SKKN Các dạng bài tập về axit nitric được sử dụng để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 11 ở trường trung học phổ thông

SKKN Các dạng bài tập về axit nitric được sử dụng để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 11 ở trường trung học phổ thông

Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ tri thức, kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển thông minh và sáng tạo. Thế nhưng, các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS không cao, đặc biệt việc phát huy tính tích cực của HS, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học không được chú ý rèn luyện đúng mức. Thực tế, nhiều trường phổ thông hiện nay, giờ học chính khóa tăng, trong một tuần nhiều ngày HS học cả 2 buổi sáng và chiều, đặc biệt là HS các trường dân lâp, tư thục. Vì thế, lượng kiến thức các em học trong một ngày là rất nhiều, thời gian học ở nhà của HS vào buổi tối xem ra quá ít so với lượng kiến thức đã tiếp thu. Từ thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.

Việc nghiên cứu các vấn đề về BTHH từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước quan tâm đến như Apkin G.L, Xereda. I.P. nghiên cứu về phương pháp giải toán. Ở trong nước có GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về bài toán; PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường, PGS. TS. Lê Xuân Thọ, TS. Cao Cự Giác, PGS. TS. Đào Hữu Vinh và nhiều tác giả khác đều quan tâm đến nội dung và phương pháp giải toán . Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của lý luận dạy học là đặc biệt chú trọng đến hoạt động và vai trò của HS trong quá trình dạy học, đòi hỏi HS phải làm việc tích cực, tự lực.

 

doc 31 trang thuychi01 11514
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các dạng bài tập về axit nitric được sử dụng để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 11 ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ AXIT NITRIC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Bàng Đức Sâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa Học
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
 Trang
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BT	: 	Bài tập
BTHH	: 	Bài tập hoá học
DHHH	: 	Dạy học hoá học
Dd : Dung dịch 
ĐC	: 	Đối chứng
ĐKTC	: 	Điều kiện tiêu chuẩn
ĐLBT	: 	Định luật bảo toàn nguyên tố
GD - ĐT	: 	Giáo dục - Đào tạo
GV	: 	Giáo viên
GS	: 	Giáo sư
HS	: 	Học sinh
HTBT	: 	Hệ thống bài tập
LLDH : Lí luận dạy học
TS	: 	Tiến sĩ
TNSP	: 	Thực nghiệm sư phạm
TN	: 	Thực nghiệm
THPT	: 	Trung học phổ thông
PTHH	: 	Phương trình hoá học
PGS	: 	Phó Giáo sư
SGK	: 	Sách giáo khoa
SBT 	: 	Sách bài tập
 I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ tri thức, kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển thông minh và sáng tạo. Thế nhưng, các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS không cao, đặc biệt việc phát huy tính tích cực của HS, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học không được chú ý rèn luyện đúng mức. Thực tế, nhiều trường phổ thông hiện nay, giờ học chính khóa tăng, trong một tuần nhiều ngày HS học cả 2 buổi sáng và chiều, đặc biệt là HS các trường dân lâp, tư thục. Vì thế, lượng kiến thức các em học trong một ngày là rất nhiều, thời gian học ở nhà của HS vào buổi tối xem ra quá ít so với lượng kiến thức đã tiếp thu. Từ thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề. 
Việc nghiên cứu các vấn đề về BTHH từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước quan tâm đến như Apkin G.L, Xereda. I.P. nghiên cứu về phương pháp giải toán. Ở trong nước có GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về bài toán; PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường, PGS. TS. Lê Xuân Thọ, TS. Cao Cự Giác, PGS. TS. Đào Hữu Vinh và nhiều tác giả khác đều quan tâm đến nội dung và phương pháp giải toán ... Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của lý luận dạy học là đặc biệt chú trọng đến hoạt động và vai trò của HS trong quá trình dạy học, đòi hỏi HS phải làm việc tích cực, tự lực.
Tự học là một cách rèn luyện tính tự giác của bản thân tốt nhất, tăng khả năng tư duy cho HS và có thể đi sâu vào các vấn đề mà có thể thầy cô chỉ nói qua trên lớp. Khi đó, HS sẽ nắm vững kiến thức và sẽ đạt kết quả cao trong học tập và cuộc sống. Một trong những phương pháp hỗ trợ HS tự học môn hóa học ở trường THPT là sử dụng HTBT. BTHH đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành. 
Với mong muốn tìm hiểu và sử dụng hiệu quả các BT hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung học phổ thông, tôi đã lựa chọn đề tài: “Các dạng bài tập về axit nitric được sử dụng để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 11 ở trường THPT ”.
2. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu một số vấn đề về lí luận và thực tiễn của việc tự học từ đó xây dựng và sử dụng một hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 11 giúp HS tự học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học cho HS.
3. Đối tượng nghiên cứu	
+ Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
+ Đối tượng nghiên cứu: HTBT hóa học bài axit nitric phần vô cơ lớp 11 trường THPT có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học và các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Truy cập thông tin liên quan đến đề tài trên internet.
- Phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập được.
4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng các phiếu câu hỏi.
- Phỏng vấn.
- Sử dụng các phần mềm tin học.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của HTBT và các biện pháp đã đề xuất để hỗ trợ HS tự học phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao trường THPT.
4.3. Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm
II. NỘI DUNG 
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Bài tập hóa học 
1.1.1. Khái niệm 
BTHH là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng quát được giải quyết nhờ những suy luận lôgic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học. 
1.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học
- BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy HS tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình. Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A. Đanilôp nhận định: "Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những BT lý thuyết và thực hành" .
- BTHH giúp đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải BT, HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc
- BTHH còn là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS một cách chính xác.
- Giáo dục đạo đức, tác phong như rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế hoạch, ) nâng cao hứng thú học tập bộ môn, điều này thể hiện rõ khi giải BT thực nghiệm.
Trên đây là một số tác dụng của BTHH, nhưng cần phải khẳng định rằng: bản thân BTHH chưa có tác dụng gì cả; không phải một BTHH "hay" thì luôn luôn có tác dụng tích cực ! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là "người sử dụng" nó, phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài toán, để HS tự tìm ra lời giải. Lúc đó BTHH mới thực sự có ý nghĩa, không phải chỉ dạy học để giải bài toán, mà là dạy học bằng giải bài toán.
1.1.3. Hoạt động của học sinh trong quá trình giải bài tập hóa học 
1.1.3.1. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hóa học 
Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau:
a) Nghiên cứu đầu bài
+ Đọc kỹ đầu bài.
+ Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (nên tóm tắt dưới dạng sơ đồ cho dễ sử dụng).
+ Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản.
+ Viết PTHH của phản ứng có thể xảy ra.
b) Xây dựng tiến trình luận giải
c) Thực hiện tiến trình giải
d) Đánh giá việc giải
1.1.4. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học 
Theo quan điểm đó thì xu hướng phát triển chung của BTHH hiện nay là:
- Nội dung BT phải ngắn gọn, súc tích không nặng về tính toán mà tập trung vào rèn luyện và phát triển các kĩ năng cho HS, các năng lực tư duy của HS.
- BTHH phải chú ý tới việc rèn luyện các kĩ năng, thao tác làm thí nghiệm.
- BTHH phải chú ý tới việc mở rộng kiến thức và có sự liên hệ với thực tiễn, có sự ứng dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Các BTHH định lượng được xây dựng trên cơ sở không phức tạp hóa bởi các thuật toán mà chú trọng tới các phép tính được sử dụng nhiều trong hóa học.
- Cần sử dụng BT trắc nghiệm khách quan, chuyển các BT tự luận, tính toán sang BT trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng các BT về bảo vệ môi trường.
- Đa dang hoá các loại BT như: BT bằng hình vẽ, BT vẽ đồ thị, sơ đồ, lắp dụng cụ thí nghiệm.
Như vậy xu hướng phát triển của BTHH hiện nay là tăng cường khả năng tư duy của HS ở cả 3 phương diện: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Những câu hỏi có tính chất lí thuyết học thuộc sẽ giảm dần thay vào đó là những BT có tính chất rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy của HS, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, độc lập của HS.
1.2. Tình hình sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay
1.2.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc học tập môn hóa hiện nay của một số trường phổ thông.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi dạy hoá học trong bối cảnh hiện nay.
- Tìm hiểu về tinh thần, thái độ và kết quả đạt được của học sinh khi học các tiết dạy trong luận văn đề cập.
1.2.2. Đối tượng, phương pháp điều tra
- Đối tượng điều tra: Việc dạy và học các tiết có sử dụng BT ở trường THPT nơi tôi công tác
- Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho các GV dạy hóa học ở trường nói trên.
- Các PPDH được GV sử dụng khi dạy các tiết có sử dụng BT.
1.2.3. Thuận lợi
- Với nền kinh tế thị trường, hội nhập nên các PPDH hiện đại trên thế giới nhanh chóng được cập nhật và triển khai ở Việt Nam.
- Xã hội ngày càng phát triển và giáo dục đã được Đảng, Nhà nước và người dân quan tâm nhiều hơn. 
- Việc biên soạn SGK mới theo hướng kế thừa, khoa học, hiện đại, nội dung logic thuận lợi cho việc đổi mới PPDH.
- GV được tham gia nhiều lớp tập huấn về kiến thức và PPDH do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT mở. 
- Số lượng SGK, tài liệu tham khảo khá nhiều, phong phú về nội dung và hình thức cho cả giáo viên và học sinh.
dạy trong luận văn đề cập.
1.2.4. Khó khăn
Thực tiễn cho thấy BTHH không chỉ có tác dụng ôn tập, củng cố kiến thức đã học mà còn có tác dụng để phát triển kiến thức, phát triển năng lực tự học và rèn trí thông minh cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng BTHH như là một phương pháp dạy học hiệu quả thì chưa được chú ý đúng mức.
- Về phía giáo viên
Nhiều GV chưa đưa ra được hệ thống những mấu chốt hay những nội dung cần chú ý cho học sinh để học sinh cảm thấy dễ hiểu, từ những nội dung nhỏ, hẹp rồi phát triển thành nội dung rộng hơn mà giáo viên chủ yếu sử dụng các bài tập trong SGK, SBT hoặc từ internet mà không biên soạn lại cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Phần lớn giáo viên chưa thay đổi phương pháp mà vẫn dạy theo phương pháp thuyết trình. Ít cho học sinh làm việc thảo luận theo nhóm nên chưa thật sự phát triển được tư duy và năng lực độc lập suy nghĩ hay nói cách khác là chưa kích thích được năng lực tự học của học sinh.
- Về phía học sinh 
+ Học sinh từ việc nắm kiến thức trong khi nghiên cứu bài không vững chắc, thời gian dành cho luyện tập, củng cố kiến thức ít, không có điều kiện phân tích, làm rõ đề bài, hay học sinh rất ít được làm việc theo nhóm, hay ít được thảo luận.
+ HS tiếp thu kiến thức ở trên lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộc bài một cách máy móc nên còn phải lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình khi làm bài.
+ Nhiều em HS chưa chăm học, chưa có hứng thú học tập, học qua loa, đại khái, chưa có kĩ năng cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ học tập; chưa biết phân bố thời gian học các môn một cách hợp lí. 
2. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ AXIT NITRIC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 
2.1. Nguyên tắc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng năng lực tự học
2.1.1. Nguyên tắc tuyển chọn bài tập bồi dưỡng năng lực tự học
 Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. 
 Nguyên tắc 2: Lựa chọn các BT tiêu biểu điển hình, biên soạn HTBT đa cấp để tiện sử dụng: sắp xếp theo từng dạng BT, xếp theo mức độ từ dễ đến khó, HTBT phải bao quát hết các kiến thức cơ bản, cót lõi nhất cần cung cấp cho HS. Tránh bỏ sót, phần thì qua loa, phần thì quá kĩ.
 Nguyên tắc 3: BT trong một chương, một học kì, một năm phải kế thừa nhau, bổ sung lẫn nhau. 
 Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính phân hóa, tính vừa sức với cả 5 loại trình độ HS.
 Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự cân đối về thời gian học lý thuyết và làm BT. Không tham lam bắt HS làm BT quá nhiều ảnh hưởng đến các môn học khác.
2.1.2. Một số phương pháp xây dựng bài tập mới bồi dưỡng năng lực tự học
2.1.2.1. Phương pháp tương tự 
2.1.2.2. Phương pháp đảo cách hỏi
2.1.2.3. Phương pháp tổng quát
2.1.2.4. Phương pháp phối hợp
2.3. Các dạng bài tập và hướng dẫn giải
Các dạng BTHH hướng dẫn HS tự học ở nhà được biên soạn theo cấu trúc chung gồm 2 phần: PP giải, BT có hướng dẫn giải 
Bài tập về axit Nitric
Lý thuyết cần nắm: 
HNO3 là một axit mạnh thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử như: Kim loại, phi kim, các hợp chất Fe(II), hợp chất S2-, I-, . . . Thông thường: 
+ Nếu axit đặc, nóng tạo ra sản phẩm NO2
+ Nếu axit loãng, thường cho ra NO. Nếu chất khử có tính khử mạnh, nồng độ axit và nhiệt độ thích hợp có thể cho ra N2O, N2, NH4NO3.
* Chú ý: 1. Một số kim loại (Fe, Al, Cr, . . .) không tan trong axit HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.
 2. Trong một số bài toán ta phải chú ý biện luận trường hợp tạo ra các sản phẩm khác: NH4NO3 dựa theo phương pháp bảo toàn e (nếu ne cho > ne nhận để tạo khí) hoặc dựa theo dữ kiện đề bài (chẳng hạn cho dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng thấy có khí thoát ra) hoặc các hợp chất khí của Nitơ dựa vào tỉ khối hơi của hỗn hợp đã cho.
3. Khi axit HNO3 tác bazơ, oxit bazơ không có tính khử chỉ xảy ra phản ứng trung hòa.
4. Với kim loại có nhiều hóa trị (như Fe, Cr), nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa trị 3 của kim loại (Fe3+, Cr3+); nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo muối hóa trị 2 (Fe2+, Cr2+), hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối.
+ Nếu phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm khử của N thì ne nhường = Sne nhận
+ Nếu có nhiều chất khử tham gia phản ứng Sne nhường = ne nhận 
- Có thể sử dụng phương trình ion - electron hoặc các bán phản ứng để biểu diễn các quá trình: 
+ Đặc biệt trong trường hợp kim loại tác dụng với axit HNO3 tạo sản phẩm khử duy nhất ta có:
nHNO3 (pư) = 2nNO2 = 4nNO = 10nN2O = 12nN2 = 10nNH4NO3 
 (trong muối) = nNO2 = 3nNO = 8nN2O = 10nN2 = 8nNH4NO3 
Nếu hỗn hợp gồm cả kim loại và oxit kim loại phản ứng với HNO3 (và giả sử tạo ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất ) thì: 
nHNO3 (pư) = 4nNO + 2nO (trong oxit KL) 
Dạng 1: Xác định tên, khối lượng,...của chất khử
Bài 1. Cho m gam Fe tác dụng với 400 ml dung dịch HNO3 2M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, 5 gam chất rắn B và 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2. Biết sản phẩm khử không có muối amoni. Tính giá trị m.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng ĐLBTNT N ta có:
.
Vì Fe dư cho nên muối tạo thành là Fe(NO3)2 
Þ. 
Bài 2. Hoà tan m gam hỗn hợp Fe và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng vừa đủ, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chỉ chứa muối Fe2(SO4)3 và 35,84 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính m.
Hướng dẫn giải:
Ta có sơ đồ phản ứng: 
Áp dụng ĐLBTNT S và ĐLBT electron ta có hệ phương trình: 
Bài 3. Hoà tan 30,6 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch D và 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2. Cô cạn dung dịch D thu được 249,4 gam muối khan. Xác định kim loại M.
Hướng dẫn giải:
Gọi số mol muối amoni có thể có trong dung dịch D là x (x 0).
= 0,3 mol Þ = 0,1 mol ; = 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT e = 
Þ n (tạo muối với M) = 2,6 + 8x.
Áp dụng cách tính khối lượng muối ta có: Þ x = 0,1 (mol).
Þ Þ M = 9n Þ thoả mãn Þ M là Al.
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S trong dung dịch HNO3 (vừa đủ). Sau phản ứng, thu được dung dịch chỉ chứa hai muối sunfat và một sản phẩm khử duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,075.	 C. 0,12.	 D. 0,06.
 (Trích đề thi TS ĐH CĐ khối A- 2007) 
Hướng dẫn giải:
Đây là bài toán "khó" bởi nếu viết hai phương trình FeS2 và Cu2S tác dụng với dung dịch HNO3 rồi cân bằng thì vừa mất thời gian mà chưa nhận ra điều gì cả, vì số mol NO chưa biết. Nhưng nếu HS nhìn nhận bài toán dưới khía cạnh của các ion trong dung dịch thì HS đã có thể vận dụng định luật bảo toàn điện tích ngay từ đầu mà không cần phải viết phương trình ion. Ta có: 
 Áp dụng ĐL BT điện tích sẽ có: 
 0,12.3 + 2a.2 = 0,24.2 + 2.a a = 0,06 (mol).
Hoặc HS có khả năng phân tích tốt và tư duy sắc sảo mới nhận ra được rằng điểm có thể tìm được giá trị của a từ phương pháp bảo toàn bảo toàn nguyên tố:
 Ta có sơ đồ phản ứng : 
mol; = 2= 2a mol.
Áp dụng ĐL BTNT S ta có : nS = (0,12´2 + a) = (0,06´3 + 2a) Þ a = 0,06 mol.
Bài 5. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
A. 44,8.	B. 40,5.	C. 33,6.	D. 50,4.
 (Trích đề thi TS ĐH CĐ khối A- 2011)
 Hướng dẫn giải:
Theo bài ra ta có: m Fe = 0,3m gam và m Cu = 0,7m gam
Sau phản ứng còn 0,75m gam → Fe chỉ phản ứng 0,25m gam; Fe dư vậy sau phản ứng chỉ thu được muối Fe2+
nHNO3 = 0,7mol ; = 0,25mol ; = 0,25m/56
Áp dụng ĐL BTNT N : nN (muối) = nN (axit) - nN (khí) 
 ↔ 2(0,25m/56) = 0,7 - 0,25 
 Vậy m = 50,4 gam. 
Dạng 2. Xác định khối lượng, thể tích, nồng độ ...của dd HNO3
Bài 1. Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn trong V lít dung dịch HNO3 1M vừa đủ thu được 8,96 lít hỗn hợp N2 và N2O (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 20. Biết sản phẩm khử không có muối amoni. Tính giá trị V.
Hướng dẫn giải:
Ta có: 
 = 3,4 + 0,4.2 = 4,2 (mol) Þ V = 4,2 lít.
Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 4 g hỗn hợp gồm Mg và MgO vào dung dịch HNO3 20% thì thu được 672 lit N2 (đktc).
Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp.
Tính khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng.
Tính nồng độ phần trăm các chất thu được sau phản ứng.
Hướng dẫn giải: a)
Ta có hệ phương trình:
 b) = 12/5 x + 2y = 0,36 mol = 0,36 . 63 = 22,68 gam.
 = 22,68 .100/20 =113,4 gam.
c) = x + y = 0,15 + 0,01 = 0,16 mol = 0,16.148 = 23,68 gam.
 m dd sau phản ứng = m Mg + m MgO + - 
 = 3,6 + 0,4 + 113,4 - 0,03.28 = 116,56 gam.
 = 23,68/116,56.100% = 20,32%.
Bài 3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm một số kim loại trong dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng thu được 0,2 mol NO2; 0,15 mol NO; 0,1 mol N2 và dung dịch X (biết rằng X không chứa muối NH4NO3). Hãy tính số mol HNO3 đã tạo muối và số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Trong bài toán này, HS sẽ lúng túng vì không biết hỗn hợp X gồm những kim loại nào, có hóa trị bao nhiêu? Kim loại nào sẽ tạo ra khí NO2, kim loại nào sẽ tạo ra khí NO và kim loại nào sẽ tạo ra khí N2? Và nếu như thế sẽ xuất hiện rất nhiều ẩn số. 
Để giải được bài toán này cũng như các BT tương tự, HS phải nhận ra rằng bài toán cho thấy sự không phụ thuộc vào số lượng và bản chất của các chất khử.
Ta có thể có các bán phản ứng như sau :
 tạo muối = 
 (a là số electron mà nhận vào để tạo ra sản phẩm khử X)
phản ứng = 
Như vậy, áp dụng công thức ta có:
tạo muối = 
 phản ứng = 
Bài 4. Hỗn hợp X gồm Mg (0,10 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 0,6200 mol.	B. 1,2400 mol.	C. 0,6975 mol.	D. 0,7750 mol. 
 (Trích đề thi THPT QG minh họa của Bộ GD-ĐT- 2015) 
Hướng dẫn giải:
Nhận thấy: mdd tăng = mKL = 13,23g → Sản phẩm khử phải có NH4NO3: x mol 
Áp dụng ĐLBT e , ta có: 
 (pứ) = 10. = 0,775mol ® chọn đáp án D
Bài 5. Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là
 A. 0,78 mol.	B. 0,54 mol.	C. 0,50 mol.	D. 0,44 mol.
 (Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2015)
Hướng dẫn giải: 
Ta có các quá trình sau:
 Quá trình oxi hoá Quá trình khử
Áp dụng ĐL BT e , ta có: 3a = 2b + 0,18 
Áp dụng ĐL BTKL: 56a + 16b = 8,16 => a = 0,12; b=0,09
 = 2b + 0,24 + 0,08 = 0,5mol ® chọn đáp án C
Tóm lại, qua các BT trên HS sẽ biết cách giải BT ở dạng tổng quát, xây dựng các công thức cần thiết trong tính toán và loại bớt được các phép toán không cần thiết như đặt quá nhiều ẩn số. Các dạng BT này cũng thúc đẩy quá trình học tập của HS như luôn hoàn thiện kiến thức, luôn tìm ra cách giải mới, tự mình hình thành các công thức tính toán cho một số dạng bài cụ thể.
Dạng 3. Xác định khối lượng, nồng độ... của muối. 
Bài 1. Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhấ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_dang_bai_tap_ve_axit_nitric_duoc_su_dung_de_boi_duo.doc