Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của thế giới, thúc đẩy nhanh chóng tốc độ hội nhập và toàn cầu hóa, theo đó làm thay đổi mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy - học. Ngày nay, nội dung giảng dạy mang tính hiện đại và phát triển, phương pháp giáo dục coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triểntư duy sáng tạo và tạo tiền đề để họ có khả năng tự học suốt đời. Vì vậy, một xu hướng giáo dục thịnh hành ngày nay là khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham muốn học hỏi của sinh viên, hơn là nhồi nhét cho họ một lượng kiến thức lớn. Nói cách khác, giảng dạy là phải nhắm đến mục tiêu khai thác và tận dụng nội lực của sinh viên để họ tự học thêm. Tính ham học này phải được duy trì suốt đời. Lượng kiến thức cần thiết là hành trang cho mỗi người bước vào tương lai là rất lớn, và những kiến thức này liên tiếp thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Người học và người thực hành cần phải có thái độ “học, học nữa, và học mãi” để trở thành một người trí thức thực sự.
Khi bàn về phương pháp giáo dục J.Piaget đã rất nhấn mạnh đến vai trò hoạt động của học sinh. Ông nói: “trẻ em được phú cho tính hoạt động thực sự và giáo dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thực sự kéo dài tính hoạt động đó”. Như vậy có thể nói hoạt động của mỗi học sinh trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng là yếu tố không thể thiếu được, cho nên trong quá trình dạy học làm sao để người học được hoạt động, và được làm chủ hoạt động của mình, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động đó như thế nào, nhằm đạtđược hiệu quả cao nhất trong giờ học.
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm. PPDH : Phương pháp dạy học. PP : Phương pháp. GV : Giáo viên. HS : Học sinh. THCS : Trung học cơ sở. SGK : Sách giáo khoa. GD – ĐT : Giáo dục đào tạo. ĐH : Đại học. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển, nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức và từ kiến thức tạo ra giá trị. Trong xu thế đó, sản phẩm đào tạo phải là những con người năng động, sáng tạo, có khả năng học thường xuyên, học suốt đời nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và yêu cầu thị trường lao động. Để đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu và những thách thức gay gắt của hội nhập và phát triển, cần phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học, ngành học. Trong bộ môn giáo dục học, dạy học là một quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, dựa trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo, hình thành một thế giới quan khoa học. Mục tiêu của bậc trung học cơ sở là hình thành và phát triển được nền tảng tư duy của con người trong thời đại mới. Xét cho cùng thì thông qua dạy kiến thức và kỹ năng để đạt được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực tư duy, trí tuệ của học sinh, thông qua việc dạy và học tư duy chúng ta sẽ tạo được nền móng trí tuệ, cách suy nghĩ để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Vậy mục tiêu quan trọng nhất của quá trình dạy và học là giúp cho học sinh phát triển được tư duy. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực, trong đó lấy người học làm trung tâm nhằm tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy để hình thành nên thói quen tư duy. Thói quen tư duy sẽ được hình thành qua thời gian từ hiểu, nhớ, và tái hiện lại khi giải quyết vấn đề. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của thế giới, thúc đẩy nhanh chóng tốc độ hội nhập và toàn cầu hóa, theo đó làm thay đổi mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy - học. Ngày nay, nội dung giảng dạy mang tính hiện đại và phát triển, phương pháp giáo dục coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo và tạo tiền đề để họ có khả năng tự học suốt đời. Vì vậy, một xu hướng giáo dục thịnh hành ngày nay là khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham muốn học hỏi của sinh viên, hơn là nhồi nhét cho họ một lượng kiến thức lớn. Nói cách khác, giảng dạy là phải nhắm đến mục tiêu khai thác và tận dụng nội lực của sinh viên để họ tự học thêm. Tính ham học này phải được duy trì suốt đời. Lượng kiến thức cần thiết là hành trang cho mỗi người bước vào tương lai là rất lớn, và những kiến thức này liên tiếp thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Người học và người thực hành cần phải có thái độ “học, học nữa, và học mãi” để trở thành một người trí thức thực sự. Khi bàn về phương pháp giáo dục J.Piaget đã rất nhấn mạnh đến vai trò hoạt động của học sinh. Ông nói: “trẻ em được phú cho tính hoạt động thực sự và giáo dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thực sự kéo dài tính hoạt động đó”. Như vậy có thể nói hoạt động của mỗi học sinh trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng là yếu tố không thể thiếu được, cho nên trong quá trình dạy học làm sao để người học được hoạt động, và được làm chủ hoạt động của mình, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động đó như thế nào, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giờ học. Với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện nay, nhu cầu của con người là rất nhiều, phức tạp, và luôn luôn thay đổi, quá trình dạy học không thể đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân, mà đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội. Điều đó, không có nghĩa là lãng quên nhu cầu của từng cá nhân mà quá trình dạy học là quá trình người dạy phải biết lắng nghe nhu cầu của người học, biết khơi dậy nhu cầu của người học. Cách dạy học này mới hiệu quả, và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Từ những thực tế trên, vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục, người quản lí giáo dục, giáo viên, học sinh làm thế nào để dạy học không phải “theo nhu cầu” của người học, mà phải làm sao để “khơi dậy nhu cầu” học của người học? Đối với môn Lịch sử, với những đặc trưng riêng và trước thực trạng về thái độ học tập môn Lịch sử như hiện nay của học sinh trung học cơ sở thì việc khơi dậy nhu cầu học tập môn Lịch sử ngày càng cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ thực tế của xã hội, của thời đại và của nền giáo dục, trong quá trình giảng dạy với niềm say mê, hứng thú nghiên cứu, tìm tòi nâng cao trình độ hiểu biết và thực hành cho bản thân tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS”, với mong muốn góp phần nhỏ công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường THCS. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đưa ra cho giáo viên một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Đối tượng nghiên cứu: Một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử ở trường THCS. Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THCS. Giả thuyết khoa học Giáo viên chỉ có thể tạo nhu cầu học tập lịch sử cho học sinh khi các phương pháp dạy học phải tính đến các yếu tố tâm lý như: đặc điểm tri giác, đặc điểm cá nhân, đặc điểm nhân cách, sở thích của các đối tượng học sinh. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu và thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh THCS. Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THPT nhằm khơi dậy niềm đam mê, sự hứng thú và nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu sử dụng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử của học sinh trường THCS Thái Thịnh. Thời gian: Từ năm 2011 - 2014. Không gian: Tại trường THCS Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tư liệu lý luận. Phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) SKKN gồm ba phần: Phần mở đầu: Phần nội dung chính gồm 3 chương: + Chương 1: Lý luận chung về nhu cầu. THCS. + Chương 2: Thực trạng về nhu cầu học tập môn Lịch sử của học sinh + Chương 3: Đề xuất một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS. Phần kết luận chung: PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lý luận chung về nhu cầu Một số quan điểm về nhu cầu Ở mỗi giai đoạn lịch sử, nhu cầu lại được con người hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dựa theo điều kiện, hoàn cảnh xã hội ở thời đại đó. Sở dĩ như vậy, là bởi bản thân nhu cầu của mỗi người là rất khác nhau. Theo Nguyễn Khắc Viện trong cuốn từ điển Xã hội học cho rằng: “mọi hành vi của con người đều do sự kích thích của những nhu cầu nào đó, nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể những điều kiện để tồn tại và phát triển”. Con người trong mối quan hệ với môi trường xung quanh như thiên nhiên, xã hội từ đó hình thành những đòi hỏi về vật chất, văn hóa, tinh thần. Đó là nhu cầu. Theo nghĩa hẹp thì nhu cầu là những yêu cầu cần thiết của con người để sống và tồn tại. Theo nghĩa rộng, đó là tất cả những yêu cầu của con người để tồn tại và phát triển. Theo Lê Hữu Tầng đưa ra quan niệm về nhu cầu: “nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác hoặc toàn xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển”. Theo Tiến sĩ Lê Thị Kim Chi, đã định nghĩa khái niệm nhu cầu như sau: “Nhu cầu là những trạng thái thiếu hụt và những đòi hỏi cần được đáp ứng của chủ thể (con người và xã hội) để tồn tại và phát triển”. Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu, ở mỗi giai đoạn lại đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm nhu cầu, nhưng về cơ bản thì những định nghĩa đó đều có đặc điểm chung. Tuy nhiên, Tôi thấy khái niệm về nhu cầu của Tiến Sĩ Lê Thị Kim Chi gắn gọn và đầy đủ nhất. Theo định nghĩa trên, “trạng thái thiếu hụt” chính là những mong muốn về một điều gì đó của con người trong quá trình sống có thể là trạng thái thiếu hụt về vật chất hoặc về tinh thần, và “đòi hỏi” yêu cầu phải được thỏa mãn có như vậy thì con người mới tiếp tục tồn tại và phát triển phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Đặc điểm của nhu cầu Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, xã hội loài người vận động và phát triển theo quy luật thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội, sự thay thế này lại chịu sự quy định của các lực lượng sản xuất. “Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, các thế hệ kế tiếp nhau được thừa hưởng một kết quả vật chất nhất định, một tổng số nhất định của lực lượng sản xuất”, đồng thời cũng bổ sung thêm lực lượng sản xuất mới. Những lực lượng sản xuất này sẽ góp phần thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, sống còn và những nhu cầu ngày một cao của con người. Điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu đã kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất, là động lực hoạt động của con người và của mọi sự biến đổi xã hội. Như chúng ta biết, sự xuất hiện của con người và loài người là kết quả của sự tiến hóa của thế giới vật chất ở giai đoạn cao. Con người xuất hiện thì đồng thời cũng xuất hiện các nhu cầu đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Để thỏa mãn các nhu cầu đó, con người phải hành động và đó chính là hành vi lịch sử đầu tiên của loài người. Vấn đề này, C.Mác đã khẳng định: “tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó, là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta có khả năng sống rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước) người ta phải thực hiện hằng ngày, hằng giờ, chỉ để nhằm duy trì đời sống con người”. Vì vậy, lao động sản xuất của con người là hành vi lịch sử đầu tiên tạo ra các sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Mặt khác, không có nhu cầu thì không có sản xuất. Chính sự tác động qua lại giữa con người với con người; giữa con người và môi trường; giữa con người với sản xuất... Làm cho nhu cầu nảy sinh và tồn tại. Bởi vì, một mặt nhu cầu nảy sinh trước hết là do tác động của hoàn cảnh bên ngoài đến chủ thể, trong đó có tác động của hoạt động sản xuất. Và hoạt động sản xuất chính là hoạt động để làm ra các đối tượng nhằm thỏa mãn các nhu cầu. Cho nên, theo Tiến Sĩ Lê Thị Kim Chi, thì nhu cầu vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Mặt khác, nhu cầu nảy sinh còn phụ thuộc vào các trạng thái riêng của từng chủ thể. Bởi vì, nhu cầu còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, nhân cách, lối sống, phong tục tập quán, giá trị văn hóa của chủ thể. Như vậy, nhu cầu vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính cá nhân, tính cụ thể. Chẳng hạn, ở trong một gia đình mỗi thành viên thường có các nhu cầu cần thiết khác như ông bà thường có nhu cầu chăm sóc sức khỏe; bố mẹ thường có nhu cầu làm ra tiền để bảo đảm cuộc sống cho gia đình; con cái thường có nhu cầu học hành, vui chơi, giải trí. Nhu cầu còn mang tính sinh học nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển sinh học của con người, nhưng mặt khác nhu cầu lại mang tính xã hội, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, dù là của riêng mỗi cá nhân nhưng nhu cầu chỉ có thể được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội, bị nền sản xuất đó quy định và vì vậy, chúng mang tính xã hội rõ rệt. Các nền sản xuất đưa ra những sản phẩm khác nhau, nên nhu cầu được thỏa mãn theo sự quy định của nền sản xuất. Thứ hai, cùng là những nhu cầu như nhau, nhưng ở mỗi thời đại, mỗi xã hội lại đáp ứng chúng theo những cách khác nhau, phù hợp với điều kiện lịch sử và mức độ phát triển của xã hội đó. C. Mác đã từng nói: “Cùng là cái đói, nhưng cái đói được thỏa mãn bằng đĩa và dao khác với cái đói ngốn ngấu thịt sống băng bàn tay, móng tay và răng”. Thứ ba, nhu cầu đuợc được đáp ứng trong khuôn khổ của phong tục tập quán (văn hóa) của cộng đồng và bị quy định bởi văn hóa cộng đồng, mà mỗi nền văn hóa xã hội đều có văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục khác nhau. Thứ tư, nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tượng. Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp ứng sự thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhắm tới đối tượng Như vậy, nhu cầu là một mâu thuẫn, vừa xuất hiện lại vừa mất đi (khi đã hoàn toàn thỏa mãn rồi), rồi lại tiếp tục nảy sinh những nhu cầu mới. Chính vì vậy, những nhu cầu nhất của con người là có tính lịch sử, cụ thể nhưng tổng thể các nhu cầu thì lại tồn tại vĩnh viễn với đời sống hoạt động của con người và loài người. Nhu cầu và hoạt động thỏa mãn nhu cầu, cũng như những việc sáng tạo thỏa mãn những nhu cầu mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người còn mang bản chất xã hội và nhân văn của hoạt động người. Từ những đặc điểm trên, có thể nói rằng, trong cuộc sống con người càng hoạt động bao nhiêu thì lại càng nảy sinh nhu cầu bấy nhiêu. Trong mỗi con người luôn luôn xuất hiện các nhu cầu và con người hoạt động đều nhằm thoả mãn những nhu cầu ấy. Nhu cầu chính là nguồn gốc tạo động cơ, động lực thúc đẩy con người hoạt động và phát triển. Người làm giáo dục, cần tìm hiểu nhu cầu của xã hội, của từng cá nhân học sinh, cần phải đưa học sinh vào các hoạt động lành mạnh, đặc biệt là các hoạt động học tập để khơi gợi, làm nảy sinh nhu cầu học tập thực sự của các em - nhu cầu tiếp thu tri thức. Qua đó để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục hiệu quả nhằm đào tạo ra những thế hệ tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đó chính là động lực phát triển của đất nước. Riêng với khoa học lịch sử nhu cầu xã hội cần tăng cường hơn nữa để kích thích nhu cầu của học sinh vào các hoạt động học tập lịch sử phong phú với nhiều hoạt động để học sinh tự phát triển chu cầu lĩnh hội tri thức lịch sử, biến nhu cầu thành động cơ học tập bên trong. Phân loại nhu cầu Nhu cầu được phân loại theo các tiêu chí khác nhau: Theo tính chất: Có nhu cầu tự nhiên (mang tính bẩm sinh: nhu cầu ăn, ở, mặc, an toàn tính mạng) và nhu cầu xã hội, những nhu cầu do cuộc sống tạo nên: nhu cầu học tập, sáng tạo, nghệ thuật. Theo đối tượng thỏa mãn nhu cầu, có nhu cầu vật chất (ăn, mặc, mua sắm) và nhu cầu tinh thần (giao tiếp, thưởng thức nghệ thuật, vui chơi giải trí). Theo lĩnh vực hoạt động có nhu cầu kinh tế, chính trị, tâm linh Theo phương thức sử dụng sản phẩm của xã hội: có nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. - Theo mức độ cấp thiết phản ứng: có nhu cầu tuyệt đối (các nhu cầu thiết yếu cơ bản đảm bảo tồn tại của con người : ăn no, mặc ấm, đồ dùng đầy đủ những nhu cầu này con người nhất thiết phải được đáp ứng thì con người mới sống được) và nhu cầu tương đối (những nhu cầu được nâng cao về mặt chất lượng: ăn ngon, mặc đẹp, đồ dung tốt những nhu cầu này được đáp ứng theo mức độ tương ứng với trình độ phát triển của sản xuất xã hội và khả năng tài chính của mỗi cá nhân). - Theo nhóm xã hội: có thể phân chia theo nhóm lứa tuổi (nhu cầu của trẻ em, nhu cầu của thanh niên, nhu cầu của người già). Theo nhóm nghề nghiệp (nhu cầu công chức, nhu cầu của nhóm nông dân, công nhân). Theo khu vực cư trú (nhu cầu của cư dân, thành thị, nông thôn). Nhu cầu học tập Khái niệm nhu cầu học tập Thời đại ngày nay là thời đại của một thế giới đang thay đổi mạnh mẽ, với đặc trưng “nền văn minh trí tuệ”, “xã hội thông tin” và nền “kinh tế tri thức”. Lượng tri thức khổng lồ nhân loại không ngừng được bổ sung, đổi mới và hoàn thiện nhanh chóng. Với kho tàng tri thức của nhân loại rất phong phú và đa dạng, con người luôn luôn mong muốn được tìm kiếm, được khám phá những tri thức ấy để phục vụ đời sống của chính bản thân và của xã hội. Chính vì vậy, nhu cầu học tập suốt đời là một xu thế của thời đại. Vậy nhu cầu học tập là gì? Nhu cầu học tập, từ việc hiểu bản chất của nó, theo tôi chính là trạng thái thiếu hụt về tri thức (kiến thức học tập và xã hội) của con người và mong muốn được khám phá nguồn tri thức ấy để thỏa mãn vốn hiểu biết về tri thức của bản thân nhằm phục vụ cuộc sống hàng ngày cho bản thân để tồn tại và phát triển. Mối quan hệ giữa nhu cầu - động cơ - hứng thú Theo Philip Kotler “Một người có thể có nhiều nhu cầu ở bất kỳ thời kỳ nào trong đời. Một số nhu cầu có tính chất bản năng sinh vật (biogenic). Chúng phát sinh từ những trạng thái khẩn trương của cơ thể như đói, khát, khó chịu. Một số khác có tính chất từ tâm lý (psychogenic) mà ra. Chúng phát sinh từ những trạng thái căng thẳng tâm lý như nhu cầu được công nhận, ngưỡng mộ hay tuân phục. Hầu hết những nhu cầu này sẽ không có cường độ đủ mạnh để thúc đẩy người đó hành động vào một thời điểm nào đó trong đời. Mọi nhu cầu được khuấy động đến một cấp độ, cường độ đủ mạnh. Một động cơ hay một sự thúc đẩy, là một nhu cầu đang gây sức ép đủ để hướng người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó. Việc thỏa mãn nhu cầu làm giảm đi sự căng thẳng”. Hay nói cách khác nhu cầu chính là nguồn gốc của động cơ và hứng thú của con người. Khi con người nhận thức được nhu cầu của mình, con người trở nên ham muốn, có động cơ để hành động. Theo C. Mác: “nguyên nhân thúc đẩy hoạt động của con người là một chuỗi nhân quả xã hội: hoàn cảnh bên ngoài (bao gồm những điều kiện khách quan) - nhu cầu - lợi ích - mục đích (động cơ tư tưởng) - hoạt động thực hiện mục đích. Trong chuỗi nhân quả hoạt động này, nhu cầu và lợi ích giữ vai trò quan trọng. Đó là khâu đầu tiên phản ánh và chuyển hóa những nhu cầu khách quan bên ngoài thành hành động tư tưởng bên trong thúc đẩy con người hoạt động và đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội”. Như vậy, nhu cầu trước khi trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực, cần phải được nhận thức. Nhu cầu được nhận thức xuất hiện với tư cách là trạng thái chủ quan của cá nhân, của cộng đồng, trở thành nhân tố kích thích hoạt động của con người. Chính động cơ tư tưởng là cái trực tiếp thúc đẩy con người hành động, qui định tính tích cực và khuynh hướng. Song khi nghiên cứu nguyên nhân thúc đẩy thì vấn đề quan trọng như Ph.Ăngghen đã lưu ý là phải tìm xem “động lực nào ẩn sau những động cơ đó”, phải tìm xem “những nguyên nhân lịch sử biến đổi thành những động cơ ấy trong đầu óc con người đang hoạt động là những nguyên nhân nào”. Và câu trả lời đã rõ ràng: đó chính là nhu cầu. Vậy động cơ là gì? Động cơ được định nghĩa như là một trạng thái bên trong có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích, hướng dẫn và duy trì hành vi. Động cơ mà thúc đẩy và duy trì hành vi học tập được gọi là động cơ học tập. Động cơ bao gồm động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Động cơ bên ngoài gắn liền với rất nhiều hành vi mà mục đích cuối cùng không phải dành riêng cho bản thân của cá nhân. Đó là hành động được điều chỉnh thông qua những phương tiện bên ngoài như thưởng, phạt, ép buộc Nó trái ngược hẳn với động cơ bên trong. Động cơ bên trong bao gồm những nhân tố như: nhu cầu, tính ham hiểu biết, quan tâm, thích thú; và cũng có thể từ yếu tố môi trường bên ngoài, phần thưởng, sức ép Những động cơ bắt nguồn từ sự ham hiểu hiểu hay quan tâm được gọi là động bên trong. Hay động cơ bên trong chính là việc ám chỉ tới việc làm gì đó cho chính bản than và sự thích thú, hài lòng xuất phát từ sự tham gia vào hoạt động và mong muốn hoàn thiện bản thân. Hai loại động cơ này có thể tồn tại song song ở học sinh tạo thành hệ thống thứ bậc động cơ học sinh và có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy khi nghiên cứu động cơ của học sinh
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_cach_thuc_tao_nhu_cau.docx
- SKKN_Lịch_sử_Nguyen_Huong.pdf