SKKN Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, để khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Trường tiểu học Mường Mìn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá

SKKN Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, để khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Trường tiểu học Mường Mìn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Trong những năm gần đây, sự nghiệp Giáo dục và đào tạo của nước nhà luôn là vấn đề thời sự nóng được Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị trung ương 8 (Khóa XI) thông qua.

Nghị quyết đã chỉ rõ thực tế giáo dục hiện nay đó là: chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.

Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

 

doc 19 trang thuychi01 10723
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, để khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Trường tiểu học Mường Mìn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, sự nghiệp Giáo dục và đào tạo của nước nhà luôn là vấn đề thời sự nóng được Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị trung ương 8 (Khóa XI) thông qua. 
Nghị quyết đã chỉ rõ thực tế giáo dục hiện nay đó là: chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều quan tâm, đầu tư cho Giáo dục. Giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang từng bước đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ cả về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức dạy học, góp phần quan trọng vào công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. 
Luật giáo dục 2005 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên trung học cơ sở”. 
 Với tinh thần tiếp tục thực hiện chỉ thị số 33/2006 CT - TTg ngày 08/ 09/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”. Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và để học sinh ngồi nhầm lớp” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một thực tế cho chúng ta thấy rằng để làm được và làm tốt những vấn đề trên là cả một quá trình đầy khó khăn, thử thách và lâu dài chứ không thể một sớm, một chiều mà làm được. 
Từ thực tiễn giảng dạy chúng ta nhận thấy rằng học sinh yếu kém (Chưa hoàn thành chương trình môn học, lớp học) là hiện tượng đã có từ lâu trong giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Một thực tế như là hiển nhiên cho ta thấy bao giờ tỷ lệ học sinh này cũng tập trung nhiều hơn ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, nơi có điều kện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân: Do trình độ nhận thức của nhân dân về việc học tập của con em còn hạn chế, trình độ văn hoá của các bậc cha mẹ học sinh kém, điều kiện kinh tế khó khăn không đủ để phục vụ, chăm lo cho con em học tập. Phong tục tập quán lạc hậu, lợi nhuận mà giáo dục đem lại cho nhân dân và con em họ còn nhiều hạn chế, chưa rõ nét, suy nghĩ trong nhân dân vẫn còn nặng về giáo điều và thực dụng “Cái chữ không làm ra lúa gạo” làm ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập rèn luyện của con em. Điều kiện giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác, môi trường học tập không tập trung, dẫn đến phong trào học tập của học sinh gặp nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của học sinh. Về phía ngành Giáo dục đó là bệnh thành tích của một số cán bộ quản lý và một số cán bộ giáo viên. Mặt khác, do nội dung, chương trình sách giáo khoa mới một số điểm chưa phù hợp với học sinh (Đặc biệt là học sinh miền núi vùng sâu vùng xa). Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa được quan tâm, còn nặng nề với phương pháp dạy học “Thầy đọc, trò chép” chưa thực sự pháp huy tính học tập tích cực của học sinh. Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém là yêu cầu cấp bách của ngành giáo dục hiện nay. Cùng với cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng ta cần đưa việc “Dạy thật - Học thật” vào nhà trường để có một chất lượng giáo dục thực sự. Vì vậy các nhà trường cần chủ động tìm phương hướng, giải pháp để giúp đỡ học sinh yếu, kém một cách khoa học phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của nhà trường, giúp các em hoàn thành chương trình lớp học, cấp học theo mục tiêu đã đề ra. Trong đó, giáo viên là người đóng vai trò chủ đạo.
 	Trên phương diện quản lý chuyên môn của nhà trường. Bản thân tôi nhận thấy mình cần: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà Nước về Giáo dục và Đào tạo, bám sát thực tiễn đơn vị để lãnh chỉ đạo nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, tạo lòng tin của nhân dân, của xã hội. Huy động các nguồn lực xã hội đóng góp sức người, sức của tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh. 
 	Trong những năm qua trường tiểu học Mường Mìn vinh dự được chọn thí điểm thực hiện dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN), đây là điều kiện thuận lợi cho thầy và trò trong nhà trường. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh Chưa hoàn thành chương trình môn học, lớp học từng bước được giảm đáng kể.
 	Tuy nhiên, qua kiểm tra, khảo sát thực tế vẫn còn tình trạng học sinh chưa biết đọc, biết viết, chưa thành thạo trong thực hành bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia) chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong nhà trường. 
 	Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, để khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Trường tiểu học Mường Mìn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá”. 
 	2. Mục đích nghiên cứu.
 	Đề xuất một số Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học, lớp học, cấp học và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Trường tiểu học Mường Mìn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và huyện nhà nói chung.
 	3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình học tập và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở trường Tiểu học.
 	Nghiên cứu thực trạng việc chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình học tập và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Trường tiểu học Mường Mìn.
	Học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập 
 	Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình học tập và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Trường tiểu học Mường Mìn
 	4. Phương pháp nghiên cứu.
 	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 	Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh yếu, kém và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
 	Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn đề học sinh yếu kém (chưa hoàn thành chương trình học tập) và học sinh ngồi nhầm lớp.
 	- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 	Phương pháp quan sát.
 	Phương pháp điều tra
 	Phương pháp thống kê
 	Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.
 	Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 	5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm.
	Năm học 2007 - 2008 tôi đã nghiên cứu đề tài này với tên đề tài “Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém, để khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ở Trường tiểu học Mường Mìn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá”. Và được Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT Quan Sơn xếp loại B cấp huyện. Từ đó đến nay tôi đã áp dụng vào thực tiễn quản lý chỉ đạo công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong những năm qua chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước ổn định và không ngừng được nâng cao. Từ thực tiễn công tác tôi thấy đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy năm học này tôi đã tiếp tục nghiên cứu và bổ sung một số giải pháp thực hiện sát thực hơn với điều kiện của đơn vị, nhằm tiếp tục góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tổ chức chỉ đạo giáo viên, học sinh thực hiện dạy và học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).
	Đi sâu nghiên cứu, phân tích nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương về: “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số: 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm căn cứ để bổ sung, dẫn chứng về lý luận thực tiễn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm 
 	1.1. Khái niệm học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, cấp học, học sinh ngồi nhầm lớp.
Học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, cấp học, học sinh ngồi nhầm lớp là những học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo và cả chưa biết thực hiện được những tính toán thông thường theo quy định của toán học; chưa đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, lớp học và của cấp học.
 	Điều kiện để lên lớp không đạt, nhưng vì lý do nào đó nhà trường, thầy cô vẫn để học sinh được lên lớp thì gọi là “ngồi nhầm lớp”.
 	1.2. Quan điểm của Bác Hồ về giáo dục.
 	Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Ngay sau khi cách mạng Tháng 8 thành công, ngày 3 tháng 9 năm 1945 trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác đã xác định vai trò của giáo dục là nhằm phục vụ sự phục hưng của một nước mới giành được độc lập. Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không? Dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không? chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Cũng ngày đó, trong phiên họp đầu tiên của Chính Phủ, Bác nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.” Người coi nạn thất học là một thứ giặc nguy hiểm như giặc ngoại xâm và giặc đói, và đề ra nhiệm vụ “Nâng cao dân trí” là nhiệm vụ cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân không chỉ ở lúc bấy giờ mà đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
 	1.3. Quan điểm của Đảng ta về giáo dục.
 	Giáo dục và Đào tạo là điều kiện cơ bản để xây dựng một xã hội: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
 	Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là Quốc sách hàng đầu của nhà nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đây là nguồn nhân lực chủ yếu để tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Thiếu nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo cung cấp thì mọi mặt về kinh tế, văn hoá xã hội sẽ trì trệ, không phát triển được.
 	Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước cần tạo điều kiện cho mọi người đi học, học thường xuyên và học suốt đời.
 	Kết hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo thành một môi trường giáo dục lành mạnh, có hiệu quả
 	Thực hiện sự công bằng xã hội trong giáo dục: Tạo điều kiện để ai cũng được học, không vì nghèo, vì điều kiện khó khăn mà bị thất học, bị mù chữ. Để người nghèo và con em họ được học tập. Nhà nước và cộng đồng cần giúp đỡ bằng nhiều hình thức và các biện pháp khác nhau để họ được tiếp cận với Giáo dục và Đào tạo: Đồng thời đảm bảo cho những người học giỏi phát triển tài năng.
 	Về giáo dục miền núi có những đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội khác với đồng bằng và đô thị, vì vậy cần phải có chính sách đặc biệt để Giáo dục và Đào tạo miền núi phát triển nhanh chóng và bền vững, trong đó việc đào tạo đủ giáo viên yêu tin cho giáo viên là người dân tộc ít người, trợ cấp cho học sinh miền núi về sách giáo khoa và đồ dùng học tập; trang cấp thiết bị thí nghiệm, hỗ trợ kinh phí xây dựng các phòng học chức năng phục vụ cho việc học tập theo chương trình đổi mới hiện nay.
 	Bộ Giáo dục và đào tạo đã có các văn bản triển khai tinh thần, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục. thực hiện chỉ đạo việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông nói chung, nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở tiểu học nói riêng. Đặc biệt là việc thực hiện các cuộc vận mang tính chiến lược trong toàn ngành: Đó là các cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; Thi đua “Dạy tốt - học tốt”; Cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và để học sinh ngồi nhầm lớp” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thực trạng công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. 
 	2.1. Tình hình chung về cơ sở vật chất, giáo viên, học sinh nhà trường Tiểu học Mường Mìn
	- Lớp - Học sinh:
 	Năm học 2016 - 2017, toàn trường có 16 lớp với 4 điểm trường. Số liệu học sinh theo từng khối lớp cụ thể như sau:
Khối
Số
lớp
Số học sinh
Nữ
Dân
tộc
Số HS học
2 buổi/ngày
Ghi chú
1
4
44
23
41
44
2
4
50
31
45
50
3
3
47
22
43
47
4
3
45
20
42
45
1 lớp ghép
5
2
38
17
34
38
Tổng
16
224 
113
205
224
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường là: 27 
 	Cán bộ quản lí: 02.
 	Giáo viên văn hoá: 19 
 	Giáo viên đặc thù: Âm nhạc: 01; Thể dục: 01; Ngoại ngữ: 01; Tin học: 01.
	Nhân viên: 02 
- Cơ sở vật chất:
 	Năm học 2016 - 2017 toàn trường có 20 phòng học. Trong đó:
Phòng học kiên cố: 	17	Phòng.
Phòng học cấp 4:	03	Phòng.
Sách giáo khoa và đồ dùng dạy học cơ bản đầy đủ chủng loại, số lượng cho học sinh, giáo viên mượn để giảng dạy và học tập.
 	Nhìn chung, cơ sở cật chất trong nhà trường cơ bản đảm bảo cho việc tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày. 
 	Thuận lợi:
 Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trong toàn trường đều có lập trường tư tưởng vững vàng kiên định, luôn có động cơ phấn đấu vươn lên trong cuộc sống công tác. Có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. 100% cán bộ, giáo viên có trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm 92,5 %. Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo để tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày, sân trường nhiều cây xanh, khung cảnh nhà trường luôn “Xanh - Sạch - Đẹp” phục vụ tốt cho việc học tập và vui chơi của học sinh.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân từng bước có nhiều quan tâm, chăm lo đầu tư cho giáo dục. 
 	Khó khăn:
 	Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, các phòng chức năng chưa có, phương tiện dạy học thiếu thốn hoặc cấp chậm so với chương trình.
 	Điều kiện cuộc sống của giáo viên còn nhiều khó khăn (đặc biệt giáo viên hợp đồng), nơi ăn ở của giáo viên còn tạm bợ đặc biệt ở các điểm trường lẻ.
 	Địa bàn dân cư rộng, điều kiện đi lại khó khăn, chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời.
 	Mức thu nhập của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao chiếm 34,9% trong toàn xã. Phần đa phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình mà chủ yếu phó mặc cho nhà trường.
 	Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh trước khi đến trường chủ yếu là tiếng mẹ đẻ "Tiếng Thái" nên việc học tập và tiếp thu kiến thức trong chương trình còn nhiều bất cập, khó khăn. 
 	Bên cạnh đó, việc thiếu giáo viên theo quy định gây không ít khó khăn về áp lực tâm lí cho ban giám hiệu, trình độ đào tạo giáo viên không đồng đều, giáo viên địa phương chiếm tỉ lệ cao do đó việc nắm bắt nội dung chương trình, sách giáo khoa mới còn chậm, việc tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay.
2.2. Thực trạng về chất lượng giáo dục trong toàn trường.
 	Qua khảo sát thực tế kết quả chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường, nhìn chung đã từng bước đã được nâng lên, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém, chưa đủ điều kiện để lên lớp trên vẫn còn tồn tại trong nhà trường. Đặc biệt đối với những học sinh thuộc diện nghèo, gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa của bố mẹ thấp và những học sinh có bố mẹ mải lo làm ăn không quan tâm đến cuộc sống, học tập của con cái, phó mặc con cái cho nhà trường.
 - Thống kê kết quả khảo sát chất lượng giáo dục qua các thời điểm. 
Đầu năm : (Ngày 15/16 tháng 9 năm 2016)
Môn
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ 
(%)
Toán
224
59
26,3
124
55,3
41
18,3
Tiếng Việt
224
55
24,5
153
68,3
16
7,1
Giữa học kỳ I: (Ngày 10/11 tháng 11 năm 2016) 
Môn
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ 
(%)
Toán
224
65
29,0
123
54,9
36
16,1
Tiếng Việt
224
60
26,7
151
67,4
13
5,8
Cuối học kỳ I: (Ngày 20/21/22 tháng 12 năm 2016) 
Môn
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ 
(%)
Toán
224
74
33,0
125
55,8
25
11,1
Tiếng Việt
224
68
30,3
146
65,1
10
4,5
Khoa học
83
19
22,8
61
73,4
3
3,6
LS&ĐL
83
26
31,3
57
68,6
Ngoại ngữ
130
26
20,0
102
78,4
2
1,5
Tin
71
30
42,2
41
57,7
Giữa học kỳ II: (Ngày 20/21 tháng 3 năm 2017) 
Môn
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ 
(%)
Toán
224
84
37,5
125
55,8
15
6,6
Tiếng Việt
224
82
36,6
134
59,8
8
3,5
 	Số liệu khảo sát một vấn đề nổi lên đó là: Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học, lớp học theo từng thời điểm trong nhà trường vẫn còn cao đặc biệt có sự chênh lệch về chất lượng giữa các môn học, đặc biệt hai môn Toán và môn Tiếng Việt. Sự chênh lệch về chất lượng giáo dục ở cuối năm học trước so với chất lượng khảo sát ở đầu năm học mới. Đây là một bài toán khó yêu cầu không chỉ có mình nhà trường (hay ngành giáo dục) chịu trách nhiệm giải quyết mà đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội thì mới mong có được chất lượng giáo dục thực sự. 
 	2.3. Nhận xét, phân tích, đánh giá về nguyên nhân:
 	Tình hình học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học, lớp học hầu hết đều có ở tất cả các lớp trong trường, mức độ yếu kém chênh lệch theo từng lớp, từng khu. Qua số liệu khảo sát cho thấy đa số học sinh yếu kém là học sinh con em những gia đình có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con cái, phó mặc con em cho nhà trường.
 	Thực chất số học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học, lớp học trong toàn trường còn cao, học sinh ngồi nhầm lớp còn nhiều một phần là do công tác chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa mạnh mẽ, chưa thực sự nhìn thẳng vào thực trạng của chất lượng giáo dục ở địa phương. Chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục kịp thời tình trạng học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học, lớp học, cấp học và học sinh ngồi nhầm lớp ở địa phương.
 	Một mặt do điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, bản làng, dân cư sống rải rác dẫn đến môi trường học tập của học sinh không tập trung gây khó khăn trong việc xây dựng các phong trào thi đua trong học t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_cong_tac_phu_dao_giup_do_hoc_sinh_chu.doc