SKKN Biện pháp chỉ đạo nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Quảng Phú
Giáo dục ngôn ngữ ở Tiểu học là nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ các cấp học sau này với mục tiêu giúp học sinh lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngôn ngữ.
Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học là dạy học sinh nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lời nói). Người giáo viên tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh viết chuẩn, phát âm đúng. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để học sinh được nghe, được học, được bắt chước để được nói, viết một cách chuẩn mực nhất.
Tăng cường giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, chú trọng về thực hành để con em chúng ta nói đúng, viết đúng tiếng Việt, bảo vệ tiếng Việt đi đôi với phát triển tiếng Việt, đưa vào tiếng Việt những nhân tố mới làm cho tiếng Việt đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao tiếp trong thời hội nhập còn nhiều vấn đề phải bàn và cũng còn nhiều câu chuyện xung quanh nói và viết đúng tiếng Việt mà Phòng GD&ĐT Thành phố Thanh Hóa đang triển khai mang ý nghĩa xã hội to lớn, hứa hẹn mang lại những kết quả tốt đẹp, góp phần làm trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt.
Là người làm quản lý giáo dục nhiều năm, nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, đồng thời với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp chỉ đạo nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Quảng Phú”. Với mong muốn được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé của mình vào việc nói chuẩn, viết chuẩn cho trường Tiểu học mà tôi đang công tác để đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập.
MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................4 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...5 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........6 3. 1. Một số biện pháp sửa lỗi lệch chuẩn cho giáo viên.....................6 3. 2. Một số biện pháp sửa lỗi lệch chuẩn cho học sinh......................8. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN..........................................................13 4.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.............................13 4.2. Đối với hoạt động giáo dục học sinh..............................................14 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN..........................................................................................14 2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................15 PHỤ LỤC.................................................................................................17 PHẦN I: MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục ngôn ngữ ở Tiểu học là nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ các cấp học sau này với mục tiêu giúp học sinh lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học là dạy học sinh nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lời nói). Người giáo viên tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh viết chuẩn, phát âm đúng. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để học sinh được nghe, được học, được bắt chước để được nói, viết một cách chuẩn mực nhất. Tăng cường giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, chú trọng về thực hành để con em chúng ta nói đúng, viết đúng tiếng Việt, bảo vệ tiếng Việt đi đôi với phát triển tiếng Việt, đưa vào tiếng Việt những nhân tố mới làm cho tiếng Việt đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao tiếp trong thời hội nhập còn nhiều vấn đề phải bàn và cũng còn nhiều câu chuyện xung quanh nói và viết đúng tiếng Việt mà Phòng GD&ĐT Thành phố Thanh Hóa đang triển khai mang ý nghĩa xã hội to lớn, hứa hẹn mang lại những kết quả tốt đẹp, góp phần làm trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt. Là người làm quản lý giáo dục nhiều năm, nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, đồng thời với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp chỉ đạo nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Quảng Phú”. Với mong muốn được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé của mình vào việc nói chuẩn, viết chuẩn cho trường Tiểu học mà tôi đang công tác để đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài “Biện pháp chỉ đạo nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Quảng Phú” nhằm giúp cho giáo viên, học sinh nhà trường: - Nắm vững cách viết chuẩn, phát âm đúng - Luôn có ý thức rèn luyện kiên trì, thường xuyên, liên tục và thành phong trào đều khắp để có kĩ năng phát âm chuẩn trong giảng dạy, học tập và giao tiếp. - Có khả năng phát hiện ra người khác phát âm lệch chuẩn để cùng sửa lỗi. Đặc biệt thường xuyên giao tiếp và hướng dẫn học sinh tập nói sẽ có điều kiện để sửa lỗi cho học sinh ngay trong giai đoạn phát triển đầu tiên. - Đề ra một số biện pháp chỉ đạo hữu hiệu, thiết thực để giúp giáo viên, học sinh luyện phát âm chuẩn, viết đúng. - Nâng cao sự chuẩn mực về ngôn ngữ trong môi trường sư phạm và cộng đồng xã hội. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - CBGV – NV và học sinh trường TH Quảng Phú 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu cụ thể tôi đã hệ thống, phân tích, tổng hợp các tài liệu về: Sửa lỗi phát âm lệch chuẩn ; sưu tầm và vận dụng các tài liệu, chuyên đề hướng dẫn trong và ngoài chương trình giáo dục tiểu học 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp hỗ trợ khác: - Phương pháp khảo sát thực tiễn. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp TEST trắc nghiệm. - Phương pháp thống kê. PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Bản chất của vấn đề nói chưa chuẩn là hiện tượng có tính chất phương ngữ. Đó là hiện tượng phát âm không đúng so với chuẩn chính tả. Vấn đề là phải tách người đó ra khỏi môi trường của họ vì bản thân người cùng một vùng không nhận thấy đó là bất thường, là lệch chuẩn. Chúng ta vẫn lấy chuẩn chính tả làm mực thước nên nói vì ngữ âm biến đổi sẽ làm chính tả dần biến đổi theo, dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. Thực tế, cha mẹ không hiểu biết về phát âm đã trực tiếp ảnh hưởng đến học sinh ngay từ lúc các em tập phát âm. Rất nhiều người lớn xung quanh cũng phát âm tuỳ tiện khiến học sinh không nhận ra mình nói sai. Khi học sinh đến lớp các cô giáo có thể hướng dẫn ngay từ cấp học thì dễ hơn, càng để lớp cao càng khó. Chúng ta không thể viện cớ môi trường nhiều người nói chưa chuẩn mà không sửa hết mình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của các em, thậm chí nhiều em phải đổi nghề, đổi hướng đi sau này vì lỗi địa phương tưởng như vô tội này... Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ vai trò của các nhà trường trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: “Đúng vậy, trường học, nhất là các trường phổ thông, nói chung các loại trường khác là cái lò tốt để rèn luyện con người Việt Nam mới, XHCN về mọi mặt, ở đây là nói về viết tốt, nói tốt. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, đây còn là vấn đề tư duy, vấn đề phong cách”. Để phát triển ngôn ngữ hoàn thiện học sinh phải được nghe lời nói, được bắt chước lời nói, được chủ động phát triển về ngôn ngữ nói và viết chuẩn. Phát triển ngôn ngữ cho học sinh là phát triển ở cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Ở trường tiểu học, đặc biệt chú ý đến kỹ năng nghe, viết và phát triển ngôn ngữ mạch lạc là quan trọng nhất. Phát triển ngôn ngữ cũng đồng thời giúp học sinh lĩnh hội cả ba thành phần của ngôn ngữ: Phát âm, vốn từ, ngữ pháp. Do vậy, lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ phải hướng vào học sinh tiểu học, đáp ứng các nhu cầu phát triển của giáo dục và phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên điều kiện văn hóa của từng vùng, miền và phù hợp với thực trạng của từng trường, của lứa tuổi. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để học sinh được nghe, viết, được bắt chước và được nói chuẩn, viết chuẩn. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phương ngữ Thanh Hóa có nét bản sắc riêng rất đáng trân trọng, nếu được khai thác sử dụng đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả.Nhưng sự lệch chuẩn khá nặng nề, nhiều khi làm cho câu nói bị sai nghĩa, tối nghĩa, gây cười. Ít nhất nó làm giảm sự chuẩn mực và thanh lịch của người nói. Ra tỉnh ngoài đôi khi còn bị kỳ thị. Tôi không dám đề cập đến phương ngữ Thanh Hóa mà chỉ xin đề cập đến hiện tượng “phát âm sai” và “ viết sai chính tả” trong phạm vi hẹp nhất: Trường Tiểu Học Quảng Phú. Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh toàn trường và CBGV tại thời điểm tháng 10/2015 cho thấy kết quả ( xem phần phụ lục) Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trường tôi cũng có cán bộ, giáo viên, học sinh phát âm lệch chuẩn rất phổ biến như phát âm sai thanh hỏi/ ngã ; phụ âm tr/ch ; s/x ; nguyên âm đôi ươ – biến thành ưư * Nguyên nhân phát âm lệch chuẩn phụ + Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp: Xã Quảng Phú thuộc địa bàn Thành phố Thanh Hóa nhưng là một xã thuần nông. Giọng nói của người dân còn mang nặng tính địa phương, độ lệch chuẩn so với tiếng phổ thông tương đối nhiều ( chủ yếu là phần vần và thanh điệu). - Cán bộ giáo viên trong nhà trường có một số là người địa phương, một số đ/c là người có xuất thân từ nông thôn ( từ các huyện trong tỉnh) do đó việc nói chuẩn tiếng phổ thông vẫn còn hạn chế. - Học sinh trong nhà trường có độ lệch chuẩn trong ngôn ngữ nói tương đối nhiều do ảnh hưởng từ cha mẹ và cộng đồng dân cư. + Do ý thức rèn luyện. - Giao tiếp trong môi trường mà nếu phát âm không chuẩn thì cũng không bị phát hiện, không bị chê cười nên đại bộ phận mọi người đều chưa có ý thức quyết tâm trong việc rèn luyện sửa phát âm sai. - Việc góp ý, giúp đỡ bạn bè, người thân sửa phát âm đôi khi còn bị xem là thiếu tế nhị, thiếu lịch sự. - Chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề nói chuẩn tiếng phổ thông Do đó cần xây dựng môi trường giao tiếp chuẩn mực ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3. 1. Một số biện pháp sửa lỗi lệch chuẩn cho giáo viên 3.1.1. Xây dựng kế hoạch: Để góp phần làm trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt và nâng cao chất lượng giáo dục về lâu dài . Phòng Giáo dục và Đào tạo xác định đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong năm học. Hiệu trưởng đã trực tiếp xây dựng kế hoạch chỉ đạo tới các tổ, mỗi CBGV - NV ngay khi có công văn chỉ đạo của cấp trên. - Thành lập ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo các trường gồm có thành phần là Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có kỹ năng phát âm chuẩn nhất của trường. - Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề: Thông qua chuyên đề của phòng Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện đề ra các nội dung thực hiện trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên các lớp thực hiện chuyên đề sao cho có hiệu quả nhất. Kế hoạch bao gồm: + Kế hoạch nhà trường. + Kế hoạch Tổ chuyên môn. + Kế hoạch tổ , khối , lớp. 3.1.2. Viết chuyên đề - Căn cứ vào tài liệu học chuyên đề nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông do Phòng giáo dục triển khai, nhà trường triển khai.Yêu cầu mỗi CBGV vận dụng những kinh nghiệm tự rèn luyện phát âm của bản thân để viết chuyên đề và đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên trong tháng. Nội dung Chuyên đề tập trung vào các biện pháp sửa lỗi phát âm do bản thân và học sinh hay mắc lỗi 3.1.3. Kiểm tra thực hiện chuyên đề - Thông qua các đợt kiểm tra, thanh tra toàn diện, yêu cầu thanh tra viên dự giờ phát hiện giáo viên, học sinh các lớp phát âm chưa chuẩn - Xây dựng các phiếu để kiểm tra phát hiện lỗi nói, viết sai của bản thân - Trong tất cả các hoạt động như họp hay phát biểu ý kiến, nếu phát hiện ra lỗi phát âm sai mỗi người đều nhẹ nhàng nhắc nhở. Đó cũng là biện pháp kiểm tra hiệu quả nhất. 3.1.4. Đánh giá giờ dạy, hoạt động khác của giáo viên. Sản phẩm dạy học của người giáo viên chính là kết quả giáo dục học sinh. Vì vậy đánh giá giáo viên phải đánh giá bằng giờ dạy, chuyên đề và các hoạt động khác mà giáo viên thực hiện hàng ngày. Người giáo viên có trách nhiệm là người giáo viên luôn có ý thức, nghiêm túc trong sửa lỗi nói, viết chưa chuẩn. Muốn cho học sinh phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác và có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên đề , giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt”, chú trọng tới lời nói khi giao tiếp với học sinh, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên phải gần gũi học sinh, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý , quan tâm chú trọng tới lời nói của học sinh trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người để rèn luyện uốn nắn trẻ kịp thời. Giáo viên linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa lỗi nói chưa chuẩn, giúp trẻ dễ nhớ. Đồng thời biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho học sinhcó kết quả tốt. 3.1.5. Tổng kết thực hiện chuyên đề - Hiệu trưởng yêu cầu các CBGV thông qua hoạt động chuyên môn tổ, khối tiến hành tổng kết thực hiện chuyên đề, đúc rút lại các vấn đề đã làm được, những vấn đề chưa làm được và tìm ra các nguyên nhân hạn chế của mỗi giáo viên, học sinh các lớp - Tiến hành khảo sát tại một số lớp để có cái nhìn tổng thể để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề. 3. 2. Một số biện pháp sửa lỗi lệch chuẩn cho học sinh. Hướng dẫn học sinh phát âm, cách viết Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. Đối với những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm (môi – răng – lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi). Một vài trường hợp cụ thể hay gặp: * Sai lẫn dấu thanh Nghiêm trọng nhất là sai thanh điệu: lẫn lộn thanh hỏi / thanh ngã. hỏi → ngã; ngã → hỏi; lẫn lộn cả 2 chiều hỏi ↔ ngã VD: ngã ngửa + Tiếng có thanh hỏi: giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi. Có thể kèm theo động tác ngửa cổ hướng mắt lên trên. + Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến giọng, lên cao giọng. Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu trên) học sinh có thể dễ dàng phát âm và đạt hiệu quả cao. Có thể coi, mẹo chính tả là những cách thức giản tiện, dễ nhớ do các nhà ngôn ngữ đặt ra. Mẹo chính tả giúp cho người viết dễ dàng tìm ra cách nói, viết đúng một cách nhanh nhất mà không cần phải tra cứu từ điển. *Lẫn lộn TR với CH +Mẹo thanh điệu trong từ Hán- Việt: Những từ Hán- Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với TR mà không đi với CH. - TR đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, thổ trạch,trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc - TR đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, trần thế , trù bị, trùng hợp, phong trào, lập trường ,trầm tích, trừng trị +Mẹo láy âm: CH láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc đứng sau, trái lại TR không láy âm đầu với các phụ âm khác , trừ bốn ngoại lệ đều là láy với L: Trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét - CH đứng ở vị trí thứ nhất: Chơi bời, chèo bẻo, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi, chểnh mảng, chào mào, chộn rộn, chình rình,choáng váng, chờn vờn, chon von, chơi vơi, chót vót, chênh vênh, chạng vạng - CH đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng, lởm chởm,loai choai +Mẹo đồng nghĩa tranh – giành: Khi gặp một tiếng chưa rõ viết với CH hay TR mà lại đồng nghĩa với một từ viết với GI thì từ đó phải được viết với TR. Ví dụ: Tranh- giành, nhà tranh- nhà gianh, trầu – giầu, trai- giai, trăng- giăng, tráo trở- giáo giở,, trối trăng- giối giăng, trời- giời, tro- gio, trả- giả + Mẹo trường từ vựng: - Mẹo cha- chú: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với CH chứ không viết với TR: Cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút , chít - Mẹo chum- chạn: Đồ dung trong gia đình được viết với CH chứ không viết với TR: Cái chạn, cái chum, cái chai, cái chiếu, cái chăn, cái chõng, cái chày giã gạo, cái chổi, cái chuồng gà, cái chĩnh, cái chậu( Có một ngoại lệ: Cái tráp). + Mẹo kết hợp âm đệm: TR không đi với các vần oa, oă, oe. Chỉ có CH là đi với các vần này. * Lẫn lộn S và X + Mẹo kết hợp âm đệm: S không đi với các vần oa, oă,oe, uê, chỉ có X là đi với các vần này. Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xòa tay, xoen xoét, xuề xòa, xuyên qua(Có các trường hợp ngoại lệ như soát trong rà soát, kiểm soát, soạn trong soạn bài và những trường hợp điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt, sờ soạng + Mẹo láy âm: Chỉ có X mới láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng này. Ví dụ như: Bờm xơm, bờm xờm, lao xao, lòa xòa, liêu xiêu, loăn xoăn, liểng xiểng, lộn xộn, lì xì, xoi mói, xích mích, + Mẹo từ vựng: -Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với X. Ví dụ như: Xôi, xa lat, lạp xường, xúc xích, cái xanh, cái xoong, cái xiên nướng thịt - Hầu hết các danh từ còn lại viết với S. Chặng hạn như: Ông sư, bà sãi, cây sen, cây sim, cây sồi, cây sung, cái sọt, sợi dây, sao, sương giá, sông, suối, sấm, sét( Có các trường hợp ngoại lệ : Chiếc xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, xương, cái túi sách hay cái xắc, cái xẻng, mùa xuân 4. Lẫn lộn R với D và GI Do không phân biệt R với D và GI trong phát âm nên thường lẫn lộn chúng trong chữ viết. Có thể dùng một số mẹo đơn giản sau để khắc phụ lỗi này. - Mẹo về âm đệm: R và GI không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp với các vần này. Chẳng hạn như: Dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất(Trường hợp ngoại lệ roa trong cu- roa). - Mẹo láy âm “Co ro- bịn rịn”: R láy âm với B và C ( K) là những hình thức mà D không có. Ví dụ như:Bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt, bối rối, co ro, cập rập - Mẹo run rẩy- rừng rưc: Những từ láy điệp âm đầu R mô phỏng tiếng động tượng thanh,chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau, chỉ những sắc thái ánh sáng động, tươi, chói đều viết với R. Ví dụ như: Rì rào, rả rích, răng rắc, rầm rập, róc rách, rúc rích, ra rả, run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rình, rạo rực, rần rật, rực rỡ, rừng rực, roi rói, rạng rỡ 3.2.2.Giáo viên đọc mẫu Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy, cô giáo của mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn. Các em thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên. Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế, giáo viên chỉ nên sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn, không thể tự mình phát âm đúng. Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của cô). Như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng hơn. Người giáo viên khi đọc mẫu, không đơn giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình môi” nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Học sinh nếu chỉ nghe mà không nhìn miệng cô đọc thì việc phát âm sẽ không đạt hiệu quả cao. 3.2.3. Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau: Hoạt động dạy – học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác: giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Một tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, không phát huy được tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời bầu không khí lớp học sẽ thiếu sự nhẹ nhàng, tự nhiên; người giáo viên cũng không thể hiện rõ được vai trò là người chỉ dẫn để giúp các em tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Như vậy sẽ không thực hiện được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay. Trong quá trình rèn kĩ năng phát âm cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh. Giáo viên cần chú trọng việc rèn cho các em có kĩ năng nghe – nhận xét – sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt. Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh, sửa sai cho mình. Đồng thời còn rèn luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách. Thực hiện thường xuyên như thế sẽ tạo được bầu không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, đảm bảo được mục tiêu của việc đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_bien_phap_chi_dao_noi_chuan_viet_chuan_tieng_pho_thong.doc