm Săn” và đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
1.2.1. Trước hết GV cần giúp HS xác định được tiểu loại và giá trị của sử thi “Đăm Săn”: thuộc tiểu loại sử thi anh hùng, nhân vật trung tâm là anh hùng Đăm Săn. Tác phẩm tuy kể về cuộc đời của cá nhân tù trưởng Đăm Săn trẻ tuổi nhưng qua đó người nghe kể sử thi nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị tộc Êđê trong một giai đoạn lịch sử biến động. Mà ở đó, số phận cá nhân, anh hùng thống nhất cao độ với số phận của cả thị tộc.
Chiến tranh là đề tài nổi bật trong các tác phẩm sử thi anh hùng. “Đăm Săn” kể về sáu cuộc chiến tranh do tù trưởng Đăm Săn lãnh đạo thị tộc tiến hành nhằm xây dựng một cộng đồng thị tộc giàu mạnh. 
Văn bản “Chiến thắng Mtao Mxây” tiêu biểu trong sáu cuộc chiến tranh ấy. Mà ở đó, Đăm Săn được ngợi ca là một tù trưởng không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình, mà còn có sức mạnh thể chất và tinh thần và đó cũng chính là vẻ đẹp của cả cộng đồng người Êđê cổ đại.
1.2.2. Tiếp theo GV cần giúp HS nắm vững cốt truyện qua hoạt động đọc ( kể, tóm tắt đoạn trích). Lưu ý trong quá trình đọc văn bản GV có thể phân vai cho HS đọc lời của các nhân vật. Vì thời lượng không đủ đọc hết văn bản nên GV cho HS đọc một đoạn đối thoại giữa hai tù trưởng thể hiện sự kịch tính của cuộc chiến đấu và một phần đoạn cuối lời của người kể chuyện. 
HS phải nắm được: Đoạn trích tái hiện cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn với Mtao Mxây qua bốn hiệp đấu có mở đầu, diễn biến, kết thúc. Ở đó, Đăm Săn luôn chủ động, thẳng thắn, dũng cảm, còn Mtao Mxây thì thụ động, hèn nhát, khiếp sợ. Qua cuộc chiến này, HS thấy được trong tưởng tượng của dân gian, Đăm Săn là biểu tượng cho sức mạnh và chính nghĩa của cộng đồng, còn Mtao Mxây là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác. Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây rồi cùng họ và tôi tớ ra về. Đăm Săn gọi, dân làng trả lời, hưởng ứng, tự nguyện theo Đăm Săn thể hiện sự yêu mến, tuân phục của dân làng đối với người anh hùng, sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân và cộng đồng. Trong cảnh ăn mừng chiến thắng, con người Êđê và thiên nhiên Tây Nguyên từng bừng trong men say chiến thắng. Ở đây, nhân vật sử thi Đăm Săn được đặt giữa một bối cảnh rộng lớn của thiên nhiên, xã hội, con người Tây Nguyên càng làm cho vẻ đẹp mang tầm vóc lịch sử.
1.2.3. Khi dạy tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại GV cần nhấn mạnh những đặc điểm về ngoại hình và qua lời nói, hành động của nhân vật. Đó chính là sự cụ thể hóa phẩm chất và tính cách, tâm lý nhân vật: Đăm Săn luôn được đặt vào những biến cố, luôn được so sánh với nhân vật phản diện về chân dung, sức mạnh, tính cách. Mọi hành động của anh hùng này đều đại diện cho lý tưởng của nhân dân. Quá trình chiến đấu của Đăm Săn cũng là quá trình người Ê Đê chế ngự thiên nhiên, phát triển và bảo vệ cộng đồng.
1.2.4. Khi dạy tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại GV cần chú ý đến những sự kiện lịch sử xã hội trọng đại có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng: Trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây để giành lại vợ mình, đồng thời cũng bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng mình. Vì vậy cuộc chiến đòi lại vợ chỉ là cái cớ để Đăm Săn chiến đấu tăng thêm sức mạnh, uy tín cho cộng đồng mình.
1.2.5. GV hướng dẫn HS khai thác văn bản từ phương diện nghệ thuật: Đoạn trích thể hiện rõ nét đặc trưng thể loại của sử thi anh hùng từ việc xây dựng nhân vật anh hùng, tổ chức ngôn ngữ đến cách sử dụng hiệu quả lối miêu tả, song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến,
Đó là : Hành động múa khiên của Đăm Săn được miêu tả bằng cách so sánh và phóng đại “múa trên cao, gió như bão”, “múa dưới thấp, gió như lốc”, “khi chàng múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”. Rõ ràng, trí tưởng tượng và cách nói phóng đại là nghệ thuật tiêu biểu của sử thi. Nhiều nhất trong đoạn trích là những câu sử dụng biện pháp so sánh. Khi thì lối so sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh (như đầu cú, như cái cầu vồng, như một vị thần, như lốc, như bão, như bầy cà tong, như kiến như mối,). Khi là lối so sánh được tăng cấp bằng hàng loạt từ ngữ so sánh liên tiếp (đoạn tả tài múa khiên của Đăm Săn, đoạn tả cảnh đoàn người đông đảo, gồm cả người thắng lẫn kẻ thua kéo theo Đăm Săn trở về buôn của chàng, đoạn cuối văn bản mô tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn). Có khi là lối so sánh tương phản (tả cảnh múa khiên của Đăm Săn và của Mtao Mxây). 
Điều đáng lưu ý, bao giờ sử thi cũng dành miêu tả cái “tài” của địch thủ trước, tài của anh hùng sau, bằng cách đó đề cao hơn nhân vật anh hùng, đó gọi là lối so sánh miêu tả đòn bẩy. Đoạn trích thể hiện rõ đặc trưng này qua cách miêu tả Mtao Mxây rung khiên múa trước “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”, hắn “bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông” còn Đăm Săn rung khiên múa thì “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.
Như vậy, dựa vào đặc trưng thể loại sử thi, GV hướng dẫn HS khai thác văn bản để có thể nắm được đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Êđê thời cổ đại. Điều đó góp phần lí giải vì sao người Ê đê luôn tự hào về khan “Đăm Săn” và ngợi ca “Bài ca chàng Đăm Săn”.
2/ Truyền thuyết - “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”:
2.1. GV giúp HS tìm hiểu chung thể loại Truyền thuyết dân gian:
- Khái niệm: Truyền thuyết là “tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công đối với đất nước dân tộc hoặc cộng đồng cư dân một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử” [2, tr17]
- Đặc trưng: [2, tr39]
+ Thường kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của nhân dân.
+ Có dung lượng vừa phải, có sự tham gia của các chi tiết, sự việc có tính chất thiêng liêng, kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ,).
2.2. GV giúp HS vận dụng những đặc trưng của thể loại truyền thuyết để tìm hiểu “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”:
2.2.1. Trước tiên GV hướng dẫn HS nắm bắt cốt truyện “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” qua hoạt động đọc ( kể, tóm tắt văn bản): 
HS phải nắm được: Văn bản kể về quá trình xây thành, chế nỏ giữ nước của An Dương Vương. Quá trình ấy trải qua vô vàn khó khăn: Thành đắp tới đâu lại lở tới đấy – vua lập đàn trai giới cầu đảo bách thần - cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang giúp đỡ thành xây xong trong vòng nửa tháng - vua băn khoăn có thành rồi nhưng cần có vũ khí mới bảo vệ được đất nước nếu “có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?” – Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho vua, vua sai Cao Lỗ chế nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy nỏ, chính vì thế vua đã thắng được cuộc xâm lược lần thứ nhất của Triệu Đà buộc hắn phải cầu hòa. Qua những chi tiết kì ảo ấy nhân dân ta đã phản ánh sự gian nan trong cộng việc dựng nước, ngợi ca nhà vua không chỉ có công lao đối với đất nước mà còn là người có ý thức trách nhiệm cao của một người đứng đầu đất nước, đồng thời tự hào về chiến công xây thành chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm, qua đó đề cao tư tưởng phòng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
2.2.2. GV tiếp tục hướng dẫn HS nắm bắt tác phẩm theo đặc trưng thể loại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở: 
 Truyền thuyết phản ánh bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ. Bi kịch ấy bắt đầu khi nào? Nguyên nhân do đâu? 
Để trả lời cho những câu hỏi trên GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chi tiết, sự việc có tính chất thiêng liêng, kì ảo liên quan đến các nhân vật như: tên truyện - “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, việc xây thành, chế nỏ, rùa vàng”. Trở lại với cốt truyện, mặc dù Triệu Đà đã bị thua trong cuộc xâm lược Âu Lạc lần thứ nhất buộc hắn phải cầu hòa nhưng dã tâm hắn không bao giờ mất đi. Vì thế, không bao lâu, Đà cầu hôn, Vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai hắn là Trọng Thủy. Cả cha con An Dương Vương đều chủ quan để Trọng Thủy tráo lẫy nỏ và đem về nước. Khi giặc kéo đến mà vua vẫn ỷ vào vũ khí, vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, mãi đến khi quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ thì mới thấy lẫy thần đã mất, lúc đó đã muộn. Thành bị chiếm, vua cùng với Mị Châu chạy về phương Nam, tới bờ biển, cùng đường vua cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu là giặc. An Dương Vương tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch của mình, rút gươm chém Mị Châu. Bị kịch nước mất nhà tan, mối tình Mị Châu – Trọng Thủy tan vỡ bởi âm mưu xâm lược của Triệu Đà. Cái chết của Mị Châu, Trọng Thủy là kết cục bi thảm của một mối tình éo le luôn bị tác động, chi phối bởi chiến tranh.
Nếu như ở nội dung thứ nhất, nhân dân bày tỏ thái độ ngợi ca công lao của nhà vua thì ở nội dung thứ hai việc Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà nhân dân bày tỏ thái độ gì? Thái độ của nhân dân như thế nào khi An Dương Vương tuốt gươm chém Mị Châu? Thái độ của nhân dân như thế nào đối với nhân vật Mị Châu?
GV tổ chức cho HS làm rõ điều này:
- Trước hết, nhân dân ta muốn phê phán thái độ mất cảnh giác của cả An Dương vương và Mị Châu. Việc vua vô tình gả con gái cho con trai Triệu Đà là vua đã vô tình mở đường cho đối phương vào làm nội gián, nghĩa là vua đã mơ hồ về bản 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_tiep_can_tac_pham_tu_su_dan_gian_trong_chuong_trin.doc