SKKN Áp dụng bài tập bổ trợ trên địa hình tự nhiên, nhằm nâng cao thể lực cho đội tuyển vovinam

SKKN Áp dụng bài tập bổ trợ trên địa hình tự nhiên, nhằm nâng cao thể lực cho đội tuyển vovinam

 Đất nước ta đang tiếp tục đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế chính trị văn hoá hội với mục tiêu: Tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 Trong những năm gần đây đất nước đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, đang thay đổi từng ngày từng giờ. Cùng với sự phát triển đó sự nghiệp TDTT nước nhà cũng đang được đổi mới cho phù hợp và tiến kịp với bạn bè trong khu vực và trên thế giới .

Mục đích của giáo dục thể chất của nước ta là: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, có thể lực cường tráng dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp Cách mạng của Đảng và Bác Hồ, sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”. Để đảm bảo nhiệm vụ to lớn đấy Bộ GD&ĐT những năm gần đây đã đầu tư nhiều cho môn thể dục ở các cấp học, đặc biệt sở GD- ĐT Thanh Hoá cũng rất quan tâm đến bộ môn thể dục, cụ thể là ngoài việc quan tâm đến chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thì năm nào sở cũng tổ chức kỳ thi học sinh giỏi TDTT một cách thường xuyên, trong đó có môn Vovinam.

Môn Vovinam là môn võ của Việt nam đang được phát triển rất phổ biến và rộng rãi ở khắp các địa phương trên cả nước cũng như ở nước ngoài, tập luyện Vovonam có tác dụng phát triển tích cực các tố chất vận động “ nhanh -mạnh - bền - khéo léo ”, đồng thời góp phần phát triển con người toàn diện, tạo nên lớp người có thể lực cường tráng có sức khỏe dồi dào, tinh thần lạc quan, tự chủ, kiên trì, dũng cảm. Có ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể sẵn sàng phục vụ công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy mà môn Vovinam ngày càng được phổ biến rộng rãi trong các nhà trường nhằm phát triển các tố chất thể lực chung, năng lực làm việc trong lao động và học tập.

 

doc 11 trang thuychi01 6850
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng bài tập bổ trợ trên địa hình tự nhiên, nhằm nâng cao thể lực cho đội tuyển vovinam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ 
 TRÊN ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN, NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO ĐỘI TUYỂN VOVINAM
 Người thực hiện: Trần Văn Hòa
 Chức vụ: 	Giáo viên
 Môn : 	Thể Dục
 THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. Mở đầu
1
2
1.1 Lý do chọn đề tài
1
3
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1 Cơ sở lý luận
2
8
2.2 Thực trạng của vấn đề
3
9
2.3 Một số biện pháp áp dụng thực hiện
3
10
2.3.1 Tập trên mặt cát biển với độ dày từ 5-10 cm 
3
11
2.3.2 Tập chạy trên địa hình đồi núi 
5
12
2.3.3 Tập dưới mặt nước biển với độ sâu là 15-20cm 
5
13
2.3.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện
6
14
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
7
15
3. Kết luận, kiến nghị
8
16
3.1 Kết luận
8
17
3.2 Kiến nghị
8
18
Tài liệu tham khảo
9
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
 Đất nước ta đang tiếp tục đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế chính trị văn hoá hội với mục tiêu: Tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 Trong những năm gần đây đất nước đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, đang thay đổi từng ngày từng giờ. Cùng với sự phát triển đó sự nghiệp TDTT nước nhà cũng đang được đổi mới cho phù hợp và tiến kịp với bạn bè trong khu vực và trên thế giới .
Mục đích của giáo dục thể chất của nước ta là: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, có thể lực cường tráng dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp Cách mạng của Đảng và Bác Hồ, sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”. Để đảm bảo nhiệm vụ to lớn đấy Bộ GD&ĐT những năm gần đây đã đầu tư nhiều cho môn thể dục ở các cấp học, đặc biệt sở GD- ĐT Thanh Hoá cũng rất quan tâm đến bộ môn thể dục, cụ thể là ngoài việc quan tâm đến chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thì năm nào sở cũng tổ chức kỳ thi học sinh giỏi TDTT một cách thường xuyên, trong đó có môn Vovinam.
Môn Vovinam là môn võ của Việt nam đang được phát triển rất phổ biến và rộng rãi ở khắp các địa phương trên cả nước cũng như ở nước ngoài, tập luyện Vovonam có tác dụng phát triển tích cực các tố chất vận động “ nhanh -mạnh - bền - khéo léo ”, đồng thời góp phần phát triển con người toàn diện, tạo nên lớp người có thể lực cường tráng có sức khỏe dồi dào, tinh thần lạc quan, tự chủ, kiên trì, dũng cảm. Có ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể sẵn sàng phục vụ công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy mà môn Vovinam ngày càng được phổ biến rộng rãi trong các nhà trường nhằm phát triển các tố chất thể lực chung, năng lực làm việc trong lao động và học tập.
 Năm học 2017 - 2018 tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp huấn luyện phát triển các tố chất thể lực với đề tài:
“Áp dụng bài tập bổ trợ trên địa hình tự nhiên, nhằm nâng cao thể lực cho đội tuyển Vovinam”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Áp dụng bài tập bổ trợ trên địa hình tự nhiên nhằm nâng cao thể lực cho đội tuyển Vovinam.
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
Đội tuyển võ Vovinam của trường THPT Tĩnh gia 1.
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
 - Đọc và nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 - Phương pháp thống kê, đánh giá kết quả
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận
Việc giảng dạy và huấn luyện là cả 1 quá trình tích lũy khác nhau về thể lực, ý chí tâm lý và kỹ thuật, chiến thuật. Qua thực tiễn đã chứng minh ngoài giảng dạy huấn luyện về kỹ thuật cho VĐV thì việc rèn luyện vế sức nhanh, sức mạnh và thể lực là hết sức quan trọng ,VĐV có đủ thể lực thì mới thực hiện được kỹ thuật động tác, thực hiện được khối lượng bài tập, có phát triển tốt các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo dẻo thì mới đạt được thành tích cao.
Trong môn Vovinam có rất nhiều yếu tố quyết định thành tích thi đấu: như tốc độ của VĐV, kỹ thuật động tác, tâm lý thi đấu song vấn đề phát triển các yếu tố nhanh, mạnh, bền, khéo là tiền đề của sự phát triển thành tích . 
 	Hiện nay đa số học sinh còn yếu về thể lực và các tố chất, do lao động phổ thông không nhiều, việc phát triển thể lực và các tố chất cho các em là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong huấn luyện đội tuyển. Chính vì vậy tôi đã áp dụng 1 số bài tập bổ trợ trên địa hình tự nhiên nhằm nâng cao thể lực cho các em trong đội tuyển Vovinam.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
 Trong kỳ thi học sinh giỏi, môn Vovinam là một môn thi mới trong những môn thi đối với các trường học, việc đạt được thành tích cao ở nội dung này là rất khó. Môn Vovinam hiÖn nay có nhiều trường tham gia nhưng thành tích không cao, trong đó có nhiều nguyên nhân như kỹ thuật cá nhân, kỹ thuật phối hợp với đồng đội, tâm lý thi đấu và đặc biệt là thể lực chuyên môn, v× vËy để giảng dạy môn Vovinam có hiệu quả, ngoài việc hoàn thiện kỹ thuật cho các em, giáo viên cần rèn luyện cho các em nhiều các bài tập bổ trợ về sức nhanh, sức mạnh và sức bền, để đạt được các yêu cầu cao trong quá trình tập luyện và thi đấu. Xuất phát từ vấn đề trên qua giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Vovinam ở trường những năm qua chưa đạt được kết quả như mong muốn 
2.3 Các giải pháp thực hiện:
- Là địa bàn ở gần biển và đồi núi, vì vậy ngoài việc giảng dạy kỹ thuật và thể lực ở nhà trường tôi cho các em xuống biển và địa hình đồi núi tự nhiên thực hiện các bài tập bổ trợ, vừa phát triển tốt về thể lực và các tố chất, vừa gây hưng phấn, hứng thú cho các em mà không khí lại trong lành mát mẻ. Sau đây là một số bài tập bổ trợ cơ bản:
2.3.1 Tập trên mặt cát biển với độ dày từ 5-10 cm :
Bài tập 1: CHẠY NÂNG CAO ĐÙI
- Mục đích : Tăng tần số bước chạy và giúp các cơ đùi tham gia tích cực vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước. Đồng thời phát triển thể lực chuyên môn.
- Động tác: Đứng thẳng trên nửa hai bàn chân, hai tay co ở khuỷu. Luân phiên đứng trên một chân, khi chân đó duỗi hết các khớp cổ chân, gối và hông (đùi và thân trên) thì đùi chân kia (gập ở gối) được đưa lên cao nhất (trên hoặc song song với mặt cát), về cuối ngả người về trước bước dài dần để trở thành chạy nhanh, quá trình này không được đột ngột. Thực hiện 15m đến 20m. 
Bài tập 2: CHẠY ĐẠP SAU 15m đến 20 m
 - Mục đích:Tăng hiệu quả động tác đạp sau, phát triển thể lực chuyên môn. 
 - Động tác: Chạy đạp sau của từng chân (duỗi hết khớp hông, khớp gối và cổ chân) góc độ nhỏ, đồng thời nâng đùi của chân phía trước lên song song với mặt đất. Trong từng bước có giai đoạn bay trên không ở tư thế kết thúc đạp sau. Cuối giai đoạn bay, phải chủ động hạ bàn chân trước xuống dưới - về sau để chuyển qua đạp sau tiếp, đồng thời tích cực rút chân sau đưa đùi chân đó về trước – lên trên. Hai tay đánh rộng, mạnh, so le với chân, về cuối chuyển thành chạy một số bước. 
Bài tập 3: CHẠY TĂNG TỐC 30m
- Mục đích: Phát triển thể lực chuyên môn 
- Động tác: Chạy tốc độ tăng dần tần số và độ dài bước tăng dần. Khi kết thúc cự ly qui định cũng là lúc đạt tốc độ cao nhất.
Bài tập 4: CHẠY LẶP CÁC ĐOẠN 30– 60m VỚI TỐC ĐỘ GẦN TỐI ĐA.
- Mục đích: Phát triển thể lực chuyên môn.
- Động tác: Xuất phát cao, tăng tốc nhịp nhàng, tới gần tốc độ tối đa thì duy trì tốc độ đó cho tới hết cự ly quy định. Cần phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể và thở nhịp nhàng, thoải mái. Thực hiện 2 đến 4 lần, 30m đến 60 m nghỉ giữa các lần chạy là 3 đến 5 phút. 
Bài tập 5: CHẠY NHANH TẠI CHỖ
- Mục đích: Phát triển tần số động tác và phối hợp hoạt động của 2 chân.
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng tự nhiên.
- Động tác: Chạy nhanh tại chỗ có đánh tay phối hợp theo số lần qui định. Chuyển trọng tâm cơ thể từ chân nọ sang chân kia, nửa trước của 2 bàn chân không rời khỏi mặt đất và làm theo nhịp vỗ tay của giáo viên. 
Bài tập 6: BÁM ĐUỔI
- Chuẩn bị: Từng đôi chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc cách nhau 1,5 – 2m.
- Động tác: Khi nghe lệnh (còi) cả 2 người lập tức tăng tốc. Người phía sau cố gắng đuổi kịp người phía trước, người phía trước cố không để người phía sau đuổi kịp. Chỉ chạy tăng tốc khoảng 10m,sau đó lại chạy nhẹ nhàng chờ lệnh. 
Bài tập 7: CHẠY LẶP LẠI CÁC ĐOẠN NGẮN 20 -30m
- Chuẩn bị: Xuất phát cao
- Động tác: Chạy lặp lại 2- 4 lần với tốc độ tối đa, có xác định thời gian (bấm giờ) nghỉ giữa các đợt là chạy nhẹ nhàng và thở sâu, tích cực. Học sinh được biết thành tích của mình ở mỗi lần chạy, cố gắng không bị giảm tốc độ ở các lần chạy sau.
Bài tập 8: CHẠY TỐC ĐỘ CAO CÁC ĐOẠN NGẮN (20-30m)
- Chuẩn bị: Xác định các cự ly 20m, 30m và đoạn để chạy tăng tốc độ 10 – 15m trước đó. 
- Động tác: Phải đảm bảo chạy cự ly qui định với tốc độ tối đa. Không chờ khi tới vạch báo hiệu đầu tiên mới tăng tốc độ đột ngột, không giảm tốc độ khi chưa vượt qua vạch báo hiệu thứ 2. 
2.3.2 Tập chạy trên địa hình đồi núi :
	- Mục đích: Phát triển thể lực chung và chuyên môn.
- Chạy trên địa hình đường đồi tự nhiên với tốc độ dưới trung bình và trung bình, cự ly 600 - 800m. 
2.3.3 Tập dưới mặt nước biển với độ sâu là 15-20cm :(Chạy dọc theo bờ biển)
Bài tập 1: CHẠY NÂNG CAO ĐÙI
 - Mục đích : Tăng tần số bước chạy và giúp các cơ đùi tham gia tích cực vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước,đồng thời phát triển thể lực chuyên môn
- Động tác: Đứng thẳng trên nửa hai bàn chân,hai tay co ở khuỷu. Luân phiên đứng trên một chân, khi chân đó duỗi hết các khớp cổ chân, gối và hông (đùi và thân trên) thì đùi chân kia (gập ở gối) được đưa lên cao nhất (trên hoặc song song với mặt cát), về cuối ngả người về trước bước dài dần để trở thành chạy nhanh, quá trình này không được đột ngột. Thực hiện 15m đến 20m. 
Bài tập 2: CHẠY ĐẠP SAU 15m đến 20 m
- Mục đích: Tăng hiệu quả động tác đạp sau, phát triển thể lực chuyên môn. 
- Động tác: Chạy đạp sau của từng chân (duỗi hết khớp hông, khớp gối và cổ chân) góc độ nhỏ, đồng thời nâng đùi của chân phía trước lên song song với mặt đất. Trong từng bước có giai đoạn bay trên không ở tư thế kết thúc đạp sau. Cuối giai đoạn bay, phải chủ động hạ bàn chân trước xuống dưới - về sau để chuyển qua đạp sau tiếp, đồng thời tích cực rút chân sau đưa đùi chân đó về trước – lên trên. Hai tay đánh rộng, mạnh, so le với chân, về cuối chuyển thành chạy một số bước. 
Bài tập 3: CHẠY TĂNG TỐC 30m
- Mục đích: Phát triển thể lực chuyên môn 
- Động tác: Tốc độ tăng dần tần số và độ dài bước tăng dần. Khi kết thúc cự ly qui định cũng là lúc đạt tốc độ cao nhất. 
Bài tập 4: BÁM ĐUỔI
- Mục đích: Phát triển thể lực chuyên môn .
- Chuẩn bị: Từng đôi chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc cách nhau 1,5 – 2m.
- Động tác: Khi nghe lệnh (còi) cả 2 người lập tức tăng tốc. Người phía sau cố gắng đuổi kịp người phía trước, người phía trước cố không để người phía sau đuổi kịp. Chỉ chạy tăng tốc khoảng 10m, sau đó lại chạy nhẹ nhàng chờ lệnh tiếp. 
Bài tập 5: CHẠY LẶP LẠI CÁC ĐOẠN NGẮN 20 -30m
- Mục đích: Phát triển thể lực chuyên môn 
- Chuẩn bị: Xuất phát cao
- Động tác: Chạy lặp lại 2- 4 lần với tốc độ trung bình.	
2.3.4 Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
- Thực hiện trên địa hình tự nhiên (mặt cát biển, dưới mặt nước biển, đường đồi núi)
- Thực hiện theo giáo án huấn luyện.
- Tập vào các buổi chiều (từ 16h30 đến 18h) và một số buổi sáng (từ 6h đến 7h30).
- Đánh giá hiệu quả theo từng giai đoạn.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
 - Kết quả đạt được như sau :
 Giai đoạn 1 kiểm tra thành tích ban đầu trước khi huấn luyện : 
STT
Họ và tên
Chạy 
Thành tích
Nhảy dây
Thời gian
1
Phạm thị Ly 
500m
2’2”
Tốc độ trung bình
4 phút
2
Lê Thế Anh
1000m
4’4”
Tốc độ trung bình
6 phút
3
Lê Thị Thùy
500m
2’7”
Tốc độ trung bình
3 phút
4
Trần Minh Anh 
1000m
4’3”
Tốc độ trung bình
5 phút
Giai đoạn 2 kiểm tra thành tích sau ½ thời gian tập luyện :
STT
Họ và tên
Chạy 
Thành tích
Nhảy dây
Thời gian
1
Phạm thị Ly 
500m
1’48”
Tốc độ trung bình
7 phút
2
Lê Thế Anh
1000m
3’39”
Tốc độ trung bình
9 phút
3
Lê Thị Thùy
500m
1’57”
Tốc độ trung bình
6 phút
4
Trần Minh Anh 
1000m
3’41”
Tốc độ trung bình
8 phút
Kiếm tra giai đoạn 3 trước khi đi thi đấu:
STT
Họ và tên
Chạy 
Thành tích
Nhảy dây
Thời gian
1
Phạm thị Ly 
500m
1’41”
Tốc độ trung bình
10 phút
2
Lê Thế Anh
1000m
3’33”
Tốc độ trung bình
12 phút
3
Lê Thị Thùy
500m
1’45”
Tốc độ trung bình
8 phút
4
Trần Minh Anh 
1000m
3’35”
Tốc độ trung bình
11 phút
Qua so sánh kết quả kiểm tra giai đoạn ban đầu với giai đoạn 3 thì thành tích của các em đã tốt hơn rất nhiều, đạt được chỉ tiêu đề ra.
3. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Trên đây là một số bài tập phát triển các tố chất và thể lực chung, được tôi áp dụng trên địa hình tự nhiên nhằm nâng cao thể lực cho đội tuyển Vovinam của trường THPT Tĩnh gia 1 đã đạt được kết quả tốt. Các em tham gia tại kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2017 - 2018 đã đạt 4 giải trong đó đạt 2 giải ba và 2 giải khuyến khích.
 Đạt được kết quả này đó là sự phấn đấu cố gắng hết sức của thầy và trò, sự hỗ trợ của các thầy cô trong tổ, sự động viên của ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể và đặc biệt là sự quan tâm của sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hoá đã cung cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trường trong những năm qua.
 Đây là niềm vui của cá nhân và học sinh, đã góp phần vào sự phát triển bộ môn thể dục nói riêng và của nhà trường nói chung.
3.2 Kiến nghị :
- Để công tác giảng dạy môn thể dục đạt kết quả tốt hơn tôi kiến nghị ban giám hiệu nhà trường và các ban ngành cấp trên cần quan tâm hơn nữa về xây dựng cơ sở vật chất, sân tập, dụng cụ ngày một đầy đủ hơn, khang trang hơn, xứng đáng với một trường đạt chuẩn quốc gia.
- Đây là sáng kiến đã áp dụng thành công, thu được kết quả nhất định, rất mong được sự góp ý bổ sung của đồng nghiệp và của hội đồng khoa học cấp trên để sáng kiến được hoàn thiện hơn được áp dụng rộng rãi trong thực tế giảng dạy, huấn luyện, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể dục .
Tôi xin chân thành cảm ơn !	
 Tĩnh Gia, ngày 15 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG (Tôi xin cam đoan đây là SKKN của . ĐƠN VỊ mình, không copy của người khác)
 Người viết
 Trần Văn Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Đức Thu, SGK Thể dục 10, Nxb Giáo dục - 2006
2. Vũ Đức Thu- Trương Anh Tuấn, SGK Thể dục 11, Nxb Giáo dục - 2007
3. Vũ Đức Thu- Trương Anh Tuấn, SGK Thể dục 12, Nxb Giáo dục - 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_bai_tap_bo_tro_tren_dia_hinh_tu_nhien_nham_nang.doc