SKKN Các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện nâng cao thành tích môn đá cầu Thể dục lớp 11

SKKN Các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện nâng cao thành tích môn đá cầu Thể dục lớp 11

Nhìn lại thành tích đạt được môn thể dục trường THPT Hậu Lộc 3 đạt được đáng kể là năm 2005 có học sinh huy chương đồng Quốc Gia môn đẩy tạ, giải nhì, ba, kk môn vỗ Vovinam, đá cầu, Aerobic xong hoạt động cũng chưa đều còn mang tính thời vụ phần vì do công tác tổ chức, phần do phong trào đặc trưng khu vực các em chỉ thích môn bóng đá, bên canh đó điều kiện nhà tập đa năng chứa có cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng được, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất chưa thể đảm bảo các trường học ở vùng quê nghèo nông thôn này, xong tôi thấy sự đam mê yêu thích của các em vẫn là môn bóng đá, bóng chuyền nhưng tôi thấy môn đá cầu là phù hợp và phát triển cả về chất lượng và số lượng. Tôi đã mạnh dạn tổ chức các em tự làm cầu với nhiều chất liệu khác nhau như dây gai, lông Vịt, Ngan, Gà, vỏ lon bia,vỏ Pin đèn tôn phế liệu với nhiều quả cầu phong phú hấp dẫn, với nhiều sân chơi khác nhau. “Học để mà chơi, chơi đễ mà học” thú vị là những phút ra chơi sân trường tua tủa nhiều sắc màu của cầu được bay lên một bức tranh thật xinh động bổ ích.

Trên thức tế các em cũng không thể chọn môn nào hơn môn đá cầu vì một mình cũng chơi, hai,ba và nhóm đông hơn cũng chơi được dưới những tán lán cây đầy bóng mát. Kinh phí thì quá đơn giản mỗi em qui định làm 3 đến 5 quả cho cả năm học, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi thấy học nụ cười các em với những pha đá cầu li kỳ và hấp dẫn.

 

docx 12 trang thuychi01 22881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện nâng cao thành tích môn đá cầu Thể dục lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
I – MỞ ĐẦU: trang
1.1 Lý do chọn đề tài: 2
1.2. Mục đích nghiên cứu: 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 3
1.4 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 4
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 4
2- Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 5 
3- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 6 
4- Các biện pháp để thực hiện 6
III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận : 8
Kiến Nghị : 9
Tài Liệu Tham Khảo 10
I – MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Nhìn lại thành tích đạt được môn thể dục trường THPT Hậu Lộc 3 đạt được đáng kể là năm 2005 có học sinh huy chương đồng Quốc Gia môn đẩy tạ, giải nhì, ba, kk môn vỗ Vovinam, đá cầu, Aerobic xong hoạt động cũng chưa đều còn mang tính thời vụ phần vì do công tác tổ chức, phần do phong trào đặc trưng khu vực các em chỉ thích môn bóng đá, bên canh đó điều kiện nhà tập đa năng chứa có cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng được, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất chưa thể đảm bảo các trường học ở vùng quê nghèo nông thôn này, xong tôi thấy sự đam mê yêu thích của các em vẫn là môn bóng đá, bóng chuyềnnhưng tôi thấy môn đá cầu là phù hợp và phát triển cả về chất lượng và số lượng. Tôi đã mạnh dạn tổ chức các em tự làm cầu với nhiều chất liệu khác nhau như dây gai, lông Vịt, Ngan, Gà, vỏ lon bia,vỏ Pin đèn tôn phế liệu với nhiều quả cầu phong phú hấp dẫn, với nhiều sân chơi khác nhau. “Học để mà chơi, chơi đễ mà học” thú vị là những phút ra chơi sân trường tua tủa nhiều sắc màu của cầu được bay lên một bức tranh thật xinh động bổ ích.
Trên thức tế các em cũng không thể chọn môn nào hơn môn đá cầu vì một mình cũng chơi, hai,ba và nhóm đông hơn cũng chơi được dưới những tán lán cây đầy bóng mát. Kinh phí thì quá đơn giản mỗi em qui định làm 3 đến 5 quả cho cả năm học, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi thấy học nụ cười các em với những pha đá cầu li kỳ và hấp dẫn.
 Trường THPT Hậu Lộc 3 chúng tôi, ngoài việc dạy giỗ các em học đi đôi với hành còn tạo cho các em nhiều sân chơi bổ ích như các câu lạc bộ, chào cờ tự quản, tôi đã bổ sung một cách hợp lý về thời gian lượng bài tập phù hợp sau nhiều năm đúc kết, từ đơn giản đến giản đến phức tạp, kết hợp thi đấu nhằm nâng cao đời sống văn hóa thể thao, đoàn kết, nấng cao sức khỏe.
Tôi muốn sự tiến bộ trong td 11, khi các em lên lớp 11 phải tiếp cận ngay bộ môn đá cầu tốt hơn để các em vừa có điều kiện học nâng cao vừa có điều kiện phát huy chơi, tập ở nhà cùng với mọi người và phát triển rộng khắp.
Đề tài: Các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện nâng cao thành tích môn đá cầu thể dục lớp 11 
đó lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm phát huy nâng cao kỹ thuật Đá cầu đáp ứng được nhu cầu mong muốn của các em học sinh đồng thời về gia đình địa phương các em cũng tổ chức tập luyện không những nâng cao sức khỏe mà còn tạo được chiều sâu của bộ môn tránh được sự nhàm chán của số đông hâm mộ môn Đá cầu, tổ chức những cuộc thi đấu hướng về ngày lễ lớn. 
 Chính vì vậy mà trong dạy học cho học sinh ở trường phổ thông việc đưa các bài tập bổ trợ và phương pháp là rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn cho môn đá cầu, từ đó các em mới có thể thực hiện đúng được các yêu cầu của kỹ thuật và chiến thuật mà chương trình bắt buộc, từ đó nâng cao trình độ của các em. 
Do vậy giảng dạy mà không áp dụng các bài tập bổ trợ thì hiệu quả sẽ không có khả năng tiếp cận chưa kể đến hình thành kỹ năng. Đặc biệt là môn đá cầu, vì thể lực của các em yếu nên không di chuyển được để thực hiện kỹ thuật khi học cũng như trong khi đấu tập.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn đá cầu ở lớp 11 THPT (chương trình thay sách giáo khoa).
Tôi đã chọn đề tài: 
 Các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện nâng cao thành tích môn đá cầu thể dục lớp 11 
- Học sinh năm học 2017 - 2018 trường THPT Hậu Lộc 3
Sáng kiến được áp dụng trong học sinh khối 11 trung học phổ thông 
+ Đề tài được áp dụng từ đầu học kỳ 2 đến 05/05/2018
Căn cứ vào thể lực chung của học sinh khả năng hiện có là một vấn đề không phải mới vì vậy nay tôi đưa ra đề tài này nhằm tim ra cách rèn luyện thể lực chung tốt nhất cho học sinh THPT nói chung và thể lực cho môn Đá cầu nói riêng 
- Trang thiết bị:
 Cầu đá, cột lưới, sân đá cầu hỗn hợp
 - Phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
 - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỷ thuật
 - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. 
 Để thực hiện đề tài này tôi đã áp dụng một số bài tập rèn luyện kỹ năng khống chế cầu và đá cầu phát huy tính tự giác tích cực tập luyện của học sinh . Sau khi tôi áp dụng trong một học kì tôi đã đạt được môt số kết quả khả quan vấn đề là để các em tự tập thì có nhiều động tác cơ bản như chắn cầu bằng ngực đầu, dùi chân, vai trên nhiều bộ phận khác nhau trừ hai tay theo luật qui định.
1.4 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
	Các em mới bước vào trường'' Các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện nâng cao thành tích môn đá cầu thể dục lớp 11 '' đã phát huy được tính tích cực trong học tập của các em giúp đạt được kết quả cao, tạo hứng thú tiếp thu kỹ thuật trong các buổi tập , phát triển được năng lực của từng em. Sáng kiến hoàn thành có thể sử dụng làm giáo án trang bị cho đội tuyển HSG cấp trường tuyển chọn cấp tỉnh, kết quả thực nghiệm còn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT, tôi biết nhiều trường học chưa phổ biến đầu tư vào bộ môn này bởi cần nhiều điều kiện về cơ sở vật chất kỹ năng tập luyện. Còn hạn chế chưa tạo được cái mới cũng như nhu cầu khả năng vận động của các em.
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Xét về thực tế môn Đá cầu ở toàn Tỉnh Thanh Hóa nói chung và phong trào ở trường THPT Hậu Lộc 3 nói riêng thành tích chưa cao đang còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của nghành các em cũng như các bậc phụ huynh mà nhà trường gia đình xã hội cùng chung tay góp sức bằng những hành động cụ thể vì sự phát triển của các em “ Đức ,trí ,thể, mỹ, dũng”
Do vậy tôi đưa các bài tập bổ trợ, phương pháp tập luyện là rất cần thiết đối với bộ môn này.
 Là giáo viên có 19 năm giảng dạy ở trường phổ thông hàng năm môn học đá cầu được tôi chọn làm môn trọng tâm để kiểm tra đánh giá học sinh, tôi đã vận dụng các bài tập bổ trợ và nhưng pháp cơ bản để đánh giá khă năng các em. Thực chất để học sinh có một nền tảng thể lực bền bỉ sẵn sàng tiếp thu kỹ thuật môn học đòi hỏi học sinh phải tự giác tích cực . Để hoàn thành được đề tài người học sinh phải phát huy cao độ tính tích cực trong hoạt động.
 - Qua sáng kiến này tôi mong muốn các em sẽ chủ động hơn khi đưa ra các bài tập bổ trợ vào các buổi dạy mộ cách thường xuyên liên tục. Còn đối với học sinh các bài tập này sẽ giúp đỡ các em rất nhiều trong việc trang bị thể lực chung . Từ đó các em không ngừng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo phát huy bộ môn đá cầu
2- Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
1.Thuận lợi:
Các em tự tập đá tự do các giờ ra chơi cúng như lớp 10 các em đã được học .
Các em đã tạo được sự hứng thú chơi nhưng thực tế là đang học, đang tập.
Phong trào Đá cầu đang phát triển rộng khắp ở các khối lớp cùng với sự đôn đốc của cán bộ lớp các hạt giống biết đá, chơi cầu , sự quan tâm dạy giỗ của các thầy cô và ban lãnh đạo nhà trường.Đoàn trường đã mở các đợt thi đấu trào mừng các ngày lễ lớn.
2- Khó khăn: 
- phong trào trưa rộng khắp đều ở các khối lớp, nhà tập đa năng chưa có, sân tập đầy năng, mưa . Bóng mát của chỉ giải quyết được một số em hâm mộ chỗ khác nhiều nắng và gió các em không thể hoạt động được
- Kỹ thuật cơ bản còn nhiều hạn chế vì các em không được tập nhiều, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, phần vì phân phối chương trình học chưa đủ để hình thành kỹ năng động tác cơ bản. 
3- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Đề tài đã giả quyết được sự yếu kém về kỹ thuật của các em.
- Mục tiêu của tôi đó là nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao thể lực và năng lực làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Đối tượng tôi chọn là 6 lớp 10 tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; các lớp A4,A5,A6 làm thực nghiệm, Các lớp A1,A2,A3 để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên bao gồm các lớp: 	 10A1 có 42 học sinh
	 10A2 có 42 học sinh
	 10A3 có 43 học sinh.
Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 127 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện chuyên môn môn đá cầu vào giảng dạy. 
 10A4 có 43 học sinh
	 10A5 có 41 học sinh
	 10A6 có 39 học sinh
	Tổng số học sinh nhóm thứ hai là: 123 em.
Còn A7 học theo hướng dẫn sách giáo khoa và không đưa vào đối chứng.. 
4-Biện pháp thực hiện :
 Các bài tập bổ trợ vào giờ học . Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học đá cầu tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi tiết giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình đá cầu cho 
Tôi cho các em đứng đối nhau và cầm trên tay 5 đến 6 quả cầu tung sang bên kia cho bạn nhận cầu bẳng bất cứ bộ phận nào của cơ thể trừ hai cánh tay theo qui định của luật. sau đó em kia phục vụ lại khoảng cách là 5m
Đội hình tập luyện nhận đá cầu sang.cho bạn
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	 5m 
 x	 x x x x	 x x 
	 GV
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	5m 
 x	 x x x x	 x x 
- Tập cho các em tự tung cầu lên cao và nhận cầu cầu tiếp xúc đùi song song với mặt đất, tiếp xúc các mu bàn chân phải tạo được mặt phẳng. Mu chính diện mu trong mu ngoài.
- Tập cho các em vào sân tập thành thào từng nội dung có người phục vụ như khống chế cầu bằng ngực, đầu, chân vai sau đó nhìn hai đá qua lưới.
- Tập phát cầu thấp chân nghiêng mình.
- Tập tang cầu 1 bộ phận
- Tập theo nội dung sách giáo khoa chương trình thể dục 11 trang 9 kỹ thuật đá cầu.
- Giáo viên tập cho các em một số chiến thuật.phát cầu thấp sát lưới cao sâu.
- Tập kỹ thuật di chuyển các bước lướt đơn đa bước , tâng”búng” cầu.
- Tập nhảy coc cò , đi bước nhỏ. 
- Tập thi đấu và làm trọng tài.
- Tập phán đoán điểm rơi của cầu.
- Tập móc cầu
- Tập đạp cầu, đánh cầu qua lưới
TT
Lớp
Số hs
Loại giỏi
(Điểm 9-10)
Loại khá
(Điểm7-8)
Loại đạt
(Điểm5-6)
Không đạt
(Điểm dưới5)
1
10A1
42
6 em =14,3 %
13 em= 31%
21 em= 50 % 
2 em = 4,7 %
2
10A2
42
7 em = 16,7 %
12 em= 28,6 %
20 em= 47,6 % 
3 em = 7,1 %
3
10A3
43
9 em = 20,9 % 
11 em= 25,6 %
20 em= 46,5%
3 em = 7 %
4
Tổng
127
22em =17,3 %
36em= 28,3 %
61em= 48%
8 em = 6,4 %
- Nhóm đưa các bài tập bổ trợ và thể lực vào áp dụng tập luyện hàng ngày theo Phương pháp thực nghiệm
TT
Lớp
Số hs
Loại giỏi
(Điểm 9-10)
Loại khá
(Điểm7-8)
Loại đạt
(Điểm5-6)
Không đạt
(Điểm dưới5)
1
10A4
43
13em =30,2%
22em= 51,1 %
8 em = 18,7 % 
0 em = 0%
2
10A5
41
12em =29,2%
24em= 58,5 %
5 em = 12,3 % 
0 em = 0%
3
10A6
39
9em = 23% 
25em= 64,1 %
5 em = 12,9%
0 em = 0%
4
Tổng
123
34em =27,6%
71em= 57,7 %
18m = 14,7%
0 em = 0%
Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt.
Thứ nhất: Các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học cầu lông. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. 
Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ đá cầu ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của môn đá cầu huẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác.
Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao.
So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu:
Loại giỏi: Quân bình tăng 13,3% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
Loại khá: Quân bình tăng 29,2% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
Loại đạt: Quân bình giảm 35,8% (Do loại khá giỏi tăng lên)
Chưa đạt: Quân bình giảm 6,7 % ( Do loại khá giỏi tăng lên)
III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận : 
Qua thời gian nghiên cứu và đem vào áp dụng '' Các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện nâng cao thành tích môn đá cầu thể dục lớp 11 '' , tôi thấy thể lực chuyên môn của các em được nâng lên rõ rệt. Từ đó các em năm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh động hơn, không bị nhàm chán, gò bó.
Có một điều mà các em nam thích vận động mạnh đó là môn bóng đá thì môn còn lại không kém phần đam mê đó là môn đá cầu với trách nhiệm người thầy là phải tạo được sự ham học, tập luyện để các em phát triển toàn diện mà còn tạo được hướng phát triển tương lai các em ít ra rời chiếc ghế THPT các em tự nhận thấy khó có môi trường giúp các em hoàn thiện cả về kiến thức và thể lực tốt đến vậy để các em đủ tự tin bước vào các trường chuyên nghiệp hay dù cho ở vị trí nào xã hội các em cúng đã có sự phát triển toàn diện đó là “ Đức, Trí, Thể, Mỹ, Dục” hành trang tương lai. 
Khi các em vui chơi thể thao (chơi đá cầu) ở ngoài giờ học, ở nhà , ở các câu lạc bộ ở địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các buổi đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng séc đấu trận đấu được nhận nhiều nguồn động viên của khánh giả.
Kiến Nghị : 
Với con số 123 em được thực nghiệm và 127 em không được áp dụng bài tập trên ở 6 lớp 10 trong năm học qua ở trường THPT tôi thấy kết quả rất tốt với các em được thực nghiệm. Tôi mong chỉ ít thời gian nữa thôi được gặp lại các em ở chương trình lớp 11 sẽ thú vị, phát huy tốt hơn nữa môn đá cầu. Vì vậy tôi mạnh dạn đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong nhiều năm làm công tác giảng dạy ở trường phổ thông để góp phần chung vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Tôi mong và xin được đề xuất với nhà trường.Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa đầu tư thêm về cơ sở vật chất tăng thêm số tiết học đá cầu, tạo mọi điều kiện để các em thi đấu chào mừng các ngày lễ lớn phối hợp với đoàn trường để giao lưu với các đoàn trường bạn ở các trường nâng cao tình đoàn kết, học hỏi tạo được sân chơi môi trường lành mạnh giúp nhau cùng học, cùng chơi cùng tiến bộ ở từng khu vực. 
Mặc dù vậy trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, không thể tránh được những sai sót, những bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các đồng nghiệp, các cấp quản lí, các chuyên gia đầu ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, tất nhiên còn nhiều bài tập kỹ năng cầu lông nhưng tôi chưa thể đưa vào được vì các em là học sinh không phải vận đông viên chuyên nghiệp, phần vì quỹ thời gian hạn chế, xong có thể áp dụng rộng rãi hơn đó là những bài tập bổ trợ thể lực. Đó cũng là góp phần vào việc giáo dục toàn diện và phát triển toàn diện cho học sinh trong thời kỳ mới chuyên môn của mỗi cá nhân phải phát huy mọi khả năng dành được những thành tích tốt nhất và vui chơi hoạt động lành mạnh phát triển thể chất.
Nhà trường cần trang bị nhiều cầu tốt và sân chơi đảm bảo cho các em lồng ghép vào các tiết dạy và chương tình ngoại khóa phù hợp.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Hậu Lộc; 27/5/2018
 Người viết 
 Lê Trung Tiến
 Tài Liệu Tham Khảo
1. Vũ Đức Thu – Trương Anh Tuấn – Thể dục 11 SGV 
 NXB Giáo Dục 2007
2. Trần Văn Vinh - phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài đá cầu NXB TDTT 1997
3. Vũ Đức Thu - Nguyễn Chương Tuấn - Lý luận và phương pháp GDTC
 NXB TDTT 1995
4. Đào Chí Thành – Huấn luyên thi đấu đá cầu XB Thể Dục Thể Thao 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cac_bai_tap_bo_tro_va_phuong_phap_tap_luyen_nang_cao_th.docx