SKKN Áp dụng mô hình trường học mới VNEN vào việc xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực ở trường Tiểu học Thanh Sơn - Tĩnh Gia
Bác Hồ nói “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và gia đình Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng nếu thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả không hoàn toàn”. Quả vậy, nhà trường – Gia đình – Xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhà trường là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống học tập và rèn luyện. Đến trường, học sinh được học hành, nhưng không phải học tập thụ động mà là chủ động tiếp thu những kiến thức, tri thức khoa học có hệ thồng, tự bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, rèn luyện hành vi đạo đức. Sau nữa là từ kiến thức, kĩ năng cần thiết mà sáng tạo, vươn lên hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp của con người mới, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế- văn hóa toàn cầu.
Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện là góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, nhân văn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Tiếp nữa, ngày 22/7/2008, Bộ tiếp tục ban hành Kế hoạch 307/KH-BGDĐT về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013. Đến nay, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được triển khai thực hiện rộng khắp mọi miền đất nước, đồng thời được các trường quan tâm, rút kinh nghiệm và tiếp tục triển khai có chiều sâu.
Tuy nhiên, việc tổ chức phong trào sao cho hiệu quả, phù hợp với đặc thù của mỗi nhà trường là sự sáng tạo riêng của “Người quản lý” trong các đơn vị trường học. Trong gần 4 năm triển khai và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, sau mỗi năm học với vai trò là người quản lý lãnh đạo điều hành nhà trường, bản thân tôi đã nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, hạn chế của các giải pháp. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân yếu kém, hạn chế và đưa ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp, sát với thực tế, nhằm khắc phục những bất cập cho các năm học tiếp theo.
MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Bác Hồ nói “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và gia đình Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng nếu thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả không hoàn toàn”. Quả vậy, nhà trường – Gia đình – Xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhà trường là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống học tập và rèn luyện. Đến trường, học sinh được học hành, nhưng không phải học tập thụ động mà là chủ động tiếp thu những kiến thức, tri thức khoa học có hệ thồng, tự bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, rèn luyện hành vi đạo đức. Sau nữa là từ kiến thức, kĩ năng cần thiết mà sáng tạo, vươn lên hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp của con người mới, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế- văn hóa toàn cầu. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện là góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, nhân văn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Tiếp nữa, ngày 22/7/2008, Bộ tiếp tục ban hành Kế hoạch 307/KH-BGDĐT về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013. Đến nay, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được triển khai thực hiện rộng khắp mọi miền đất nước, đồng thời được các trường quan tâm, rút kinh nghiệm và tiếp tục triển khai có chiều sâu. Tuy nhiên, việc tổ chức phong trào sao cho hiệu quả, phù hợp với đặc thù của mỗi nhà trường là sự sáng tạo riêng của “Người quản lý” trong các đơn vị trường học. Trong gần 4 năm triển khai và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, sau mỗi năm học với vai trò là người quản lý lãnh đạo điều hành nhà trường, bản thân tôi đã nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, hạn chế của các giải pháp. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân yếu kém, hạn chế và đưa ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp, sát với thực tế, nhằm khắc phục những bất cập cho các năm học tiếp theo. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chiến lược “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” thì mô hình trường học mới VNEN là một thử nghiệm đầu tiên. Dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng mô hình này đã được áp dụng ở nhiều trường tiều học, mở ra những cách dạy học mới khác biệt với cách truyền giảng thu động một chiều. Qua nghiên cứu tài liệu, tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm, tôi nhận thấy việc áp dụng mô hình trường học mới VNEN để xây dựng “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” là rất cần thiết. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Áp dụng mô hình trường học mới VNEN vào việc xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực ở trường Tiểu học Thanh Sơn - Tĩnh Gia” Mục đích nghiên cứu Áp dụng mô hình trường học mới VNEN để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường học tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, mang đến sự hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập cho các em. Phát triển những kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giúp học sinh mạnh dạn chủ động tiếp thu kiến thức, tự tin trong mọi hoạt động học tập cũng như vui chơi, xây dựng trường lớp sạch đẹp, an toàn. Trong đó, đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo cho các em học sinh để các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đặc biệt, giúp các em tiếp cận dần với mô hình trường học mới. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp chỉ đạo áp dụng mô hình trường học mới VNEN để xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực đạt hiệu quả ở trường Tiểu học Thanh Sơn- Tĩnh Gia. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm NỘI DUNG SÁNG KIẾN Cơ sở lí luận Nhận thức về “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế hội nhập, đang tiến đến nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI, chính vì vậy đòi hỏi cần có những con người có kỹ năng tư duy cao, tự tin phát triển năng lực của mình. Phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục cũ không thể xây dựng và phát triển cho học sinh những kỹ năng đó. Chính vì thế mỗi người quản lý, mỗi giáo viên cần đổi mới phương pháp làm việc, quản lý và dạy học theo phương pháp mới, từng bước sử dụng hiệu quả công nghệ dạy học tiên tiến, để yêu cầu trên đạt hiệu quả cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây dựng mô hình: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả. Các thầy giáo, cô giáo thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá xếp loại kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thể hiện sự công bằng, khách quan trong giảng dạy và giáo dục học sinh, thể hiện lương tâm, trách nhiệm của người làm công tác giáo dục đối với thế hệ học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong môi trường giáo dục toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thực hiện tốt học đi đôi với hành, biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khả năng khám phá, tư duy sáng tạo. Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các biện pháp đưa ra để thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là cơ sở để hình thành mô hình trường thân thiện, lớp thân thiện. Để đạt được kết quả tốt trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, cần phải thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực, cụ thể hóa nội dung các công việc phù hợp với tình hình thực tế của trường, của địa phương, để xây dựng và hoàn thành được các mục tiêu mà nhiệm vụ năm học đã đề ra. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hóa của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” mà chúng ta đã tiến hành thực hiện trước đây, nhưng hiện nay dạy tốt không chỉ là hoạt động của cá nhân giáo viên, mà là hoạt động của tập thể các thầy giáo, cô giáo, là sự tham gia của gia đình, xã hội vào quá trình sư phạm, tạo môi trường thân thiện cho học sinh. Dạy tốt không chỉ có các thầy giáo, cô giáo là người dạy, truyền đạt những kiến thức văn hóa, những hành vi đạo đức tốt, cách ứng xử, tình đoàn kết thân ái cho học sinh, mà chính các em được trưởng thành thông qua các hoạt động tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể, vui chơi, múa hát, hoạt động xã hội. Các em không chỉ là đối tượng cần được giáo dục, mà các em chính là những người nuôi dưỡng và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Các em được tham gia vào các hoạt động trồng và chăm sóc cây, hoa, tạo cảnh quan cho trường, lớp học, được rèn kỹ năng sống qua các hoạt động vui chơi, học tập và lao động, qua việc chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình có công với cách mạng, ý thức giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. Nhận thức về mô hình Trường học mới (VNEN) Trường học mới Việt Nam (viết tắt là VNEN) được các chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển cho Colombia. Mô hình này đạt được những thành công và được nhân rộng khắp châu Mỹ La-tinh. UNESCO xem mô hình này có chất lượng tốt, là giải pháp giáo dục hiệu quả và khuyến khích các nước đang phát triển vận dụng. Theo mô hình VNEN, học sinh tự học (theo hình thức cá nhân, nhóm) tiến tới tự trang bị cho mình kỹ năng học tập suốt đời. Như vậy, tự học trở thành yếu tố nổi bật nhất của mô hình VNEN. Học sinh tự tự đi từ tri thức, kinh nghiệm của bản thân đến việc lĩnh hội kiến thức và tiến tới thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Theo phương pháp "truyền thống", giáo viên giảng giải kiến thức có sẵn cho học sinh, hoặc nêu câu hỏi vấn đáp cho các em trả lời. Từ đó, rút ra bài học cần thiết. Với cách dạy này, học sinh học tập một cách thụ động, bị áp đặt, vì thế không khắc sâu được kiến thức, tư duy chưa phát triển ở mức độ nhạy bén, các kỹ năng sống bị coi nhẹ Theo phương pháp mới của VNEN, học sinh sẽ có cơ hội giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, phối hợp với người khác.. .Như vậy, vai trò chủ thể tích cực của học sinh được phát huy cao độ, các em không còn thụ động nghe giáo viên giảng bài nữa. Đó là xu thế tất yếu của dạy học. Rõ ràng, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và áp dụng “Mô hình trường học mới VNEN” có chỗ gặp gỡ với nhau. Muốn áp dụng lý luận dạy học tích cực cho học sinh thì môi trường phải thực sự nhân ái, trong lành, phải kế thừa những kết quả đạt được từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mô hình giáo dục hiện đại, khắc phục những lạc hậu, góp phần vào việc đổi mới giáo dục. Giáo viên cũng vì thế mà tự tin áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến của thế giới vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Những biện pháp giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trước đây còn có những mặt hạn chế như chưa phát huy được tính tích cực và chưa tạo được nhiều hứng thú trong học tập cho học sinh. Và tôi nhận thấy mô hình trường học mới đã khắc phục được những hạn chế nêu trên. 2.2.Thực trạng việc xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực ở trường Tiểu học Thanh Sơn. Là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường Tiểu học Thanh Sơn luôn duy trì và củng cố các tiêu chuẩn theo qui định. Cùng với thực hiện nhiệm vụ các năm học, phong trào thi đua xây dựngTHTT – HSTC được Bộ GD phát động, nhà trường đã phát động đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và hưởng ứng tích cực thực hiện cuộc vận động. Thực hiện phong trào thi đua xây dựng THTT – HSTC của Bộ GD&ĐT phát động từ năm 2008 là một bước để nhà trường tiếp tục hoàn thiện xây dựng được một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng yêu cầu xã hội và học sinh, luôn phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động xã hội góp phần vào sự phát triển của đất nước. Qua những năm thực hiện phong trào nhà trường đã có những chuyển biến rõ nét, đặc biệt là cảnh quan khuôn viên trường lớp ngày càng khang trang Xanh – Sạch – Đẹp với hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác dạy và học. Mạng lưới trường lớp được qui hoạch ổn định, CSVC hàng năm được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá. Chất lượng giáo dục trong những năm gần đây từng bước được nâng cao. Nhà trường thực hiện dạy đủ, dạy đúng các môn học theo qui định. thực hiện nghiêm túc chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Chú trọng giáo dục các mặt chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn, đổi mới cách học theo phương pháp tích cực, học sinh tự phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập. Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ khác, các cuộc thi, các đợt vận động do ngành tổ chức nhằm góp phần vào việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Đội ngũ giáo viên nhà trường đã dần được ổn định về số lượng và chất lượng. Năm học Số cán bộ GV GV đạt chuẩn %) GV trên chuẩn (%) Số SKKN được công nhận GV giỏi Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh 2012- 2013 29 100 79,2 3 2013- 2014 28 100 73,9 5 1 1 1 2014- 2015 26 100 73,9 1 1 2015- 2016 26 100 1 1 Tổng hợp chất lượng giáo dục 3 năm gần đây: Đánh giá theo thông tư 32 Năm học Hạnh kiểm Văn hoá đại trà Số học sinh giỏi HSHTCTTH THĐĐ CĐĐ G K TB Y Trường Huyện Tỉnh 2012- 2013 558 0 121 264 158 15 67 26 106 2013- 2014 558 0 102 233 210 13 102 32 3 116 Đánh giá theo thông tư 30 Năm học Phẩm chất Năng lực Kiến thức, kĩ năng Học sinh được khen thưởng HSHTCTTH Đạt Đạt Hoàn thành SL TL SL TL SL TL 2014-2015 538 100 528 98,1 528 98,1 358 93 Bên cạnh những thành tích đã đạt được, nhà trường vẫn còn có đối mặt với những khó khăn nhất định như: Chất lượng đội ngũ: Trình độ chuyên môn chưa đồng đều, việc đổi mới phương pháp dạy học của số ít giáo viên thực hiện chưa được hiệu quả, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn thấp; Học sinh:Một bộ phận học sinh bố mẹ đi làm ăn xa các em ở nhà với ông bà, hoặc bố mẹ mải làm ăn không có thời gian quan tâm đến các em( Khu vực Thanh Trung). Một bộ phận học sinh điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập của các em( Khu vực Phượng Áng) Về cơ sở vật chất : mặc dù khuôn viên nhà trường đã được tu bổ nhưng cây xanh vẫn còn thiếu, chưa có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn dành riêng cho giáo viên và học sinh. Cổng trường xuống cấp, khuôn viên chưa thực sự đẹp mắt, thiếu bồn hoa cây cảnh làm điểm nhấn cho cảnh quan nhà trường. * Nguyên nhân Công tác quản lý chỉ đạo của Ban giám hiệu đôi lúc còn nể nang, nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học chưa linh họat, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, chưa sáng tạo, chưa phong phú. Thiếu cơ sở vật chất, thiếu giáo viên nên ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường. Giáo viên chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp do đó chưa thu hút được học sinh. Việc tổ chức các trò chơi dân gian, thi hát dân ca, cho học sinh chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức chưa phát huy được khả năng tự tìm tòi, khám phá của học sinh. Các em ít được giao lưu, khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi còn rụt rè, thiếu tự tin, ngại giao tiếp vì vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa phát huy hết hiệu quả. 2.3 . Các giải pháp đã sử dụng 2.3.1. Làm tốt công tác tuyên truyền về phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” Triển khai chỉ thị số 40 của Bộ GD&ĐT về phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực,báo cáo đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, triển khai đến toàn thể giáo viên và học sinh và các bậc phụ huynh. Làm tốt công tác tuyên truyền thông qua các cuộc họp: Hội đồng sư phạm, họp phụ huynh học sinh, họp giao ban tại địa phương, tại thôn xóm, Gián tiếp thông qua các chỉ thị, văn bản báo cáo về kế hoạch thực hiện xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực của nhà trường. Tại nhà trường chủ động triển khai từng nội dung yêu cầu đến cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Tổ chức cho giáo viên trong trường đi tham quan các trường dạy học theo mô hình trường học mới như: Tiểu học Các SơnA, Tiểu học Hải An. 2.3.2. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực của nhà trường và của lớp học thân thiện Muốn xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” cũng cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện, vì “Xây dựng lớp học thân thiện” là nhân tố để góp phần trong quá trình thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Vì vậy tôi đã thành lập Ban chỉ đạo như sau: Ban chỉ đạo nhà trường Hiệu trưởng: Trưởng ban P.Hiệu trưởng: Phó ban CT Công đoàn: Phó ban Chủ tịch Hội PH: Phó ban Tổ trưởng CM: Tổ trưởng Giáo viên: ban viên Chỉ đạo Hỗ trợ thực hiện Ban chỉ đạo của lớp GV chủ nhiệm: TBCĐ Lớp trưởng: tổ trưởng Lớp phó: Tổ phó Học sinh: Thành viên. Ban chỉ đạo được phân công phụ trách và họp đánh giá 1 kỳ/lần, được phân công cụ thể gắn với nội dung thực hiện. Ban chỉ đạo khảo sát thực tế với những nội dung quy định và tổ chức thực hiện theo kế hoạch cụ thể. 2.3.3. Thực hiện xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn. 2.3.3.1. Xây dựng khuôn viên nhà trường xanh- sạch- đẹp Sau khi ban chỉ đạo của nhà trường khảo sát và lên kế hoạch, nhà trường đã chủ động trọng việc phát huy nội lực của thầy và trò, tạo dựng một khuôn viên hợp lý đảm bảo xanh – sạch – đẹp. Hàng năm trồng cây xanh bóng mát, bồn hoa cây cảnh làm đường đi lối đi lại xuống các phòng học. Vận động phụ huynh học sinh cùng nhà trường tạo môi trường giáo dục lành mạnh như: ủng hộ ngày công lao động, cây cảnh, trang trí lớp học thân thiện và tu sủa khuôn viên nhà trường, xây bể nước sạch. Tổ chức cho học sinh vệ sinh lớp hàng ngày và vệ sinh chuyên trường 1lần/ ngày đối với lớp 3,4,5. Mỗi lớp đều có thùng chứa rác và phân loại rác thải để thu gom và xử lý . Phối hợp với hoạt động của Đội Thiếu niên phân công các chi đội, các sao chăm sóc các công trình măng non trong nhà trường và có đánh giá hàng tuần của đội Cờ đỏ, chấm điểm đánh giá cách trang trí, chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, huy động nguồn lực xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, đồng thời thường xuyên quan tâm chăm sóc, bảo dưỡng để đảm bảo vệ sinh chung và đủ tiêu chuẩn vệ sinh học đường. Phụ huynh các lớp tự kiểm tra phòng học của học sinh để có ý kiến đề xuất: Mắc hệ thống điện đủ ánh sáng và quạt mát cho học sinh sử dụng, dần dần mua bàn ghế mới thay thế bàn ghế cũ theo qui định thông tư của liên bộ. Vận động con em xa quê có điều kiện tài trợ xây mới cổng trường. Đối với nhà trường trang trí các câu khẩu hiệu mang tính giáo dục cao như: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh, Lời dạy của Bác Hồ đối với Thiếu niên Nhi đồng Nhà trường phải quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy và có các dụng cụ phòng cháy chữa cháy: bình xịt, xô chậu xách nước, để tại các phòng học và thư viện. Hình 1,2. Khuôn viên sân trường 2.3.3.2. Trang trí lớp học thân thiện Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Ở trong môi trường đó, trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Lớp học được coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Chính vì lẽ đó, việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp. Các mảng trang trí lớp học chủ yếu là phục vụ cho học sinh. Làm sao để cuốn hút học sinh luôn có các nhu cầu đọc, tham khảo, tìm hiểu các thông tin ở các mảng này. Không khí lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện là yếu tố quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, tránh tình trạng trang trí lớp như một mô hình, không gần gũi, thực tế với học sinh. Do đó, giáo viên cùng tất cả học sinh trong lớp bắt tay vào trang trí lớp học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Mỗi em đều được góp công sức và nêu lên những ý tưởng sáng tạo của mình để trang trí cho lớp học. Các câu khẩu hiệu trang trí lớp học mang ý nghĩa quan trọng, mang tính giáo dục cao như: “Dạy tốt, học tốt”, “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, ”Nội quy học sinh”, “Năm điều Bác Hồ dạy”... Và luôn luôn nhắc nhở học sinh nên giữ gìn tài sản chung của nhà trường từ chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường với câu khẩu hiệu: “Hãy giữ gìn tài sản chung của chúng ta”. Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng đạt được kết quả cao như : “Cho tôi xin rác!” đặt phía ngoài sọt rác. “ Tắt đèn, tắt quạt bạn nhé” ở gần ổ cắm điện...Sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết tiết kiệm đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ap_dung_mo_hinh_truong_hoc_moi_vnen_vao_viec_xay_dung_t.docx