Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp phát triển thể lực ở môn Cầu lông cho học sinh Lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp phát triển thể lực ở môn Cầu lông cho học sinh Lớp 10

Trong những năm gần đây phong trào môn Cầu lông phát triển mạnh trong các Trường Trung học Phổ thông khi đưa môn Cầu lông thành môn học chính khóa trong chương trình giảng dạy. Từ khi đưa vào chương trình giảng dạy với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Giáo dục Thể chất gây hưng phấn say mê tập luyện và góp phần đạt nhiều thành tích cao trong các đợt tham dự kỳ thi học sinh giỏi TDTT, HKPĐ ở cấp trường, cấp tỉnh góp phần đưa môn cầu lông phát triển mạnh trong tỉnh nhà.

Để đáp ứng với sự phát triển của phong trào thi đua tập luyện trong nhà trường, xã hội đòi hỏi các bài tập, giáo án ngày càng phong phú, phù hợp (Bài tập, giáo án ngoài chương trình sách giáo khoa).

Là một giáo viên Giáo dục Thể chất sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy theo phân phối chương trình và SGK qui định. Để góp phần làm phong phú hơn các bài tập nâng cao thể lực, phát triển lượng vận động phù hợp với học sinh khối 10 THPT, mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

doc 14 trang haihuy29 14/08/2023 4364
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp phát triển thể lực ở môn Cầu lông cho học sinh Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT TỈNH BRVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    Trường THPT PHƯỚC BỬU 	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Xuyên Mộc, ngày tháng  năm 2018
 CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP PHÁT PHÁT TRIỂN THỂ LỰC 
Ở MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10 
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Trong những năm gần đây phong trào môn Cầu lông phát triển mạnh trong các Trường Trung học Phổ thông khi đưa môn Cầu lông thành môn học chính khóa trong chương trình giảng dạy. Từ khi đưa vào chương trình giảng dạy với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Giáo dục Thể chất gây hưng phấn say mê tập luyện và góp phần đạt nhiều thành tích cao trong các đợt tham dự kỳ thi học sinh giỏi TDTT, HKPĐ ở cấp trường, cấp tỉnh góp phần đưa môn cầu lông phát triển mạnh trong tỉnh nhà.
Để đáp ứng với sự phát triển của phong trào thi đua tập luyện trong nhà trường, xã hội đòi hỏi các bài tập, giáo án ngày càng phong phú, phù hợp (Bài tập, giáo án ngoài chương trình sách giáo khoa).
Là một giáo viên Giáo dục Thể chất sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy theo phân phối chương trình và SGK qui định. Để góp phần làm phong phú hơn các bài tập nâng cao thể lực, phát triển lượng vận động phù hợp với học sinh khối 10 THPT, mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đó cũng là lý do tôi chọn chuyên đề: "Một số giải pháp pháp giúp phát triển thể lực ở môn Cầu lông cho học sinh khối 10 Trường THPT Phước Bửu "
2. Mục đích nghiên cứu
 - Nhằm phát huy vai trò tính chủ động, tích cực và tạo hứng của người học.
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn Cầu lông.
- Giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng. 
	 Giúp học sinh yêu thích và thường xuyên luyện tập môn Cầu lông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực và trí tuệ góp phần phát triển con người toàn diện.
 3. Phương pháp nghiên cứu
 	Phương pháp trực quan.
 	Phương pháp thị phạm
 	Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 	Phương pháp quan sát.
 Phương pháp thực hành.
- Thời gian : Tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.
- Địa điểm:Trường THPT PHƯỚC BỬU.
- Trang thiết bị:
 Vợt cầu lông, quả cầu lông , cột lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi.
4. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng tôi chọn có 04 lớp 10 với 138 em/1 năm tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng.
	Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo khoa bao gồm các lớp: 	 10A1 có 35 học sinh
	 10 A2 có 33 học sinh	 
 Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 68 học sinh.
	Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông vào giảng dạy. 
 10 A3 có 35 học sinh
	 10 A4 có 35 học sinh 
	 Tổng số học sinh nhóm thứ hai là : 70 học sinh
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
	1. Thực trạng chung
- Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều.
 - Về giới tính cũng là một vấn đề trong việc tiếp thu và tập luyện.
- Thời lượng học trên lớp không nhiều, số lần học sinh được tập, sửa sai kỹ thuật rất ít.
- Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập luyện động tác.
- Cơ sở vật chất thiếu thốn: Đầu tư cho tập luyện chi phí thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị chưa đúng chuẩn ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác.
- Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung trở lên. Khởi động chung và phần Cầu lông khởi động chuyên môn thường qua không thể hiện trên giáo án.
- Trình độ kỹ thuật về môn Cầu lông giữa các Thầy Cô giảng dạy môn học cũng chưa đồng đều gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh.
2. Xác định mục tiêu chuyên đề.
- Thực hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn Cầu lông.
- Có tố chất thể lực chung và chuyên môn của môn Cầu lông
- Tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện của bản thân và nhóm.
- Tổ chức, điều hành nhóm tập luyện.
- Lập được kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch tập luyện.
- Sử dụng một số hình thức, phương pháp để tự tập luyện
- Giúp các em học sinh có tác phong nhanh nhẹn, có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết, tự nhận xét đánh giá kỹ thuật động tác của bản thân và của bạn. 
- Hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC 	
1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
	 Trong tập luyện cầu lông hay thi đấu cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật. Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh và các động tác đánh cầu. Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ.Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện.
	 Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau.
Bài tập 1: Ném cầu xa.
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu.
	- Chuẩn bị: Mỗi em hai quả cầu lông đứng đối diện nhau cách nhau khoảng 5 m.
	- Cách tập luyện: Đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau cách nhau 5 m, giãn cách 1tay với. Giáo viên ra hiệu lệnh bằng còi, học sinh thực hiện ném cầu ra sang phía hàng đối diện(ném cao-xa).
	- Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. 
Đội hình tập luyện:
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	 5m 
 x	 x x x x	 x x 
 . GV
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	5m 
 x	 x x x x	 x x 
Bài tập 2 : Lắc cổ tay.
Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu .
Chuẩn bị : Vợt cầu lông mỗi học sinh/ 01 vợt.
Cách tập luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m.
 Động tác 1: đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong thời gian 1 phút .
Động tác 2 : đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s
Đội hình tập luyện .
x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x
Bài tập 3 : Bật cóc 4 bước.
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân.
	- Cách tập: Hai tay chống hông ngồi nhổm trên gót chân, kiểng gót khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập bật liên tục 4 bước về phía trước với độ dài tối đa. Nam tập 5 tổ; Nữ tập 3 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây.
	- Đội hình tập luyện: Tập đồng loạt ở đội hình khởi động. Hàng trước bật 4 bước, tiếp đến hàng sau cho đến hết và quay lại.
Đội hình.
	x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x
 . GV
 2. Các bài tập phát triển sức nhanh.
	 Trong tập luyện và thi đấu cầu lông yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là:
 Bài tập 1 : Nhảy dây.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật đánh cầu.
	- Chuẩn bị: 12 dây nhảy đơn.
	- Cách tập: 
	+ Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “ chấn thuỷ” 
 (giữa xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân.
	+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm.
	- Thời gian: Mỗi tổ 1 phút: Nam thực hiện 3 tổ, nữ thực hiện 2 tổ. Từng hàng ngang luân phiên nhau để tập luyện.
	Đội hình tập luyện:
 Hàng tập luyện 
	 x	x	x	x	x	x	x	x
	 x	x	x	x	x	x	x	x 
	.GV
	Bài tập 2 : Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang.
	- Chuẩn bị: 
	+ Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/ em (có thể dùng cả quả cầu hỏng).
	+ Sân cầu lông đơn.
	- Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển sang trái bỏ vào đường dọc bên trái.
	- Thời gian: Nam thực hiện 3 tổ, nữ 2 tổ.Mỗi tổ 1 phút,nghỉ giữa các tổ là 1 phút.
	- Đội hình tập luyện:
 Đừơng di chuyển 
	GV . x x x x x x x x x x x x x x x Người tập
 * * * * * * * * * * * * * * * Quả cầu 
Bài tập 3 : Di chuyển lên xuống 6,7 m.
	- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.
	- Chuẩn bị: Sân cầu lông, lưới cầu lông.
	- Cách tập: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân phải.
	 	 1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân trái.
	Nghe lệnh còi của giáo viên: Người tập lập tức chạy lên chạm tay vào lưới và chạy lùi về phía cuối sân.
	Mỗi người chạy lên xuống 10 lần thì dừng tập.
 x x
 x x
 Người tập x x
 x x	 x x
 lưới	 
 .GV
	3. Nhóm các bài tập phát triển sức bền.
	 Trong môn cầu lông sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra hoạt động thi đấu cầu lông được đánh theo hiệp không bị khống chế về thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong cầu lông được thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần tập cho học sinh tập những bài tập sau:
Bài tập 1 : Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
	- Mục đích : Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền bật nhảy đập cầu.
	- Cách thực hiện : Tập đồng loạt ở đội hình 4 hàng ngang giản cách 1 sải tay
	 Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh học sinh bắt đầu bật lên xuống liên tục (chú ý bật độ dài tối đa 40 cm) trong thời gian 1 phút/ 1 tổ. Nam 3 tổ, nữ 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút. Đội hình :
	x	x	x	x	x	x	x	x	x
	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	 x	x x x	x	x	x	x	x	
	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
 . GV
Bài tập 2 : Di chuyển 4 góc sân.
	- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp.
	- Cách tập: Học sinh đứng ở góc sân phải khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi sân 2 HS, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch. Tổ chức thực hiện trên 2 sân.
 	 x x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x x
	 Người tập xuất phát 
Bài tập 3: Di chuyển theo (mốc )ghim. Mục tiêu phát triển sức bền
 - Mục đích: Phát triển sức bền, sức bền di chuyển phối hợp.
	- Cách tập: Học sinh đứng ở trước vạch quy định khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến bật nhún qua 10 ghim và chạy tiếp đến trượt lùi qua 10 ghim tiếp theo về đíchhịch. Tổ chức thực hiện xoay vòng.
 XXX . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . 
4. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo (năng lực phối hợp vận động).
	 Năng lực phối hợp vận động trong cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng lực nhịp điệu và thăng bằng.
	- Năng lực liên kết được thể hiện sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như chân, thân mình và tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của cầu lông. bắt đầu khâu quan sát, phán đoán, di chuyển và thực hiện kỹ thuật đấnh cầu ngang. Trong mỗi kỹ thuật đơn lẻ khi ta giảng dạy kỹ thuật cho học sinh việc kết hợp các động tác đặt chân chuyển trọng tâm cơ thể đến hoạt động của tay đòi hỏi người học sinh phải liên kết các yếu tố không gian, thời gian và mức độ dùng sức một cách chính xác mới đảm bảo đánh cầu đúng yêu cầu, cầu ít bị rơi.
	- Năng lực định hướng được thể hiện ở khả năng xác định hướng đánh cầu chính xác và đỡ cầu chính xác.
	- Năng lực phân biệt vận động được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm giác về lưới, về sân bãi chính xác, về cảm giác với vợt, với cầu. Học sinh khi mới tập do khả năng này còn hạn chế nên tỷ lệ đánh cầu chưa qua lưới hoặc ra ngoài sân còn cao.
	- Năng lực phản ứng nhanh thể hiện khả năng phản ứng nhanh với cầu trong mọi tình huống.
	- Năng lực thích ứng, điều này thể hiện ở những học sinh chơi cầu lông nhiều và có trình độ cao hơn. Các em có thể thay đổi mức độ dùng sức hoặc thay đổi các động tác - đặc biệt cổ tay để có thể điều chỉnh đường cầu.
 - Năng lực nhịp điệu và thăng bằng, năng lực này đặc biệt cần thiết cho học sinh chúng ta. Nó thể hiện ở việc tiếp thu hoặc hành động một kỷ thuật cầu lông theo đặc tính nhịp điệu kỹ thuật hoặc khả năng giữ thăng bằng trong hoặc sau khi thực hiện kỹ thuật.
	 Qua quan điểm trên tôi đã đưa vào những bài tập sau để phát triển các năng lực trên cho các em giúp các em tiếp thu bài học được tốt hơn và phát triển năng lực vận động tốt hơn.
Bài tập 1: Di chuyển nhặt cầu.
	- Mục đích: Phối hợp các loại di chuyển, phát triển các năng lực vận động.
	- Cách tập: Mỗi sân 4 người chia theo đường giữa sân và lưới. 4 người phục vụ cầm mỗi người 10 quả cầu đứng ở 4 góc sân trên lưới. Thực hiện ném cầu qua sân cho người tập di chuyển nhặt và ném lên lưới ( người phục vụ ném cầu ở các vị trí khác nhau trên sân).
	Thực hiện 4 người xong đổi 4 người khác luân phiên dòng chảy.
 Đội hình thực hiện.
	 x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x
 x x
 x x (người tập)
 x	
 x x người phục vụ
 x x (Người phục vụ)
Bài tập 2 : Di chuyển đánh cầu cao trên đầu và đánh cầu thấp qua lưới trái tay.
	- Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu nhẹ tay ở 2 kỹ thuật đã học.
	- Cách thực hiện: 2 người ở 2 góc lưới phục vụ tung cầu cho người thực hiện di chuyển đánh cầu. Mỗi lần thực hiện 5 quả cho mỗi bên.
	- Yêu cầu: Di chuyển nhanh, đánh cầu đúng vào ô.
 Đội hình:
 x x x x x x x x x x x x
 x x
 GV. * * 
 x x 
	 x: Người phục vụ
 *: Người thực hiện
 Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn cầu lông mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các em học nội dung cầu lông.
IV. Kết quả - Kiểm tra đánh giá :
	Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các em đã được học tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra cho cả 2 nhóm.
	1. Nội dung kiểm tra:
	 - Di chuyển đánh cầu bỏ nhỏ 2 ô trên lưới.
	- Đánh cầu qua lại 10 quả.
	- Phát cầu cao xa.
	2. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm.
	a. Di chuyển đánh cầu bỏ nhỏ 2 ô trên lưới ( 1,98m) x 2 m thực hiện 10 quả mỗi bên 5 quả, tính số quả vào ô.
	- Dụng cụ :	 + Sân cầu lông hỗn hợp
	 	 + Quả cầu lông .
	- Cách tiến hành : Người thực hiện kiểm tra phát cầu cho người phục vụ. Người phục vụ hất bổng cầu lên cao về phía sân người kiểm tra. Người kiểm tra di chuyển và thực hiện kỹ thuật đánh cầu bỏ nhỏ vào 2 ô trên lưới. Mỗi ô thực hiện 5 quả liên tiếp. Giáo viên đánh giá kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu theo 3 mức A, B, C.
	- Loại A: Di chuyển nhanh, đánh cầu thấp tay đúng, cảm giác với cầu tốt.
	- Loại B: Còn di chuyển chậm, kỹ thuật còn sai sót.
	- Loại C: Sai sót nhiều trong di chuyển, di chuyển chậm, kỹ thuật thực hành còn yếu, chưa có cảm giác với cầu.
 Cho điểm căn cứ vào bảng sau :
 Số quả 
 vào 
Mức ô
kỷ thuật 
9- 10
 quả 
 Điểm 
7 -8
 quả
Điểm
5 – 6
 quả
Điểm
4 quả
Điểm
3 quả
Điểm
2 quả
Điểm
1 quả
Điểm
0 quả
Điểm
A
10
9
8
7
6
5
4
3
B
9
8
7
6
5
4
3
2
C
8
7
6
5
4
3
2
1
	b. Đánh cầu qua lại 10 quả.
 	02 học sinh cùng kiểm tra vào sân. Mỗi người đứng một bên sân cầu lông sử dụng các kỹ thuật di chuyển đã học kết hợp đánh cầu thấp thuận tay và trái tay, đánh cầu qua lại cho nhau trong phạm vi sân đơn. Đánh liên tục 10 quả thì dừng kiểm tra.
 Kết quả : Tính số lần liên tục nhiều nhất kết hợp với đánh giá về kỹ thuật và di chuyển theo 3 mức A, B, C.
	 Loại A: Học sinh thực hiện đúng cả kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu thấp tay.
	 Loại B: Còn sai sót trong các bước di chuyển hoặc ở kỹ thuật đánh cầu thấp tay. 
	 Loại C: Sai sót nhiều cả trong hai kỹ thuật di chuyển và đánh cầu.
 - Cho điểm căn cứ vào bảng sau :
 Số quả 
 đánh
 được 
 Chất
 lượng 
kỹ thuật 
9- 10
quả
Điểm
7 -8
quả
Điểm
5 – 6
quả
Điểm
4 quả
Điểm
3 quả
Điểm
2 quả
Điểm
1 quả
Điểm
0 quả
Điểm
A
10
9
8
7
6
5
4
3
B
9
8
7
6
5
4
3
2
C
8
7
6
5
4
3
2
1
c. Phát cầu cao xa 10 quả.
	Người kiểm tra đứng vào ô phát cầu, phát vào ô chéo bên sân còn lại 10 quả rơi đúng ô cao sân về sau.
	Kết quả: Tính số quả rơi vào ô. Kỹ thuật được đánh giá theo mức độ cao và điểm rơi của quả cầu theo mức độ A, B, C.
	Loại A : Cầu bay cao và rơi xa về phía sân, kỹ thuật phát tốt.
	Loại B : Cầu bay cao nhưng chưa xa hoặc xa nhưng chưa cao, kỹ thuật phát đúng.
	Loại C: Cầu bay điểm rơi gần, không cao, kỹ thuật phát chưa tốt.
- Cho điểm căn cứ vào bảng sau:
 Số quả 
 vào ô
Chất 
lượng 
kỹ
thuật (điểm)
9- 10
quả
7 -8
quả
5 – 6
quả
4 quả
3 quả
2 quả
1 quả
0 quả
A
10
9
8
7
6
5
4
3
B
9
8
7
6
5
4
3
2
C
8
7
6
5
4
3
2
1
V. Kết quả thu được :
	 Sau khi kiểm tra 3 nội dung trên cho 4 lớp ở cả 2 nhóm tính bình quân điểm kiểm tra của cả 3 nội dung có kết quả như sau :
Nhóm không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần :
TT
Lớp
Số hs
Loại giỏi
Loại khá
Loại đạt
Không đạt
1
10A1
35
6 Hs = 17,1%
13Hs = 37,1%
14Hs = 40,0% 
2 Hs = 5,7%
2
10A2
33
4 Hs = 12,1%
11Hs = 30,3%
15Hs =45,4 % 
3 Hs = 9,0%
3
Tổng
68
10Hs = 14,7%
24Hs = 35,2%
29Hs = 42,6%
5 Hs = 7,3%
 - Nhóm đưa các bài tập bổ trợ vào áp dụng tập luyện theo phương pháp thực nghiệm :
TT
Lớp
Số hs
Loại giỏi
Loại khá
Loại đạt
Không đạt
1
10A3
35
10 em = 28,5%
20 em = 57,1%
5em = 14,2% 
0 em = 0%
2
10A4
35
8 em = 22,8%
21 em = 60%
6 em = 17,1 % 
0 em = 0%
3
Tổng
70
18 em =25,7%
41 em = 58,5%
11 em = 14,2%
0 em = 0%
VI. Nhận xét - Đánh giá :
	 Qua so sánh 02 bảng thành tích kiểm tra trên của 02 nhóm đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt.
	 Thứ nhất : Các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học cầu lông. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. 
	Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ cầu lông ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của môn cầu lông chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác.
 Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao.
 So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu:
	Loại giỏi: Tăng 11,0% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
	Loại khá: Tăng 23,3 % (Do lo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_phat_trien_the_l.doc
  • docGiáo án day chuyên đề cụm XM phan anh hoa 2018.doc