Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh Lớp 4

- Tập luyện các bài tập TDTT bằng trò chơi vận động đối với học sinh là một trong những hình thức tập luyện có hiệu quả nhất nhằm kích thích sự hoạt động của của hệ thần kinh, tim mạch Kết quả sự trao đổi chất tăng lên, quá trình đồng hóa thức ăn trong cơ thể các em được đẩy mạnh, quá trình bài tiết được nhanh chóng, khí huyết lưu thông tạo ra sự sảng khoái, hoạt động dể dàng cho cơ thể, như vậy là sức khỏe được tăng cường.

- Trò chơi vận động có nhiều hình thức hoạt động phong phú, sinh động và hấp dẫn phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi nên được đông đảo học sinh rất ưa thích. Khi đã hòa mình vào cuộc chơi, các em thường thể hiện tất cả khả năng của mình, nhưng đồng thời cũng bộc lộ cả những cá tính, đôi khi cả những hành vi không đẹp cần được giáo dục và uốn nắn. Như vậy, trò chơi không những rèn luyện thể lực, trí thông minh, óc sáng tạo, sự vui tươi lành mạnh hồn nhiên, tác phong nhanh nhẹn khẩn trương, sự thật thà, trung thực mà còn giúp cho các nhà sư phạm nhận biết được những nhược điểm của từng học sinh để từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp.

- Trò chơi vận động được sử dụng vừa là một nội dung học tập, vừa là phương tiện rèn luyện sức khỏe, thể lực và giáo dục đạo đức cho học sinh. Các em chơi mà học, học bằng hoạt động chơi một cách nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao.

 

docx 11 trang Trần Đại 28/04/2023 7432
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC II: QĐ số 1729/QĐ-SGDĐT, ngày 29/12/2017.
 PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU
TRƯỜNG TH B LONG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 19 tháng 12 năm 2018
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến “Ứng dụng một số Trò Chơi Vận Động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4”
I- Sơ lược lí lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Mạnh Huy 	Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 19/3/1990
- Nơi thường trú: Ấp Tân Hậu A1, Xã Tân An, Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học B Long An
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên, Bí thư Chi đoàn
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm thể dục thể thao
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên Thể dục
II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 
1. Thuận lợi: 
- Về đội ngũ giáo viên thể dục, trường có hai giáo viên dạy chuyên, đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học môn thể dục. 
- Về số lượng học sinh tham gia đi học đúng thời gian qui định của nhà trường. Qua đó giúp các em hoàn thành các bài tập theo đúng chương trình.
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho sân trường rộng rãi, thoáng mát và đã bố trí một phòng tập đủ kích thước để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của các em.
2. Khó khăn:
- Dụng cụ tập luyện của các em chưa đảm bảo, thời gian tập luyện còn hạn chế vì có trên 50% các em học em 2 buổi/ ngày. 
- Đa số các em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa nên chưa được sự quan tâm của gia đình.
- Tên Sáng Kiến/ đề tài giải pháp: Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4.
- Lĩnh vực: Chuyên môn
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Trong cuộc sống con người, sức khỏe đóng một vai trò rất quan trọng. Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hóa thể chất. Đó là nguồn tài sản của mỗi con người và của mỗi quốc gia. Nó mang đến cho con người sức khỏe, sức sống mãnh liệt, thể lực dồi dào, luôn vui vẻ say mê trong công việc và đưa năng suất lao động ngày một tăng cao.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục đào tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện để thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết.. Xuất phát từ ý tưởng trên và nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất trong nhà trường nói chung và phát triển sức nhanh, khéo léo cho học sinh nói riêng nên tôi chọn đề tài: “Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4”.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
 - Qua quá trình dạy học thực tế tại đơn vị tôi nhận thấy học sinh của trường nói chung và tình hình học sinh nữ lớp 4 nói riêng về khả năng sức nhanh và khéo léo rất kém, một số em rất chập chạm.
- Về cơ sở vật chất: Trường có diện tích sử dụng gồm: 2 sân tập thể dục (sân trước, sân sau), 4 tấm nệm, 2 băng ghế thể dục, 30 quả bóng 150g, 10 trái bóng rổ 50 vợt gổ, dây nhảy, tranh ảnh. 
- Về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất: Trường có 14 lớp, 414 học sinh, 2 giáo viên chuyên Thể dục (ĐHSPTDTT). Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, thời gian công tác lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện. 
- Về học sinh: Nhiều em khi tham gia chơi các trò chơi như: chạy tiếp sức, bỏ khăn, lăn bóng bằng tay,rất ngại tham gia vì sợ mình tham gia chơi mà thua thì các bạn khác sẽ chọc ghẹo, dần dần cảm thấy nhàm chán và chất lượng học sinh tham gia học thể dục không cao.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
- Tập luyện các bài tập TDTT bằng trò chơi vận động đối với học sinh là một trong những hình thức tập luyện có hiệu quả nhất nhằm kích thích sự hoạt động của của hệ thần kinh, tim mạch Kết quả sự trao đổi chất tăng lên, quá trình đồng hóa thức ăn trong cơ thể các em được đẩy mạnh, quá trình bài tiết được nhanh chóng, khí huyết lưu thông tạo ra sự sảng khoái, hoạt động dể dàng cho cơ thể, như vậy là sức khỏe được tăng cường.
- Trò chơi vận động có nhiều hình thức hoạt động phong phú, sinh động và hấp dẫn phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi nên được đông đảo học sinh rất ưa thích. Khi đã hòa mình vào cuộc chơi, các em thường thể hiện tất cả khả năng của mình, nhưng đồng thời cũng bộc lộ cả những cá tính, đôi khi cả những hành vi không đẹp cần được giáo dục và uốn nắn. Như vậy, trò chơi không những rèn luyện thể lực, trí thông minh, óc sáng tạo, sự vui tươi lành mạnh hồn nhiên, tác phong nhanh nhẹn khẩn trương, sự thật thà, trung thực mà còn giúp cho các nhà sư phạm nhận biết được những nhược điểm của từng học sinh để từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp. 
- Trò chơi vận động được sử dụng vừa là một nội dung học tập, vừa là phương tiện rèn luyện sức khỏe, thể lực và giáo dục đạo đức cho học sinh. Các em chơi mà học, học bằng hoạt động chơi một cách nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao.
- Mỗi trò chơi đều có nguyên tắc, luật lệ rất nghiêm, nhưng cách thức đạt được mục tiêu đòi hỏi người chơi phải thông minh, sáng tạo trong quá trình thực hiện, do đó có thể nói chơi Trò chơi vận động là môi trường thuận lợi góp phần phát huy tính chủ động, tính sáng tạo của trẻ em.
- Ở bậc tiểu học về sức nhanh và khéo léo của các em rất chậm, do vẫn còn kém tập trung và chóng mệt nên khi học tôi đưa ra các trò chơi vận động để giúp các em có được hình thành những kỹ năng động tác cơ bản ban đầu và các tố chất nhanh và khéo léo. Vì vậy tôi chọn sáng kiến “Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4”.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tiến trình thực hiện:
Để chọn bài kiểm tra để đánh giá sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 của Trường, tôi chọn các bài tập được áp dụng và đã công bố trong công trình nghiên cứu “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi - Thời điểm năm 2001”, do Viện Khoa học TDTT công bố vào năm 2003 qua test: Chạy 30m XPC (giây), Chạy con thoi 4x10m (giây).
Với mục đích tìm chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 của Trường, chúng tôi dựa theo những yêu cầu: 
- Trò chơi đơn giản dễ thực hiện;
- Trò chơi cần phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển thể lực của học sinh; 
- Giúp học sinh hình thành một số kỹ năng vận động có liên quan. 
3.2. Thời gian thực hiện:
- Năm học 2017 – 2018 tôi bắt đầu ứng dụng sáng kiến trên, đối tượng áp dụng là học sinh nữ lớp 4 của trường Tiểu học B Long An. Tôi tìm hiểu những biện pháp, phương pháp hay những trò chơi nhằm phát triển sức nhanh và khéo léo cho học sinh để các em tham gia các hoạt động của trường và hoạt động khác đạt hiệu quả hơn.
- Trong năm học qua tôi đưa ra 3 bước để thực hiện:
+ Bước 1: Phương pháp tham khảo tài liệu:
 - Phương pháp này giúp tôi thu thập hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến lĩnh vực giảng dạy về Giáo dục thể chất trong nhà trường. 
- Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo....
- Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được).
+ Bước 2: Phương pháp tham khảo tài liệu:
- Dùng phương pháp này để đánh giá sự phát triển tố chất mạnh và khéo léo qua 2 bài kiểm tra: Chạy 30m XPC, chạy con thoi 4x10m (Đây là các test đã được Viện nghiên cứu khoa học sử dụng trong điều tra thể chất nhân dân):
* Bài kiểm tra chạy 30m XPC (giây):
- Dùng để đánh giá sức nhanh, sức mạnh tốc độ. 
Sân bãi: Đường chạy dài tối thiểu 40 mét, bằng phẳng, chiều rộng ít nhất 2 mét. Kẻ đường thẳng ở 2 đầu vạch xuất phát và đích.
 Cách tiến hành: Mỗi đợt chạy 2 người. Học sinh chạy bằng giầy bata. Khi có lệnh “vào chỗ”, học sinh tiến vào sau vạch xuất phát, đứng tư thế XPC chân trước chân sau cách nhau khoảng 30cm, trọng tâm đổ về phía trước, 2 tay buông lỏng tự nhiên. Khi nghe hiệu lệnh "sẵn sàng", hạ thấp trọng tâm, trọng tâm dồn về chân trước, khuỷu tay hơi co tay này chân kia, đầu hơi cúi, tập trung chú ý chờ lệnh xuất phát. Khi có hiệu lệnh “chạy” lập tức lao nhanh về trước, băng qua vạch đích. Người bấm giờ sử dụng đồng hồ điện tử, đứng ngang vạch đích, khi thấy cờ hạ, lập tức bấm đồng hồ. Khi một bộ phận của thân trên học sinh chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng. Thành tích xác định là giây và số lẻ là 1/100 giây. 
* Bài kiểm tra chạy con thoi 4x10m (giây): 
Dùng để đánh giá năng lực khéo léo.
Sân bãi: Đường chạy có kích thước 10x1,2m, bốn góc có vạch chuẩn để quay đầu. Thành tích: Thời lượng thể hiện trên mặt đồng hồ.
Cách tiến hành: Học sinh thực hiện theo khẩu lệnh: “Vào chỗ - Sẵn sàng - Chạy”. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân ch1,2m
10m
ạm vạch, lập tức nhanh chóng quay ngoắt toàn thân vòng lại, về vạch xuất phát, đến khi một chân chạm vạch thì quay lại. Thực hiện lặp lại đến hết quãng đường, tổng số hai vòng với ba lần quay.
+ Bước 3: Phương pháp quản lý học sinh và sự tham gia vận động thường xuyên:
- Đối với cấp tiểu học các em chưa thật sự làm quen được với trò chơi mang tính chất như nhanh nhẹn và khéo léo, các em là lứa tuổi tinh nghịch, hay chọc phá bạn khi tham gia trò chơi, muốn cho các em tham gia chơi nghiêm túc thật khó. 
- Để quản lý dễ dàng thì trong quá trình chơi cho tốt và hiệu quả mang lại từ trò chơi đầu tiên người giáo viên phải hướng dẫn chi tiết, đưa ra những quy định cụ thể  và cần phải giảng dạy theo kinh nghiệm của bản thân và chọn cán sự phải là học sinh nhanh nhẹn, nhạy bén với các tình huống . Hướng dẫn học sinh tính tự quản dưới sự chỉ huy của cán sự, giáo viên quan sát chấn chỉnh kịp thời những trường hợp học sinh làm sai, quậy phá  dần dần các phương pháp quản lý đó sẽ trở thành thói quen thì quá trình tập luyện sẽ tiến hành một cách dễ dàng. 
- Người giáo viên phải thật nghiêm khắc với những học sinh quậy phá, đùa giỡn, nên tuyên dương kịp thời những học sinh ngoan, hoàn thành tốt để các bạn lấy đó làm gương.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh nắm rõ thời gian các em tham gia học thể dục và tham gia các trò chơi. Ngoài những buổi học chính khóa thì các em có thể sử dụng thời gian của giờ ra chơi hay những buổi học trái buổi để tự tổ chức các hoạt động vui chơi thường xuyên từ đó hình thành cho mình ý thức kỹ năng tự học, tự tập luyện.
3.3. Biện pháp tổ chức:
3.3.1. Biện pháp thứ nhất: “Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi”.
Trước khi tổ chức trò chơi tôi nêu tên và giải thích cách chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho hấp dẫn ngắn gọn như: đặt những câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh cùng tham gia trao đổi để dần dần đưa các em hòa vào cuộc chơi một các tự nhiên. Làm được như vậy, tôi đã giúp được học sinh phát huy được trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Thông qua đó, có thể biết được tính cách của mỗi em mà giáo dục, uốn nắn, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời, tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe các em, trong khi chơi trò chơi nhắc nhở các em tránh tai nạn khi tham gia trò chơi.
3.3.2. Biện pháp thứ hai: “Hướng dẫn chơi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu”
Biện pháp này bao gồm những việc làm sau:. 
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi.
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, những điều người chơi không được làm
- Cách xác nhận kết quả.
3.3.3. Biện pháp thứ ba: “Thực hiện trò chơi và nhận xét sau cuộc chơi”
- Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
- Cho các em chơi thử và chơi chính thức.
- Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội và tuyên dương đội thắng.
- Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Qua các biện pháp tôi mới trình bày ở trên tôi mạnh dạn ứng dụng một trò chơi cụ thể như sau: 
Vd: Trò chơi chạy tiếp sức
TT
Tên gọi
Yêu cầu cơ bản kĩ thuật
Hình ảnh
1
Chạy tiếp sức
Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6 - 8m. Có thể thay vạch đích bằng 2 - 4 lá cờ nhỏ (tương đương với tổ học sinh trong lớp), cờ nọ cách cờ kia 1-2m. Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số người bằng nhau.
Cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng qua cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay (hoặc trao cho bạn 1 chiếc khăn hay quả bóng) bạn số 2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
Các em phát triển sức nhanh rất nhanh chống
Vd: Trò chơi Bỏ khăn
2
Bỏ khăn
Chuẩn bị: Tập hợp các em thành một vòng tròn. Các em ngồi xổm quay mặt vào tâm hai tay có thể để sau lưng hoặc tùy ý. 
Cách chơi: Em cằm khăn chạy 1 hoặc 2 vòng sau lưng các bạn khi thấy thuận lợi thì bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó rồi chạy tiếp hết vòng nếu như bạn này chưa biết thì cúi xuống quất nhẹ vào lưng bạn này đứng lên chạy một vòng rồi về ngồi vào vị trí cũ. Trong khi bạn bị bỏ khăn chạy, bạn cầm khăn chạy đuổi theo và dùng khăn quất nhẹ vào lưng bạn. Hết một vòng, giáo viên có thể cho học sinh đó chơi tiếp hoặc chọn em khác.
Phản ứng khéo léo của các em phát triển vượt bậc
IV- Hiệu quả đạt được:
1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
a. Trước khi áp dụng sáng kiến.
- Tình hình học sinh của trường nói chung và tình hình học sinh nữ lớp 4 nói riêng về khả năng sức nhanh và khéo léo rất kém, một số em rất chập chạm.
- Nhiều em khi tham gia chơi các trò chơi như: chạy tiếp sức, bỏ khăn, lăn bóng bằng tay,rất ngại tham gia vì sợ mình tham gia chơi mà thua thì các bạn khác sẽ chọc ghẹo, dần dần cảm thấy nhàm chán và chất lượng học sinh tham gia học thể dục không cao.
b. Sau khi áp dụng sáng kiến.
- Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi tổ chức các trò chơi, học sinh tích cực tham gia và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện vì vậy sự nhanh nhẹn và khéo léo của các em cũng ngày càng tiến bộ được thể hiện qua các lần tham gia trò chơi.
Sau 1 năm giảng dạy, tôi so sánh thành tích chạy 30m XPC, chạy con thoi 4x10m của nữ học sinh lớp 4 và thu được kết quả:
Chạy 30m XPC (giây)
6.24
0.56
6.53
0.41
2.345
< 0.05
Chạy con thoi 4x10m (giây)
11.90
0.60
12.28
0.71
2.329
< 0.05
Sau 1 năm học: 
Thành tích chạy 30m XPC của học sinh nữ khối lớp 4 được rút ngắn tích 
Thành tích chạy con thoi 4x10m của học sinh nữ khối lớp 4 rút ngắn hơn
Điều đó có thể kết luận rằng:
Sau thời gian 1 năm học: 
Thành tích chạy 30m XPC của học sinh nữ khối lớp 4 rất có tiến bộ. 
Thành tích chạy con thoi 4x10m của học sinh nữ khối lớp 4 tiến bộ vượt bậc.
Căn cứ kết quả sau 1 năm học thu được, tôi khẳng định rằng một số TCVĐ lựa chọn đã phát huy được tác dụng của học sinh nữ khối lớp 4 là đã có sự phát triển sức nhanh, khéo léo tốt hơn.
- Kết quả là thành tích của các em học sinh tham gia chơi nhanh hơn và khéo léo hơn lần trước. Đối với học sinh hoàn thành tốt các em học nhiệt tình, tham gia chơi đúng luật hơn. 
- Sau khi áp dụng các biện pháp trên phần đông các em tham gia nhiệt tình, lớp học sôi nổi hơn. Học sinh hầu hết tham gia nhiệt tình, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn tới ứng dụng sáng kiến này và quan tâm đến con em nhiều hơn.
2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng:
Để kiểm nghiệm trong thực tiễn một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học B Long An. Tôi qui ước như sau:
Gồm 40 nữ hs lớp 4 được tập luyện với một số trò chơi vận động đã được lựa chọn như trên.
Để có cơ sở đánh giá tác dụng của các trò chơi vận động đến sự phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh, tôi tiến hành kiểm tra thành tích chạy 30m XPC, chạy con thoi 4x10m vào các thời điểm giảng dạy trong giờ học thể dục và các buổi ngoại khóa: 
- Qua quá trình 1 năm áp dụng đề tài và ứng dụng các biện pháp trên, cuối cùng tôi đã lựa chọn ra được 6 trò chơi nhằm phát triển sức nhanh và khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 Trường Tiểu học B Long An.
Trò chơi phát triển sức nhanh:
Chạy tiếp sức
Trao tín gậy
Chuyển đồ vật
Trò chơi phát triển khéo léo:
Chạy theo hình tam giác
Lăn bóng bằng tay
Bỏ khăn 
Căn cứ kết quả sau 1 năm học thu được, tôi khẳng định rằng một số trò chơi vận động lựa chọn đã phát huy được tác dụng của học sinh nữ khối lớp 4 là đã có sự phát triển sức nhanh, khéo léo tốt hơn.
V- Mức độ ảnh hường:
- Qua việc thực hiện sáng kiến với các biện pháp trên và những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy việc việc ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 là một vấn đề cần thiết. Thông qua việc ứng dụng và xác định trình độ kĩ thuật để có những phương hướng giải quyết kịp thời sửa chữa sai lầm, đồng thời đề ra biện pháp khắc phục, nâng cao phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 như sau:
+ Biện pháp thứ nhất: “Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi ”.
+ Biện pháp thứ hai: “Hướng dẫn chơi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu”.
+ Biện pháp thứ ba: “Thực hiện trò chơi và nhận xét sau cuộc chơi”.
- Sau khi thực hiện sáng kiến qua lý luận và thực tiễn áp dụng tại đơn vị, tôi nhận thấy đã đạt được kết quả khả quan không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, nâng cao sức nhanh và khéo léo mà còn giúp học sinh tự tìm ra phương pháp rèn luyện thể chất và sự ham thích, tích cực tham gia trò chơi làm cho không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh.
- Cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên môn sâu hơn thông qua đồng nghiệp, giáo trình, sách, báo, internet,.. để có thể hiểu rõ các kỹ thuật cơ bản, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh,... để trang bị cho mình những kiến thức nền tảng cơ bản thật sự vững vàng và có thể truyền đạt cho các em.
- Trong công tác giảng dạy cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể từng phần. Và áp dụng những kiến thức khoa học mà mình đã được học vào quá trình ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 của trường cũng như các học sinh của các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh.
- Các biện pháp này cần hợp lý, phù hợp với lứa tuổi tiểu học tránh tình trạng luyện tập quá sức, không phù hợp ảnh hưởng sức khỏe học sinh.
- Sáng kiến này cũng được triển khai trong các phiên họp tổ chuyên môn đầu năm và được các bạn đồng nghiệp thực hiện đạt kết quả khá tốt.
 - Sáng kiến này chẳng những áp dụng tốt với học sinh toàn trường và còn có thể áp dụng cho cả học sinh tiểu học toàn Thị xã.
VI- Kết luận:
 Kết quả đã xác định được 6 trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học B Long An gồm:
* Trò chơi phát triển sức nhanh:
+ Chạy tiếp sức
+ Trao tín gậy
+ Chuyển đồ vật
* Trò chơi phát triển khéo léo:
+ Chạy theo hình tam giác
+ Lăn bóng bằng tay
+ Bỏ khăn
Một số trò chơi vận động được ứng dụng đã thể hiện tính ưu việt cho nữ học sinh lớp 4 Trường Tiểu học B Long An cụ thể là:
Thành tích chạy 30m sau 1 năm học nhanh hơn thành tích trước là 0.29 giây. Thành tích chạy con thoi 4x10m sau một năm học nhanh và khéo léo hơn thành tích trước là 0.38 giây.
Qua quá trình áp dụng sáng kiến trên tôi nhận thấy việc áp dụng các biện pháp, bài tập cũng như hình thức tập luyện phù hợp đã mang lại những kết quả tốt nhất đối với học sinh nói chung và học sinh nữ lớp 4 của trường Tiểu học B Long An nói riêng, mở ra hướng đi căn bản cho công tác giảng dạy và ứng dụng sáng kiến trên nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho học sinh.
Qua quá trình phân tích kết quả ở trên đã tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cần thiết cho tôi trong quá trình giảng dạy với những gì tôi đã

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_tro_choi_van_dong_nham.docx