SKKN Biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức lối sống học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức lối sống học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Từ xa xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định chuẩn mực. Bất cứ việc gì cũng có trên, có dưới, có tôn ti, trật tự. Trong giáo dục, đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn". Hồ Chủ Tịch đã dạy:”Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”. Do đó trong nhà trường, giáo dục đạo đức, lối sống là một công tác rất quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học: ”Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ở hai mặt chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song và đồng bộ. Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết yêu quê hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh, sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của ông cha, biết điều hay lẽ phải, tránh những thói hư tật xấu, biết yêu thương giúp đỡ người kém may mắn hơn.

 

doc 19 trang thuychi01 6604
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức lối sống học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Từ xa xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định chuẩn mực. Bất cứ việc gì cũng có trên, có dưới, có tôn ti, trật tự. Trong giáo dục, đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn". Hồ Chủ Tịch đã dạy:”Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”. Do đó trong nhà trường, giáo dục đạo đức, lối sống là một công tác rất quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học: ”Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ở hai mặt chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song và đồng bộ. Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết  yêu quê hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh, sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của ông cha, biết điều hay lẽ phải, tránh những thói hư tật xấu, biết yêu thương giúp đỡ người kém may mắn hơn...
Trong những năm gần đây, Đảng ta đang ra sức thực hiện công cuộc hội nhập và đổi mới toàn diện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và rất tự hào về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. 
Song mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục nói chung và sự xuống cấp về đạo đức lối sống cũng như những giá trị nhân văn của thế hệ thanh thiếu niên và học sinh nói riêng. Cụ thể như: vi phạm những chuẩn mực đạo đức lối sống do nhiều nguyên nhân khác nhau, có lối sống thực dụng, sống không có lý tưởng. Hơn nữa là sự du nhập các văn hóa phẩm đồi trụy qua các kênh thông tin đại chúng phát triển như vũ bão hiện nay cũng làm ảnh hưởng đến những quan niệm về tình bạn, tình yêu, đạo đức lối sống.
Đánh giá thực trạng về giáo dục và đào tạo hiện nay Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu phát triển toàn diện”. Nhưng hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh trong nhà trường Tiểu học chưa được các thầy cô giáo nhận thức đúng với tầm quan trọng của nó và chưa thực hiện triệt để theo những yêu cầu sư phạm trong quá trình giáo dục.
Trường tiểu học Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng không đứng ngoài tình trạng đó. Với thực tế xã hội hiện nay, nhiều gia đình cha mẹ lo kiếm tiền, không chăm lo đến việc học hành, sinh hoạt hàng ngày của con cái. Trong thời buổi hàng loạt các hàng quán mọc lên với đủ loại trò chơi hấp dẫn: games, chát, karaoke, bi a,thu hút đối tượng là học sinh.
Bên cạnh đó nhiều tệ nạn nghiện hút, thuốc lắc, làm cho học sinh thiếu ý thức rèn luyện đạo đức lối sống nhân cách trong nhà trường ngày càng nhiều.
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, chúng ta phải có trách nhiệm “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” đây là trách nhiệm chung của cha mẹ, nhà trường và xã hội. Tất cả đều có mối kết hợp hài hòa để tạo một môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ. 
Xuất phát từ những lý do trên, là người làm công tác quản lý trong một trường tiểu học, tôi mạnh dạn đề xuất: “biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức lối sống học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, kinh nghiệm thực tế từ đó đề xuất biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức lối sống học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức lối sống học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các văn bản có liên quan: sách, tài liệu về giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống, chủ trương đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Thiệu Hóa về giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, nhận định, đánh giá về thực trạng đạo đức lối sống của học sinh.
- Phương pháp thống kê toán học: Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Đạo đức con người, không phải có sẳn mà phải được giáo dục: ”hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chí Minh) và giáo dục đạo đức cho học sinh phải có kế hoạch, có phươngg pháp phù hợp: ”không sợ học sinh hỏng mà chỉ sợ phương pháp giáo dục hỏng (Makarenko);
Theo quan điểm Mác xít: “đạo đức lối sống là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người”. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường. 
Hồ Chí Minh đã dạy: “dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Do vậy, công tác quản lý, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh giữ vị trí then chốt trong nhà trường, là cơ sở để nâng cao giáo chất lượng giáo dục toàn diện. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em. Giáo dục đạo đức lối sống là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm - nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thế hệ mới càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm "phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng" cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, không đơn thuần trên lý thuyết, truyền thụ trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội, con người, cách làm việc trí óc, mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội. Phải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện nhân cách, đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực. Sự hài hoà giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội con người. Như Bác Hồ nói: "Có tài mà không có đức là con người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó " Vì vậy việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức lối sống trong nhà trường là một trong những biện pháp quản lý rất quan trọng đối với người quản lý.
2.2. Thực trạng về công tác quản lý, giáo dục đạo đức lối sống học sinh ở trường Tiểu học xã Thiệu Giao - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa.
2.2.1. Thuận lợi. 
Trường Tiểu học Thiệu Giao được thành lập năm 1993. Trường được công nhận và đón bằng trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I tháng 4 năm 2014, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; đơn vị đạt chuẩn kiểm định chất lượng cấp độ III. Năm năm liền đơn vị đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và là đơn vị dẫn đầu phong trao thi đua. Năm học 2015 – 2016, trường có 09 lớp với 209 học sinh. Có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trình độ trên chuẩn chiếm: 95.2% trong đó: thạc sỹ: 02; đại học: 17; cao đẳng: 01; trung cấp: 01.
Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường tuổi nghề đang ở độ chín, luôn năng nổ, nhiệt tình, trăn trở với nghề;
Tập thể nhà trường luôn được sự quan tâm của ủy ban nhân dân (UBND) huyện, Phòng giáo dục và Đào tạo Thiệu Hóa, UBND xã và tập thể phụ huynh học sinh.
2.2.2. Khó khăn.
Trường nằm xa trung tâm huyện, nhưng lại gần Thành phố, học sinh được tiếp xúc nhiều với trò chơi hấp dẫn như trên mạng cũng như chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên học sinh dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội;
Trình độ dân trí chưa cao, nhận thức còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn. Đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh éo le như: mồ côi cha, mẹ, gia đình ly hôn, nghiện ngập hay đi làm ăn xa, số học sinh nghèo và cận nghèo, số học sinh ở nhà với ông, bà, chú, bác hết tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao;
Thiếu phòng dạy học Tiếng anh, Mỹ thuật, trang thiết bị dạy học ngày càng xuống cấp; các trang thiết bị trong phòng học chất lượng chỉ đủ để phục vụ hoạt động dạy học ở mức tối thiểu.
2.2.3. Thực trạng về công tác quản lý trong trường học.
Kế hoạch giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh đã được trú trọng nhưng chưa thường xuyên.
Chưa phối hợp thường xuyên với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong công tác quản lý và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
Công tác kiểm tra đánh giá còn mang tính định kỳ, các hình thức còn đơn điệu chưa nhân được nhiều điển hình, chưa thu hút được đông đảo học sinh hưởng ứng.
2.2.4. Thực trạng về phía giáo viên. 
Một bộ phận giáo viên chỉ quan tâm dạy kiến thức, chưa chú trọng giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Các bài giảng đạo đức của giáo viên chưa được hấp dẫn.
Qua khảo sát cho thấy: Hầu hết giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh với các nội dung: Giáo dục đạo đức lối sống để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh (90.4%); giáo dục đạo đức lối sống nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh (90.4%)Tuy nhiên, vẫn còn những giáo viên hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan trọng như: Giáo dục đạo đức lối sống để học sinh có ý thức bảo vệ môi trường (4.7%); giáo dục đạo đức lối sống để học sinh có ý thức giữ gìn của công (9.5%)do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh của nhà trường.
2.2.5. Thực trạng về phía học sinh.
Ở tuổi này nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành và phát triển. Trong quá trình phát triển, trẻ luôn bộc lộ những nhận thức tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ một cách vô tư, thật thà, ngay thẳng. Các em học sinh nếu không được giáo dục sẽ dễ bị sai lệch.
Hầu hết học sinh cho rằng cần và rất cần các phẩm chất mà nội dung giáo dục đạo đức lối sống mang lại: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và yêu chuộng hòa bình; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần cù, sáng tạo; tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức lối sống của nhà trường.
Tuy nhiên cũng có con số không nhỏ cho là không cần các nội dung giáo dục đạo đức lối sống ở trên. Qua đó cho thấy rằng cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức của học sinh về giáo dục, rèn luyện đạo đức.
Hiện nay, những biểu hiện về suy thoái đạo đức lối sống cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh đã gióng lên hồi chuông báo động cho gia đình, nhà trường và xã hội. Điều đáng nói là ý thức đạo đức, pháp luật của học sinh ở các cấp học nói chung và bậc học Tiểu học nói riêng càng ngày càng cao và có chiều hướng đi xuống.
Kết quả khảo sát cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên và học sinh tháng 9,10 năm 2015 cho thấy số lượt học sinh thực hiện nội quy của nhà trường còn chưa tốt như: Đi học muộn, nghỉ học vô lý do, nói tục, lười học, nhìn bài khi kiểm tra, nói chuyện riêng trong giờ học, có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo, nhiều học sinh chỉ chào thầy, cô trong trường, còn ra đường thì... không quen biết, trốn học đi chơi, vứt rác không đúng nơi quy định, gây gổ vơi bạn bè, nói dối cha mẹ, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, ... Nhiều học sinh vi phạm các điều cấm như: nói tục, gây gỗ đánh nhau, vi phạm luật giao thông... Cụ thể: 
STT
HÀNH VI ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG
ĐẦU NĂM HỌC 2015 - 2016
Số lượt
Tỉ lệ %
1
Đi học muộn
45
21.4
2
Nghỉ học vô lý do
21
10.0
3
Nhìn bài của bạn
55
26.1
4
Nhác học bài
93
44.2
5
Nói dối cha mẹ
32
15.2
6
Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy
56
28.0
7
Gây gổ, cải nhau với bạn bè
25
11.9
8
Nói tục
35
16.6
9
Đánh nhau
4
1.9
10
Không chào hỏi người lớn
46
21.9
11
Vứt rác không đúng nơi quy định
47
22.4
12
Đi vệ sinh không đúng nơi quy định
37
17.6
13
Chưa có ý thức bảo vệ môi trường
53
25.2
2.2.6. Thực trạng về phía phụ huynh.
Một bộ phận cha mẹ học sinh do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; thiếu sự quan tâm; nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; ỷ lại cho nhà trường; lo làm kinh tế; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lựcđã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Qua khảo sát: 100% phụ huynh đồng ý nội dung về giáo dục đạo đức lối sống để học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi; 83,6% phụ huynh đồng ý nội dung về giáo dục đạo đức lối sống là để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh; 80,5% phụ huynh đồng ý nội dung về giáo dục đạo đức lối sống để tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. 
Như vậy, phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Đây là yếu tố thuận lợi cho trường trong triển khai công tác giáo dục học sinh.
2.2.7. Thực trạng về phía địa phương và xã hội.
Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
Các tổ chức chính trị ở địa phương chưa thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức lối sống cho lứa tuổi học sinh, chưa tổ chức được các hoạt động thu hút các em tham gia vào dịp hè, thời gian sinh hoạt tại khu dân cư.
2.2.8. Thực trạng về chương trình giáo dục đạo đức bậc tiểu học.
Tình trạng học sinh xuống cấp về đạo đức lối sống và vi phạm pháp luật ngày càng tăng, trong khi chương trình giáo dục lại chưa thể hiện được vai trò của môn học này, chương trình chưa cập nhật các tình hướng, các hành vi đạo đức theo xu hướng phát triển của xã hội. Ở cấp tiểu học, mỗi tuần học sinh học một tiết Hoạt động giáo dục đạo đức. Học sinh lớp 3 được học bài đạo đức “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”, học sinh lớp 5 học bài “ Tìm hiểu về Liên hợp quốc”. với nhiều từ khó hiểu, không phù hợp và chưa cần thiết với lứa tuổi Tiểu học.
2.3. Biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức lối sống học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Giao - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa” .
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Làm cho các thành viên, tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường hiểu rõ quan điểm, đường lối của Đảng và nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Giúp cho việc phối hợp các lực lượng, các cấp, các ngành giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.
Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền chi tiết, phân công, giao trách nhiệm cụ thể tới Đảng viên, CBQL, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đoàn đội, phụ huynh, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện.
Bí thư chỉ đạo Đoàn Thanh niên CSHCM, với Tổ chức Đội TNTPHCM, Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” triển khai thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện học sinh và xây dựng tổ chức, Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2015 – 2020.
Thực hiện “Chương trình phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục” giữa nhà trường với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường, đài Phát thanh truyền hình của Huyện nhằm tuyên truyền, hỗ trợ công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua nói riêng và công tác giáo dục toàn diện học sinh nói chung.
Trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường sẽ cùng các tổ chức đoàn thể sơ kết rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện góp phần giáo dục về đạo đức lối sống và nhân cách cho học sinh.
Biện pháp 2: Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
Các thành viên của nhà trường nắm được và hiểu rõ các phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Học sinh chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và tự mình rèn luyện đạo đức lối sống giúp cho từng đối tượng học sinh hình thành thói quen, kỹ năng ứng xử phù hợp với mọi thành phần trong xã hội.
Hiệu trưởng chỉ đạo: Phó hiệu trưởng ngoài việc quản lý chất lượng văn hóa, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoài giờ, tổ chức các buổi giao lưu, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giờ chào cờ đầu tuần, đánh giá thi đua ở các lớp, giáo dục ý thức chấp hành nội quy nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung giáo viên chủ nhiệm trực tiếp xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức lối sống cho lớp mình, phối hợp chặt chẽ với Đoàn Đội, cha mẹ học sinh để giáo dục và đánh giá xếp loại học sinh của lớp.
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường sống, môi trường giao tiếp, học tập ở gia đình, nhà trường và xã hội thân thiện.
Xây dựng môi trường làm việc, học tập, sống an toàn và thân thiện, mỗi cá nhân cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và người lớn là những tấm gương sáng về đạo đức lối sống để học sinh thấy được, giúp các em học tập, noi theo và rèn luyện đạo đức lối sống theo những gương tốt.
Lập kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, nhân dân, học sinh thực hiện xây dựng và giữ gìn cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp, thân thiện ở trường học, gia đình, khu dân cư. Xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhất trí trong tập thể, gia đình, cộng đồng dân cư. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, lý tưởng nghề nghiệp, lòng nhân ái, tình thương con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ học sinh.
Bản thân các bậc phụ huynh, giáo viên và người lớn phải nắm được những hoạt động văn hóa, thương mại, các trò chơi giải trí và con người xung quanh nhà và trường. Vì chính môi trường xã hội gần gũi này trực tiếp ảnh hưởng và góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nếu môi trường xung quanh phức tạp thì chúng ta sẽ có những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những hậu quả xấu xảy ra đối với học sinh.
Biện pháp 4: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh bằng nhiều hình thức.
Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tôn sư trọng đạo, có phẩm chất, năng lực tư duy sáng tạo; biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, điều chỉnh các hành vi đạo đức, lối sống.
Giáo dục thông qua giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, thông qua các giờ học, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, họp đại diện các tổ chức thảo luận, góp ý và phổ biến tới giáo viên và các lớp thực hiện.
+ Thông qua giờ chào cờ đầu tuần: Hiệu trưởng nhận xét, tuyên dương khen thưởng hoặc nhắc nhở các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt làm được, những tồn tại, biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo.
+ Thông qua các giờ ở lớp: Tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra nhận thức để đánh giá kế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_giao_duc_dao_duc_loi_song_hoc_sinh_o.doc