Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I
Cơ sở lý luận về việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia
1.1.1 Vị trí, tầm quan trọng, chức năng của việc xây dựng trưòng TH đạt chuẩn quốc gia.
Trường TH đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá trong hệ thống giáo dục, là một phương tiện quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng, nhà nước.
Việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ I giai đoạn 2005- 2010 là một nhiệm vụ lớn của ngành. Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành quyết định số 32/2005/QĐ - BGD - ĐT ngày 24/10/2005 của bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo về quy chế công nhận trường TH đạt chuẩn quốc gia.
1.1.2. Tiêu chí của trường TH đạt chuẩn quốc gia.
Trường TH đạt chuẩn quốc gia đem lại nhiều lợi ích cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đó là 5 tiêu chuẩn phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường (Tổ chức và quản lý; Đội ngũ giáo viên; Xây dựng cơ sở vật chất- thiết bị trường học; Thực hiện công tác xã hội ;Hoạt động và chất lượng giáo dục.)
1.2. Thực trạng chung của vấn đề thực hiện xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
1. Công tác quản lý: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều đạt và thực hiện tốt.
2. Hiệu trưởng, P. hiệu trưởng: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều đạt.
3. Các tổ chức, các đoàn thể và hội đồng nhà trường : Có đầy đủ và hoạt động có hiệu quả, thực hiện quy chế dân chủ tốt.
4. Chấp hành sự lãnh đạo của Đảng,chính quyền địa phương và của PGD&ĐT tốt.
Phần thứ nhất PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước chúng ta đang thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vững bước đi lên CNXH trong đó mục tiêu là xây dựng CNH, HĐH đất nước. Muốn xây dựng CNH, HĐH đất nước thành công thì ngành GD&ĐT có nhiệm vụ vô cùng quan trọng và quyết định trong việc đào tạo con người. Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới điều đó, coi trọng GD&ĐT là Quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo ban hành quyết định số 32/2005 /QĐ/ BGD & ĐT ngày 24/10/2005 về việc ban hành Qui chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và mức độ II. Trong các Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học chỉ tiêu phấn đấu xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đã được lãnh đạo các cấp đưa vào báo cáo nhằm thực hiện quyết định số 32 của Bộ giáo dục và đào tạo. Tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá X Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Nhà trường và ngành giáo dục và đào tạo phải từng bước thực hiện cho được yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Về chuẩn hoá trước hết phải đạt được chuẩn Quốc gia, tiến tới đạt chuẩn Quốc tế, có hệ thống kiểm định đánh giá đúng”. Bậc học Tiểu học là một cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông, một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cầu nối giữa giáo dục mầm non, trung học cơ sở. Cấp học này nhằm trang bị kiến thức ban đầu cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Chúng ta xác định giáo dục Tiểu học có vị trí quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Để thực hiện mục tiêu ngành học vì vậy toàn Đảng, toàn dân nhất là ngành giáo dục cần đầu tư về nhiều mặt, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt coi trọng về chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục . Giáo dục nói chung và bậc giáo dục Tiểu học ở huyện Quảng Xương nói riêng trong những năm gần đây đã có nhiều những thành tựu trên tất cả các mặt từ chất lượng giáo dục, đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán bộ quản lý, cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị dạy học . Đặc biệt được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền , các ban ngành trong toàn huyện, đã tập trung chỉ đạo xây dựng được nhiều trường chuẩn. Tính đến thời điểm hiện nay toàn huyện đã có 11 trường mầm non, 32 trường tiểu học, 9 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 7 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II . Đây là cả một sự cố gắng lớn của cấp uỷ, chính quyền, ngành giáo dục và các nhà trường trong toàn huyện Quảng Xương và là một trong những huyện có số trường đạt chuẩn quốc gia nhiều trên toàn tỉnh Thanh Hoá. Trường Tiểu học nơi tôi công tác là một trong hệ thống giáo dục của huyện Quảng Xương. Phát huy truyền thống giáo dục của huyện nhà, nhà trường chúng tôi nhiều năm gần đây đã có nhiều thành tích đóng góp vào bề dày thành tích của huyện, nhiều HS giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, năm học 2008-2009 có học sinh giỏi cấp Quốc gia, Nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện cấp tỉnh, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh . Nhà trường luôn luân giữ được chất lượng giáo dục ổn định, tỉ lệ HS yếu được hạ xuống mức tối đa, không có HS bỏ học. Với những thành tích đó Chủ Tịch uỷ ban nhân dân huyện, lãnh đạo phòng GD&ĐT giao cho nhà trường chúng tôi tập trung xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ I hoàn thành vào năm học 2010-2011. Đây cũng là vinh dự và là trách nhiệm của thầy và trò nhà trường chúng tôi. Xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia là một nhiệm vụ lớn của ngành là triển vọng của đất nước nên Đảng uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các tổ chức ban ngành trong toàn xã cùng với tập thể CBGV và HS nhà trường đã tập trung hết khả năng để hoàn thành mục tiêu xây dựng bằng được trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ I. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Đề xuất một số các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả xây dụng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ I giai doạn 2005- 2010 . * Tập trung nghiên cứu cơ sơ lý luận về vấn đề xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ I giai đoạn 2005 - 2010. * Nghiên cứu thực trạng, tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia và công tác xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia ở địa phương * Đề xuất một số biện pháp xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ I giai đoạn 2005 - 2010 đối với nhà trường nơi tôi công tác của huyện Quảng Xương. Phần thứ hai NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng 1.1. Cơ sở lý luận về việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia 1.1.1 Vị trí, tầm quan trọng, chức năng của việc xây dựng trưòng TH đạt chuẩn quốc gia. Trường TH đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá trong hệ thống giáo dục, là một phương tiện quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng, nhà nước. Việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ I giai đoạn 2005- 2010 là một nhiệm vụ lớn của ngành. Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành quyết định số 32/2005/QĐ - BGD - ĐT ngày 24/10/2005 của bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo về quy chế công nhận trường TH đạt chuẩn quốc gia. 1.1.2. Tiêu chí của trường TH đạt chuẩn quốc gia. Trường TH đạt chuẩn quốc gia đem lại nhiều lợi ích cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đó là 5 tiêu chuẩn phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường (Tổ chức và quản lý; Đội ngũ giáo viên; Xây dựng cơ sở vật chất- thiết bị trường học; Thực hiện công tác xã hội ;Hoạt động và chất lượng giáo dục.) 1.2. Thực trạng chung của vấn đề thực hiện xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý 1. Công tác quản lý: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều đạt và thực hiện tốt. 2. Hiệu trưởng, P. hiệu trưởng: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều đạt. 3. Các tổ chức, các đoàn thể và hội đồng nhà trường : Có đầy đủ và hoạt động có hiệu quả, thực hiện quy chế dân chủ tốt. 4. Chấp hành sự lãnh đạo của Đảng,chính quyền địa phương và của PGD&ĐT tốt. Tiêu chuẩn 2 : Đội ngũ giáo viên. 1. Số lượng và trình độ đào tạo : về số lượng GV thì hầu hết các nhà trường điều đầy đủ ,đảm bảo đủ số lượng. 2. Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tất cả CBGV điều có phẩm chất đạo đức tốt, số GV đạt GV giỏi huyện, giỏi tỉnh điều đạt . Không có GV yếu, kém. 3. Về hoạt động chuyên môn . Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và đạt các chỉ tiêu đề ra về bồi dưỡng chuyên môn trong năm học (BD ngắn hạn, BD và đào tạo dài hạn ). 4. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng. Bồi dương thông qua sinh hoạt tổ, nhóm, thông qua dự giờ thăm lớp. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất- thiết bị trường học: 1. Khuôn viên sân chơi bãi tập: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều gặp khó khăn, nhất là các trường thành phố thường không đạt diện tích cho mỗi HS,các trường miền núi và miền xuôi thường khuân viên không đạt chuẩn. 2. Phòng học. Đối với các trường Tiểu học hiện nay thường dưới 30 lớp/ trường và sĩ số HS không quá 35 em/ lớp. Các phòng học hầu hết các trường trước khi xây dựng trường chuẩn điều không đủ phòng học, diện tích không đúng quy định. 3. Thư viện : Thực trang của các nhà trường điều chưa có thư viện chuẩn. 4. Các phòng chức năng : Các phòng chức năng hầu hết các nhà trường điều thiếu và trang bị sơ sài. 5. Phương tiện, thiết bị và điều kiện vệ sinh: Tiêu chuẩn này hầu hết các nhà trường điều thiếu và không đảm bảo. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục Địa phương có truyền thống hiếu học nên công tác xã hội hoá giáo dục đã và đang được các cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm. Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha ,mẹ học sinh và cộng đồng, theo điều lệ trường Tiểu học, huy động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Tiêu chuẩn 5 : Hoạt động và chất lượng giáo dục: Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 5%. Chất lượng giáo dục: Học lực: Giỏi đạt từ 10% ,Khá đạt từ 40% trở lên Yếu, kém không quá 2% Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ đạt từ 95% trở lên,CĐĐ không quá 2% Thực hiện đúng quy định của bộ về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp. 2. Thực trạng của việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2005 - 2010 ở địa phương . 2.1.Vài nét khái quát về tình hình địa phương và tình hình nhà trường 2.1.1. Khái quát về tình hình địa phương Địa phương có 18 thôn với tổng số hộ là 1940 hộ với số nhân khẩu là 8561 người. Diện tích đất tự nhiên 666,72 ha. Địa ban dân cư rộng, dân số đông , chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp thuần tuý, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn . ảnh hưởng không nhỏ đến nhà trường, Một bộ phận dân trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa để mặc con em cho nhà trường. Sự đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường vì vậy cũng gập nhiều khó khăn. 2.1.2. Vài nét về tình hình nhà trường năm học 2010-2011 Về quy mô: * Số cán bộ giáo viên: 32 người . Như vậy thiếu so với quy định trường chuẩn là : Thiếu 1 GV ngoại ngữ, 1 GV tin học, 2 GV thể dục và 1 làm công tác y tế học đường. * Số lớp: 17 với 531 học sinh.Bình quân 31,2 em/lớp so với yêu cầu là dạt. Về cơ sỏ vật chất nhà trường: - Phòng học: 16 phòng, thiếu 1phòng so với quy định. - Phòng thư viện + phòng đọc : 1phòng - Phòng thiết bị: 1 phòng - Phòng Y tế học đường: 1 phòng - Phòng giáo dục nghệ thuật: 1 phòng - Phòng hội đồng: 1 phòng - Phòng hiệu trưởng: 1 phòng - Phòng phó hiệu trường: 1phòng - Phòng máy vi tính : 1 phòng - Phòng đoàn đội : 1 Phòng. Như vậy các phòng chức năng đáp ứng yêu cầu so với trường chuẩn. Thiếu phòng truyền thống. Về cơ cấu tổ chức: Nhà trường được cơ cấu theo đúng điều lệ trường TH *Những kết quả hoạt động dạy học của nhà trường Nhà trường có truyền thống , có bề dày kinh nghiệm dạy và học, do dó được phòng giáo dục quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Nhà trường có chi bộ 15 đ/c và luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. Ban giám hiệu đoàn kết, năng động sáng tạo trong hoạt động của nhà trường. Tập thể CBGV trước đầy chưa thực sự đoàn kết nhất trí cao còn chua thống nhất, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau chưa thực sự có trong tập thể CBGV. Cơ sở vật chất nhà trường những năm học trước và năm học 2008-2009; 2009-2010 vô cùng khó khăn chỉ có 10 phòng học/ 18 lớp và mốt số phòng cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng không thể học được. Các phòng chức năng hầu như không có và trang thiết bị hầu như không có gì., khuôn viên nhà trường trên một bãi cát trắng, các công trình vệ sinh xuống cấp trầm trọng. Chất lượng HS còn nhiều HS yếu kém , không đồng đều, nhiều em chưa ham học, các tệ nạn xã hội ngày càng có xu hướng xâm nhập học đường. - Nguồn thu của nhà trường ngoài ngân sách nhà nước gần như không có gì, vì vậy ít có điều kiện đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng. Hàng năm nhà trường thiếu khoảng 50 triệu đồng mới tạm đáp ứng nhu cầu của nhà trường. - Các phương tiện đồ dùng dạy học được cấp đủ nhưng nhiều đồ dùng không sử dụng được. Cụ thể thiếu : bộ đồ dùng cho các khối lớp, máy vi tính,bàn ghế HS và GV, Sách giáo khoa, sách tham khảo 2.2. Thực trạng vấn đề xây dựng trường chuẩn Quốc Gia của nhà trường. 2.2.1. Thực trạng vấn đề xây dựng trường chuẩn Quốc Gia Việc xây dựng trường TH đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2005-2010 là một nhiệm vụ lớn của ngành.. Thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương về việc giao chỉ tiêu, chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia hoàn thành vào năm 2011 cho trường chúng tôi. Sau khi ban giám hiêụ, lãnh đạo địa phương nghiên cứu những tiêu chuẩn của trường TH đạt chuẩn quốc gia, và thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND huyện, xã đã ra quyết định xây dựng trường TH đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I hoàn thành vào năm học 2010-2011. 2.2.2. Thực trạng các biện pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia ở trường 2.2.2.1.Những thuận lợi cơ bản: Được sự chỉ đạo của UBND huyện, PGD&ĐT huyện Quảng Xương. Sự quyết tâm của các cấp uỷ chính quyền địa phương, đặc biệt sự giúp đỡ của các tổ chức ban ngành trong địa phương. Sự quyết tâm của BGH và tập thể CBGV nhà trường. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, chúng tôi đã gặp không ít những khó khăn sau đây: 2.2.2.2.Những khó khăn cơ bản. - Đối với tiêu chuẩn 1: Tổ hành chính quản trị phải có đủ số người đảm nhận các công việc hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, y tế học đường, bảo vệ, theo các qui định hiện hành của điều lệ trường Tiểu học. Nhưng nhà trường chúng tôi chỉ có 1 kế toán được đào tạo đúng ngạch. Văn thư kiêm nhiệm, y tế học đường không có, cán bộ thư viện kiêm nhiệm Tháo gỡ được khó khăn này không phải là đơn giản, đặc biệt là người làm văn thư lưu trữ không được đào tạo cơ bản, họ chỉ làm tạp vụ là chính. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh chỉ mang tính chiếu lệ - Đối với tiêu chuẩn 2 : Giáo viên đặc thu thiếu so với quy định như : giáo viên thể dục , giáo viên tin học, GV ngoại ngữ, GV thể dục. Nhà trường chuyển GV văn hoá sang dạy môn thể dục và hợp đồng GV tin và GV ngoại ngữ. - Đối với tiêu chuẩn 3: Khó khăn lớn nhất đặt ra đối với chúng tôi đó là: Cơ sở vật chất và thiết bị cụ thể là : năm học 2008-2009; 2009-2010 cơ sở vật chất vô cùng khó khăn chỉ có 10 phòng học/ 18 lớp ( Thiéu 8 phòng học) và mốt số phòng cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng không thể học được. Các phòng chức năng hầu như không ( Cụ thể thiếu phòng hội đồng, phòng thư viện. phòng thiết bị, phòng y tế học đường, phòng đoàn đội, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng truyền thống, phòng vi tính) có và trang thiết bị hầu như không có gì., khuôn viên nhà trường trên một bãi cát trắng, các công trình vệ sinh xuống cấp trầm trọng. khó khăn này nhà trường không thể đơn phương khắc phụ được như: Cơ cấu các khối công trình trong trường cần phải đầu tư nhiều , dự kiến kinh phí trên 3 tỷ đồng để xây dựng phòng học, phòng chức năng, xây dựng khuân viên , mua săm bàn ghế, mua sắm trang thiết bị cho các phòng chức năng mới đủ số phòng học cho các lớp học 1 ca, xây dựng khuân viên, bồn hoa cây cảnh. - Đối với tiêu chuẩn 4: Tiêu chuẩn này xã có phong trào xã hội hoá giáo dục tương đối tốt. Cấp Uỷ Đảng, chính quyền, hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể thực sự quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà. - Đối chiếu với tiêu chuẩn 5: ở tiêu chuẩn này nhà trường chúng tôi đạt được, chất lượng đại trà luân ổn định, chất lượng mũi nhọn nhà trường luân có HS đạt giải qua các kỳ thi HS giỏi các môn. HS giỏi, HS tiên tiến điều đạt và vượt. Tỷ lệ HS yếu dưới 2% và không có HS bỏ học. 2.2.3. Nhận xét, đánh giá, nguyên nhân Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc Gia ở nhà trường được triển khai đông bộ từ các cấp chính quyền địa phương đến nhân dân, giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường. Nhìn chung được mọi người đồng tình ủng hộ. Mọi hoạt động trong nhà trường được đẩy lên một bước, nhân dân và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội đã quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học được đầu tư, đôi ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, lãnh đạo nhà trường đã tập hợp được sự đoàn kết nâng cao vai trò cá nhân, phát huy được trí tuệ tập thể. Hiệu trưởng là người quản lý năng động sáng tạo gắn bó với trường, có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng trường chuẩn Quốc Gia. 3. Một số biện pháp xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc giai Giai đoạn I 3.1. Biện pháp 1: Khảo sát, phân tích và nghiên cứu tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường theo 5 tiêu chuẩn đã quy định của Bộ GD&ĐT * Qua khảo sát về tình hình thực tế của địa phương như sau: Như trên đã nêu địa phương có 18 thôn với tổng số hộ là 1940 hộ với số nhân khẩu là 8561 người. Diện tích đất tự nhiên 666,72 ha. Địa bàn dân cư rộng, dân số đông , chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp thuần tuý, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn . ảnh hưởng không nhỏ đến nhà trường, Một bộ phận dân trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa để mặc con em cho nhà trường. Sự đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường vì vậy cũng gập nhiều khó khăn. * Nhà trường Có 3 tổ ( hành chính; tổ chuyên môn 1,2,3 và tổ chuyên môn 4,5), Hàng tháng có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch của các năm cơ bản đạt được chỉ tiêu vạch ra. Các loại hồ sơ sổ sách quản lý đã bảo đảm theo quy định tại điều lệ trường Tiểu học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng từng loại hồ sơ. Việc quản lý trong trường học đảm bảo tính dân chủ công khai. Các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có kế hoạch nề nếp và đạt hiệu quả. Qua nghiên cứu tiêu chuẩn 3 yêu cầu đặt ra là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phải đạt chuẩn: Khuôn viên nhà trường phai xây dựng theo quy hoạch của nhà trường. có tường rào, cổng trường, biển trường được bố trí hợp lý. Có đủ phòng học cho các lớp học 1 ca. các phòng chức năng gồm thư viện, phòng truyền thống, phòng hoạt động đoàn thể. Phòng làm việc của hiệu trưởng, phòng làm việc của phó hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng thường trực, phòng y tế học đường, phòng máy phòng đoàn đội. khu sân chơi, vệ sinh, khu nhà xe ở tiêu chuẩn này đối chiếu với hiện tại đơn vị chưa đáp ứng còn thiếu nhiều. Đối chiếu với tiêu chuẩn 4 về công tác xã hội hoá giáo dục. Địa phương đã có nhiều hình thức tập hợp, huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc xây dựng môi trường giáo dục , góp phần nâng cao giáo dục toàn diện; Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư. Như vậy qua nghiên cứu 5 tiêu chuẩn ở trên . Chúng tôi xác định khó khăn lớn nhất đó là giải quyết thế nào cho được tiêu chuẩn 3. Đây là một bài toán khó phải được tháo gỡ. Vì vậy nhà trường tập trung vào tham mưu với địa phương về xây dựng tiêu chuẩn III. 3.2. Biện pháp 2: Tiến hành tham mưu cho Đảng uỷ ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết xây dựng cơ sở vật chất mua săm thiết bị dạy- học để phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. Có được sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, phòng GD&ĐT Quảng xương, có được nghị quyết xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Đảng uỷ, UBND xã thông qua các đoàn thể xã hội của địa phương tuyên truyền để họ nắm bắt được mục đích, yêu cầu, nội dung, tác dụng của việc xây dựng trường chuẩn. Ngày 25/9/2008 Hội nghị chấp hành Đảng uỷ mở rộng bàn việc xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học. Tại hội nghị chúng tôi đã tham luận ý kiến mang tính chuyên đề về xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn theo 5 tiêu chí mà quyết định 32 của Bộ giáo dục đào tạo đã phê duyệt, nêu ra tác dụng của việc đạt chuẩn Quốc gia thì ích lợi đối với học sinh như thế nào? Tương lai triển vọng cho giáo dục bậc TH ra sao? Trong Hội nghị nhiều ý kiến tham gia đóng góp xây dựng. Hội nghị phân tich thuận lợi có, khó khăn nhiều (vì thực tế kinh tế của địa phương là khó khăn ) nhưng cuối cùng Hội nghị đã đi tới nhất trí cao về việc xây dựng CSVC cho trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Nghị quyết xây dựng trường chuẩn của Đảng uỷ xã là việc làm thể hiện quyết tâm và ý chí của Đảng bộ, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Từ đây đã mở ra việc huy động sức lực, tiền của trong mọi tầng lớp nhân dân, địa phương vào tác xây dựng trường đạt chuẩn, đồng thời mở ra một triển vọng lớn cho sự nghiệp giáo dục bậc học TH của xã nhà. 3.3. Biện pháp 3: Thành lập ban chỉ đạo, lên kế hoạch xây dựng trường TH Đạt chuẩn Quốc gia Để thực hiện nghị quyết của Đảng bộ, địa phương đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn. Ban chỉ đạo này gồm 9 người: 1. Ông chủ tịch UBND xã: trưởng ban 2. Hiệu trưởng nhà trường: phó ban 3. Phó chủ tịch văn xã phó ban 4. Chủ tich mặt trận Ban viên 5. Chủ tịch hội khuyến học Ban viên 6. Phó hiệu trưởng: Ban viên 7. Chủ tịch công đoàn: Ban viên 8. Chủ tịch Hội cha mẹ học sinh: Ban viên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_tieu_hoc_dat_chuan_quo.doc