Sáng kiến Vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết hợp sơ đồ tư duy vào dạy học bài: Địa lí một số ngành công nghiệp - Địa lí 10, chương trình GDPT 2018 để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
*Vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào bài dạy học: Hoạt động TNST có thể được vận dụng vào bài dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau. Bài: Địa lí một số ngành công nghiệp, Địa lí 10 – CTGDPT 2018 có nội dung kiến thức tương đối dài lại liên quan đến nhiều ngành công nghiệp. Để bài học trở nên hấp dẫn tránh khô khan, máy móc tôi đã xác định việc vận dụng HĐTNST vào các nội dung trong bài như sau:
Phần tìm hiểu ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí, khai thác quặng kim loại: HĐTNST có thể là cho học sinh tìm hiểu nghiên cứu nội dung phần nàyvà gợi ý đưa ra mộtsố ý tưởng như: “Nếu em là mộtnhà hoạch định chiến lược phát triển em sẽ làm gì với khu vực có mỏ than khi hoạt động khai thác chấm dứt”. Hoặc “ nếu là chủ một quán ăn bình dân em có suy nghĩ như thế nào về việc sử dụng than tổ ong để đun nấu”. Các ngành CN khai thác dầu khí, CN khai thác quặng kim loại cũng đưa ra ý tưởng tương tự, HS sẽ tìm hiểu ở nhà và đến tiết học sẽ đưa ra ý kiến của mình sử dụng khi dạy học về các ngành công nghiệp.
Phần tìm hiểu ngành công nghiệp điện lực: HĐTNST được tổ chức cho học sinh tìm hiểu vai trò, tác động của điện lực với chủ đề “Điện lực với đời sống hiện nay”. Bằng trải nghiệm thực tế cuộc sống hằng ngày và thông tin thu thập được HS sẽ nêu lên ý kiến của các nhân mình về ngành công nghiệp điện lực.
Phần tìm hiểu về ngành công nghiệp điện tử - tin học: HĐTNST cho học sinh tìm hiểu thông tin từ mạng Internet, sách báo, tạp chí, từ thực tế đời sống…thấyđược sự phát triển và ảnh hưởng của điện tử - tin học với nền kinh tế xã hội thế giới bằng chủ để “Điện tử tin học – đòn bẩy của nền kinh tế xã hội thế giới”.
Phần tìm hiểu về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: HĐTNST là lên kế hoạch, liên hệ cho học sinh trải nghiệm tham quan các cơ sở sản xuất giày da, may mặc tại địa phương (công ty may mặc Hải Đào – xã Quỳnh Mỹ). Hướng dẫn HS làm video trải nghiệm, viết bài thu hoạch và làm báo cáo về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bằngPowepoint.
Phần tìm hiểu về ngành công nghiệp thực phẩm: HĐTN là lên kế hoạch, liên hệ, tổ chức cho học sinh trải nghiệm tham quan nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu Quỳnh Châu (Nafood – Nghệ An), các cơ sở làm bánh ở xã Quỳnh Hậu. Hướng dẫn HSlàm video trải nghiệm, viết bài thu hoạch, làm báo cáo bằng Powepointvề ngành công nghiệpthực phẩm để học sinh khắc sâu thêm kiến thức và phát triển được toàn diện phẩm chất và năng lực.
Mỗi hoạt động trải nghiệmtìm hiểu về các ngành nên lồng ghép với phần liên hệ sự phát triển của từng ngành ở nước ta để bài học thêm logic và hiệu quả.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC Đề tài: VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO KẾT HỢP SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC BÀI: ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP – ĐỊA LÍ 10, CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018, ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH (LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ) Năm học: 2022 – 2023 Mục lục Nội dung Trang I. Phần mở đầu........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 1.2 Tính mới của đề tài...........................................................................................2 1.3. Đóng góp của đề tài..........................................................................................3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................3 2.1 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4 3.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4 3.2 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4 II. Phần nội dung....................................................................................................5 Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài......................................................5 1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................5 1.1 Một số vấn đề lý luận chung.............................................................................5 1.2 Cơ sở lý luận của hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo..............................5 1.3 Dạy học bằng sơ đồ tư duy..............................................................................8 2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................9 2.1 Thực trạng học tập của học sinh......................................................................9 2.2 Thực trạng dạy học của giáo viên....................................................................11 2.3 Thực trạng kiểm tra đánh giá..........................................................................12 Chương II. Giải pháp thực hiện đề tài..................................................................12 1. Cách thức vận dụng Hoạt động TNST kết hợp SĐTD vào dạy Học bài: Địa lí một số ngành công nghiệp, Địa lí 10 – CTGDPT 2018..............12 III. Phần kết luận..................................................................................................62 1. Hiệu quả đề tài..................................................................................................62 2. Khả năng nhân rộng..........................................................................................64 3. Một số đề xuất...................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đưa nền giáo dục nước ta thực hiện bước đổi mới căn bản toàn diện chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát phát triển phẩm chất năng lực của người học; từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được, hình thành được, phát triển được năng lực, phẩm chất gì qua việc học. Cũng vì lẽ đó các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong quá trình dạy học ngày càng phổ biến. Với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới này thay thế chương trình giáo dục phổ thông 2006 thì hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo - từ liên hệ thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương nơi học sinh sinh sống là phương pháp gắn liền dạy học với thực tiễn có nhiều ưu thế. Việc trải nghiệm các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương về các vấn đề sẽ tìm hiểu trong bài học tạo điều kiện cho việc hình thành kiến thức mới mang tính thực tế hơn, đồng thời với hoạt động này phẩm chất năng lực của các em sẽ được phát triển toàn diện. Bên cạnh đó việc trải nghiệm các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương sẽ giúp học sinh phát hiện ra được những thế mạnh, thuận lợi, những khó khăn tại huyện mình sinh sống, từ đó bồi đắp lòng yêu đất nước, ý thức học tập tích cực để góp phần xây dựng quê hương cho học sinh. Đây cũng là yêu cầu mà chương trình GDPT 2018 hướng đến dạy học gắn với thực tiễn, dạy học từ thực tiễn để phát triển toàn diện phẩm chất năng lực học sinh. Mặt khác, theo tinh thần của việc cải cách giáo dục với việc ban hành chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 thì việc kết hợp sử dụng các phương pháp hình thức dạy học tích cực trong cùng một bài một nội dung sẽ tăng hiệu quả dạy học, từ đó phẩm chất và năng lực của học sinh sẽ được hình thành phát triển một cách tốt và đầy đủ nhất. Chính vì vậy việc sử dụng Sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học khác để dạy học cũng được quan tâm chỉ đạo và vận dụng khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông lần này. Vấn đề tìm hiểu về các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp trên mọi phạm vi từ đại cương, đến từng khu vực, quốc gia luôn được con người quan tâm. Hiện nay với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 vấn đề này được đề cập trong phần Địa lí kinh tế xã hội lớp 10 – Bài: Địa lí một số ngành công nghiệp. Đây là nội dung kiến thức mang tính chất đại cương nhưng lại có sự liên hệ với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh nơi địa phương các em sinh sống khá rõ nét. Nếu dạy học bài này theo phương pháp truyền thống thì nội dung sẽ khô khan không có tính liên kết và không thể hiện được mối quan hệ với nhau, học sinh sẽ nhàm chán, máy móc, khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức, từ đó phẩm chất năng lực cũng khó có thể phát triển. Như vậy vấn đề đặt ra là phải vận dụng các phương pháp dạy học làm sao để không chỉ hướng dẫn để học sinh biết được, hình thành 1 chất năng lực học sinh, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi, tạp chí nào. 1.3. Đóng góp của đề tài Qua quá trình nghiên cứu, điều tra và thực nghiệm sư phạm tôi thấy đề tài mình đã có những đóng góp sau: - Phong cách, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. - Thông qua các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu thực tế các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tiến hành làm việc nhóm, lập sơ đồ tư duy cho bài học và báo cáo trên lớp thì các phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực của học sinh như: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực chuyên biệt về Địa lý như: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực học tập ngoài thực địa, năng lực sử dụng hình ảnh, vi deo năng lực tổng hợp trình bày thông tin. được hình thành và phát triển rõ rệt. - Việc trải nghiệm tìm hiểu, thu thập, tổng hợp kiến thức cho bài học từ thực tế được đề cập đối với bài học có tính liên hệ thực tiễn cao như bài học này nên đã tạo cho học sinh tâm thế quan tâm đến những vấn đề của thế giới, của nước ta, của địa phương các em sinh sống về Vấn đề phát triển các ngành công nghiệp; ảnh hưởng của sự phát triển các ngành công nghiệp đối với đời sống kinh tế xã hội của địa phương. - Xây dựng, vận dụng câu hỏi và bài tập để dạy bài Địa lí một số ngành công nghiệp, Địa lí 10, chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. - Xây dựng ma trận đề kiểm tra cho KTĐG thường xuyên, giữa kì, cuối kì II Địa lí 10 - THPT về chuyên đề địa lí công nghiệp. - Đề tài được sử dụng để dạy bài: Địa lý một số ngành công nghiệp, Địa lí 10 chương trình GDPT 2018 với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều, Chân trời sáng tạo. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu Vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Sơ đồ tư duy để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh dạy học bài: Địa lí một số ngành công nghiệp (Địa lí 10 – GDPT 2018) nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở nhà trường phổ thông; đảm bảo phát triển phẩm chất năng lực HS. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 II. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Cơ sở lí luận dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo Cụm từ “hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là một thuật ngữ mới trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Có thể hiểu: một hoạt động giáo dục có mục đích, được tổ chức nhằm hình thành phẩm chất, năng lực cho người học, dành cho học sinh và phải đảm bảo 3 yếu tố: Hoạt động – Trải nghiệm – Sáng tạo, mới được gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong Dự thảo, thuật ngữ HĐTNST được định nghĩa: là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân nên có thể nhìn nhận hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới các góc độ khác nhau: - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể là một hình thức tổ chức dạy học: như vậy, ở đây, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ là một trong số các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục, là một “cách” để học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, hình thành năng lực, phẩm chất. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là một nội dung giáo dục thiết kế nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện cho học sinh. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là bản chất của một hoạt động nên có mục đích, đối tượng,. . . cụ thể: + Chủ thể: Học sinh và các lực lượng liên quan. + Đối tượng: Tri thức, kinh nghiệm xã hội, giá trị, kĩ năng xã hội. + Mục tiêu: Giáo dục toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. + Kết quả: Phát triển các kĩ năng, năng lực, phẩm chất. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu tương đương với một môn học. Bản thân hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tùy vào quan điểm, nghiên cứu của mỗi người. Với mỗi cách nhìn, nó lại được tổ chức thực hiện theo cách khác nhau. Trong đề tài này hoạt động trải nghiệm sáng tạo được nhìn nhận như một hình thức tổ chức dạy học tích cực. HĐTNST là một hình thức hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập thực tiễn khác nhau của môi trường xung quanh với tư cách là chủ thể của hoạt động, được thể hiện sự sáng tạo của bản thân, qua đó tăng cường kiến thức, hình thành và phát triển phẩm chất năng lực, nhân cách phù hợp cũng như tiềm năng sáng tạo của bản thân. 5
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_van_dung_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_ket_hop_so.docx
- HỒ THỊ NGA - THPT QUỲNH LƯU 1 - ĐỊA LÍ.pdf