SKKN Cách sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy học vần Lớp 1 (Phần dạy âm - Học vần)

SKKN Cách sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy học vần Lớp 1 (Phần dạy âm - Học vần)Ở bậc tiểu học bộ môn Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.Thông qua các bài học Tiếng Việt giúp các em hiểu biết thêm nhiều điều mới lạ về cuộc sống, về xã hội, về con người, về việc tu dưỡng đạo đức và vốn từ...Vì thế theo tôi việc suy nghĩ, tìm tòi để dạy tốt bộ môn Tiếng Việt là việc rất cần thiết nhất là đối với lớp 1lại càng quan trọng hơn vì các em có biết đọc biết viết thì mới có thể tiếp thu và học tốt các bộ môn khác.Lớp 1 khi đến trường các em chưa biết mặt chữ, chưa biết viết, mọi hoạt động về học tập đều còn bỡ ngỡ.Điều làm tôi trăn trở là làm thế nào qua mỗi giờ học vần các em có thể nhớ được âm mới, vần mới, hiểu được nghĩa của tiếng, của từ mà các em được học và trên cơ sở đó biết vận dụng tìm thêm được tiếng, từ mới nhằm phát triển tư duy và vốn từ cho các em.
doc 4 trang Mai Loan 17/11/2023 7026
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy học vần Lớp 1 (Phần dạy âm - Học vần)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA 
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH
----------------ÝÝÝ---------------
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
Cách sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy học vần lớp 1
(phần dạy âm - học vần)
Giáo viên: Dương Thị Hằng
Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2007
I.Lý do chọn đề tài:
	Ở bậc tiểu học bộ môn Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.Thông qua các bài học Tiếng Việt giúp các em hiểu biết thêm nhiều điều mới lạ về cuộc sống, về xã hội, về con người, về việc tu dưỡng đạo đức và vốn từ...Vì thế theo tôi việc suy nghĩ, tìm tòi để dạy tốt bộ môn Tiếng Việt là việc rất cần thiết nhất là đối với lớp 1lại càng quan trọng hơn vì các em có biết đọc biết viết thì mới có thể tiếp thu và học tốt các bộ môn khác.Lớp 1 khi đến trường các em chưa biết mặt chữ, chưa biết viết, mọi hoạt động về học tập đều còn bỡ ngỡ.Điều làm tôi trăn trở là làm thế nào qua mỗi giờ học vần các em có thể nhớ được âm mới, vần mới, hiểu được nghĩa của tiếng, của từ mà các em được học và trên cơ sở đó biết vận dụng tìm thêm được tiếng, từ mới nhằm phát triển tư duy và vốn từ cho các em.
II.Cở sở lý luận và thực tiễn để giải quyết đề tài:
	Đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tìm tòi, phát hiện và tiếp thu kiến thức một cách chủ động còngiáo viên là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn học sinh tìm ra vấn đề, tự giải quyết vấn đề và giáo viên chỉ giải thích vấn đề khi cần thiết.Để thực hiện được điều này với học sinh lớp 1 thì việc sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý, có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao rất nhiều tới chất lượng của một tiét học âm mơi scủa phàn học vần vì nó phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em, ở độ tuổi 6-7 tuổi, này trẻ rất thích quan sát, ưa tìm tòi và viẹc phát hiện, tiếp thu các kiến thức còn nặng về trực quan.Thông qua các vật thật, tranh ảnh hay hành động cụ thể giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu sâu vấn đề hơn.
	Sau đây là cách sắp xếp và sử dụng đồ dùng dạy học mà tôi đã mạnh dạn áp dụng với bài dạy âm của bộ môn học vần.
III.Quá trình triển khai và thực hiện:
	Để bài dạy đạt hiệu quả tốt tôi đã chú ý nghiên cứu kỹ nội dung bài để xác định rõ yêu cầu và nội dung kiến thức, kỹ năng cần đạt của tiết học.
Chuẩn bị hình thức tổ chức lớp học.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Tranh minh họa, vật thật, phấn màu, bảng cài, phiếu bài bổ sung phù hợp với nội dung mỗi bài(Đồ dùng phải sinh động, mẫu mực, gây hứng thú cho học sinh).
1.Cho học sinh quan sát và tự phát hiện từ mới của bài qua tranh minh họa hoặc vật thật: tôi hướng cho học sinh tập trung quan sát nội dung chính của tranh hay vật từ đó giúp học sinh tự nêu được bài mới.Trên cơ sở đó học sinh tự phân tích và tìm ra tiếng mới và âm mới của bài mà các em cần ghi nhớ.Ở phần này trực quan sẽ giúp các em dễ ghi nhớ âm mới, tiếng mới và từ mới của bài
Ví dụ: Dạy bài âm “th”
	Tôi cho học sinh xem bức tranh chụp 1 con thỏ rất đẹp để các em tự tìm được từ “con thỏ” rồi tự phân tích tìm ra tiếng “thỏ” và âm “th”
2.Dùng phấn màu tô lại các âm mới trên bảng nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản của bài, giúp học sinh tập trung hơn vào âm mới để các em dễ ghi nhớ.
3.Dùng bảng cài sau khi các em đã biết phân tích âm mới để khắc sâu vị trí các con chữ của âm( âm có 2-3 con chữ) và các âm của tiếng giúp các em nhớ kỹ và viết đúng.
Ví dụ: Bài âm “ch”
	Sau khi cho học sinh phân tích kỹ âm “ch” gồm hai con chữ “c” à “h”.Con chữ “c” đứng trước, con chữ “h” đứng sau.Giáo viên nhắc lại, đồng thời cài chữ “c” lên bảng trước rồi đén con chữ “h” cho học sinh quan sát và nhớ kỹ vị trí con chữ trong âm mới.Điều này rất quan trọng vì trong Tiếng Việt có một số âm vần cấu tạo giống nhau nhưng khác nhau về vị trí lẫn các âm nên học sinh dễ nhầm như vần “iu” và “ui”, “ai” và “ia”...
4.Tùy vào yêu cầu của mỗi bài, để phát huy trí lực và khắc sâu kiến thức cơ bản tôi có chọn thêm phiếu bài bổ sung dùng vào phần củng cố.
Ví dụ: Phần bài tập của bài âm “th” ở tiết 1 chỉ có tô chữ “th” trong vở bài tập như vậy mới chỉ giúp hoc sinh biết tô liền nét chữ “th” nên tôi đã lập phiếu bài yêu cầu các em hồi tưởng lại âm “th” vừa học và tìm thấy âm “th” trong một số tiếng của câu.
Bài tập: Gạch chân tiếng có âm “th” 
Bé thủ thỉ kể bà nghe.
Nhà bé có đủ thứ.
Bố Trí là nhà thơ.
5.Kết thúc bài học có thể cho học sinh chơi trò chơi như thi tìm nhiều tiếng có âm vừa học hay quan sát tranh không lời để tìm nội dung có tiếng sử dụng âm vừa học... giúp học sinh nhớ bài hơn và các em rất hứng thú với bài học.
IV.Tự đánh giá:
1.Ưu điểm:
Học sinh hiểu bài nhanh và nhớ bài kỹ.
Phát huy được trí lực và tư duy của học sinh.
Phù hợp với phương pháp đổi mới trong dạy học và tâm lý của lứa tuổi lớp 1.
Lớp học sôi nổi, hứng thú, thu hút sự tập trung suy nghĩ của học sinh.
2.Hạn chế:
Khó khăn trong việc vẽ đồ dùng 
3.Bài học:
Để có một tiết dạy Tiếng Việt đạt hiệu quả cao giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài, xác định yêu cầu nội dung, kỹ năng cần đạt của tiết học.
Chuẩn bị đồ dùng hợp lý, phù hợp với nội dung bài đồng thời đồ dùng yêu cầu phải đẹp, mẫu mực, chính xác.
Tùy nội dung mỗi bài có thể chuẩn bị thêm phiếu bài bổ xung nhằm nâng cao và khắc sâu kiến thức.
Chuẩn bị trò chơi phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_su_dung_do_dung_day_hoc_de_nang_cao_chat_luong_gio.doc