SKKN Bài đọc văn “Đây thôn Vĩ Dạ” trong chương trình Ngữ văn 11 tập II cơ bản, nghiên cứu cho học sinh khối 11

SKKN Bài đọc văn “Đây thôn Vĩ Dạ” trong chương trình Ngữ văn 11 tập II cơ bản, nghiên cứu cho học sinh khối 11

 Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc. Thơ gắn với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm sâu kín của con người nên không dễ khơi nguồn, nắm bắt(3; tr 166).

 Hàn Mặc Tử - một trong ba đỉnh cao của Phong trào Thơ Mới là một hồn thơ kì dị và bí ẩn. Theo nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn: “Thơ Hàn Mặc Tử như một thứ kí tự lạ lùng mà mỗi cách đọc, cách giải được đưa ra chỉ xem như một giả thuyết không ít vu vơ”. Cho nên, ngay cả Chế Lan Viên- bạn thơ thân cận của Hàn- người muốn đến sớm nhất để chinh phục trái núi bướng bỉnh nhất của phong trào Thơ mới đã quả quyết rằng: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau những cái tầm thường mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại ở cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”(8; tr 209).

“Đây thôn Vĩ Dạ” còn là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ “lạ” của Hàn trong phong trào Thơ mới. Sáng tác thơ khi còn nhỏ tuổi, nhưng đến tập Thơ điên (1938), Hàn Mặc Tử mới thực sự khẳng định vị thế, Cõi – Thơ – Riêng của mình. Tất nhiên thơ Hàn, cũng như nhiều nhà thơ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp. Sự ảnh hưởng này cùng với hoàn cảnh riêng làm nên diện mạo bí ẩn của thơ Hàn: trong trẻo, tinh khiết và rùng rợn, ma quái, thực và mộng, đan xen, biến hóa lẫn nhau bởi mạch thơ “cóc nhảy”. Và cũng bởi quá hay nên bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" đã từng có nhiều bài viết trình bày nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau gây nhiều tranh luận. Nếu người ta tốn rất nhiều giấy mực để viết về Hàn Mặc Tử thì trong đó một phần không nhỏ đã viết cho bài thơ này. Với điều kiện hiện nay, giáo viên, học sinh có thể tiếp cận nhiều nguồn học liệu khác nhau và đôi khi các em có những cách hiểu khác nhau. Vậy người thầy làm thế nào để xử lý và xử lý như thế nào để thỏa đáng cho các em? Trong khi đó, thời lượng trên lớp dành cho bài học lại có hạn (1 tiết theo PPCT trước đây, hiện nay các trường có sự điều tiết phù hợp: 2 tiết).

 

doc 21 trang thuychi01 7255
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bài đọc văn “Đây thôn Vĩ Dạ” trong chương trình Ngữ văn 11 tập II cơ bản, nghiên cứu cho học sinh khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC:
Phần
Tên đề mục
Trang
PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2
2. Mục đích nghiên cứu.
3
3. Đối tượng nghiên cứu.
3
4. Phương pháp nghiên cứu.
3
PHẦN II.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
3.Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
3.1.Chuẩn bị kiến thức:
5
3.2. Sử dụng công nghệ thông tin:
6
3.3. Kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
9
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:
19
PHẦN III.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận.
20
2. Kiến nghị.
20
3.Lời cảm ơn.
21
 Tài liệu tham khảo
21
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc. Thơ gắn với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm sâu kín của con người nên không dễ khơi nguồn, nắm bắt(3; tr 166).
 Hàn Mặc Tử - một trong ba đỉnh cao của Phong trào Thơ Mới là một hồn thơ kì dị và bí ẩn. Theo nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn: “Thơ Hàn Mặc Tử như một thứ kí tự lạ lùng mà mỗi cách đọc, cách giải được đưa ra chỉ xem như một giả thuyết không ít vu vơ”. Cho nên, ngay cả Chế Lan Viên- bạn thơ thân cận của Hàn- người muốn đến sớm nhất để chinh phục trái núi bướng bỉnh nhất của phong trào Thơ mới đã quả quyết rằng: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau những cái tầm thường mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại ở cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”(8; tr 209).
“Đây thôn Vĩ Dạ” còn là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ “lạ” của Hàn trong phong trào Thơ mới. Sáng tác thơ khi còn nhỏ tuổi, nhưng đến tập Thơ điên (1938), Hàn Mặc Tử mới thực sự khẳng định vị thế, Cõi – Thơ – Riêng của mình. Tất nhiên thơ Hàn, cũng như nhiều nhà thơ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp. Sự ảnh hưởng này cùng với hoàn cảnh riêng làm nên diện mạo bí ẩn của thơ Hàn: trong trẻo, tinh khiết và rùng rợn, ma quái, thực và mộng,  đan xen, biến hóa lẫn nhau bởi mạch thơ “cóc nhảy”. Và cũng bởi quá hay nên bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" đã từng có nhiều bài viết trình bày nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau gây nhiều tranh luận. Nếu người ta tốn rất nhiều giấy mực để viết về Hàn Mặc Tử thì trong đó một phần không nhỏ đã viết cho bài thơ này. Với điều kiện hiện nay, giáo viên, học sinh có thể tiếp cận nhiều nguồn học liệu khác nhau và đôi khi các em có những cách hiểu khác nhau. Vậy người thầy làm thế nào để xử lý và xử lý như thế nào để thỏa đáng cho các em? Trong khi đó, thời lượng trên lớp dành cho bài học lại có hạn (1 tiết theo PPCT trước đây, hiện nay các trường có sự điều tiết phù hợp: 2 tiết).
 Có nhiều tài liệu viết về Hàn Mặc Tử như: Tinh hoa Thơ mới thẩm bình và suy ngẫm- Lê Bá Hán (chủ biên), Ba đỉnh cao Thơ mới- Chu Văn Sơn, Thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh, Hoài Chân, Hàn Mặc Tử- thơ và đời- Lữ Huy Nguyên( Sưu tầm, tuyển chọn) nhưng là sự nghiên cứu chung về tác giả, có một phần nhỏ đề cập đến bài thơ. Có một số bài viết đề cập đến cách tiếp cận về bài thơ như: Đây thôn Vĩ Dạ- mặc cảm chia lìa (Hoàng Huệ Anh), Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực của học sinh trong bài dạy Đây thôn Vĩ Dạ (Thu Trang, trường THPT Tạ Uyên, Yên Mô, Ninh Bình sưu tầm), Một số kinh nghiệm giảng dạy bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Sưu tầm trên internet) nhưng chỉ mới nêu một số cách thức khi giảng dạy bài thơ này. Còn sự cụ thể hóa, đưa ra một con đường đơn giản với giáo viên khi đứng lớp trong thời gian 2 tiết thì chưa có.
 Tôi nghĩ đây là một vấn đề đã cũ. Nhưng vẫn đặt ra những lúng túng, bất cập của người giáo viên khi đứng lớp nên trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng tìm tòi và áp dụng một số kinh nghiệm để cô trò cùng tìm hiểu, cảm nhận linh hồn của bài thơ sao cho phù hợp nhất.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp lại những kinh nghiệm cá nhân để tiếp tục áp dụng trong thực tiễn dạy học.
- Cùng trao đổi, đưa ra ý kiến để tìm hiểu một văn bản nghệ thuật không dễ tiếp cận.
3. Đối tượng nghiên cứu: Bài đọc văn “Đây thôn Vĩ Dạ” trong chương trình Ngữ văn 11 tập II cơ bản, nghiên cứu cho học sinh khối 11 các khóa mà tôi được phân công giảng dạy từ năm 2010, đó là:
- Lớp 11C2, 11C6 năm học 2010- 2011
- Lớp 11B2, 11B7 năm học 2013- 2014
- Lớp 11A1, 11A8 năm học 2014- 2015
- Lớp 11B2, 11B7 năm học 2016- 2017
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu đề tài chủ yếu vận dụng những phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục. Bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, phân tích các loại tài liệu
- Phương pháp tích hợp: Vận dụng kiến thức của các ngành như báo chí, công nghệ thông tin; những tác phẩm của tác giả Hàn Mặc Tử hoặc tác giả khác để phục vụ bài học. 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, phỏng vấn, trao đổi 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở kết quả thu được từ thực nghiệm rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài. 
- Phương pháp thống kê: Tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua thực tế, qua thực nghiệm, qua kết quả các năm học.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 	
 Theo nghị quyết Trung Ương II khóa VIII về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 là: Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Trong đó có giải pháp: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên”. Đối với môn Ngữ văn nói chung và bài đọc văn “Đây thôn Vĩ Dạ” nói riêng thì điều này thực sự có ý nghĩa vì bản chất văn chương mang tính đa nghĩa. Hơn nữa, Hàn Mặc Tử lại là hồn thơ bí ẩn, phức tạp nhất phong trào Thơ mới. Cho nên, việc giáo viên có những sự chuẩn bị nhất định cho thầy- trò và tìm ra một lối đi cụ thể để khám phá “trái núi bướng bỉnh nhất”của phong trào Thơ mới( chữ dùng của Chu Văn Sơn) (8; tr 209) cho giờ dạy là việc làm thực tế và cần thiết trong giảng dạy ở trường THPT. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Về phía giáo viên:
 Phần thơ lãng mạn trong chương trình Ngữ văn 11 có năm tác phẩm (tính cả đọc thêm hai bài) là Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ). Đây đều là những tác phẩm hay, có những tác phẩm được xem là đỉnh cao thơ trữ tình Việt Nam. Trong đó, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ hay, mang tính đa nghĩa. Bài thơ vừa là sự kết tinh của diện mạo và phong cách thơ Hàn, vừa là tiếng lòng thổn thức trong quằn quại, đớn đau của thi nhân khi mang nỗi mặc cảm bệnh tật hướng về ngoài kia nơi tiếng đời từng ngày, từng giờ vẫn lăn náo nức. Tất cả thể hiện một tình yêu đời tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng. Tất cả chứa đựng những giá trị nhân văn cao đẹp! Hay như thế nên người dạy phải đi tìm con đường cho học sinh để giải mã vì “Thơ hay như con gà ngon, ngon từ phao câu, đầu cánh, lắt lẻo khúc xương” (Xuân Diệu). Mà cũng vì hay quá nên chỗ nào người dạy cũng tâm đắc, chỗ nào cũng muốn khám phá, chỗ nào cũng muốn cảm nhận. Vì sợ bỏ quên những cái hay, bỏ sót những cái đẹp. Thành thử chỉ cho học sinh nhiều đường quá thì lại dễ bị lạc đường. Giáo viên sa vào những lời giảng bình say sưa hoặc gợi ra cho các em nhiều cách hiểu, nhiều cách tiếp cận đôi khi không cần thiết, làm mất thời gian mà học sinh dễ bị rối. 
Và cũng bởi quá hay nên bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" đã từng có nhiều bài viết trình bày nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau gây nhiều tranh luận. Chẳng hạn: Có người cho rằng đây là bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế. Có người lại xuất phát từ mối tình giữa Hàn Mặc Tử với cô gái thôn Vĩ là Hoàng Thị Kim Cúc để khai thác bài thơ như một tiếng lòng xót xa, tuyệt vọng trước một tình yêu đơn phương. 
Một khó khăn nữa đối với người dạy bài thơ này là quá trình tiếp nhận của các em. Tuổi của các em thật khó có thể đồng cảm với một người sống trước các em nhiều thế hệ, lại là một thi sĩ lãng mạn, tài hoa nhưng mắc phải một trong “tứ chứng nan y” lúc đó. Khó khăn này đặt ra ở người giáo viên một trăn trở là làm sao để tạo được ở các em một sự đồng sáng tạo văn bản thật sự? 
Một điều nữa vừa là việc ứng dụng hiệu quả của công nghệ thông tin. Để cho học sinh biết Hàn Mặc Tử đã sống như thế nào, đau đớn ra sao giáo viên có thể cho các em xem nơi ở, nơi chữa bệnh của thi nhân. Để cho học sinh biết Vĩ Dạ đẹp như thế nào, đáng yêu ra sao thầy có thể cho các em xem một số hình ảnh Vĩ Dạ, thậm chí cả đoạn phim giới thiệu về thôn Vĩ, Những phương tiện đó làm tiết học sinh động hơn rất nhiều. Nhưng nó lại phần nào làm mất đi vẻ đẹp của bài thơ. Bởi toàn bộ hình ảnh trong bài thơ là được vẽ lên từ hoài vọng và cảm giác. Hơn nữa, giáo viên dễ biến tiết học thành một tiết thuyết minh về Hàn Mặc Tử và thôn Vĩ Dạ. Cho nên, sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi sự linh hoạt, tinh tế của giáo viên để đảm bảo đặc trưng của giờ dạy và tinh thần của bài học. 
 Cuối cùng, như mọi giờ giảng văn, bao giờ thời gian cũng là vấn đề nan giải, nhất là gói gọn giờ học trong một tiết(PPCT của Bộ GD) đối với một thi phẩm vừa hay vừa khó như “Đây thôn Vĩ Dạ”.
2.2 Về phía học sinh:
 Do xu hướng chung, nhất là ảnh hưởng của việc lựa chọn nghề trong tương lai mà môn Văn không được “hưởng ứng đông đảo, nhiệt tình” như trước đây. Do đó, số lượng học sinh đầu tư với niềm say mê thực sự cho môn Văn là hạn chế. Bởi vậy mà khi đứng trước một tác phẩm mang phong cách “lạ” như “Đây thôn Vĩ Dạ”, các em thường có tâm lí ngại, thậm chí phó mặc, thụ động theo giáo viên.
3.Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1.Chuẩn bị kiến thức:
 Hiện nay, nguồn học liệu đa dạng và phong phú, đời sống văn học cũng rất sôi nổi, nên không khó để tìm tài liệu tham khảo. Ví dụ trên báo Văn học tuổi trẻ, Kiến thức ngày nay, Văn nghệ, Giáo dục thời đại, hoặc báo điện tử, nhà sách, Thế nhưng, trong một mớ hỗn độn đó tôi định hướng, giới thiệu tài liệu để các em học sinh biết chọn lựa để đọc. Đó là quyển Ba đỉnh cao Thơ mới (Chu Văn Sơn), và Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh - Hoài Chân), Tuyển tập mười năm tạp chí văn học và tuổi trẻ (Nhiều tác giả), Hàn Mạc Tử- thơ và đời (Lữ Huy Nguyên).
Sau đó, tôi đưa ra một số câu hỏi để các em tìm hiểu từ nguồn tài liệu:
- Nêu những yếu tố về cuộc đời có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử?
- Phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử?
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” có gì đáng lưu ý?
- Tác dụng của các câu hỏi trong bài thơ?
- Đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình?
- Đây là bài thơ thể hiện tình yêu hay tình quê?
- Đặc sắc nhất về phương diện nghệ thuật mà em cảm nhận được ở bài thơ này?
 Đây là khâu chuẩn bị kiến thức cần thiết, bởi lẽ có kiến thức vững vàng thì sẽ có tâm lý tốt. Đó là một yếu tố đầu tiên cho một giờ học chủ động, hấp dẫn. 
3.2. Sử dụng công nghệ thông tin:
 Trong bài dạy này, tôi cũng đã tận dụng hiệu quả của công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Đó là những phần ảnh, tư liệu, nêu câu hỏi, bình giảng, khái quát, sơ đồ
Ảnh tư liệu:
Chân dung 
Theo cuốn “Lá Trúc Che Ngang” nhà thơ Hàn Mạc Tử có tên là Nguyễn Trọng Trí, gốc làng Thanh Thủy, Thừa Thiên. Đầu thập niên 1930 ông là một công chức chập chững vào đời làm việc tại ty Đạt Điền Quy Nhơn. Năm 1932, cụ tham tá Hoàng Phùng, thân sinh cô Kim Cúc cũng được đổi từ Huế vào Ty Điền Địa Quy Nhơn. Cô Kim Cúc, một thiếu nữ xinh đẹp năm đó vừa tròn 19 tuổi đi theo thân phụ.
Chàng thanh niên Nguyễn Mạnh Trí gặp cô Kim Cúc tại một hội chợ do chính quyền bảo hộ tổ chức hằng năm tại Quy Nhơn. Bị tiếng sét ái tình, Trí tìm cách tiếp xúc với cô, nhưng cô Kim Cúc, vốn thuộc gia đình giáo dục khắt khe, cô luôn tìm cách tránh né.
Nhân Trí làm việc cùng sở với Hòang Tùng Ngâm, em con chú con bác với cô Kim Cúc nên đã thổ lộ tâm sự với bạn và nhờ bạn làm cánh nhạn đưa thơ. Nể bạn Ngâm nhận thơ nhưng không chuyển, nghĩ là không thích hợp với gia phong, và khuyên Trí nếu yêu cô Kim Cúc thì nên nhờ mai mối đi hỏi chính thức.
Có ít nhất hai lần Hàn Mạc Tử tìm cách đón gặp cô Kim Cúc trên đường phố định ý đưa thư, nhưng cô Kim Cúc né tránh không tiếp chuyện, cũng không nhận thư. Về mai mối thì văn học không ghi lại gì rõ ràng hơn là câu chuyện mơ hồ đầu năm 1936 Hàn Mạc Tử nhờ một người cậu đến nhà thăm ông cụ của cô Kim Cúc dọ ý, nhưng thấy không xong ông giả vờ để quên một bức thư Hàn Mạc Tử viết cho bạn kể lể sự thầm yêu trộm nhớ Kim Cúc của mình (LTCN – trang 62)
Chuyện dạm hỏi này là nguyên nhân của lời đồn “gia đình Kim Cúc đã từ chối lời cầu hôn của Hàn Mạc Tử với lý do không môn đăng hộ đối” mà ông Quách Tấn đã viết trong số 73 báo Văn năm 1967 (LTCN – trang 28).
Sự thật là, cô Kim Cúc theo đúng gia phong đất thần kinh của thời đại, nghiêm cấm phụ nữ tiếp xúc với phái nam nên cô không có một tình ý gì với Hàn Mặc Tử qua những cố gắng tiếp xúc làm quen và chuyện mai mối của người thi sĩ.
Dư luận cho rằng Hàn Mạc Tử thất tình nên năm 1932 đã bỏ Quy Nhơn vào Sài gòn lập sự nghiệp. Đầu năm 1936 Hàn Mạc Tử trở lại Quy Nhơn, và mấy tháng sau thì cô Kim Cúc theo thân sinh trở về Huế. Nổi thất vọng của Hàn Mạc Tử trở nên chất chứa.
Năm 1937 Hàn Mạc Tử bị bệnh cùi, một chứng bệnh nan y. Ông đau khổ vì mối tình ôm ấp không được đáp lại, lại đau đớn vì cơn bệnh hành hạ thể xác, nhưng ông dấu bố mẹ vào nằm điều trị tại trại cùi Quy Nhơn và chỉ biết thổ lộ nổi lòng với người bạn thiết là Hoàng Tùng Ngâm. Bệnh càng nặng mối tình của Hàn Mạc Tử càng nóng bỏng và thơ của ông càng rung động lòng người đã giúp đưa Hàn Mạc Tử vào bầu trời vinh quang của văn học Việt Nam sau khi ông qua đời.
Thương bạn, năm 1939 Hoàng Tùng Ngâm viết thư cho chị Kim Cúc yêu cầu cô viết thư thăm hỏi Hàn Mạc Tử. Và cô Kim Cúc đã gởi một tấm bưu thiếp (carte postale) cô mua tại tiệm ảnh Tăng Vinh in hình một thiếu nữ chèo đò trên sông Hương với vài lời thăm hỏi, không đề ngày, không ký tên. Cảm động, Hàn Mạc Tử đáp lễ với bài thơ viết tay :
Đầu thơ Hàn Mạc Tử viết mấy lời :
Túc hạ,
Có nhận được bức ảnh Bến Vỹ Dạ lúc hừng đông, hay là một đêm trăng? Và mấy hàng chữ của túc hạ gởi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ còn nhớ đến nghĩa năm xưa thì phúc hậu lắm rồi. Mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ thật đầy đủ. Và mong rằng một mùa xuân nào đó được gặp lại túc hạ mới phỉ tình cho.
Thăm túc hạ bình an và vui vẻ.
Phần bình giảng: 
*Thơ Hàn đầy trăng:
 - Không gian đắm đuối toàn trăng cả
 Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng.
 - Mới lớn lên, trăng đã hẹn hò
 Thơm như tình ái của ni cô.
 - Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
 Đợi gió đông về để lả lơi.
 - Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
 Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.
 - Trăng, Trăng, Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng.
 Đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ vẫn hướng về ánh sáng, đó là ánh sáng của trăng. Mở đầu bài thơ là nắng thoắt cái đã là trăng. Nắng và trăng đều mang đến ánh sáng, nhưng nắng là ánh sáng của cõi thực, còn trăng là ánh sáng của cõi mộng, là biến ảo của hạnh phúc.
*Ta thấy rõ hai thế giới của thơ Hàn. Vì vậy mà đến khổ thơ cuối bài “ở đây” ngăn cách hai thế giới, Hàn tuyệt giao với mọi người nhưng làm sao tuyệt tình cho được. Vì thế, nhà thơ luôn thèm khát thế giới ngoài kia: “Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa? / Trời ở trong đây chẳng có mùa/ Không có niềm trăng và ý nhạc/ Có nàng cung nữ nhớ thương vua” (kết cấu trong này – ngoài kia).
Phần khái quát giá trị nghệ thuật:
- Mỗi khổ thơ là một câu hỏi tu từ để bày tỏ nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ độc đáo, thực- ảo, biểu hiện nội tâm.
- Ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng; cực tả mà trong sáng, súc tích.
 SƠ ĐỒ TƯ DUY 
Đây thôn Vĩ Dạ
Khổ 2: Bức tranh thôn Vĩ đêm trăng chia lìa, huyền ảo.
Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ buổi mai trong trẻo, tinh khôi, quý phái, trang đài
Khổ 3: Hình bóng con người và cảnh Huế chìm trong mộng ảo
Niềm ao ước, đắm say được trở về thôn Vĩ
Buồn bã, trống trải, mặc cảm chia lìa với niềm mong ngóng, khắc khoải
Mơ tưởng, băn khoăn, hoài nghi về tình đời, tình người
Tình yêu cuộc đời đau đớn, thiết tha của một con người ý thức rất rõ về quỹ thời gian hạn hẹp trong cuộc đời của mình.
3.3. Kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
a. Tạo không khí văn học:
Để tạo tâm lý đồng sáng tạo cho các em, tôi rất quan trọng phần Tiểu dẫn. Cần nhấn mạnh với các em nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần của một con người trẻ tuổi, yêu đời, phơi phới bao khát khao hòa nhập với cuộc đời. Vậy mà, mặc cảm thân phận đã đẩy Hàn đến chỗ tuyệt giao với đời, tuyệt giao nhưng không thể tuyệt tình, thế mới có một diện mạo thơ đầy bí ẩn, thế mới có sự kết hợp trong trẻo và điên loạn, mộng và thực,
Hơn nữa, tôi cũng nhấn mạnh với các em về hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Nhiều em, dễ lầm lẫn đây là một bài thơ tình yêu nam nữ thuần túy hoặc là một bài thơ theo kiểu vịnh cảnh trong bức tranh. Từ chỗ đó các em đi đến những cách hiểu nông cạn, “thật thà” nếu không muốn nói là lệch lạc về bài thơ.
b. Một trong những phương pháp mà tôi sử dụng trong bài dạy này là phương pháp đọc diễn cảm – đọc sáng tạo. Đây là một trong những phương pháp dạy Văn truyền thống và đặc thù, một trong những mà nếu người dạy vận dụng thành công sẽ đem lại chất văn, chất nghệ thuật rất riêng, mê hồn người học. 
Khi dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” tôi rất chú ý việc cho học sinh đọc văn bản, nhận xét giọng đọc của các em ( cả bài thơ có âm điệu nhẹ nhàng,da diết, khắc khoải; chú ý ba câu hỏi có sự hờn trách nhẹ nhàng, có sự ngóng trông khắc khoải, có niềm mơ tưởng, hoài nghi) . Đây là một khâu quan trọng để các em bước đầu cảm được văn bản. Sau khi các em đã đọc, cho các em nghe một đoạn diễn ngâm bài thơ bằng giọng Huế sẽ tạo ra một bầu không khí văn chương để các em đi vào khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
c. Một phương pháp nữa mà tôi áp dụng trong khi dạy bài thơ này là phương pháp vấn đáp gợi mở. Áp dụng phương pháp này, tôi rất chú ý đến hệ thống câu hỏi gợi tìm cho học sinh khám phá tác phẩm.
Ví dụ khi phân tích khổ thơ thứ nhất, tôi gợi ý cho học sinh các câu hỏi sau:
- Mở đầu bài thơ là một câu hỏi, em hãy cho biết: Thanh điệu câu mở đầu có gì đặc biệt? Có thể hiểu như thế nào về câu thơ này?( Ai hỏi? Hỏi ai? Câu hỏi đó có sắc thái biểu cảm gì?) 
- Tại sao tác giả lại dùng từ “không về” mà không phải là “chưa về”?
- Câu hỏi tu từ mở ra cuộc hành trình tâm tưởng. Trong hoài niệm của thi nhân, bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ một buổi ban mai hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy có gì đặc biệt? 
+ Phân tích vẻ đẹp của nắng trong câu thơ “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”.
+ Em hãy cắt nghĩa vẻ đẹp của các hình ảnh trong câu thơ thứ ba. (từ ai, từ “mướt quá”, cách so sánh “xanh như ngọc”)
+ Hình ảnh con người thôn Vĩ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng thi nhân? Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?)
- Qua bức tranh ngoại cảnh, em có hiểu gì về cảm xúc của tác giả thể hiện qua khổ thơ đầu?
Cùng với bầu không khí văn chương và tâm thế đồng sáng tạo mà người thầy đã mang đến, những câu hỏi gợi mở sẽ giúp thầy khéo léo đưa các em vào thế giới nghệ thuật của bài thơ. 
d. Đặc biệt đối với bài thơ này, tôi chú ý cho các em thảo luận nhóm và kết hợp kĩ thuật trình bày một phút. 
Ví dụ: Tại sao tác giả lại dùng từ “không về” mà không phải là “chưa về”?
 Hoặc: Từ cái ảo của một giấc mơ mà tác giả miêu tả cái ảo của sắc áo. Có thể hiểu về hình ảnh tiếp theo như thế nào?
Học sinh sau khi thảo luận sẽ trình bày ý kiến của mình, các em khác sẽ đưa ra những ý kiến khác. Giáo viên sẽ nhận xét và chỉ cho các em cái hay, cái đẹp, cái riêng của mỗi hình tượng thơ. Khi thảo luận có thể cho các em tranh luận khi đưa ra những ý kiến có phần trái ngược, và đôi khi chính sự tranh luận của các em lại cho chúng ta những cách nhìn mới về hình tượng thơ.
e. Thứ nữa, theo tôi đối với bài thơ này phương pháp giảng bình cũng rất quan trọng. Những lời bình của thầy như chất xúc tác, chất men say để các em sống cùng tác phẩm. Đây là bài thơ hay nên có rất nhiều đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bai_doc_van_day_thon_vi_da_trong_chuong_trinh_ngu_van_1.doc