SKKN Áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu lông cho nữ học sinh Khối 10 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Viết Xuân

SKKN Áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu lông cho nữ học sinh Khối 10 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Viết Xuân

Giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật phát cầu dựa trên cơ sở phương pháp huấn luyện thể thao nói chung, bài tập chuyên môn cơ bản là phương tiện chủ yếu trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật phát cầu nhất thiết phải gắn liền với giảng dạy và huấn luyện với chiến thuật mặc dù ở mức độ đơn giản. Trên cơ sở nắm vững kỹ thuật mới tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và nâng cao khả năng phối hợp chiến thuật cá nhân, đồng đội. Trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo tính liên tục và tính kế tiếp hỗ trợ lẫn nhau giữa các kỹ thuật, chính vì vậy sau một thời gian ngắn đã học và nắm vững kỹ thuật nào đó phải chuyển sang học kỹ thuật khác để đảm bảo học mới, ôn cũ thúc đẩy lẫn nhau.

Các kỹ thuật cầu lông liên quan chặt chẽ với nhau và hỗ trợ đắc lực cho nhau trong quá trình thi đấu, vì vậy trong giảng dạy, huấn luyện nhất thiết phải căn cứ từ thực tế thi đấu mà có những biện pháp giảng dạy - huấn luyện phù hợp.

Giảng dạy kỹ thuật cầu lông phải dựa trên cơ sở trình độ thể lực toàn diện. Khuynh hướng nhằm nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy - huấn luyện hiên nay là lựa chọn các chuyên môn phù hợp để phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện, chú ý tới yêu cầu về khả năng phối hợp vận động trong quá trình hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo động tác.

doc 20 trang Mai Loan 03/04/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu lông cho nữ học sinh Khối 10 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 së gi¸o dôc & ®µo t¹o vÜnh phóc
 Tr­êng thpt nguyÔn viÕt xu©n
 ----------o0o----------
 B¸O C¸O KÕT QU¶
 NGHI£N CøU,øng dông s¸ng kiÕn
Tên sáng kiến: Áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật 
phát cầu trong môn cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường 
trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân
 Tác giả sáng kiến : Bùi Thị Hoàng Hải
 Mã sáng kiến : 22.60 ..
 Vĩnh Phúc, năm 2020 CHỮ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông
TDTT: Thể dục thể thao
GDTC: Giáo dục thể chất của học sinh trong tập luyện và thi đấu chưa tốt? Phát cầu đã đạt được gì và còn 
gì hạn chế? Hay vì tâm lý thiếu tự tin khi thi đấu?”.
 Xuất phát từ những lý do trên, với mục đích là góp phần nâng cao hiệu 
quả công tác GDTC cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết 
Xuân theo yêu cầu chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, tôi tiến hành nghiên 
cứu sáng kiến:
 1. Tên sáng kiến:
 Áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu 
lông cho nữ học sinh lớp 10 trường THPT Nuyễn Viết Xuân
 2. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên : Bùi Thị Hoàng Hải
 - Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Đại Đồng – Huyện Vĩnh 
Tường- Tỉnh Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại : 0983 912 242
 - E-mail : buithihoanghai.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn
 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :
 - Họ và tên : Bùi Thị Hoàng Hải
 4. lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 - Các tiết dạy thể dục
 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu :
 - Ngày 15/8/2019
 6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Việc vận dụng bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu 
lông là hết sức cần thiết bởi gây được hứng thú học tập và thi đấu cho học sinh
II. Mục tiêu của sang kiến:
1. Mục tiêu chung:
 Mục tiêu nghiên cứu của sang kiến là tìm ra hệ thống bài tập chuyên môn 
phù hợp với điều kiện thực tiễn giảng dạy trường Trung học phổ thông Nguyễn 
Viết Xuân nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho học sinh.
2. Mục tiêu cụ thể:
 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, sang kiến tiến hành giải quyết những 
nhiệm vụ cụ thể sau: 
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hiệu quả phát cầu của nữ học sinh khối 10 
trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân. 
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu, lưa chọn một số bài tập áp dụng vào giảng dạy, huấn 
luyện nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho nữ học sinh khối 10 trường 
Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân. 
3. Giới hạn của sáng kiến;
 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nhóm đối chiếu: Gồm 10 nữ học sinh lớp 10D1 luyện tập theo các bài tập giáo 
viên đưa ra.
Trong tập luyện và thi đấu môn cầu lông đòi hỏi mỗi cá nhân phải có trình độ kỹ 
thuật cao, muốn vậy phải tạo được một nền tảng thể lực chuyên môn tốt để phục 
vụ cho việc phát triển các kỹ chiến thuật, tâm lý và thành tích sau này.
Để đánh giá được đúng và chính xác về kỹ thuật phát cầu qua tham khảo tài liệu 
và phỏng vấn một số giáo viên đã từng giảng dạy môn cầu lông tôi đưa ra một 
số test kiểm tra như sau:
1. Phát cầu cao sâu.
2. Phát cầu cao nhanh.
3. Phát cầu thấp gần lưới.
4. Phát cầu lao nhanh.
5. Phương pháp toán học thống kê
Kết quả nghiên cứu thu được sau khi phỏng vấn và kiểm tra sư phạm được xử lí 
bằng phương pháp toán học thống kê với các công thức sau:
a) Công thức tính hệ số trung bình cộng (X)
Trung bình cộng là tỉ số tương đối giữa tổng lượng trị số cá thể với tổng số các 
cá thể của đám đông được tính theo công thức sau:
 n
  X i
 X 
 n
Trong đó:
  : Ký hiệu tổng
 X : Số trung bình
 Xi : Giá trị quan sát thứ i 
 n : Số lượng đối tượng quan sát
 2
b) Công thức tính phương sai ( x )
 (X  X ) 2
 2   i (n  30)
 x n 1
c) Công thức tính độ lệch chuẩn ( x )
Nói lên sự phân tán của các trị số Xi xung quanh giá trị trung bình, được tính 
theo công thức.
 2
   x
d) Chỉ số (t) student:
Để so sánh hai giá trị trung bình của tập hợp mẫu
 X  X
 t  A B (n  30)
  2  2
 A  B
 nA nB nguyên tắc tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với cá 
nhân người tập. Các bài tập chuyên môn phù hợp với quy trình giảng dạy, phải 
có câu trúc bên ngoài và bên trong tương tự như kỹ thuật động tác, cần phải toàn 
diện song song với việc hình thành kỹ năng vận động là bài tập bổ trợ để duy trì 
và phát triển các tố chất thể lực.
3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát cầu
 Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu chuyên môn và thực tế quan sát quá 
trình giảng dạy và huấn luyện thấy được muốn nâng cao hiệu quả phát bóng cần 
giải quyết ba vấn đề sau:
- Từng bước hoàn thiện các khâu cơ bản của kỹ thuật phát cầu:
Kỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt đối với hiệu quả phát cầu. Trong giai đoạn 
giảng dạy ban đầu, người học cần phải có thời gian để hình thành kỹ năng vận 
động đúng sau đó thông qua những bài tập chuyên môn để biến kỹ năng thành 
kỹ xảo vận động. Đây là giai đoạn mà người tập nào cũng mắc sai lầm, tuy 
nhiên phụ thuộc vào khả năng tư duy vận động của mỗi cá nhân ở mỗi mức độ 
khác nhau, sửa chữa những sai lầm thường mắc chính là từng bước giúp cho 
người tập tìm ra phương pháp vận động hợp lí, có hiệu quả nhất trong quá trình 
hoàn thiện động tác.
- Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là thể lực chuyên môn phục vụ trực tiếp 
cho quá trình thực hiện kỹ năng - kỹ xảo động tác.
- Thể lực chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoàn thiện 
kỹ thuật động tác, nhất là các kỹ thuật động tác càn sử dụng đến sức nhanh, sức 
mạnh đặc thù. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật phát cầu người ta có thể phân 
chia thành từng giai đoạn sau đó kết hợp hoàn chỉnhVấn đề phân chia hay 
tổng hợp còn tùy thuộc vào khả năng phối hợp vận động của người học. Ngoài 
ra việc tập các bài tập bổ trợ để hoàn thiện kỹ thuật cũng rất quan trọng và nó 
cũng chính là biện pháp sửa chữa những sai lầm thường mắc cho người tập để 
nhanh chóng hoàn thiện kỹ thuật phát cầu.
- Rèn luyện các yếu tố tâm lí, ý chí.
Yếu tố tâm lí có vai trò giữ cho kỹ thuật và thể lực ổn định góp phần nâng cao 
hiệu quả phát cầu trong tập luyện và thi đấu, bởi vì tâm lí của vận động viên cầu 
lông diễn ra theo từng hoàn cảnh khác nhau trong từng hiệp đấu hoặc từng giai 
đoạn điểm số. Do vậy việc xác định các bài tập bổ trợ giúp cho vận động viên ổn 
định tâm lý trong khi tập luyện và thi đấu rất quan trọng.
4. Các nguyên tắc cần tuân thủ
* Nguyên tắc tự giác tích cực:
Trong quá trình giảng dạy muốn đạt kết quả tối ưu phải phát huy cao độ tính tự 
giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, giáo viên cần xây dựng cho học 
sinh có ý thức và sự hứng thú bền vững đối với các nhiệm vụ cụ thể của bài tập. Tâm lí con người rất phong phú và đa dạng, trong thể thao khi tham gia các hoạt 
động tập luyện và thi đấu tâm lí mỗi con người cũng được biểu hiện khác nhau. 
Có người tâm lí rất tốt là điều kiện thực hiện các hoạt động theo ý muốn, ngược 
lại có người tâm lí không vững vàng thường biểu hiện run, sốt trước vận động sẽ 
ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích thi đấu. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, 
huấn luyện đòi hỏi phải nắm được các quy luật, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học 
sinh mà mình giảng dạy và huấn luyện để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Cầu lông là môn thể thao thi đấu gián tiếp, để thi đấu đạt hiệu quả cao thực hiện 
tốt các kỹ thuật cho phù hợp chiến thuật đặt ra đòi hỏi các em học sinh có sự 
phối hợp nhịp nhàng ăn í với nhau. Muốn đạt được điều đó, các em học sinh cần 
phải trang bị đầy đủ về kĩ chiến thuật, thể lực và đặc biệt là phải huấn luyện chu 
đáo về mặt tâm lí thì sẽ đạt kết quả cao.
2. Đặc điểm sinh lí lứa tuổi thanh thiếu niên
- Hệ thần kinh:
Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển và đến khi hoàn thiện, kĩ năng tư duy, phân 
tích tổng hợp và trìu tượng được phát triển tạo điều kiện cho việc hình thành 
phản xạ có điều kiện. Do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến 
yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế giữa hưng phấn và ức chế 
không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Do vậy trong quá trình 
giảng dạy, huấn luyện viên và người giáo viên cần sử dụng bài tập thích hợp và 
thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể người tập để có biện pháp giải quyết 
kịp thời.
- Hệ vận động (hệ cơ xương):
+ Hệ xương: Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Mỗi năm nứ cao thêm 
được 0.5 - 1 cm, nam 1 - 3 cm, cột sống đã ổn định hình dáng và vậy có thể sử 
dụng rộng rãi các bài tập với khối lượng tăng dần để giúp vận động viên thích 
nghi một cách từ từ.
+ Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ vẫn tương đối yếu, 
các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, cơ nhỏ phát triển muộn hơn, cơ co phát 
triển nhanh hơn cơ duỗi, đặc biệt là các cơ duỗi. Vì vậy, khi tập luyện các bài 
tập phát triển sức mạnh cần phải có những yêu cầu riêng biệt, tính chất tác động 
cần toàn diện.
- Hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn đã phát triển toàn diện và hoàn thiện, buồng tim phát triển tương 
đói hoàn chỉnh, mạch đập của nam 70 - 80 lần/phút, phản ứng của hệ tuần hoàn 
tương đối rõ rệt nhưng sau vận động mạnh, huyết áp hồi phục nhanh chóng. Vì 
vậy, ở lứa tuổi này có thể tập những bài tập có khối lượng và cường độ tương 
đối lớn nhưng vẫn phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi học sinh 
thường xuyên.
- Hệ hô hấp: Chương 2
 VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ KĨ THUẬT TRONG CẦU LÔNG
 1. Đặc điểm kỹ thuật phát cầu lông
 Phát cầu là kỹ thuật không chỉ mở đầu cho trận đấu mà còn mang tính 
chất tấn công nếu người chơi biết phát huy tính năng của nó. Phát cầu mang tính 
cá nhân rõ rệt, người phát cầu có quyền thực hiện kỹ thuật theo sở trường và 
chiến thuật của cá nhân. Phát cầu không tiêu hao thể lực nhiều trong thi đấu, 
phất cầu tốt sẽ tạo niềm tin cho đội mình và gây khó khăn cho đối phương. Phát 
cầu tốt sẽ thắng điểm trực tiếp và phá vỡ chiến thuật của đối phương.
 2. Các giai đoạn giảng dạy và hoàn thành kỹ thuật phát cầu 
 *Giai đoạn giảng dạy ban đầu:
 - Mục đích của giai đoạn này là dạy các nguyên lý kỹ thuật của 
động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó.
 - Nhiệm vụ cụ thể là:
 + Tạo khái niệm chung về động tác và chuẩn bị tâm thế chung để 
 tiếp thu động tác.
 + Học từng phần, từng giai đoạn của kỹ thuật động tác mà trước 
 đây chưa biết.
 + Ngăn ngừa và loại trừ những cử động không cần trong thực hiện 
 kỹ thuật động tác
 + Hình thành nhịp điệu chung của động tác.
 Để giải quyết tốt các nhiệm vụ trên, sử dụng một số phương pháp như:
Phương pháp sử dụng lời nói( giảng giải, nêu vấn đề), làm mẫu động tác, đảm 
bảo nhận thức đúng về mục đích và nhiệm vụ cần học, từ đó có những hình 
dung cho việc tiếp thu kĩ thuật động tác.
 *Giai đoạn dạy học đi sâu:
 - Mục đích: Đưa trình độ tiếp thu của người học từ mức độ ban đầu về 
kỹ thuật động tác lên mức độ tương đối hoàn thiện.
 - Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là:
 + Hiểu được các quy luật vận động của động tác cần học sâu hơn.
 + Chính xác hóa kỹ thuật động tác theo các đặc tính không gian, 
 thời gian và vận lực phù hợp với đặc điểm cá nhân của người tập.
 + Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện động tác một cách tự 
 nhiên và liên tục.
 + Tạo điều kiện tiền đề thực hiện động tác biến dạng khác.
 Ở giai đoạn này việc hoàn thiện kỹ năng vận động đã bắt đầu được nhấn 
mạnh và đồng thời yêu cầu chuyển một phần kỹ năng đó thành kỹ xảo vận động, 
ở cuối giai đoạn hệ thống chức năng của động tác đã có tính chất khu trú và định 
hình động lực được củng cố.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_ky_thuat_phat_cau.doc