SKKN Xây dựng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường lớp 10 THPT Như Xuân

SKKN Xây dựng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường lớp 10 THPT Như Xuân

 Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền giáo dục quốc gia, là một bộ phận trong hệ thống giáo dục. Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nó góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Thế hệ trẻ được giáo dục đào tạo là phải khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc, lao động chân tay một cách sáng tạo, mưu trí, dũng cảm trong học tâp, lao động và vệ Tổ quốc. Chính vì vậy GDTC cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng để tăng thêm sức khỏe chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xây dựng và bảo vệ tổ quốc đáp ứng nhu cầu cần thiết trước mắt và lâu dài của cách mạng. Đá cầu ở Việt Nam có từ xa xưa và được ông cha ta dùng làm phương tiện quan trọng để rèn luyện sức khỏe cũng như thể lực và võ thuật cho quân sĩ. Nó cũng đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức vui chơi giải trí lành mạnh vào các dịp lễ hội.

Thực trạng cho thấy các trường THPT ở Thanh Hoá nói chung và trường THPT Như Xuân nói riêng, khi dạy môn học Đá cầu còn mang hình thức, nội dung tập luyện đơn điệu, hứng thú tập không cao chưa sử dụng các bài tập bổ trợ vào trong các buổi học kỹ thuật. Bên cạnh đó việc ứng dụng hệ thống các bài tập bổ trợ của môn học Đá cầu chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả học tâp còn thấp. Xuất phát từ vấn đề trên, cũng như mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện môn học thể dục, đặc biệt là môn học Đá cầu cho học sinh trường THPT Như xuân, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường lớp 10 THPT Như Xuân”

 

docx 16 trang thuychi01 7561
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường lớp 10 THPT Như Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. Phần mở đầu	
1
1.1. Lý do chọn đề tài	
1.2.Mục đích nghiên cứu	
1
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu	
1.4.Phương pháp nghiên cứu	
1
1
2. Phần nội dung	
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	
2
2
2.3.1. Đọc và phân tích tài liệu	
2.3.2. Quan sát sư phạm	
2.3.3. Điều tra phỏng vấn	
2.3.4. Thực nghiệm sư phạm	
2.3.5. Toán học thống kê	
2.4. Các bài tập bổ trợ	
2.4.1. Kết quả phỏng vấn	
2.4.2. Đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ	
2.4.3. Kiểm tra trình độ thể lực và kỹ thuật của 2 nhóm	
2.4.4 Tổ chức thực nghiệm các bài tập bổ trợ kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình	
2
3
3
3
4
5
6
7
7
8
3. Phần kết luận, kiến nghị	
3.1. Kết luận	
3.2. Kiến nghị	
13
13
14
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
 Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền giáo dục quốc gia, là một bộ phận trong hệ thống giáo dục. Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nó góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Thế hệ trẻ được giáo dục đào tạo là phải khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc, lao động chân tay một cách sáng tạo, mưu trí, dũng cảm trong học tâp, lao động và vệ Tổ quốc. Chính vì vậy GDTC cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng để tăng thêm sức khỏe chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xây dựng và bảo vệ tổ quốc đáp ứng nhu cầu cần thiết trước mắt và lâu dài của cách mạng. Đá cầu ở Việt Nam có từ xa xưa và được ông cha ta dùng làm phương tiện quan trọng để rèn luyện sức khỏe cũng như thể lực và võ thuật cho quân sĩ. Nó cũng đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức vui chơi giải trí lành mạnh vào các dịp lễ hội. 
Thực trạng cho thấy các trường THPT ở Thanh Hoá nói chung và trường THPT Như Xuân nói riêng, khi dạy môn học Đá cầu còn mang hình thức, nội dung tập luyện đơn điệu, hứng thú tập không cao chưa sử dụng các bài tập bổ trợ vào trong các buổi học kỹ thuật. Bên cạnh đó việc ứng dụng hệ thống các bài tập bổ trợ của môn học Đá cầu chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả học tâp còn thấp. Xuất phát từ vấn đề trên, cũng như mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện môn học thể dục, đặc biệt là môn học Đá cầu cho học sinh trường THPT Như xuân, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường lớp 10 THPT Như Xuân”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 	Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Như Xuân - Thanh Hoá.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho 40 học sinh lớp 10 (20 nam; 20 Nữ).
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp quan sát sư phạm.
 - Phương pháp điều tra phỏng vấn.
 -Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 - Phương pháp toán học thống kê.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trung thành với học thuyết Mác - Lê nin về giáo dục con người toàn diện, quan điểm giáo dục toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ và lao động không chỉ là tư duy lý luận mà trở thành phương châm chỉ đạo thực tiễn của Đảng và nhà nước ta. GDTC là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu và là bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Những nguyên lý GDTC và tư tưởng, quan điểm của Đảng và nhà nước ta đã quán triệt trong đường lối GDTC và TDTT qua từng giai đoạn cách mạng.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 06/1991 khẳng định “công tác TDTT cần coi trọng nâng cao GDTC trường học”.
- Giáo dục thể chất là một nội dung bắt buộc trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong Hiến pháp năm 1992 có ghi “việc dạy và học TDTT trường học là bắt buộc”.
- Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ IV khóa VII về giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu “nhằm xây dựng con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	- Đối với học sinh: Trường THPT Như Xuân là trường thuộc huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, mật độ dân cư ở đây còn thưa thớt. Học sinh chủ yếu là con em nông dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, nhìn chung trình độ dân trí ở đây thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Đối với đá cầu còn rất mới lạ với các em, các bài tập bổ trợ cho phát cầu giúp các em nhanh chóng hình thành được kỹ thuật có hiệu quả hơn.
	- Đối với giáo viên: Trong các tiết dạy thực hành đá cầu thường ít đưa bài tập bổ trợ vào tập luyện cho các em, tập những kỹ thuật khó mà chưa để ý nhiều đến bài tập bổ trợ.
 Vì vậy đưa bài tập bổ trợ vào giảng dạy nó mang lại hiệu quả cao cho các em nhanh hình thành kỹ thuật động tác, nắm chắc được kỹ thuật cơ bản trong môn học.
	- Về cơ sở vật chất: Trường THPT Như Xuân được sự đầu tư của Sở giáo dục và đào tạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học thể dục nên đã có một cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo tốt cho công tác dạy học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đọc và phân tích tổng hợp tài liệu:
 Để nghiên cứu một đề tài nào đó thì phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu là phương pháp sử dụng rộng rãi phổ biến nhất. Đó là phương pháp thu thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài liệu để tham khảo, sau đó người nghiên cứu tổng hợp và lựa chọn nội dung những ý chính mà mình đã đặt ra để nghiên cứu.
Việc tham khảo tài liệu về chuyên môn, các thông tin khoa học và các đề tài nghiên cứu khác để từ đó có thể rút ra cho bản thân những phương hướng nghiên cứu và cách thức giải quyết vấn đề thật khoa học và hợp lý đối với đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, tham khảo các tài liệu chuyên môn, các giáo án, chương trình giảng dạy của các giáo viên và huấn luyện của các huấn luyện viên ta dựa vào đó có thể xây dựng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình phù hợp với điều kiện thực tiễn cho học sinh trường THPT Như Xuân – Thanh Hoá
2.3.2. Quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục, trên cơ sở tự giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho ta những tài liệu sống về thực tiễn giáo dục để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn. Ở đề tài này đã sử dụng các hình thức:
- Quan sát trực tiếp giờ dạy thể dục và có nhận định đánh giá trực tiếp.
- Quan sát đo đạc (sử dụng mật độ tập luyện của học sinh và các phương pháp giảng dạy của giáo viên ).
- Phương pháp đo đạc bằng bài tập chuẩn để đánh giá kiến thức, năng lực thực hành của học sinh ở môn học Đá cầu.
2.3.3. Điều tra phỏng vấn
Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp từ các chuyên gia, giáo viên, học sinh , từ đó bổ sung thêm các dữ liệu cần thiết, loại bỏ những vấn đề chưa phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi xác định hiện trạng vấn đề nghiên cứu.
Để có cơ sở cho việc chọn lựa bài tập bổ trợ cho môn Đá cầu tôi đã trực tiếp phỏng vấn các chuyên gia GDTC, các giáo viên giảng dạy thể dục ở một số trường THPT và đặc biệt là tôi đã có buổi thảo luận với tổ thể dục về nội dung của đề tài này:
- Tính hợp lý và hiệu quả của các bài tập bổ trợ cho môn học Đá cầu.
- Tác dụng về giáo dục tính tự giác tích cực tập luyện của học sinh.
- Tăng phần sinh động của giờ học thể dục.
2.3.4. Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm là phương pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để hướng quá trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn của đề tài nghiên cứu.
Từ thực tế và lý luận đã nêu ở trên đề tài đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá kiểm định tính khả thi của bài tập bổ trợ cho môn Đá cầu, loại trừ các yếu tố ảnh hưởng ngoại lai. Với mục đích thử nghiệm hiệu quả các bài tập mang tính dự thảo.
Để đánh giá khách quan các bài tập bổ trợ cho môn học Đá cầu tôi tiến hành theo nguyên tắc:
2.3.5. Toán học thống kê
Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Phương pháp này là yếu tố xác định chính xác chỉ số đo lường và so sánh các kết quả thu được qua quá trình thực nghiệm. Đề tài này đã sử dụng phép tính toán thống kê trong thể thao.
- Công thức tính giá trị trung bình cộng:
Trong đó : xi là giá trị thành tích từng cá thể
 n là tổng số cá thể
- Công thức tính phương sai:
 ( với )
 Trong đó : là phương sai của mẫu
 là trị số trung bình của mẫu
 xi là giá trị quan sát thứ i của mẫu
- Công thức tính độ tin cậy của các kết luận:
	Nếu |Ttính| > Tbảng thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P< 0.05.
Nếu |Ttính| 0.05.
 2.4. Qua các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề, lựa chọn bài tập bổ trợ kỹ thuật Phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh lớp 10
	Phát cầu thấp chân nghiêng mình là một trong những kỹ thuật cơ bản của môn Đá cầu. Ngoài mục đích đưa cầu vào cuộc đấu, phát cầu còn là một trong những kỹ thuật tấn công để dành điểm trực tiếp hay gián tiếp. Trong quá trình tập luyện có những sai lầm mà học sinh thường mắc phải như:
	- Tung cầu không ổn định, cầu rơi không chính xác ( cầu rơi gần hoặc rơi xa chân lăng ).
	- Chưa tạo ra mặt phẳng giữa chân lăng với đế cầu.
	- Thời điểm tiếp xúc không hợp lý.
	- Chân lăng không ổn định khi đá lăng phát cầu.
	Từ những sai lầm thường mắc trên để giúp cho học sinh thực hiện kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình và tạo được cảm giác tốt cho phát cầu đề tài lựa chọn một số bài tập bổ trợ cơ bản sau:
	Bài tập 1: Bài tập bổ trợ cho phối hợp vận động
	- Bài tập nâng đùi vuông góc theo nhịp đếm (không có cầu)
	- Bài tập tâng cầu bằng mu giữa bàn chân theo nhịp đếm (không có cầu).
	- Bài tập nâng má trong bàn chân theo nhịp đếm.
	- Bài tập nâng má ngoài bàn chân theo nhịp đếm.
	Chú ý tư thế thân người thả lỏng tự nhiên, mắt quan sát chân, động tác chân phải đúng nhịp khi nâng lên hạ xuống. Người tập nhận biết được tính nhịp điệu của động tác khi tâng cầu. Sử dụng bài tập vào phần khởi động chuyên môn.
	Bài tập 2: Bài tập bổ trợ cho tố chất mềm dẻo, khéo léo
	- Các động tác xoay vặn các khớp cổ, hông, gối, bàn chân với biên độ lớn về các phía.
	- Các bài tập đá lăng chân trước – sau, trái – phải với biên độ lớn.
	- Các bài tập xoạc ngang, xoạc dọc với biên độ lớn.
	- Bài tập bật nhảy đá lăng lên cao.
	- Các bài tập liên hợp tâng cầu bằng các kỹ thuật khác nhau, từ tại chỗ tới di chuyển.
	Sử dụng các bài tập đó vào phần khởi động chuyên môn.
	Bài tập 3: Bài tập cảm giác không gian – thời gian khi tung cầu.
	- Mục đích tác dụng: Giúp cho người tập có cảm giác tốt về không gian, thời gian khi quả cầu rơi xuống, ổn định đường rơi xuống tạo thời điểm tiếp xúc cầu chính xác, tăng hiệu quả khi phát cầu.
	- Công tác chuẩn bị: Sân bãi tập bằng phẳng, sạch sẽ. Học sinh xếp thành đội hình hàng ngang cách nhau 1,5m. Vẽ một vòng tròn có đường kính 20 – 25 cm về trước có khoảng cách một tầm chân lăng.
	- Phương pháp tiến hành: Tư thế chuẩn bị tung thả cầu sao cho cầu rơi xuống vòng tròn ( tập nhiều lần).
	- Thời gian tập: Từ 5 – 8 phút theo yêu cầu của giáo viên phụ trách.
	Bài tập 4: Tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ 25 – 30 cm.
	- Mục đích tác dụng: Giúp người tập xác định được thời điểm tiếp xúc giữa chân đá với cầu. Tạo lực đá cầu mạnh, đường cầu đi căng, thẳng và chính xác.
	- Công tác chuẩn bị: Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, cột dây kéo căng cách mặt đất 25 – 30cm. Đội hình tập luyện hàng ngang khoảng cách 1,5m
	- Phương pháp tiến hành tập luyện: Tại chỗ thực hiện động tác nghiêng mình đá lăng chân về trước, bàn chân duỗi căng và dừng lại khi chạm vào dây.
	- Thời gian tập: Từ 5 -8 phút, tập theo yêu cầu chỉ dẫn của giáo viên.
2.4.1 Kết quả phỏng vấn
	Sau khi xây dựng hoàn chỉnh các bài tập bổ trợ, đề tài đi đến phỏng vấn với số phiếu phát ra là 20 và thu được kết quả sau:
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn các bài tập bổ trợ kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Như Xuân
TT
Tên bài tập bổ trợ
Số người chọn (= 20)
số lượng
%
1
2
 3
4
5
6
7
8
9
10
Bài tập bổ trợ cho phối hợp vận động
Bài tập bổ trợ cho tố chất mềm dẻo, khéo léo
Bài tập cảm giác thời gian – không gian khi tung cầu.
Tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ 25 – 30 cm.
Bài tập treo cầu cố định.
Bài tập tâng cầu mây tổng hợp
Bài tập đạp thẳng chân ra sau
Bài tập trò chơi “ Chạy duỗi chân về trước”.
Bài tập trò chơi “ Đi vịt”
Trò chơi “ Đội nào cò nhanh”
19
18
20
20
20
17
14
18
12
20
95%
90%
100%
100%
100%
85%
70%
 90%
 60%
 100%
	Từ kết quả phỏng vấn trên đề tài đã chọn những bài tập bổ trợ có số phiếu lựa chọn từ 85% trở lên để đưa vào thực nghiệm. Gồm những bài tập sau:
	1. Bài tập bổ trợ cho phối hợp vận động.
	2. Bài tập bổ trợ cho tố chất mềm dẻo, khéo léo.
	3. Bài tập cảm giác thời gian – không gian khi tung cầu.
	4. Tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ 25 – 30 cm.
	5. Bài tập treo cầu cố định.
	6. Bài tập tâng cầu mây tổng hợp.
	7. Bài tập trò chơi “ Chạy duỗi chân về trước”.
	8. Trò chơi “ Đội nào cò nhanh”
2.4.2. Đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Như Xuân
	Trước khi áp dụng các bài tập bổ trợ đã lựa chọn để đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực nghiệm đề tài đã tiến hành kiểm tra đánh giá ban đầu về trình độ thể lực giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, và khả năng thực hiện kỹ thuật cơ bản môn Đá cầu của 2 nhóm qua test sau:
	Test: Phát cầu thấp chân nghiêng mình
	- TTCB: Đứng chân trước chân sau (chân phát cầu sau). Bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc khoảng 45 – 45°, mũi bàn chân cách đường này khoảng 30- 40 cm. Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát cầu là chân phải) sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang.
	- Cách thực hiện: Tay phải cầm cầu, tung cầu chếch ra phía trước – sang phải về phía chân đá sao cho khoảng cachs của cầu đến mu bàn chân đá 60 – 80cm. Lúc cầu rơi xuống, thân trên hơi xoay sang bên, chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau – ra trước để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 – 30cm.
	- Nội dung đánh giá: Phát cầu vào ô quy định, mỗi em thực hiện 3 lần.
	- Cách cho điểm:
	 + Điểm 9 – 10 (loại giỏi): Thực hiện tốt kỹ thuật, cầu qua sân vào ô quy định ít nhất được 2 lần.
	 + Điểm 7 – 8 (loại khá): Thực hiện tốt kỹ thuật, cầu qua sân vào ô được 2 lần.
	 + Điểm 5 – 6 (loại trung bình): Thực hiện tốt kỹ thuật, cầu qua sân vào ô 1 lần.
	 + Điểm < 5 (loại yếu kém): Còn sai sót về kỹ thuật và cầu qua sân vào ô.
2.4.3. Kiểm tra trình độ thể lực và kỹ thuật của 2 nhóm.
	Từ các bài test ta xây dựng Bảng so sánh trình độ thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm TN và ĐC với số lượng 20 học sinh đã chọn, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. Bảng so sánh trình độ thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm TN và ĐC
Nội dung
 + 
n = 20
 + 
n = 20
T.tính
T.bảng
P
Chạy 30m XPC (s)
5.696 +0.49
5.619 +0.5
0.487
2.093
p³ 0,05
Bật xa tại chỗ (cm)
251.6+20.98
249+ 24.9
0.357
2.093
Chạy thoi 10mx4 (s)
7.5+ 1.35
7+ 1.451
0.28
2.093
Nằm ngửa gập bụng (lần)
14.7+ 5.41
14.9+ 7.04
0.01
2.093
Chạy 5 phút tùy sức
840+14.509
845 +6.069
1,42
2.093
Phát cầu (test)
2,3 + 0,92
2,35+ 0,81
0,18
2,093
	Từ bảng 2 cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p³ 0,05.
	Như vậy trước thực nghiệm trình độ thể lực và kỹ thuật cơ bản của 2 nhóm là tương đương nhau.
2.4.4 Tổ chức thực nghiệm các bài tập bổ trợ kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình.
	Trong quá trình nghiên cứu để đi đến thực nghiệm, đề tài đã trực tiếp đánh giá phân loại trình độ thể lực, năng lực vận động, số lượng về cơ bản là đồng đều ngang bằng nhau. Cùng với sự tham gia giúp đỡ của các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn thể dục.
	- Thời gian tiến hành từ 01/03/2012 – 01/04/2012.
	- Địa điểm tại sân thể dục trường THPT Như Xuân.
	- Nhóm đối chứng (B) học theo chương trình, giáo án bình thường do giáo viên thể dục của trường và giáo viên thực nghiệm phụ trách.
	- Nhóm thực nghiệm (A) được tập luyện trên cơ sở chương trình chung nhưng được bổ sung chương trình giáo án mới, đề tài đưa ra kế hoạch tập luyện như sau
Bảng 3: Bảng kế hoạch thực hiện tập luyện
TT
Nội dung
Giáo án (16 giáo án)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1
Bài tập bổ trợ cho phối hợp vận động.
x
x
x
x
x
x
x
x
x
2
Bài tập bổ trợ cho tố chất mềm dẻo, khéo léo.
x
x
x
x
x
x
x
x
3
Bài tập cảm giác thời gian – không gian khi tung cầu.
x
x
4
Tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ 25 – 30 cm.
x
x
x
5
Bài tập treo cầu cố định
x
x
x
6
Bài tập tâng cầu mây tổng hợp.
x
x
x
7
Bài tập trò chơi “ Chạy duỗi chân về trước”.
x
x
x
8
Trò chơi “ Đội nào cò nhanh”
x
x
	Trong quá trình thực nghiệm dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả của bài tập: 
- Mức độ tiếp thu kỹ thuật.
- Điểm thành tích.
- Điểm kỹ thuật.
- Tinh thần ý thức học tập.
Trong quá trình thực nghiệm dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả của bài tập:
 - Mức độ tiếp thu kỹ thuật. 
- Điểm thành tích. 
- Điểm kỹ thuật.
- Tinh thần ý thức học tập.
	Sau thời gian thực nghiệm, dưới sự giám sát theo dõi, kiểm tra, dùng toán thống kê xử lý số liệu, đề tài đã thu được kết quả thể hiện ở những bảng sau đây:
Kết quả của 2 nhóm TN và ĐC sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ kỹ thuật Phát cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh trường THPT Như Xuân.
Bảng 4: Đánh giá thành tích Phát cầu thấp chân nghiêng mình
Kết quả
Nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
Trung bình
5 - 6
Yếu kém
< 5
An = 20
5
25%
9
45%
6
30%
0
0%
Bn = 20
2
10%
3
15%
10
50%
5
25%
	Biểu đồ 1: Thành tích phát cầu của hai nhóm TN và ĐC
	Đánh giá thành tích Phát cầu Thấp chân nghiêng mình của 2 nhóm TN và ĐC qua hệ thống điểm Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu kém cho thấy: Nhóm TN có thành tích điểm giỏi và khá tốt hơn nhóm ĐC. Còn điểm trng bình và yếu kém thì nhóm thực nghiệm TN thấp hơn nhóm ĐC.
Bảng 5: Đánh giá kết quả kỹ thuật Phát cầu thấp chân nghiêng mình
Kết quả
Nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
Trung bình
5 - 6
Yếu kém
< 5
An = 20
12
60%
7
35%
1
5%
0
0%
Bn = 20
3
15%
10
50%
7
35%
0
0%
Biểu đồ 2: Kỹ thuật phát cầu của hai nhóm TN và ĐC
	Đánh giá kết quả kỹ thuật Phát cầu thấp chân nghiêng mình của 2 nhóm A và B qua hệ thống điểm Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu kém cho thấy: Điểm giỏi của nhóm TN hơn hẳn nhóm ĐC,còn điểm khá và trung bình thì nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC. Điểm yếu kém của 2 nhóm bằng nhau.
	Để tiến hành kiểm tra kết quả học tập của 2 nhóm Đá cầu thì đề tài tiến hành kiểm tra nội dung phát cầu thấp chân nghiêng mình và thu được kết quả ở bảng 6:
Bảng 6: Bảng tổng hợp kết quả thành tích và kỹ thuật môn học Đá cầu của 2 nhóm
Kết quả
Nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
Trung bình
5 - 6
Yếu kém
< 5
An = 20
8
40%
10
50%
2
10%
0
0%
Bn = 20
3
15%
9
45%
7
35%
1
5%
	 Biểu đồ 3: Thành tích và kỹ thuật học tập của hai nhóm TN và ĐC
	Qua bảng 6 ta thấy kết quả học tập về thành tích và kỹ thuật của 2 nhóm qua hệ thống điểm ta thấy: nhóm TN có tỷ lệ điểm giỏi nhiều hơn hẳn nhóm ĐC, tỷ lệ điểm khá của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC, tỷ lệ điểm trung bình nhóm ĐC nhiều hơn nhóm TN và tỷ lệ điểm yếu kém thì nhóm TN không có còn nhóm ĐC thì có 5%.
Bảng 7: Bảng đánh giá kết quả học tập môn Đá cầu của 2 nhóm
Nội dung
n=20
n=20
T.tính
T.bảng
P
Kết quả phát cầu
7,951,88
6,71,37
3,17
2,093
< 0,05
Kết quả môn học đá cầu
80,71
6,70,86
5,2
Qua bảng 7 đánh giá kết quả học tập môn Đá cầu của 2 nhóm cho chúng ta thấy s

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_hieu_qua_ky_thuat.docx