Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy ở các tiết thực hành Sinh học 6

- Mục tiêu của Giáo dục hiện nay không chỉ đơn thuần giúp học sinh ( HS) cách nắm bắt, tiếp thu kiến thức mà còn cần hướng dẫn các em cách vận dụng kiến thức như thế nào? Giúp các em có năng lực phát hiện, biết ghi chép và đề xuất ý kiến về một số vấn đề có liên quan kiến thức đã học, đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho các em, hình thành một số kĩ năng cần thiết.
- Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng các giờ học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy-học, xây dựng các tiết dạy thực hành thí nghiệm, thực hành quan sát theo hướng nghiên cứu, hạn chế dạy minh họa và qua đó rèn kỹ năng thực nghiệm cho học sinh, kích thích óc tìm tòi, nghiên cứu, tích cực tham gia trong quá trình học tập. Học sinh nắm được mục tiêu, đối tượng, các bước tiến hành, tự lực giải thích được kết quả thực hành, trên cơ sở đó khám phá kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức lý thuyết và biết vận dụng vào giải thích thực tế hoặc sản xuất ở gia đình, địa phương.
- Nhiệm vụ của đề tài: Trao đổi một số vấn đề về:
+ Vai trò của thực hành, thí nghiệm trong dạy học Sinh học.
+ Làm thế nào để dạy một tiết thực hành đạt kết quả cao nhất?
+ Rèn học sinh các kĩ năng cần thiết liên quan, trong đó có một số kĩ năng giáo viên cần đặc biệt quan tâm: kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, viết báo cáo, báo cáo, hợp tác nhóm.
MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 Lý luận 2 Thực tiễn 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 Phần II. NỘI DUNG 3 Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3 Chương II: Thực trạng công tác giảng dạy môn sinh học trường THCS 4 Khai Quang Chương III: Biện pháp thực hiện 5 I. Những yêu cầu chính của phương pháp 5 II. Quy trình áp dụng 6 Chương IV: Kết quả 15 Phần III. KẾT LUẬN 15 Tài liệu tham khảo 17 1 học sinh tích cực tham gia giờ học, tìm tòi, nghiên cứu khoa học, vận dụng và giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tế cuộc sống. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề dạy tiết thực hành trong chương trình sinh học lớp 6. Đối tượng nhận thức ở đây là học sinh lớp 6 của trường THCS Khai Quang do tôi trực tiếp giảng dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Theo dõi kết quả học tập, thái độ học tập của học sinh qua các tiết thực hành, thí nghiệm từ năm học 2010 đến nay, tìm ra nguyên nhân: Vì sao chất lượng các tiết dạy thực hành chưa thật cao, việc vận dụng lý thuyết học tập của học sinh vào các bài thực hành và thực tế cuộc sống còn nhiều khó khăn? - Điều tra, tổng hợp, thống kê số liệu về kết quả học tập của học sinh ở các tiết thực hành ba năm học liền kề từ năm 2010 đến nay. - Khảo sát, thu thập, tổng hợp các bài làm của học sinh qua các năm học, có kế hoạch lưu trữ các tư liệu, bài báo cáo kết quả tốt khá (đóng tập). - Điều tra lấy ý kiến của học sinh qua các tiết dạy thực hành, thí nghiệm GV đã thiết kế và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp thực tế và khả năng học sinh. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề dạy các tiết thực hành trong chương trình sinh học THCS khối 6 theo phương pháp đổi mới. - Học sinh lớp 6A,D trường THCS Khai Quang được thực hiện qua các tiết học từ đầu năm học cho đến nay. Phần II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - Mục tiêu của Giáo dục hiện nay không chỉ đơn thuần giúp học sinh ( HS) cách nắm bắt, tiếp thu kiến thức mà còn cần hướng dẫn các em cách vận dụng kiến thức như thế nào? Giúp các em có năng lực phát hiện, biết ghi chép và đề xuất ý kiến về một số vấn đề có liên quan kiến thức đã học, đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho các em, hình thành một số kĩ năng cần thiết. - Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng các giờ học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy-học, xây dựng các tiết dạy thực hành thí nghiệm, thực hành quan sát theo hướng nghiên cứu, hạn chế dạy minh họa và qua đó rèn kỹ năng thực nghiệm cho học sinh, kích thích óc tìm tòi, nghiên cứu, tích cực tham gia trong quá trình học tập. Học sinh nắm được mục tiêu, đối tượng, các bước tiến hành, tự lực giải thích được kết quả thực hành, trên cơ sở đó khám phá kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức lý thuyết và biết vận dụng vào giải thích thực tế hoặc sản xuất ở gia đình, địa phương. 3 - TN giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các quá trình Sinh học, hoàn thiện và kiểm chứng, chứng minh một vấn đề đã được đề cập. - TN có thể do giáo viên (GV) biểu diễn, do HS tự tiến hành hoặc xem băng hình... TN có thể tiến hành trên lớp, trong phòng TN, tại nhà hoặc tại một địa điểm nào đó. Vai trò, vị trí của giáo viên và học sinh trong tiết dạy thực hành, thí nghiệm: - GV là người hướng dẫn, tổ chức cho HS hoạt động giúp HS tự tìm ra kết luận và ghi nhớ. GV chỉ là người cố vấn, theo dõi, giám sát các hoạt động của HS. - HS ở vị trí người nghiên cứu, sau khi nhận biết được mục tiêu của tiết thực hành, HS hoạt động nhóm để tiến hành THTN dưới sự hướng dẫn của GV, chủ động hoạt động giành tri thức. *Điều tra nắm vững chất lượng học bộ môn đầu năm Khối Giỏi khá TB Yếu Kém lớp 6(A,D) TS % TS % TS % TS % TS % 57 4 7,02 14 24,56 22 38,59 11 19,30 6 10,53 * Xây dựng kế hoạch HS Giỏi Khá TB Yếu Kém khối TS % TS % TS % TS % TS % 6(A,D) 57 10 17,54 18 31,58 25 43,86 4 7,02 0 Chương III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. Những yêu cầu chính của phương pháp: - GV phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích cụ thể mục đích yêu cầu, nội dung, các bước tiến hành của tiết thực hành thí nghiệm. - Cần hướng dẫn học sinh ghi chép những hiện tượng xảy ra trong quá trình thực hành thí nghiệm, những số liệu, hình ảnh thu thập được trong quá trình điều tra. Điều này là rất cần thiết vì học sinh có cơ sở giải thích, khái quát rút ra kết luận. - GV cần chuẩn bị tốt các câu hỏi, bài tập, biểu bảng, tư liệu cần thu thậpcác câu hỏi và bài tập này được GV nêu ra ở phần dặn dò của tiết học trước (Sử dụng phiếu học tập để giao nhiệm vụ, hướng dẫn cách tiến hành), khuyến khích HS khai thác thông tin theo một số chủ đề có liên quan trên mạng internet. Yêu cầu các câu hỏi phải phù hợp chủ đề bài học có tính chất định hướng, kích thích được hứng thú, sự tìm tòi độc lập, sáng tạo của HS để sau khi tìm được câu trả lời sẽ giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu bản chất của vấn đề. Trong giảng dạy GV phải linh hoạt, có tính đến các yếu tố như: Thời gian (Ví dụ: Bài 21. Quang hợp-Sinh học 6- tiết 23), 5 vấn đề, gợi mở biết phân tích nguyên nhân, kết quả và liên hệ thực tế vận dụng vào cuộc sống. - GV cần nắm rõ từng đối tượng học sinh ở các lớp giảng dạy, bằng các phương pháp dạy học tích cực tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng sinh học, các vấn đề thực tế... hướng dẫn học sinh tự lực tham gia vào các hoạt động giáo viên đã thiết kế tạo điều kiện cho các em bộc lộ khả năng nhận thức, biết cách thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình khi thảo luận ở nhóm, tranh luận trước lớp. - Khuyến khích học sinh nêu thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết vấn đề, đề xuất ý kiến khắc phục, giải quyết. - Sau đây là một số bài dạy THTN tôi đã áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực lồng ghép với giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống cho các em kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. a/ Đối với các thí nghiệm có sự tham gia của học sinh trong thực hiện thí nghiệm: - Kiểm tra việc thực hiện thí nghiệm của học sinh, ghi nhận nhanh kết quả thực hiện của các nhóm: nhóm làm tốt, nhóm làm chưa tốt. - Cho học sinh quan sát thí nghiệm giáo viên đã tiến hành học sinh so sánh với kết quả nhóm đã thực hiện. - Cho 1 đến 2 nhóm học sinh trình bày các bước tiến hành thí nghiệm trên cơ sở nhóm đã thực hiện, nêu kết quả thu được, các nhóm nhận xét bổ sung. - Giáo viên nêu nhận xét tóm tắt các bước chủ yếu trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm của các nhóm, khen ngợi nhóm làm tốt, hỏi về nguyên nhân thí nghiệm chưa thành công, giải thích cụ thể trên từng thí nghiệm hỏng và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Qua bài dạy rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát TN, kĩ năng tự tin khi trình bày kết quả làm việc của nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan sự vận chuyển các chất trong thân. * Ví dụ 2: Tiết 18: Thực hành "Vận chuyển các chất trong thân" Mục 1. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan trong thân, GV dạy bằng phương pháp thực hành. - Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của tiết thực hành: Xác định nước và muối khoáng vận chuyển qua bộ phận nào của thân? - Bước 2: Chuẩn bị 2 bình thủy tinh, 1 bình đựng mực xanh hoặc đỏ, 1 bình đựng nước cất, 2 cành hoa trắng (hoa hồng hoặc hoa huệ), kính lúp, dao con. - Bước 3: GV hướng dẫn HS các thao tác thực hành. - Bước 4: HS tiến hành thực hành theo nhóm (để dễ quan sát HS làm trước thí nghiệm ở nhà) - Bước 5: HS tiến hành khai thác thông tin từ kết quả thực hành: 7 + GV nhận xét, đánh giá cho điểm nhóm trả lời tốt. * GV nêu nhận xét về kết quả thí nghiệm của nhóm làm tốt, làm chưa tốt, cho h/s tự giải thích nguyên nhân tóm tắt ý chính của hoạt động kết luận. * Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. b/ Đối với các thí nghiệm do giáo viên tiến hành, học sinh chỉ dựa trên quan sát phân tích để thu nhận kiến thức. - Yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin liên quan đến thí nghiệm như: Mục đích thí nghiệm, điều kiện để thực hiện thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm. - Cho học sinh trình bày các bước tiến hành thí nghiệm thông qua các dụng cụ được giáo viên chuẩn bị sẵn Rèn kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành TN và quan sát TN, kĩ năng trình bày thí nghiệm, thực hành thí nghiệm. - Cho học sinh quan sát thí nghiệm mẫu đã có kết quả do giáo viên chuẩn bị trao đổi thảo luận để tìm ra kiến thức được cung cấp thông qua thí nghiệm. Ví dụ 3: Bài 23: "Cây có hô hấp không?", thí nghiệm 1: chứng minh hiện tượng cây thải ra môi trường khí cacbônic. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thí nghiệm 1 (tr. 77, SGK) : 9 + Góc quan sát. + Góc phân tích. + Góc áp dụng. - GV cho HS chọn góc phù hợp với phong cách học vận động HS vào các góc cho cân đối về số lượng. - Thông báo thời gian hoạt động của các nhóm và cách thực hiện nhiệm vụ theo nhóm như phụ lục. * Hoạt động 2: Xác định chất mà lá cây chế tạo khi có ánh sáng. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm học sinh và hổ trợ nếu các em cần giúp đỡ. HS làm việc theo cặp, nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn HS báo cáo kết quả: GV yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả tại góc tương ứng và kết quả ở góc cuối cùng dán lên bảng - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo theo thứ tự từ: góc quan sát góc phân tích góc áp dụng. Các nhóm theo dõi, bổ sung nếu cần. - HS các nhóm tự so sánh, đánh giá kết quả sau khi GV chuẩn kiến thức. PHỤ LỤC Góc “ QUAN SÁT” 1. Mục tiêu: - Mô tả trình tự các bước tiến hành TN chứng minh lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng. - Quan sát hiện tượng xảy ra. 2. Nhiệm vụ: - Đọc thông tin các bước tiến hành thí nghiệm ở SGK. - Xem băng hình về TN chứng minh lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng. 11
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_doi_moi_phuong_phap_giang_day.doc