Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và rèn thói quen đọc sách cho học sinh tiểu học
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ, là kho tàng tri thức vô tận, là tài sản tinh thần vô giá của nhân loại.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng kiến thức mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong truyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người đặc biệt đối với học sinh Tiểu học. Bởi khi đọc sách, các em sẽ được tiếp thu và nâng cao kiến thức, bên cạnh đó các em còn được bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp các em rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp các em nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, các em có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn các em cách sống tốt, cách làm người đúng đắn.
Công nghệ thông tin phát triển đã làm phong phú thêm các hình thức đọc. Song mọi hình thức đọc, dù để học tập, dù để thỏa mãn tính tò mò, dù để giải trí, cũng dẫn dắt người đọc đến cái đích sau cùng đó là trí tuệ. Rõ ràng là so với việc đọc sách báo, phương tiện nghe nhìn có những lợi thế hơn, phù hợp và thuận tiện hơn với nhịp sống hiện đại. Thế nhưng, khác với Internet, sách - chính là hệ thống sàng lọc giúp đa số người đọc, nhất là người đọc nhỏ tuổi không bị lạc trong một rừng rậm các dữ liệu, các thông tin và những kiến thức chưa được kiểm chứng. Việc tìm kiếm và kiểm chứng các thông tin, các kiến thức trên Internet không những đòi hỏi một nền tảng kiến thức cơ bản mà còn tốn rất nhiều thời gian.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ RÈN THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Người thực hiện: Vũ Thị Hương Chức vụ : P. Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH Minh Sơn SKKN thuộc lĩnh vực : Quản lí THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang I. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 II. NỘI DUNG. 2 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến. 2 1.1 Lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh Tiểu học. 2 1.2 Các văn bản khuyến khích, thúc đẩy việc đọc sách. 3 2.Thực trạng việc đọc sách của học sinh. 5 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . 7 3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách; nêu gương những điển hình tiên tiến của các cá nhân đạt nhờ đọc nhiều. 7 3.1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách . 7 3.1.2 Nêu gương những điển hình tiên tiến của các cá nhân đạt nhờ đọc nhiều. 8 3.2. Xây dựng tủ sách lớp học, tự quản tủ sách lớp học . 9 3.2.1 Xây dựng tủ sách lớp học . 9 3.2.2 Tự quản tủ sách lớp học và việc đọc sách. 10 3.3. Tạo nguồn sách phong phú, phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo tính giáo dục. 10 3.4. Tăng cường các hoạt động hướng dẫn đọc và khuyến đọc. 10 3.4.1 Tổ chức giới thiệu sách vào buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, sinh hoạt lớp. 10 3.4.2.Hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách có hiệu quả . 12 3.4.3 Hướng dẫn và tổ chức cho các em viết cảm nhận hoặc viết bài thuyết trình, vẽ tranh minh họa các nhân vật trong truyện. 13 3.4.4. Hướng dẫn học sinh cách viết bài giới thiệu một cuốn sách. 15 3.4.5.Động viên,khuyến khích học sinh thường xuyên và kịp thời. 16 3.4.6. Tổ chức các hoạt động, trò chơi, cuộc thi mà nội dung là những kiến thức, những hiểu biết mà học sinh tích lũy được trong quá trình đọc sách. 17 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 18 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 19 I.MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ, là kho tàng tri thức vô tận, là tài sản tinh thần vô giá của nhân loại. Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng kiến thức mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong truyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta. Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người đặc biệt đối với học sinh Tiểu học. Bởi khi đọc sách, các em sẽ được tiếp thu và nâng cao kiến thức, bên cạnh đó các em còn được bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp các em rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp các em nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, các em có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn các em cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Công nghệ thông tin phát triển đã làm phong phú thêm các hình thức đọc. Song mọi hình thức đọc, dù để học tập, dù để thỏa mãn tính tò mò, dù để giải trí, cũng dẫn dắt người đọc đến cái đích sau cùng đó là trí tuệ. Rõ ràng là so với việc đọc sách báo, phương tiện nghe nhìn có những lợi thế hơn, phù hợp và thuận tiện hơn với nhịp sống hiện đại. Thế nhưng, khác với Internet, sách - chính là hệ thống sàng lọc giúp đa số người đọc, nhất là người đọc nhỏ tuổi không bị lạc trong một rừng rậm các dữ liệu, các thông tin và những kiến thức chưa được kiểm chứng. Việc tìm kiếm và kiểm chứng các thông tin, các kiến thức trên Internet không những đòi hỏi một nền tảng kiến thức cơ bản mà còn tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, phát triển “Văn hóa đọc” trong trường học là một việc làm rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh, có tác động tích cực trong bổ sung, nâng cao tri thức, tạo hiệu quả cao đối với chất lượng giáo dục đào tạo. Văn hóa đọc với ba yếu tố chính là: “Thói quen đọc, khả năng đọc và cách đọc”. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hầu hết học sinh Việt Nam hiện nay đều chưa có cả ba yếu tố này. Nhiều học sinh ở nông thôn hầu như không có sách gì để đọc ngoài sách giáo khoa. Đối với học sinh ở khu vực thành thị, dù điều kiện khá thuận lợi nhưng vẫn chưa chú trọng đến thói quen đọc sách và kỹ năng đọc sách. Các em bị thu hút bởi những hình thức nghe nhìn lôi cuốn hơn là hình thức đọc. Để xây dựng văn hóa đọc đối với học sinh trong các trường học, nhiều chuyên gia cho rằng, trước tiên phải nhận diện được văn hóa đọc của học sinh đang ở mức độ nào để có biện pháp tác động cho từng nhóm học sinh. Cụ thể, với nhóm học sinh chưa có thói quen đọc sách thì mục tiêu là phải tạo ra thói quen đọc; đối với nhóm đã có thói quen đọc thì mục tiêu là giúp cho các em lựa chọn được các tác phẩm có giá trị và lành mạnh.Khi các em đã có thói quen đọc, có nhu cầu đọc sách thì cần tác động nâng cao kỹ năng hiểu văn bản của các em. Để giúp học sinh phát triển năng lực tự học, chủ động xử lý thông tin, thúc đẩy phong trào đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng, cuối năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương, nêu rõ 10 việc cần làm nhằm phát triển hệ thống thư viện trường học mới. Là cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn trong nhà trường. Để góp phần tích cực có hiệu quả vào việc thúc đẩy phong trào đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tôi đã chọn và thực hiện đề tài: "Xây dựng và rèn thói quen đọc sách cho học sinh ở Trường Tiểu học" 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa đọc của học sinh ở Trường Tiểu học Minh Sơn, từ đó làm cơ sở để định hướng các giải pháp nhằm xây dựng và rèn thói quen đọc cho các em. 3.Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Văn hóa đọc của các em học sinh ở Trường Tiểu học Minh Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong sáng kiến kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp phân tích Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình xem xét, lý giải các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những kết luận xác đáng làm tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp xây dựng thói quen và rèn kỹ năng đọc sách cho học sinh ở Trường Tiểu học một cách phù hợp nhất. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu Phương pháp điều tra bảng hỏi Phương pháp quan sát Phương pháp phỏng vấn Phương pháp thống kê số liệu so sánh. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm. 1.1.Lợi ích của việc đọc sách đối với học sinh tiểu học. Đọc sách vẫn luôn là một thói quen bổ ích được nhiều học sinh yêu thích nhưng bên cạnh việc cung cấp tri thức đọc sách còn mang lại nhiều lợi ích hơn thế. Bởi: Đọc sách sẽ giúp phát triển khả năng đọc nhanh và tư duy nhanh cho học sinh: Lợi ích đầu tiên của việc đọc sách chính là giúp các em tiếp xúc với con chữ nhiều hơn. Dù là thể loại sách gì đi chăng nữa thì chúng cũng có thể giúp các em rèn luyện khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn. Đọc sách giúp học sinh tiếp nhận những kiến thức mà nhà trường không có thời gian để mở rộng: Kho sách là một trong những nguồn tri thức vô hạn và quý báu nhất của loài người, có vô số những loại sách thuộc rất nhiều những lĩnh vực khác nhau như Tự nhiên, Xã hội, Văn học, Thế giới, Du lịch,.. Nếu đọc sách nhiều, các học sinh có thể tiếp nhận những kiến thức mà nhà trường chưa có điều kiện để mở rộng. Qua đó, vừa nâng cao trí tuệ, lại khiến cho việc học trên trường trở nên đơn giản hơn. Đọc sách giúp các học sinh tránh được những nguy cơ về tâm lý tuổi học trò: Ngoài là một phương tiện cung cấp tri thức, sách còn là phương tiện giải trí hoàn hảo cho học sinh. Sách giúp các em có được phút giây thoải mái sau giờ học và tránh tình trạng tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ. Điều này gián tiếp giúp phòng tránh những triệu chứng khủng hoảng tâm lý tuổi học trò như trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu, Đọc sách giúp học sinh có được cái nhìn khác biệt về thế giới xung quanh: Nhờ vào sách, nhiều học sinh có thể có được cảm nhận khác biệt hơn về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế, cách nhìn nhận về thế giới xung quanh mình, qua đó, sống một cách tích cực hơn, có ích hơn và có được khao khát cống hiến nhiều hơn. 1.2.Các văn bản khuyến khích, thúc đẩy việc đọc sách. Trải qua hàng ngàn năm, việc đọc sách đã góp phần xây dựng con người văn minh, xã hội văn minh, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” nhằm tôn vinh văn hoá đọc, khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ khám phá niềm yêu thích đọc sách. Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn hóa đọc đồng thời hướng tới một xã hội học tập, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam. Sự kiện này mang lại kỳ vọng nâng cao nhận thức về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng, tư duy, nhân cách con người; khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Ngày hội đọc sách đã và đang mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả hết sức to lớn. Hằng năm, hoạt động này đã thu hút sự chú ý, quan tâm của hàng triệu người đọc, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà quản lý ở mỗi nước; bất kể già, trẻ, gái, trai; bất kể mọi thành phần giàu, nghèo trong xã hội. Đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay thì việc tổ chức các Ngày sách và Văn hóa đọc càng góp phần khẳng định: Sách và văn hóa đọc mãi mãi trường tồn. Trong ngành giáo dục, ngày 16/01/2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã ban hành Công văn số 222/BGDĐT-CSVCTBTH chỉ đạo tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2. Công văn số 6841/BGDĐT- GDTX về việc đổi mới thư viện và việc xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông và mầm non. Công văn số 1246/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3. Công văn số 1381/BGDĐT-GDTX ngày 05/4/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 4. Công văn số 1166/BGDDT- GDTX ngày 26/3/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc tổ chức ngày sách Việt Nam lần thứ 5. Kế hoạch số 161/KH-BGDDT ngày 26/3/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch thực hiện đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đối với giáo dục và đào tạo. Ngày 29/7/2017, Dự án Tủ sách Lam Sơn (gọi chung là dự án) phối hợp với Hội Khuyến học Thanh Hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo “Sách cho trẻ em nông thôn, miền núi”. Dự án được khởi xướng ngày 17/10/2016, do những người con xứ Thanh cùng nhiều tập thể, cá nhân trong cả nước hỗ trợ ( bản thân tôi cũng là một thành viên đồng hành cùng dự án Tủ sách Lam Sơn). Đến nay dự án đã trao tặng khoảng 2.000 tủ sách cho các lớp học miền núi, nông thôn Thanh Hóa. Đến năm 2020, Dự án sẽ xây dựng 9.952 tủ sách cho 724 trường Tiểu học của toàn tỉnh với tổng trị giá 24,9 tỷ đồng. Bằng cả tấm lòng hướng về thế hệ trẻ tương lai, dự án sẽ luôn đồng hành, chung tay giúp các em khai hoang những miền tri thức. Các tủ sách sẽ góp phần khơi gợi và phát triển đam mê đọc sách, hình thành và duy trì thói quen chủ động đọc, học và tìm tòi tri thức. Từ đó, hoàn thiện nhân cách và hình thành chí hướng lập thân, lập nghiệp của các em học sinh trong tương lai. Hội thảo “Sách cho trẻ em nông thôn, miền núi”tại Thư viện Tỉnh Thanh Hóa. Lễ trao tặng Tủ sách Lam Sơn tại huyện Mường Lát. 2. Thực trạng việc đọc sách của học sinh Trường Tiểu học Minh Sơn. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của Phòng GD-ĐT Triệu Sơn; sự phối kết hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và toàn thể phụ huynh đã tạo điều kiện cho nhà trường xây dựng thư viện chuẩn năm 2015. Hiện nay trường có 1 phòng đọc rộng 52 m2 và kho sách 26 m2. Trường có cán bộ thư viện chuyên trách được đào tạo chính quy. Thư viện được đặt ở trung tâm nơi thuận tiện cho học sinh, giáo viên đi lại. Có nội qui thư viện; có bảng hướng dẫn cho giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý. Ngay từ đầu năm, Hiệu trưởng nhà trường phân công một đồng chí trong Ban giám hiệu trực tiếp phụ trách thư viện. Cán bộ phụ trách thư viện luôn kết hợp với Tổng Phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và các bậc phụ huynh thúc đẩy phong trào đọc sách, báo trong thư viện. Giáo viên và học sinh tích cực đọc các loại sách và biết giữ gìn, bảo quản sách coi sách báo là tài sản chung của nhà trường. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhà trường có một số khó khăn, hạn chế sau đây: Ngoài việc quan sát việc đọc sách của học sinh Trường Tiểu học Minh Sơn hàng ngày, thông qua giáo viên và phụ huynh học sinh, đầu năm học 2017 – 2018, tôi tiến hành khảo sát 239 học sinh (từ khối 2 đến khối 5 học sinh của trường).Tổng hợp phiếu khảo sát, tôi thu được kết quả: * Bố mẹ làm nghề: Nông dân: 195 /239 (81.6%); Buôn bán:17/239 (7.1%) Công nhân, nghề nghiệp khác: 18/239 (7.5%); Giáo viên: 9/239 (3.8%) * Ngoài giờ học, các em tham gia các hoạt động: Chơi game trên điện thoại thông minh, máy vi tính: 230/239 (96.2%) Thể dục, thể thao: 35/239 (14.6%); Đến các câu lạc bộ: 4/239 (1.7%) Đọc sách: 87/239 (36.4%) * Hàng ngày các em có thời gian đọc sách , nghe đọc sách: Có : 239/239 (100%) Không: 0 * Thời gian dành đọc sách: Dưới 30 phút: 149/239 (62.4 %) Trên 30 phút: 67/239 (28.0%) Hơn 1 giờ: 23/239 (9,6% * Các em thường đọc, nghe những loại sách: Truyện cổ tích: 92/239 ( 38.5%); Truyện lịch sử: 76/239 (31.8%) Truyện danh nhân: 48/239 (20.1%); Truyện tranh: 231/239 (96.7%) Sách tìm hiểu khoa học: 19/239 (7,9%) Các loại sách khác: 23/239 (9.6%) * Các em đọc sách vì: Tự em thích: 108/239 (45.2%) ; Bạn bè giới thiệu: 16/239 (6.7%) Các thầy cô giáo yêu cầu: 165/239 (69.0%); Bố mẹ khuyên: 30/239(12,6%) * Sau khi đọc xong một cuốn sách, các em thường làm: Kể lại cho bạn bè, người thân: 35/239 (14.6%) Trả lời câu hỏi của bố mẹ về cuốn sách: 28/239 (11.7%) Ghi lại những xúc cảm về cuốn sách:0 , Không làm gì: 198/239(82.8%) * Thích tham gia các hoạt động hướng dẫn đọc: Tuyên truyền giới thiệu sách:78 /239 (32.6%) Trưng bày sách: 72/239 ( 30.1%) Thi kể chuyện: 139/239 (58.2%) Vẽ tranh theo sách: 123/239( 51.6%) * Thích sách của thư viện: Có: 145/239 (60.7%) Không: 94/239 (39.3%) Trên cơ sở số liệu điều tra và quan sát thực tế, tôi đánh giá thực trạng việc đọc sách của học sinh Trường Tiểu học Minh Sơn thời điểm đầu năm học 2017-2018 như sau: Phần đa học sinh không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác. Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. Những quyển sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi thường được học sinh lựa chọn đọc. Còn sách lịch sử, sách địa lí, sách khoa học gần như không nằm trong danh mục lựa chọn. Việc học sinh không muốn đọc những quyển sách có nội dung nghiên cứu khoa học, học thuật, nghệ thuật, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi đó là lĩnh vực khó, đòi hỏi nhiều công sức. Kéo theo đó là những hậu quả lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và xã hội. * Nguyên nhân khiến học sinh không còn hứng thú đọc sách: Trước hết, là phải nói đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Học sinh có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút học sinh theo dõi. Từ đó học sinh lơ là việc đọc sách. Thật không thể nào kể hết được các kênh truyền hình giải trí đang được phát sóng hiện nay. Ngoài những kênh phim truyện còn có những chương trình trực tiếp. Các chương trình này tương tác thực tế, sống động vô cùng. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận với văn bản điện tử hơn. Học sinh hoặc chơi game, hoặc giải trí tầm thường. Từ đó không còn hứng thú với sách. Việc đọc sách trở nên nhàm chán, không còn hấp dẫn nữa. Học sinh ngày nay với lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ tầm thường có tính thuần giải trí như game, facebook, fan cuồng thần tượng, phim kinh dị, và các ấn phẩm có nội dung đồi trụy, phản cảmViệc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến học sinh suy đồi đạo đức, trở nên lười biếng trong học tập, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Gia đình, nhà trường và xã hội ít quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho học sinh. Phụ huynh vì bận rội với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường và gia đình chưa có nhiều các hình thức khuyến đọc hiệu quả, chưa có định hướng và hướng dẫn để học sinh nâng cao hiệu quả đọc sách. Tài liệu thư viện chưa phong phú, chưa hấp dẫn được học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí. Và dường như, khôi phục thói quen đọc sách trong toàn dân chỉ nằm trên khẩu hiệu. Các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc.Việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc. * Hậu quả của việc lười biếng đọc sách: Tình trạng học sinh ít đọc sách sẽ gây ra những hậu quả lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và ổn định trật tự xã hội. Học sinh không muốn đọc sách khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là học sinh có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn dạt vụng về, thô lỗ. Không đọc sách làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. Việc ít đọc sách khiến học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường. Để khắc phục những tồn tại, yếu kém về việc văn hóa đọc trong nhà trườ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_ren_thoi_quen_doc_sach_cho.doc