SKKN Các giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

SKKN Các giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả . Mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần đổi mới nhấn mạnh đến năng lực cá nhân; các hoạt động giáo dục và đào tạo phải làm sao tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình. Như Bác Hồ đã dạy:“Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định.” . Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh.

Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Song việc tiếp cận với nền kinh tế thị trường và sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội tràn lan chưa được quản lý, kiểm duyệt chặt chẽ nên phần nào những tiêu cực cũng đã tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của một bộ phận người dân, trong đó có số ít các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh phổ thông là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung.

 

docx 23 trang thuychi01 7431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
A
MỞ ĐẦU
2
I
Lí do chọn đề tài.
2
II
Mục đích nghiên cứu
3
III
Đối tượng nghiên cứu
3
IV
Phương pháp nghiên cứu
3
V
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
B
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
I
Cơ sở lí luận
4
II
Thực trạng của vấn đề
5
III
Những giải pháp thực hiện
7
1
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các thành viên tham gia giáo dục đạo đức học sinh về công tác giáo dục đạo đức học sinh:
7
2. 
Người thầy là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
8
3
Tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi :
9
4
Phải thiết lập được mối quan hệ bền vững giữa gia đình- nhà trường- xã hội. 
10
5
 Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức. 
14
6
Chỉ đạo việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua thực hiện nội dung chương trình các môn học khác. 
16
7
Chỉ đạo việc thông các hoạt động ngoại khoá. 
17
8
Thiết lập mạng lưới "vệ tinh" bên ngoài trường học.
18
9
Thông qua các phương tiện thông tin đại.
18
10
Chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá chính bản thân các em theo định kì sinh hoạt:
19
IV
Kết quả nghiên cứu.
19
C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
I
Kết luận
20
II
Kiến nghị
21
1
Với giáo viên: 
21
2
Với nhà trường
21
3
Với các cấp chính quyền
21
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
. Mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần đổi mới nhấn mạnh đến năng lực cá nhân; các hoạt động giáo dục và đào tạo phải làm sao tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình. Như Bác Hồ đã dạy:“Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...” Hồ Chí Minh (1983), Bàn về đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh.
Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Song việc tiếp cận với nền kinh tế thị trường và sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội tràn lan chưa được quản lý, kiểm duyệt chặt chẽ nên phần nào những tiêu cực cũng đã tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của một bộ phận người dân, trong đó có số ít các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh phổ thông là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn "Trẻ em như búp trên cành" và người thường xuyên nhắc nhở mọi người phải hết sức chú trọng giáo dục trẻ từ nhỏ. 
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ, hoạt bát thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em. 
Giáo dục đạo đức, lối sống cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm- nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. Đối với lứa tuổi học sinh dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Nếu ngay từ đầu không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức thì rất khó trong việc hình thành nhân cách con người sau này.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, không đơn thuần trên lý thuyết, truyền thụ trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội, con người, cách làm việc trí óc, mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội. 
Chính vì thế, việc đưa ra “Các giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học” là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với người quản lý. 
II. Mục đích nghiên cứu.
“Các giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học” nhằm giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu về thực trạng đạo đức học sinh, nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, nghiên cứu các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
Tổng kết rút ra kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường Tiểu học.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp thu thập thông tin thông qua tin tức, báo chí, thời sự về vấn đề thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay.
Tổng hợp các kinh nghiệm giáo dục đạo đức hiệu quả cho lứa tuổi học sinh Tiểu học.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng vấn đề đạo đức học sinh tại trường Tiểu học Hà Ninh.
3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Tính tỉ lệ phần trăm để đối chiếu kết quả
V. Những điểm mới của SKKN
- Cấu trúc của SKKN: Thêm mới các mục ở phần mở đầu (Lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những điểm mới của SKKN).
- Nội dung SKKN: 
+ Thực trạng: bổ sung thực trạng ảnh hưởng của các thế lực tác động đến đạo đức của học sinh.
+ Các giải pháp thực hiện: bổ sung giải pháp Người thầy là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
+ Cập nhật, bổ sung một số chi tiết trong nội dung SKKN phù hợp với thực tế và theo định hướng của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Công văn số 4634/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường"; Công văn số 1951/SGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Tiếp tục triển khai sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" từ lớp 2 đến lớp 12 trong giảng dạy ở các nhà trường phổ thông, Công văn số 372/PGD&ĐT ngày 21/8/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung về việc Tiếp tục triển khai sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" từ lớp 2 đến lớp 9 trong giảng dạy ở các nhà trường phổ thông.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh thế giới khách quan dưới dạng hệ thống những chuẩn mực, những nguyên tắc biểu hiện sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác của con người về các quan hệ trong cuộc sống. 
Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm mục tiêu hình thành ở trẻ các giá trị đạo đức ứng với các nguyên tắt đạo đức, xây dựng cho trẻ những tính cách nhất định, giúp cho các em có nhận thức khoa học và hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với mọi người xung quanh, với cộng đồng và với chính mình. 
Quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) để phát huy cao nhất sức mạnh của những điều kiện khách quan cũng như những điều kiện chủ quan nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS ở cấp Tiểu học.
Giáo dục đạo đức cho HS là một hoạt động đặc biệt trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện HS ở trường TH. Chúng mang một số đặc điểm sau: 
- Kết quả giáo dục đạo đức phải được thể hiện tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của HS để từ đó hình thành thói quen hành vi đạo đức, kĩ năng ứng xử các tình huống trong giao tiếp. 
- Phẩm chất đạo đức của người thầy sẽ mang lại dấu ấn rất sâu đậm ở các em HS, nhất là các em HS khi mới vào lớp 1.
- Quá trình giáo dục đạo đức cho HS không chỉ bó hẹp trong các giờ lên lớp mà nó còn được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường.
- Công tác giáo dục cho HS chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội.
- Giáo dục đạo đức đòi hỏi nhà giáo dục phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp.
- Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi công phu, kiên trì, lặp đi lặp lại trong nhiều tình huống khác nhau. Nhà giáo dục phải lưu ý đặc biệt đến việc làm sao cho HS trong quá trình lĩnh hội những yêu cầu giáo dục có thể chuyển hoá thành những yêu cầu của chính mình. Có như vậy những yêu cầu đạo đức từ ngoài đưa vào mới trở thành những nhu cầu bên trong của chính cá nhân HS. Từ đó, tính yêu cầu cao đối với bản thân mới thực sự nảy sinh. 
- Quá trình giáo dục đạo đức đòi hỏi nhà giáo dục phải giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình đó. 
II. Thực trạng của vấn đề 
Trong thực tế hiện nay, Đối với cấp Tiểu học, nhìn chung đa phần học sinh ngoan ngoãn, lễ phép. Song bên cạnh đó vẫn còn có bộ phận học sinh chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, chưa thiết tha trong việc học, còn thiếu sự chuyên cần; có những em sa vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; nói tục, chửi thề, không kính trọng thầy cô, nề nếp "Tôn sự trọng đạo" gần như bị lu mờ, các em xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; cũng có hiện tượng học sinh lấy cắp tiền của gia đình mua quà bánh, đồ chơi , nguyên nhân: 
- Về phía gia đình: Có gia đình cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái bị sao lãng. Có gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường“ trăm sự nhờ thầy”, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động lười học, trộm cắp Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn, việc giáo dục con cái của một số gia đình chưa đúng cách 
- Về phía Nhà trường: Có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa, thực dụng; có trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trọng trong quan hệ thầy trò; tình trạng vi phạm dạy thêm, học thêm đã tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và không ít phụ huynh. Một số giáo viên chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy học sinh cách làm người. Một phần do thời lượng chương trình không cho phép giáo viên dừng lại để uốn nắn học sinh nhiều, một phần do nhận thức sai lệch của giáo viên khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
- Về phía Xã hội : Những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những“ tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai” ; mặt trái của cơ chế thị trường có cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của “người lớn”đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội, chơi game,  số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các gía trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác GDĐĐ học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.
Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em. Đến cả những truyện tranh dành cho Thiếu Nhi cũng đang bị lợi dụng để phô diễn những hình ảnh mà không thuộc về đối tượng của các em. Tâm lý học sinh tiểu học thích “bắt chước” nên hành vi đạo đức các em có thể thu nhận qua việc giao tiếp, qua tranh ảnh, sách báo, truyện, đài, phim, kịch,... nhưng các em chưa biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình mà chỉ bắt chước cái xấu, trái với chuẩn mực hành vi đạo đức một cách vô thức. 
- Các thế lực phản động: Đang tìm mọi cách chống phá cách mạng XHCN ở Việt Nam. Với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng “Tự do, dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giáo,...” để kích động gây rối trật tự, an ninh xã hội, lối kéo đặc biệt là thanh niên, học sinh, Vì vậy, chúng ta cần phải tích cực giáo dục cho học sinh nhận thức được âm mưu thâm độc của kẻ thù, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh, cho thế hệ trẻ; là vấn đề cấp thiết, đặc biệt chú trọng trong giai đoạn hiện nay.
* Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng:
Qua cuộc điều tra; phỏng vấn giáo viên, học sinh; tìm hiểu tình hình; theo dõi diễn biến, thống kê, tập hợp các hành vi đạo đức học sinh trường Tiểu học Hà Ninh thời điểm tháng 9/2018, kết quả cho thấy:
Tổng số học sinh: 360 em
Hành vi
Số lượng HS
Tỉ lệ %
Không bị ảnh hưởng hành vi chưa tốt.
134 em
37,2
Bị ảnh hưởng hành vi chưa tốt.
Chưa chăm học, chăm làm
97
26,9
Nói dối
86
23,9
Đánh nhau với bạn
34
9,4
Lấy trộm tiền của gia đình mua quà, đồ chơi
21
5,8
Không nghe lời người lớn trong nhà
39
10,8
Mê game, chat
68
18,9
Ảnh hưởng từ phim: Thích trang phục, đồ chơi, múa kiếm,  giống trong phim siêu nhân, chơi đồ chơi Trung Quốc, 
102
28,3
Thường xuyên chửi thề, nói tục
15
4,2
Thỉnh thoảng nói tục.
26
7,2
Thích làm “đại ca” sai khiến bắt nạt bạn
9
2,5
Chỉ chào thầy cô trong trường, còn ra đường thì như không quen biết.
101
28,1
Không có thói quen chào hỏi
11
3,1
Chưa biết giúp đỡ bạn 
84
23,3
Xuất phát từ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, trước tình hình thực tế, là người quản lý tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp từng bước tháo gỡ những tồn tại trên. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm: “Các giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ".
III. Những giải pháp thực hiện.
Việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều giải pháp. Ở bài viết này tôi xin được đề cập một số giải pháp cơ bản sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các thành viên tham gia giáo dục đạo đức học sinh về công tác giáo dục đạo đức học sinh:
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các lực lượng tham gia giáo dục GDĐĐ học sinh về công tác GDĐĐ học sinh là biện pháp quản lý có ý nghĩa trên hết. Vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng, là cơ sở để hướng đến một kết quả hoàn thiện. 
Hiệu trưởng phải là người trực tiếp “lên kế hoạch- tổ chức chỉ đạo thực hiện - giám sát kiểm tra- xử lý kết quả” công tác giáo dục học sinh nói chung và GDĐĐ học sinh nói riêng; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành về công tác GDĐĐ học sinh; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục (Phó Hiệu trưởng, giáo viên, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh  đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm) trong công tác GDĐĐ học sinh. Qua GVCN truyền đạt đến từng học sinh tất cả những quy định của Nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường. Hằng năm, cần triển khai thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức của các thành phần tham gia GDĐĐ học sinh về công tác GDĐĐ học sinh. Cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, đặc biệt chú trọng thực hiện chỉ thị số 05/CT-TƯ của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
Hằng năm, cần triển khai thực hiện tốt Quyết định số 09-2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương- tình thương- trách nhiệm” nhằm nâng cao nhận thức của các thành phần tham gia GDĐĐ học sinh về công tác GDĐĐ học sinh. Để mỗi thầy, cô giáo tự hoàn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; để học sinh nhìn nhận, đánh giá người thầy với thái độ: “Trọng thầy vì đạo đức của thầy", "Phục thầy vì kiến thức của thầy", "Quý  mến thầy vì lòng độ lượng của thầy”.
Cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, đặc biệt chú trọng thực hiện chỉ thị số 23/CT-TƯ của Ban Bí thư TW Đảng về việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh. Để các em nhận thức đúng, chủ động tích cực rèn luyện đạo đức học sinh.
2. Người thầy là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Một nền giáo dục được đánh giá là toàn diện chỉ khi nó cung cấp được cho xã hội những con người “vừa hồng vừa chuyên”, vừa có kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa có tư cách đạo đức tốt. Để có được điều đó, vai trò của người thầy là hết sức quan trọng và mang tính quyết định. Do vậy, hình ảnh, lối sống và hành động của người thầy luôn phải là những chuẩn mực đạo đức để học sinh noi theo. Đối với trẻ tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ. Có thể trong khoảng thời gian dài những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không chấp nhận nhưng nếu cũng với những điều đó được thầy cô giáo yêu cầu thì các em lại phục tùng một cách tuyệt đối. Có thể nói rằng hình ảnh của thầy cô giáo ở bậc tiểu học là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh. Điều này xuất phát từ sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học. Hiện tại sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học được thể hiện rõ trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Mỗi nhà trường cần phải quán triệt đến tận thầy cô giáo để mỗi thầy cô giáo thật sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cac_giai_phap_quan_ly_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao.docx