SKKN Áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc

SKKN Áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc

Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ với nền kinh tế tri thức, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển nhanh, bền vững trong thời kì hội nhập. Nguồn nhân lực nói chung, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng luôn được xác định là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Điều cốt lõi chúng ta phải tạo lập cho đất nước nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng CNH, HĐH. Để làm được điều đó, cần nghiên cứu một cách hệ thống đưa ra được những giải pháp thiết thực nhu cầu thực tiễn phát triển của Việt Nam. Ngành Giáo dục và Đào tạo giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược xây dựng phát triển nguồn nhân lực.

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Giáo dục “là quốc sách hàng đầu”, với quan điểm "đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư có lợi nhất.". Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về mọi lĩnh vực, ngành Giáo dục Vĩnh Lộc đã gặt hái những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh những thành tích đạt được, GD-ĐT Vĩnh Lộc vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục. Công tác quản lí chỉ đạo thiếu chủ động, rập khuôn, ngại đổi mới; việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH còn những hạn chế, thiếu đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực, công tác bồi dưỡng nhân tài chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kì hội nhập; công tác huy động các nguồn lực chưa phát huy hết tiềm năng,.

Để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện không còn cách nào khác là thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện trên cơ sở thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp theo Nghị quyết 29/NQ-BCT về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, đánh giá học sinh là một nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp căn bản để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng.

 

doc 20 trang thuychi01 10720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ với nền kinh tế tri thức, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển nhanh, bền vững trong thời kì hội nhập. Nguồn nhân lực nói chung, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng luôn được xác định là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Điều cốt lõi chúng ta phải tạo lập cho đất nước nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng CNH, HĐH. Để làm được điều đó, cần nghiên cứu một cách hệ thống đưa ra được những giải pháp thiết thực nhu cầu thực tiễn phát triển của Việt Nam. Ngành Giáo dục và Đào tạo giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược xây dựng phát triển nguồn nhân lực.
Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Giáo dục “là quốc sách hàng đầu”, với quan điểm "đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư có lợi nhất...". Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về mọi lĩnh vực, ngành Giáo dục Vĩnh Lộc đã gặt hái những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 
Bên cạnh những thành tích đạt được, GD-ĐT Vĩnh Lộc vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục. Công tác quản lí chỉ đạo thiếu chủ động, rập khuôn, ngại đổi mới; việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH còn những hạn chế, thiếu đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực, công tác bồi dưỡng nhân tài chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kì hội nhập; công tác huy động các nguồn lực chưa phát huy hết tiềm năng,...
Để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện không còn cách nào khác là thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện trên cơ sở thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp theo Nghị quyết 29/NQ-BCT về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, đánh giá học sinh là một nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp căn bản để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng.
Xuất phát từ quan điểm đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT đã triển khai mô hình trường học mới VNEN thí điểm trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng với 91 trường tổ chức dạy học theo mô hình VNEN tại tỉnh Thanh Hóa, Trường tiểu học Vĩnh Long 1, Trường TH Vĩnh Hùng đã tham gia Dự án. Qua ba năm thực hiện cho thấy: chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt. Phương pháp dạy học mới có nhiều ưu điểm, phù hợp với quá trình thực hiện đổi mới PPDH nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục tại các trường tiểu học trong huyện.
Mô hình VNEN tạo cơ hội cho người học vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề cũng như tạo năng lực thích ứng cho người học trong các bối cảnh thực tại mà xã hội (XH) yêu cầu. Người học có được năng lực, sẽ tạo được lòng tự tin, chủ động tham gia các hoạt động XH, mang lại lợi ích và sự phát triển cho XH, cộng đồng, mang lại hứng thú, phát huy tính tích cực học tập cho người học. Đặc trưng của học sinh tiểu học là ưa khám phá tìm tòi sáng tạo, việc được trải nghiệm từ những tình huống bất ngờ có trong chủ đề học tập sẽ tạo sự thú vị và cơ hội sáng tạo cho HS trong các tình huống khác nhau. Nhờ đó hứng thú học tập được duy trì, khơi dậy khả năng học tập riêng của mỗi cá nhân, khắc phục hạn chế trong chương trình giáo dục truyền thống. 
Chương trình giáo dục hiện hành được tổ chức thông qua việc tổ chức dạy học với phương pháp, hình thức truyền thống dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành chương trình. Việc vận dụng kiến thức của nhiều phân môn để tạo thành năng lực xử lý các tình huống nảy sinh có rất ít, yếu tố tạo dựng năng lực cho người học bị hạn chế. 
Thực hiện yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục : chuyển từ coi trọng trang bị kiến thức hàn lâm sang việc phát triển năng lực, trang bị những năng lực hành động, năng lực thực tiễn, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực thì lựa chọn tiếp cận áp dụng mô hình VNEN là việc làm thiết thực trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay.
Để phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, với trách nhiệm được phân công phụ trách chỉ đạo Giáo dục Tiểu học của huyện, tôi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài : Áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đẩy mạnh việc triển khai mô hình VNEN tại các trường TH trong Dự án. Chỉ đạo các trường tiểu học tích cực tiếp cận áp dụng ưu điểm mô hình trường học mới VNEN để nâng cao chất lượng toàn diện. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
	Kết quả triển khai mô hình trường học mới VNEN tại Trường TH Vĩnh Long 1, Trường TH Vĩnh Hùng giai đoạn 2012-2016.
	Việc triển khai áp dụng mô hình VNEN tại các trường TH ngoài dự án trên địa bàn huyện. Công tác huy động các nguồn lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 của 17 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết : phục vụ cho việc nghiên cứu và trình bày về cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: được sử dụng để tìm hiểu thực trạng việc triển khai dạy học theo mô hình VNEN tại các trường tiểu học.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu : Để so sánh đối chứng kiểm nghiệm kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở pháp lí 
Việc triển khai áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào các trường Tiểu học ở huyện Vĩnh Lộc được triển khai xây dựng dựa trên quan điểm lãnh đạo của Đảng, các văn bản quy phạm của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, UBND huyện Vĩnh Lộc.
- Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về “Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Định hướng cần “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
- Công văn số 1939/BGDĐT-GDTH ngày 15 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2014 – 2015. 
- Báo cáo số : 1128 /SGDĐT-SGDĐT ngày 24 tháng 6 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa V/v Báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015, phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016. Định hướng thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học trong năm học 2015-2016 “Tích cực đổi mới quản lí giáo dục; đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục thông qua tăng cường tổ chức lớp học và dạy học theo Mô hình trường học mới VNEN; thực hiện có hiệu quả Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về đổi mới công tác đánh giá học sinh bằng nhận xét, không cho điểm. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của người học”. 
1.2. Chương trình Giáo dục Tiểu học 
Chương trình Giáo dục tiểu học hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành “Chương trình giáo dục phổ thông”.
- Mục tiêu Giáo dục tiểu học : Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
- Nội dung chương trình : Phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. 
1.3. Kết quả mô hình VNEN 
Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Được sự giúp đỡ của ngân hàng WB, những vấn đề cơ bản của mô hình EN đã được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn GD Việt Nam.
Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela) viết tắt là GPE-VNEN. Đây là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Mô hình trường học mới VNEN được điều chỉnh từ chương trình Giáo dục phổ thông bậc Tiểu học hiện hành với những nguyên tắc sau:
+ Giữ nguyên Chương trình các môn học;
+ Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học;
+ Giữ nguyên nội dung SGK, SGV, VBT của học sinh;
+ Thay đổi cấu trúc bài học phù hợp mô hình dạy học VNEN.
+ Tăng cường khả năng tự học của học sinh;
+ Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm.
+ Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức dạy và học; 
+ Đổi mới cách đánh giá: kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Khuyến khích và tăng cường tự đánh giá của HS.
Qua 3 năm được tiếp cận với mô hình dạy học VNEN, kết quả giáo dục tại trường TH Vĩnh Long1 và TH Vĩnh Hùng đã có nhiều tiến bộ. Mô hình dạy học mới phù hợp với các trường vùng nông thôn trong quá trình thực hiện đổi mới, cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cụ thể:
Bài học VNEN được thiết kế tiện lợi cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học; kênh hình và kênh chữ rõ ràng, dễ hiểu cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập.
Bài học mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài, khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân. 
Cách tổ chức lớp học giúp cho các em phát huy tốt các kỹ năng : như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học, ngoài ra giúp các em hiểu biết nhiều hơn, có trách nhiệm và biết phấn đấu làm chủ quá trình học tập của mình.
Mô hình thực sự thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới PPDH, hình thức dạy theo hướng tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng dạy học tại các trường tiểu học trong huyện Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa, với dân số 82.981 người (năm 2014), gồm hai dân tộc Kinh (98,7%) và dân tộc Mường cùng sinh sống, nơi có nhiều di tích, danh thắng nổi, nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. 
Đảng ủy, chính quyền các cấp, nhân dân luôn quan tâm, chăm lo tới sự nghiệp giáo dục. Thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng chương trình hành động nhằm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Trong đó triển khai đồng bộ các giải pháp tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục toàn diện.
	 Toàn huyện có 17 trường tiểu học, trong đó có 14/17 ~ 82,3% trường TH đã chuẩn quốc gia, 3 /17 ~ 17,7% trường đạt Mức chất lượng tối thiểu.	 Mô hình VNEN được triển khai từ năm học 2012-2013 tại trường TH Vĩnh Long1 và Trường TH Vĩnh Hùng. 15 trường TH thực hiện theo mô hình hiện hành.
2.2. Kết quả mô hình VNEN tại 2 trường Dự án
Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Ban điều hành Dự án hình VNEN cấp tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT Vĩnh Lộc, qua 3 năm thực hiện triển khai mô hình trường học mới Việt Nam, Trường TH Vĩnh Long1 và Trường tiểu học Vĩnh Hùng, đã đạt được những kết quả như sau: 
	- Đối với giáo viên:
Giáo viên đã tiếp cận và nhanh chóng thích nghi với cách dạy học mới, giờ dạy sinh động, hiệu quả cao, hạn chế được sự giảng giải, thuyết trình, tập trung vào việc quan sát, hướng dẫn, tổ chức học tập, hỗ trợ, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.
	- Đối với học sinh:
Học sinh mạnh dạn, tự tin, tham gia hoạt động một cách tích cực, chủ động; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động nhóm, tự học, tự đánh giá được sự hình thành và phát triển. 
Học sinh chủ động tham gia học tập sôi nổi, hào hứng. Bước đầu hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác. Các em ý thức được “Khi đến lớp mình phải bắt đầu và kết thúc hành động như thế nào” và không phải chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên góp phần đẩy mạnh sự phát triển trong công tác giáo dục của trường.
- Tổ chức lớp học:
Hội đồng tự quản đã phát huy được vai trò trong việc tổ chức các hoạt động của lớp. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập, rèn luyện. Nhìn chung các hội đồng tự quản làm việc tích cực, chủ động nhưng bên cạnh đó cũng còn một số hội đồng tự quản làm việc chưa hiệu quả còn hình thức, lúng túng.
- Trang trí lớp học, sử dụng góc học tập:
 Các lớp tổ chức dạy học theo mô hình VNEN đều được trang trí thân thiện, bàn ghế, tủ đựng đồ dùng, công cụ tại các vị trí thuận lợi cho hoạt động nhóm. Lớp học được sắp xếp khoa học, có góc thư viện do các em trong ban thư viện quản lí. 
- Nhà trường và cộng đồng:
Bước đầu tạo được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và cộng đồng tham gia hỗ trợ cho nhà trường, giáo viên và học sinh thông qua các hoạt động cụ thể như trang trí lớp học (góc địa phương, cộng đồng), cùng tham gia các hoạt động làm vệ sinh lớp học với học sinh 
2.3. Ưu điểm giữa mô hình VNEN so với dạy học truyền thống
Thông qua hội nghị chuyên môn với các tham luận, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên các trường TH sau khi được áp dụng mô hình VNEN, chúng tôi rút ra một số nhận xét giữa việc tổ chức dạy học theo truyền thống và mô hình VNEN.
TT
NỘI DUNG
DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG
DẠY HỌC VNEN
1
Nhiệm vụ của học sinh
Tham gia vào các hoạt động học theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên
- Tích cực tham gia vào các HĐ
- Tự học, tự khám phá, chia sẻ kinh nghiệm.
- Được đề xuất ý tưởng sáng tạo.
- Được tham gia đánh giá, lựa chon, đề xuất.
2
Vai trò của giáo viên
Tổ chức, hướng dẫn HS
- Tổ chức, hỗ trợ, tư vấn, khuyến khích HS không áp đặt, làm thay.
3
Mong muốn ở
học sinh
Tái hiện được kiến thức kĩ năng GV hướng dẫn
- Tự học, tự khám phá, tự làm, được sáng tạo;
- Tích cực tham gia, chia sẻ
4
Mong muốn 
của nhà 
giáo dục
HS đạt được mục tiêu về chuẩn kiến thức, kỹ năng
- HS đạt được mục tiêu về chuẩn KT, KN.
- Tăng cường khả năng tự học.
- Tăng khả năng tự quản, tương tác của học sinh.
- Đem lại niềm vui tự tin cho HS.
5
Việc sử dụng đồ dùng học tập
Do giáo viên yêu cầu, hướng dẫn
- Học sinh chủ động chọnđồ dùng cần thiết cho bài học.
- Cất dọn sau khi sử dụng.
6
Đánh giá kết quả học tập
Kết hợp giữa đánh giá của GV và tự Đ/giá của HS. 
- Coi trọng tự ĐG của HS. Hình thức đánh giá đa dạng. Có sự tham gia của cộng đồng.
- Vì sự tiến bộ của người học, quan tâm hỗ trợ, tư vấn vì sự phát triển.
7
Kế hoạch dạy học
Theo trình tự hướng dẫn chung
Học sinh chủ động thực hiện học bài theo quy 10 bước học tập.
8
Chú trọng tới
Trang bị kiến thức.
Rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng ứng dụng trong thực tiễn.
9
Vai trò của cộng đồng
Được đề cập
Coi trọng, đề cao, phát huy
Qua bảng trên cho thấy, mô hình trường học mới VNEN đã mang lại nhiều kết quả theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong đó có học sinh được rèn luyện và phát huy tốt các kỹ năng : như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học, nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình trong tập thể.
Mô hình mới có những ưu điểm nhất định, vậy các trường tiểu học trong huyện sẽ tiếp cận và áp dụng như thế nào, cần phải thấy được những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của thực trạng. 
2.4. Hạn chế của thực trạng 
Từ việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GDTH trên địa bàn huyện những năm qua, qua việc thống kê hoạt động chuyên môn có liên quan đến mô hình dạy học mới tại các trường TH, chúng tôi tổng hợp được những việc đã làm được và chưa làm được trong việc áp dụng mô hình VNEN. Qua đó xác định hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế.
Bảng 1: Tổng hợp số liệu về hoạt động áp dụng mô hình VNEN tại các trường TH huyện Vĩnh Lộc năm học 2014-2015
TT
NỘI DUNG ÁP DỤNG
SỐ LƯỢNG
TỔNG 
SỐ
TỈ LỆ
GHI CHÚ
1
Số cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn mô hình VNEN
63
382
16,5
2
Số trường học đã triển khai KH áp dụng mô hình VNEN
2
17
11,8
2 trường dự án
3
Số trường học giới thiệu cho CMHS, nhân dân về mô hình VNEN
2
17
11,8
2 trường dự án
4
Số phòng học được trang trí theo mô hình VNEN
34
211
16,1
5
Số học sinh tham gia trang trí, sử dụng công cụ lớp học
648
5162
12,6
6
Số lớp áp dụng cách bầu Ban tổ chức lớp học
26
211
12,3
7
Số trường đã tổ chức được giờ dạy học theo mô hình VNEN
2
17
11,8
2 trường dự án
8
Số trường biết cách tổ chức Sinh hoạt Tổ chuyên môn
2
17
11,8
2 trường dự án
9
Số lần sinh hoạt chuyên môn liên trường toàn huyện
2
18
11,1
2 trường dự án
10
Số trường huy động cộng đồng, Hội CMHS tham gia tất cả hoạt động giáo dục 
2
17
11,8
2 trường dự án
11
Cộng đồng, Hội CMHS tham gia vào trang trí lớp, bầu ban tổ chức lớp học
2
17
11,8
2 trường dự án
12
Số học sinh được biết cách học nhóm theo VNEN
648
5162
12,6
13
Trường học đánh giá áp dụng mô hình VNEN là biện pháp hiệu quả nâng cao chất lượng GD toàn diện
2
17
11,8
2 trường dự án
	Qua số liệu thống kê cho thấy: những ưu điểm của mô hình VNEN chỉ được thực hiện tại 2 trường Dự án. các trường ngoài Dự án hầu như chưa thực sự quan tâm nghiên ứng dụng thực hiện.
2.5. Nguyên nhân chủ yếu 
Công tác chỉ đạo từ Phòng GD&ĐT thiếu định hướng cụ thể, sát sao; cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học ngoài dự án chưa thực sự quan tâm tiếp cận mô hình dạy học mới.
Mô hình dạy học VNEN có nhiều điểm mới, khác so với hiện hành. Trong khi đó cách thực hiện theo VNEN giáo viên chưa được trang bị trong trường sư phạm trước đây. Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, trong giảng dạy ưa thích theo lối cũ.
Việc tổ chức lớp học chưa hiệu quả, một số thành viên trong bộ máy tổ chức lớp còn rập khuôn, hoạt động các nhóm học sinh còn lúng túng trong khâu tổ chức, học sinh chưa được tiếp cận phương pháp học tích cực, hiện đại.
Việc trang trí lớp còn máy móc theo tài liệu hướng dẫn, nặng về hình thức; hiệu quả sử dụng một số đồ dùng, thiết bị dạy học chưa cao. Cơ sở vật chất thiết bị được bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được mọi nhu cầu tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới.
Công tác tuyên truyền có lúc chưa tạo được sự hỗ trợ từ cộng đồng. Chưa phát huy hết được vai trò của các lực lượng xã hội trong việc tham gia hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện
	Phòng GD&ĐT thành lập Ban chỉ đạo gồm : Trưởng PGD&ĐT làm trưởng Ban; Phó trưởng phòng GD&ĐT phụ trách GDTH làm phó ban trực; Ủy viên là cán bộ PGD&ĐT, hiệu trưởng các trường TH. Phát huy vai trò trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về GD-ĐT trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong từng năm học.
Ban chỉ đạo đánh giá kết quả việc áp dụng mô hình VNEN để bổ sung, điều ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_mo_hinh_truong_hoc_moi_viet_nam_vnen_vao_cac_tr.doc