Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở bộ môn Công nghệ 8

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở bộ môn Công nghệ 8

Công nghiệp là ngành kinh tế hết sức quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân, nó cung cấp các vật liệu, máy móc, thiết bị, đồ dùng, chế tạo các nguồn năng lượng,… cho các ngành sản xuất dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Vì thế, bản thân là giáo viên giảng dạy môn công nghệ 8, tôi cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào phù hợp nhất để giúp các em lĩnh hội tốt một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật công nghiệp nhằm tạo mầm xanh thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn góp phần hướng nghiệp cho các em sau khi tốt nghiệp THCS. một bộ phận sẽ vào học các lĩnh vực như giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, số còn lại sẽ đi vào cuộc sống lao động. Trên tinh thần đó, môn công nghệ 8 cần trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật, cơ khí, kĩ thuật điện, gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống hằng ngày, nhằm hình thành cho các em một số kĩ năng lao động nghề nghiệp. Tõ ®ã hình thành cho các em tác phong làm việc theo qui trình công nghệ. Mục đích của môn công nghệ ở lớp 8 là giúp học sinh bước đầu tìm hiểu, làm quen với một số qui trình công nghệ đơn giản của cơ khí và kĩ thuật điện, rèn luyện cho học sinh “tư duy kĩ thuật”, hình thành tác phong công nghiệp trong lao động và trong cuộc sống, tạo cho các em hứng thú kĩ thuật, có thói quen lao động theo kế hoạch, tuân thủ qui trình công nghệ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Trong công tác giảng dạy, mỗi bài học có những phương pháp dạy học khác nhau, việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài, từng loại kiến thức, từng đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của trường là rất quan trọng nhưng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, bộ môn công nghệ ở trường trung học cơ sở vẫn còn xem là môn phụ, cho nên học sinh không có lòng đam mê, hứng thú với môn học vì nó quá khô khan không hấp dẫn, ít có sự ràng buộc như các môn khác như toán, văn, lý,.......

docx 17 trang Mai Loan 17/07/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở bộ môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Lời giới thiệu
 Công nghiệp là ngành kinh tế hết sức quan trọng trong ngành kinh tế quốc 
dân, nó cung cấp các vật liệu, máy móc, thiết bị, đồ dùng, chế tạo các nguồn năng 
lượng, cho các ngành sản xuất dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Vì 
thế, bản thân là giáo viên giảng dạy môn công nghệ 8, tôi cần lựa chọn những 
phương pháp dạy học nào phù hợp nhất để giúp các em lĩnh hội tốt một số kiến thức, 
kỹ năng cơ bản về kỹ thuật công nghiệp nhằm tạo mầm xanh thúc đẩy chuyển đổi cơ 
cấu kinh tế nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn góp phần hướng nghiệp cho các em sau 
khi tốt nghiệp THCS. một bộ phận sẽ vào học các lĩnh vực như giáo dục phổ thông, 
giáo dục nghề nghiệp, số còn lại sẽ đi vào cuộc sống lao động. Trên tinh thần đó, 
môn công nghệ 8 cần trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật, 
cơ khí, kĩ thuật điện, gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống hằng ngày, nhằm 
hình thành cho các em một số kĩ năng lao động nghề nghiệp. Tõ ®ã hình thành cho 
các em tác phong làm việc theo qui trình công nghệ. Mục đích của môn công nghệ ở 
lớp 8 là giúp học sinh bước đầu tìm hiểu, làm quen với một số qui trình công nghệ 
đơn giản của cơ khí và kĩ thuật điện, rèn luyện cho học sinh “tư duy kĩ thuật”, hình 
thành tác phong công nghiệp trong lao động và trong cuộc sống, tạo cho các em 
hứng thú kĩ thuật, có thói quen lao động theo kế hoạch, tuân thủ qui trình công nghệ, 
an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
 Trong công tác giảng dạy, mỗi bài học có những phương pháp dạy học khác 
nhau, việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài, từng loại kiến 
thức, từng đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của trường là rất quan trọng 
nhưng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn.
 Hiện nay, bộ môn công nghệ ở trường trung học cơ sở vẫn còn xem là môn 
phụ, cho nên học sinh không có lòng đam mê, hứng thú với môn học vì nó quá khô 
khan không hấp dẫn, ít có sự ràng buộc như các môn khác như toán, văn, lý,.......
 Nhưng thực tế, bộ môn công nghệ mang tính thực tiễn cao, kiến thức gần gũi 
với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộc sống sau khi đã được học. 
Do đó, là giáo viên giảng dạy môn công nghệ, tôi nhận thấy phải khai thác tối đa 
môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, vận 
dụng kiến thức đã học vào thực tế sinh động của cuộc sống.
 1 Qua nghiên cứu cho thấy, khi sáng kiến được áp dụng giáo viên, học sinh có 
thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong một bài học cụ thể. .
6. Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 Sáng kiến được áp dụng lần đầu vào tháng 8/2015
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1 Một số phƣơng pháp dạy học trong giảng dạy môn công nghệ 8:
 Cũng như bao môn học khác, có nhiều phương pháp dạy học để truyền thụ 
kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên không thể áp dụng theo một phương 
pháp nhất định, để học sinh tiếp thu tốt các kiến thức thì giáo viên cần phải lựa 
chọn, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thích hợp với từng kiểu bài, thiết 
bị dạy học, tình hình thực tế của nhà trường và phù hợp với đối tượng học sinh,
 Đối với môn công nghệ 8, thường được áp dụng các phương pháp như sau:
a. Phƣơng pháp gợi mở- vấn đáp (đàm thoại):
 Là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện qua hệ thống câu hỏi 
và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định.
 3 Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng học sinh, nếu không nắm chắc trình độ 
của học sinh thì sẽ đặt câu hỏi không phù hợp. Vì thế khi dạy không nên bám sát 
giáo án mà cần uyển chuyển cho phù hợp. Cụ thể:
 Loại câu hỏi có yêu cầu thấp, đòi hỏi khả năng tái hiện kiến thức, nhớ lại và 
trình bày lại điều đã học nên gọi những học sinh trung bình, yếu hoăc kém để tạo 
điều kiện cho các em biểu hiện khả năng của chính mình đồng thời kích thích sự 
hăng say học tập của các em.
 Loại câu hỏi có yêu cầu cao đòi hỏi sự thông hiểu, kỹ năng phân tích, tổng hợp, 
so sánh, thể hiện được các khái niệm, định lý nên gọi những em khá, giỏi để tránh 
nhàm chán,
Học sinh phải trả lời cụ thể, đầy đủ theo yêu cầu nội dung câu hỏi. Nếu học sinh 
trả lời thừa sẽ ảnh hưởng đến các câu sau dẫn đến học sinh không nắm vững nội 
dung của bài học.
Cùng một nội dung học tập, với cùng một mục đích như nhau, GV có thể sử dụng 
nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau. Bên cạnh những câu hỏi 
chính cần chuẩn bị những câu hỏi phụ
Hệ thống câu hỏi phải lôi cuốn học sinh vào tình huống có vấn đề để tìm cách 
giải quyết vấn đề nhằm kích thích các em say mê nghiên cứu khoa học.
b. Phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề:
 Dựa vào mục tiêu của bài, giáo viên đưa ra một số tình huống có vấn đề như: 
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn; ật ngược vấn 
đề; Xét tương tự; Khái quát hoá; Khai thác kiến thức cũ; Đặt vấn đề dẫn đến kiến 
thức mới; Giải bài tập mà chưa biết thuật giải trực tiếp, tìm sai lầm trong lời giải, 
phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm... Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 
môn học, bài học, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể mà đưa ra các tình huống 
thích hợp. Không nên yêu cầu HS tự khám phá tất cả các tri thức qui định trong
chương trình. Có thể có sự giúp đỡ của GV với mức độ nhiều ít khác nhau. HS được 
học không chỉ kết quả mà điều quan trọng hơn là cả quá trình phát hiện và giải quyết 
vấn đề. Học sinh tìm tòi giải quyết được một số tình huống có vấn đề đó nhằm phát 
triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, tạo ra những 
hoạt động phong phú, hấp dẫn, nhằm khơi dậy hứng thú, lòng ham học tập, tìm tòi, 
kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Để áp dụng được phương pháp này thì cả 
thầy và trò phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Người thầy phải có kiến thức sâu rộng, xác định được bản chất và trọng tâm của 
vấn đề, chuẩn bị tốt các điều kiện dạy học cụ thể, từ đó có thể lấy các tình huống 
xảy ra khi đang giảng dạy sẽ thu hút học sinh hơn.
 5 - Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan.
- Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử 
dụng khác nhau.
- Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan, và cất đồ dùng trực quan 
khi không sử dụng.
- Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lý. Cần chuẩn bị câu 
hỏi hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
- Cần chú ý tận dụng thời gian đặt câu hỏi hoặc định hướng quan sát trong khi trình 
bày đồ dùng trực quan hoặc chốt lại nội dung chính cần truyền tải đến học sinh 
trong khi thu dọn đồ dùng trực quan. Hoặc làm bảng phụ sao cho học sinh có thể ghi 
câu trả lời ngay trên đó mà có thể bôi xoá được để sử dụng cho các tiết khác và có 
đáp án để đối chiếu với kết quả của học sinh nhằm tiết kiệm thời gian.
d. Phƣơng pháp thảo luận:
 Giáo viên chuẩn bị một hoặc vài câu hỏi, bản vẽ hoặc vấn đề nào đó cho học 
sinh thảo luận theo tổ, theo nhóm, thảo luận cặp để hoàn thành
Quy trình thực hiện
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
-Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
-Trao đổi ý kiến
 luận, tổng kết trước toàn lớp
- Các nhóm lần , thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo lượt báo cáo kết quả.
- Thảo luận chung.
- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
Ưu nhược điểm của phương pháp thảo luận :
 Ưu điểm Nhược điểm
 - HS được học cách cộng tác trên nhiều - Nếu không phân công hợp lí, chỉ có 
 phương tiện. một số học sinh khá tham gia còn số HS 
 - HS được trao đổi, bàn luận. khác không HĐ.
 - Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, - Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán
 dễ nhớ. hoặc mâu thuẫn với nhau.
 7 *Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp luyện tập và hực hành:
 Ƣu điểm Nhƣợc điểm
 - à phương pháp có hiệu quả dễ mở - Dễ làm cho HS nhàm chán nếu GV 
 rộng sự liên tưởng và phát triển kĩ năng. không nêu mục đích một cách rõ ràng 
 - uyện tập và thực hành có hiệu quả và có sự khuyến khích cao. Dễ tạo tâm 
 trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và lí phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng 
 trau dồi các kỹ năng đã học, tạo cơ sở tạo.
 cho việc xây dựng kỹ năng nhận thức ở - Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại 
 mức độ cao hơn. nên HS khó có thể đạt được sự lanh lợi 
 - à PP dễ thực hiện và được thực hiện và tập trung, dễ tạo nên học vẹt, đặc biệt 
 trong hầu hết các giờ học như môn Toán, là khi chưa xây dựng được sự hiểu biết 
 Thể dục, Âm nhạc, Anh văn, Công nghệ, ban đầu đầy đủ.
 Hoá học...
Một số lƣu ý khi sử dụng phƣơng pháp luyện tập, thực hành:
Các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và 
áp lực lên HS cũng mạnh hơn. Tuy nhiên áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ 
để khuyến khích HS làm bài chịu khó hơn.
Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự 
nhạt nhẽo và nhàm chán.
Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá để khuyến khích mọi đối tượng HS.
Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động 
khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập.
Cần rèn luyện kỹ năng thực hành, rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức an 
toàn lao động và vệ sinh môi trường nếu có.
f. Phƣơng pháp thuyết trình:
 Được dùng để giải thích một khái niệm, một ký hiệu, qui ước, diễn tả các 
bước tiến hành, hoặc được dùng phối hợp với phương pháp trực quan để hướng 
dẫn trên mẫu vật hoặc mô hình. Khi sử dụng phương pháp này nghệ thuật của giáo 
viên có vai trò rất quan trọng, nếu giảng dạy hấp dẫn có thể làm cho học sinh có một 
sắc thái độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với học sinh. Tuy nhiên, học sinh sẽ 
thụ động trong giờ học, không phát triển khả năng tư duy, khả năng tự học, tìm tòi 
kiến thức mới. Vì thế, giáo viên cần hạn chế tối đa phương pháp truyền thống này.
 Giáo viên cần chuẩn bị tốt và đa dạng các phương tiện dạy học. Tuỳ trường 
hợp ta có thể phối hợp phương pháp trực quan với phương pháp đàm thoại, giảng 
giải hoặc thảo luận, trong một hoạt động có thể phối hợp nhiều phương pháp để 
tránh nhàm chán và kích thích sự hứng thú trong một tiết học. Ngoài các phương
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_linh_hoat_cac_phuong_phap_day.docx
  • pdfskkn_thuy_2016_24201810.pdf