SKKN Biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn Giao thông tại trường Tiểu học Trường Lâm

SKKN Biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn Giao thông tại trường Tiểu học Trường Lâm

 Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng. Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu người chết do tai nạn giao thông và hơn 50 triệu người bị thương, trong đó có nhiều người phải mang thương tật suốt đời là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và những hệ lụy của nó, châu Á, trong đó có Việt Nam đang là những quốc gia phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về số người chết và thương vong do tai nạn giao thông gây ra.[1]

 Cũng theo thống kê của Ủy ban toàn giao thông Quốc gia, 2 tháng đầu năm 2018 (tính từ ngày 16/12/2017 đến 15/2/2018), cả nước xảy ra 3.345 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.506 người, bị thương 2.517 người. So với cùng kỳ (tháng 02) năm 2017 tai nạn giao thông có giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; tuy nhiên với những con số nêu trên, chúng tả phải thừa nhận rằng: số người thiệt mạng và mang thương tật do tai nạn giao thông gây ra không phải là nhỏ thậm chí còn cao hơn cả số người chết và bị thương lúc đất nước còn chiến tranh.[1]

Trước tình hình thực tế tai nạn giao thông ngày càng nhiều như thế, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 240/CĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2018 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau tết Nguyên đán, trong đó gửi Bộ Giao thông Vận tải, bộ Công an nội dung về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đề ra nhiều việc làm thiết thực nhằm hạn chế tối đa hoặc có thể giảm đi những đau thương và mất mát, thiệt hại về người cũng như tài sản làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước.[1]

 

doc 23 trang thuychi01 8621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn Giao thông tại trường Tiểu học Trường Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TĨNH GIA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG 
CỦA HIỆU TRƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG LÂM
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trường Lâm
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu.
2
3
Đối tượng nghiên cứu.
2
4
Phương pháp nghiên cứu.
2
II
NỘI DUNG.
3
1
Cơ sở lí luận.
3
2
Thực trạng.
4
3
Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
7
3.1
Kiện toàn ban chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường.
7
3.2
Xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường.
7
3.3
Tập huấn kiến thức về luật giao thông, phổ biến kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh và đội thợ lái xe lam.
8
3.4
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường bằng nhiều hình thức phong phú
9
3.5
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo dục an toàn giao thông.
11
3.6
Phối hợp ăn ý giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường.
13
3.7
Phối hợp với Ban An toàn Giao thông trên địa bàn trong giáo dục an toàn giao thông.
14
3.8
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung Giáo dục An toàn giao thông.
14
3.9
Chăm lo đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nội dung giáo dục An toàn giao thông.
14
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
15
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
17
1
Kết luận.
17
2
Bài học kinh nghiệm
17
3
Kiến nghị.
17
Danh mục các tài liệu tham khảo.
Danh sách tên các đề tài,Sáng kiến Kinh nghiệm đã được công nhận.
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
 Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng. Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu người chết do tai nạn giao thông và hơn 50 triệu người bị thương, trong đó có nhiều người phải mang thương tật suốt đời là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và những hệ lụy của nó, châu Á, trong đó có Việt Nam đang là những quốc gia phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về số người chết và thương vong do tai nạn giao thông gây ra.[1]
 Cũng theo thống kê của Ủy ban toàn giao thông Quốc gia, 2 tháng đầu năm 2018 (tính từ ngày 16/12/2017 đến 15/2/2018), cả nước xảy ra 3.345 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.506 người, bị thương 2.517 người. So với cùng kỳ (tháng 02) năm 2017 tai nạn giao thông có giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; tuy nhiên với những con số nêu trên, chúng tả phải thừa nhận rằng: số người thiệt mạng và mang thương tật do tai nạn giao thông gây ra không phải là nhỏ thậm chí còn cao hơn cả số người chết và bị thương lúc đất nước còn chiến tranh.[1]
Trước tình hình thực tế tai nạn giao thông ngày càng nhiều như thế, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 240/CĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2018 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau tết Nguyên đán, trong đó gửi Bộ Giao thông Vận tải, bộ Công an nội dung về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đề ra nhiều việc làm thiết thực nhằm hạn chế tối đa hoặc có thể giảm đi những đau thương và mất mát, thiệt hại về người cũng như tài sản làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước.[1]
Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với bộ Công An, Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy giáo dục an toàn giao thông lồng ghép trong các tiết học chính khóa và tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm đưa nội dung chương trình giáo dục an toàn giao thông vào nhà trường, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông học đường cho tất cả học sinh sinh viên, các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, nhằm góp phần nâng cao ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm về luật giao thông, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản kinh tế cho chính các em, gia đình và xã hội. Việc giáo dục cho trẻ em thiếu niên nhi đồng hiểu rõ về luật giao thông, xây dựng thói quen có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông là hết sức cần thiết, ngay từ khi còn nhỏ, ở lứa tuổi Tiểu học, các em được học một số kiến thức về luật giao thông sơ khởi, giúp các em tham gia giao thông cùng gia đình hay tự bản thân tham gia giao thông bằng phương tiện thô sơ (xe đạp) hoặc đi bộ an toàn, hiểu rõ về các chỉ dẫn của biển báo để thực hiện cho đúng và không bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông .
Chính vì thế, Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường Tiểu học là một việc làm hết sức thiết thực, lâu dài và không bao giờ cũ, nhằm giáo dục thế hệ trẻ là những người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông trong tương lai ngay từ lúc con người mới tiếp nhận kiến thức ban đầu. Dựa trên sự chỉ đạo chung của cả nước, bản thân là một Cán bộ Quản lý chỉ đạo công tác dạy và học trong nhà trường, tôi nhận thấy chúng ta cần phải chuyên tâm tích cực nghiên cứu để tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm góp phần hữu hiệu hóa các hoạt động trong việc giảng dạy lồng ghép cung cấp kiến thức an toàn giao thông đồng thời hướng dẫn giáo dục giúp cho các em nhận thức, có thái độ đúng đắn về việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông và hành vi thói quen tốt khi tham gia giao thông. Vậy nên tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn Giao thông tại trường Tiểu học Trường Lâm” để tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm với mong muốn đưa giáo dục An toàn Giao thông vào nhà trường có chiều sâu và mang lại hiệu quả tốt trong việc xây dựng môi trường tham gia giao thông có văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu thực tiễn nhà trường, địa phương, tìm các giải pháp triển khai công tác quản lý giáo dục An toàn giao thông của Hiệu trưởng có chất lượng và có hiệu quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp công tác quản lý giáo dục An toàn giao thông của Hiệu trưởng để xây dựng và phát triển giáo dục toàn diện nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp điều tra, đánh giá.
- Dựa vào các bài viết chuyên đề về chỉ đạo Giáo dục an toàn giao thông trong trường của các cấp học và tập san Giáo dục Tiểu học.
- Đối thoại trực tiếp với các giáo viên, cùng tham gia thực hiện Giáo dục an toàn giao thông trong trường.
 - Trao đổi cùng đồng nghiệp về kinh nghiệm có hiệu quả trong quản lý “Giáo dục an toàn giao thông” của các nhà trường trong huyện.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết A64 tuyên bố “Thập kỷ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 2011-2020”, Việt Nam là thành viên soạn thảo và cam kết thực hiện. Mục tiêu của Thập kỷ hành động là nhằm ổn định và giảm số lượng tại nạn giao thông dự tính trên toàn thế giới vào năm 2020. Đây cũng là cơ hội để các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng thể hiện sự ủng hộ và cam kết hành động của mình vì một môi trường giao thông an toàn, văn minh để từng bước thực hiện có kết quả các chương trình, mục tiêu của thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ, cần xác định công tác bảo đảm an toàn giao thông vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, thực hiện thường xuyên liên tục. Vì vậy ở góc độ quốc gia cũng như từng địa phương cần xây dựng các chương trình, chiến lược và có kế hoạch triển khai hành động theo từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.[1]
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.[2]
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc trang bị cho học sinh tri thức thông qua các giờ học trên lớp, nhà trường còn có nhiệm vụ giúp các em bổ sung và hoàn thiện kiến thức, tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã học với thực tế cuộc sống trong cộng đồng cũng như tổ chức các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội. Từ đó hình thành cho các em thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật, rèn luyện kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tham gia giao thông thông minh, an toàn [3]
Giáo dục An toàn giao thông là một nội dung giáo dục được thực hiện ở các nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước mở cửa hội nhập và phát triển. Giáo dục An toàn giao thông nhằm giáo dục cho học sinh một số nội dung về Luật giao thông, giáo dục kĩ năng sống để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao thông đường bộ.
Tổ chức Giáo dục An toàn giao thông trong nhà trường phổ thông có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội.
2. Thực trạng.
2.1. Thực trạng chung:
Nước ta đang đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, đô thị hóa và chuyển dần từ lao động thủ công là chính sang lao động với phương tiện hiện đại và phương pháp tiên tiến có năng suất cao, từ đó xuất hiện nhiều loại phương tiện tham gia giao thông cũng như lưu lượng các loại phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều, tình hình giao thông trên cả nước cũng như trên địa bàn ngày càng phức tạp.
Trường Lâm là một trong 4 xã trọng điểm cung cấp nguyên vật liệu để xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, hàng ngày có nhiều phương tiện vận tải hạng nặng tham gia giao thông. Hệ thống đường bộ trên địa bàn nhỏ, hẹp, nhiều ổ gà, ổ voi, nắng thì bụi tầm nhìn bị hạn chế, mưa thì lầy lội trơn trượt. Hệ thống biển báo hiệu đường bộ còn thiếu. Việc lấn chiếm lòng đường, đổ đất đá vật liệu xây dựng ra đường còn nhiều. Nhiều nơi tầm nhìn bị che khuất.
Ý thức tham gia giao thông của một bộ phận nhân dân (phụ huynh) chưa tốt, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định, lạng lách đánh võng; không có kiến thức cũng như hiểu biết về luật giao thông cũng không có kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
 Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về An toàn giao thông chưa được chú trọng. Một số vụ vi phạm An toàn giao thông xử lý chưa nghiêm.
2.2. Thực trạng về giáo dục An toàn giao thông trường Tiểu Học Trường Lâm.
Trường Tiểu học Trường Lâm đóng trên địa bàn xã Trường Lâm cách trung tâm hành chính của huyện Tĩnh Gia 15 km đường bộ về phía nam. Trường được chia làm hai khu riêng biệt. Khu A nằm cạnh đường 2B - con đường liên xã chạy xuyên từ Quốc lộ 1A giáp với Nghệ An đi Trường Lâm, Tân Trường, Tùng Lâm và các xã Phú Lâm, Phú Sơn để nối với các huyện miền núi và đường Hồ Chí Minh. Hàng ngày con đường này đón nhận hàng trăm lượt xe trọng tải hạng nặng chở vật liệu, chở phụ gia cho các Nhà máy Xi măng và chở đất san lấp vục phụ công trình đang xây dựng thuộc khu Kinh tế Nghi Sơn, ngoài ra học sinh thuộc thôn Trường Sơn khi đến trường còn phải đi qua con đường sắt Bắc - Nam tuy có rào chắn nhưng nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Khu B nằm cạnh quốc lộ 1A nguy cơ xảy ra tai nạn cũng nhiều. 
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. Đa số cán bộ, giáo viên đều có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, luôn có ý thức vươn lên và thường xuyên trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện đặc biệt luôn chấp hành nghiêm luật giao thông và luôn có ý thức tham gia giao thông an toàn. 
Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm trường có từ 750 đến 885 em học sinh theo học. Vì địa bàn dân cư rộng nên cơ bản học sinh đến trường chủ yếu bằng xe đạp, xe lam, số ít em được gia đình đưa đón bằn xe máy, hoặc đi bộ. 
Nội dung Giáo dục An toàn Giao thông trong trường chủ yếu là tích hợp trong nội dung chương trình giáo dục hiện hành kết hợp với tiết hoạt động tập thể thực hiện trong tháng “An toàn Giao thông” (tháng 9) thời lượng tuyên truyền còn ít. Việc tổ chức các buổi ngoại khóa, các hoạt động mang tính chuyên đề có chiều sâu cũng chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Công tác quản lý, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá về an toàn giao thông chưa được coi trọng, công tác tuyên truyền luật giao thông và hướng dẫn học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn chưa thường xuyên còn hình thức, chiếu lệ. Ngoài ra công tác phối kết hợp trong giáo dục An toàn giao thông giữa các ban ngành, đoàn thể trong trường, cũng như ngoài trường còn xem nhẹ. Chưa tập huấn và tuyên truyên về an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe lam, phụ huynh trong trường nên công tác giáo dục an toàn giao thông chưa có hiệu quả hoặc hiệu quả của công tác này chưa cao.
Không ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc đi lại, tham gia giao thông của con em hằng ngày. Do không ý thức được sự ảnh hưởng của mình đối với các em nên nhiều bậc phụ huynh đã có hành động, lời nói không phù hợp, gieo vào tiềm thức các em những hành vi sai trái, phản tác dụng những bài học về an toàn giao thông.
Một thực trạng nữa là xe đạp các em dùng để tham gia giao thông chưa đảm bảo: xe không phanh, không chuông, không đèn, các bộ phận như xăm lốp không đảm bảo, kích cỡ chưa phù hợp (xe dùng cho người lớn). 
Học sinh đi bộ đến trường đa số các em chưa đi đúng phần đường, đi hàng đôi hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, đùa cợt, xô đẩy nhau, tụ tập trước cổng trường gây mất an toàn giao thông.
Các em được gia đình đưa đi học bằng xe máy, đa số không đội mũ bảo hiểm, có em ngồi đằng trước, ngồi quá số người quy định.
 Với tỉ lệ học sinh tham gia đi xe lam đến trường khá đông hàng năm nhà trường có gần 10 xe lam tham gia đưa đón học sinh đi học từ 13 thôn bản trên địa bàn xã. Đội ngũ lái xe lam cơ bản không có giấy phép lái xe, xe không có thành chắn, thường chở quá số người quy đinh, chưa nói đến xe có đảm bảo an toàn để lưu hành hay không. Học sinh ngồi trên xe lam thường ngồi vắt vẻo, trêu đùa, nghịch ngợm, thò tay, thò đầu ra ngoài.
Học sinh trường Tiểu học Trường Lâm ít tiếp xúc với hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, mới chỉ dừng lại ở bài học, va chạm thực tế không nhiều nên sự ghi nhớ của các em về lĩnh vực này chưa bền vững. Một số trẻ sau thời gian học ở trường các em thường giúp gia đình chăn, thả trâu bò. Hai bên trục đường giao thông là nơi dễ dàng để trẻ thực hiện các trò chơi nhất là trên tuyến đường sắt, nguy cơ tai nạn rất cao. 
2.3. Kết quả của thực trạng:
	Tất cả yếu tố nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục An toàn giao thông trong nhà trường. Để có kết quả đánh giá chất lượng giáo dục an toàn giao thông trong năm học đồng thời lấy cơ sở cho việc nghiên cứu, đề ra các giải pháp cho những năm tiếp theo, đầu năm học 2017-2018 (thời điểm cuối tháng 9 năm 2017), tôi đã tiến hành khảo sát trắc nghiệm nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức về An toàn giao thông của học sinh ở cả 5 khối lớp kết hợp với đánh giá của giáo viên đã thu được kết quả:

Khối
Tổng số học sinh tham gia khảo sát
Điểm dưới trung bình
Điểm
trung bình - khá
Điểm giỏi
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
224
68
30,4
104
46,4
52
23,2
2-3
369
75
20,3
209
56,7
85
23,0
4-5
292
72
24,7
145
49,6
75
25,7
Cộng
885
215
24,3
458
51,8
212
23,9
Qua bảng thống kê ta thấy học sinh đã có hiểu biết nhất định và cần thiết về luật giao thông, có kĩ năng cơ bản và thái độ khá đúng đắn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tuân thủ những nội quy, quy định của trường đề ra. Tuy nhiên, việc nắm kiến thức về An toàn giao thông của các em chưa triệt để, tính bền vững cũng như chất lượng chưa cao.
Khảo sát thực tế về ý thức, hành vi tham gia giao thông của học sinh trong tháng đầu của năm học cho thấy:
Tổng số học sinh tham gia khảo sát
Học sinh được người lớn đưa đón bằng xe máy
Hoc sinh đi học bằng xe đạp
Số vụ tai nạn trong năm
Thường xuyên đội mũ bảo hiểm
Chưa Thường xuyên đội mũ bảo hiểm
Không đội mũ bảo hiểm
Đi xe đạp phù hợp lứa tuổi
Đi xe đạp người lớn
224
95
67
62
6
315
76
239
Từ những thực trạng trên, trong những năm qua tình trạng mất an toàn trong tham gia giao thông vẫn là nỗi lo thường trực của nhà trường, phụ huynh và của toàn xã hội.
Trong xu thế hiện nay, hội nhập, mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa là tất yếu, việc sử dụng các phương tiện hiện đại cũng như xuất hiện các phương tiện vận tải hạng nặng ngày càng nhiều, mật độ tham gia giao thông ngày càng dày, nguy cơ mất an toàn ngày càng lớn; vấn đề là con người trong đó có học sinh buộc phải có khả năng thích nghi và có kĩ năng tự bảo vệ mình để theo kịp với sự phát triển. Thông thường, mỗi chúng ta, ai cũng có khả năng để thích nghi. Tuy nhiên nếu được định hướng và huấn luyện, tập dượt, bài bản bằng phương pháp tiên tiến từ phía nhà trường cùng với lòng nhiệt tình của giáo viên kết hợp với sự quan tâm của gia đình kĩ năng tự bảo vệ chính mình cũng như ý thức tham gia giao thông có văn hóa sớm được hình thành vững chắc ở học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Hiểu được tầm quan trọng cũng như tính thiết thực của việc giáo dục an toàn giao thông trong trường. Từ thực trạng trên là người quản lí đứng đầu đơn vị, tôi đã đưa ra một số “Biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn Giao thông tại trường Tiểu học Trường Lâm”.
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1. Kiện toàn ban chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường.
- Căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình thực tế của trường, tôi đã tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo Giáo dục an toàn giao thông, trong đó thành viên Ban chỉ đạo có Đại diện Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các Tổ trưởng chuyên môn mà Hiệu trưởng là trưởng ban. Việc kiện toàn này là một việc làm cần thiết để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ứng với từng nội dung giáo dục an toàn giao thông. Qua đó xác định được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường một cách thường xuyên, liên tục theo dõi việc thực hiện và nắm bắt được tiến độ thực hiện để đánh giá những kết quả đã đạt và chưa đạt, từ đó đề ra các chương trình, mục tiêu, thống nhất các giải pháp, biện pháp thực hiện giáo dục an toàn giao thông ở nhà trường trong thời gian tiếp theo.
3.2. Xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường:
Sau khi tìm hiểu, nắm vững tình hình đội ngũ Giáo viên (lực lượng tham gia giáo dục an toàn giao thông), căn cứ vào số học sinh ở hai điểm trường tham gia giao thông bằng phương tiện gì, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường. Kế hoạch cần cụ thể và có tính khả thi, sát với tình hình thực tế của đơn vị. Vì cùng là đối tượng học sinh của trường, nhưng học sinh học tại điểm trường A, đa số học sinh đến trường bằng phương tiện xe đạp, số ít hơn là ngồi xe lam, số ít còn lại là tự đi bộ; tham gia giao thông cùng các em gồm phương tiện giao thông đường sắt, ô tô con, ô tô tải và còn cả trâu, bò dê nữa. Đối với học sinh điểm trường A kế hoạch cần xây dựng việc hướng dẫn học sinh tham gia giao thông an toàn khi có tín hiệu đèn báo có phương tiện giao thông đường sắt chạy qua, hướng dẫn học sinh kĩ năng đi bộ an toàn, ngồi xe lam sao cho an toàn và giáo dục thêm kỹ năng phòng tránh tai nạn do xe máy và động vật (trâu, bò, dê) gây ra. Đối với điểm trường B học sinh chủ yếu được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, số ít tự đi xe đạp và đi bộ đến trường tình hình giao thông điểm trường này phức tạp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao, vậy kế hoạch giáo dục An toàn giao thông ở đây cần coi trọng hơn việc hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm an toàn khi ngồi sau xe máy và ngồi trên xe đạp. Vậy nên xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường cũng phải cân nhắc cho phù hợp và có tính hi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_giao.doc