Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm Vài nét về phân môn luyện từ và câu trong môn Tiếng việt ở tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm Vài nét về phân môn luyện từ và câu trong môn Tiếng việt ở tiểu học

Trong sách giáo khoa Tiếng việt Tiểu học (chương trình cải cách giáo dục), nội dung về từ và câu được dạy trong hai phân môn từ ngữ và ngữ pháp. Nhưng hiện nay để nhằm thể hiện rõ hơn mối quan hệ bổ sung chặt chẽ giữa từ và câu trong việc sử dụng từ đặt câu, mở rộng vốn từ tích cực nên nội dung từ và câu được tích hợp trong một phân môn mới, có tên là Luyện từ và câu, bắt đầu có chính thức trong SGK và Tiếng việt – chương trình mới.

Phân môn luyện từ và câu là một trong các phân môn tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn trong nội dung dạy học Tiếng việt ở Tiểu học – chương trình mới. Mục tiêu cụ thể như sau:

  1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm, theo ý nghĩa khái quát; cung cấp một số hiểu biết sơ giản về từ: Cấu tạo của từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy), nghĩa từ (từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, từ nhiều nghĩa).
  2. Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về từ loại (từ chỉ sự vật – danh từ, từ chỉ hoạt động, trạng thái - động từ; từ chỉ đặc điểm , tính chất – tính từ; đại từ, quan hệ từ), câu (các kiểu câu trần thuật đơn; danh là danh, danh - động, danh – tính; câu hỏi, kể, cầu khiến, câu cảm), cấu tạo câu (trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ, câu đơn, câu ghép); dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang ), cấu tạo của tiếng, biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá), các biện pháp liên kết câu (nối các câu ghép, liên kết các câu bằng phép lặp, nối, thế, lược).
  3. Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu theo các kiểu câu, kĩ năng sử dụng đúng các dấu câu, có kĩ năng sử dụng các biện pháp liên kết câu nhằm tăng cường kỹ năng dùng từ đặt câu, dựng đoạn, dựng bài cho học sinh.
  4. Bồi dưỡng thói quen, năng lực dùng từ đúng; nói, viết, thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng việt văn hoá trong giao tiếp và thích học Tiếng việt.
doc 8 trang Mai Loan 08/11/2023 4060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm Vài nét về phân môn luyện từ và câu trong môn Tiếng việt ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH
Trao đổi kinh nghiệm
Vài nét về phân môn luyện từ và câu trong môn Tiếng việt ở tiểu học.
Giáo viên: Dương Thu Ân
 Giáo viên trường tiểu học Cát Linh
NĂM HỌC 2004 – 2005
Đặt vấn đề (Chương trình mới)
	Trong sách giáo khoa Tiếng việt Tiểu học (chương trình cải cách giáo dục), nội dung về từ và câu được dạy trong hai phân môn từ ngữ và ngữ pháp. Nhưng hiện nay để nhằm thể hiện rõ hơn mối quan hệ bổ sung chặt chẽ giữa từ và câu trong việc sử dụng từ đặt câu, mở rộng vốn từ tích cực nên nội dung từ và câu được tích hợp trong một phân môn mới, có tên là Luyện từ và câu, bắt đầu có chính thức trong SGK và Tiếng việt – chương trình mới.
Phân môn luyện từ và câu là một trong các phân môn tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn trong nội dung dạy học Tiếng việt ở Tiểu học – chương trình mới. Mục tiêu cụ thể như sau:
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm, theo ý nghĩa khái quát; cung cấp một số hiểu biết sơ giản về từ: Cấu tạo của từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy), nghĩa từ (từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, từ nhiều nghĩa).
Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về từ loại (từ chỉ sự vật – danh từ, từ chỉ hoạt động, trạng thái - động từ; từ chỉ đặc điểm , tính chất – tính từ; đại từ, quan hệ từ), câu (các kiểu câu trần thuật đơn; danh là danh, danh - động, danh – tính; câu hỏi, kể, cầu khiến, câu cảm), cấu tạo câu (trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ, câu đơn, câu ghép); dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang ), cấu tạo của tiếng, biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá), các biện pháp liên kết câu (nối các câu ghép, liên kết các câu bằng phép lặp, nối, thế, lược).
Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu theo các kiểu câu, kĩ năng sử dụng đúng các dấu câu, có kĩ năng sử dụng các biện pháp liên kết câu nhằm tăng cường kỹ năng dùng từ đặt câu, dựng đoạn, dựng bài cho học sinh.
Bồi dưỡng thói quen, năng lực dùng từ đúng; nói, viết, thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng việt văn hoá trong giao tiếp và thích học Tiếng việt.
Một số dạng bài tập dạy học Tiếng việt yêu thích.
Dạng bài tập nhận diện về biện pháp tu từ nhân hoá
Các ví dụ
Ví dụ 1: Bài tập 2 (Tiếng việt 3 - tập 2 - trang 27).
Cho bài thơ:
Ông trời bật lửa
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười 
Làm bé chợt tỉnh giấc.
Chớp bỗng loè chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
	(Đỗ Xuân Thanh)
	Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào?
Gợi ý:
Các sự vật được gọi bằng gì?
Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?
Trong câu Xuống đi nào, mưa ơi! tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
Lời giải: Trong bài thơ trên, những sự vật được nhân hoá là: Mặt trời, mây, trăng sao, đất, sấm, chớp.
Các sự vật được nhân hoá
Các sự vật đươc gọi bằng
Những từ ngữ miêu tả các sự vật 
Mặt trời
ông
Bật lửa
Mây 
chị
kéo đến
Trăng sao
đi trốn cả rồi
Đất
nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước
Sấm
ông
vỗ tay cười
Chớp
soi sáng khắp ruộng vườn
Ví dụ 2: Bài tập 1 (Tiếng việt 3, tập 2, trang 44)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích tứng li, từng li.
Anh kim phút lầm kì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim giây tinh nghịch 
Chạy vút lên trước hàng
ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
	(Hoài Khánh)
Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá?
Những vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Lời giải:
Trong bài thơ trên những vật được nhân hoá: Kim giờ, kim phút, kim giây.
Những vật này được nhân hoá bắng cách:
+ Từ để gọi cho con người được dùng để gọi tên các sự vật:
Kim giờ - bác.
Kim phút – anh.
Kim giây – bé.
+ Những vật ấy được tả bằng các từ ngữ sau:
Bác kim giờ - thận trọng, nhích từng li.
Anh kim phút - lầm lì, đi từng bước.
Bé lim giây – tinh nghịch, chạy lên trước hàng.
Ba kim – cùng tới đích, rung một hồi chuông.
Em thích hình ảnh: Bác kim giờ thận trọng/ Nhích từng li, từng li.
Vì: Kim giờ, được gọi bằng bác - một cách gọi rât thân mật; bác kim giờ rất cẩn thận.
Đây là những dạng bài tập mới, có trong chương trình SGK Tiếng việt 3 - tập 2, nhằm giúp học sinh làm quen với biện pháp tu từ nhân hoá: tên gọi biện pháp, các cách nhân hoá và tác dụng của nhân hoá; hiểu về biện pháp tu từ nhân hoá, từ đó giúp học sinh sử dụng biện pháp này khi viết đoạn văn, viết các bài tập làm văn miêu tả ở các lớp sau, tạo hiệu quả tu từ cao khi giao tiếp.
Trong các bài tập trên, ngữ liệu được chọn lọc, hay phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Ngữ liệu có nội dung miêu tả sự vật rất gần gũi với các em, tạo cho các em sự thích thú khi học. Các em sẽ thấy các sự vật xung quanh trở nên ngộ nghĩnh đáng yêu hơn. Nhờ đó, học sinh sẽ tiếp nhận biện pháp tu từ này một cách dễ hiểu hơn.
Cơ sở của dạng bài tập này là lý thuyết về biện pháp tu từ nhân hoá (khái niệm, tác dụng, các cách nhân hoá).
Với bài tập ở ví dụ 1, giáo viên có thể tổ chức dạy học như sau:
Đối với học sinh bình thường, khá, giỏi, giáo viên có thể gọi học sinh lên bảng gạch chân các từ chỉ sự vật được nhân hoá và những từ ngữ miêu tả sự vật đó.
Đối với học sinh trung bình và yếu hơn giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận và thay đổi hình thức bài tập:
	+ Điền vào chỗ chấm. Chẳng hạn: Hãy điền tiếp vào chỗ chấm các từ chỉ sự vật được nhân hoá và các từ miêu tả các sự vật đó để trả lời câu hỏi.
Các sự vật được nhân hoá
Các sự vật được gọi bằng
Những từ ngữ miêu tả các sự vật
Mặt trời
...
bật lửa
...
chị
...
...
đi trốn
Đất
...
Sấm
...
vỗ tay cười
...
soi sáng khắp ruộng vườn
Trong câu Xuống đi nào, mưa ơi! tác giả nói với mưa thân mật như...
	+ Bài tập nối, ghép. Chẳng hạn: hãy nối các ô ở bên trái với các ô ở giữa với các ô ở bên phải sao cho phù hợp để trả lời câu hỏi a, b.
Từ chỉ người dùng để chỉ sự vật
Các sự vật được nhân hoá
Những từ ngữ miêu tả các sự vật
Ông
Mây
Đi trốn
Trăng sao
Nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước
Sấm
Bật lửa
Chị
Mặt trời
Soi sáng ruộng vườn
Chớp
Kéo đến 
Đất
Vỗ tay cười
Hãy đánh dấu x trước ý kiến em cho là phù hợp nhất để trả lời câu hỏi c.
Trong câu Xuống đi nào, mưa ơi! tác giả nói với mưa thân mật như:
Một người anh, người chị với một người em.
Một người cha, người mẹ với một người con.
Một người bạn với một người bạn.
Đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể tôe chức thành trò chơi cho học sinh chơi sau khi học sinh thảo luận nhóm.
Có ba đội chơi (Mỗi đội 3 người). Giáo viên phát cho mỗi đội các thẻ từ ghi các từ chỉ người dùng để gọi tên sự vật, thẻ từ có ghi tên các sự vật, thẻ từ ghi những từ ngữ miêu tả sự vật. Trong hai phút, mỗi đội phải gắn nhanh và tương ứng giữa các thẻ từ có ghi từ chỉ người dùng để gọi tên sự vật với các thẻ từ ghi tên các sự vật, với thẻ từ ghi những từ ngữ miêu tả sự vật đó. Đội nào gắn đúng, nhanh, đội đó sẽ thắng.
Từ bài tập này giáo viên có thể đưa ra đề nâng cao cho học sinh khá, giỏi (hoặc học sinh lớp 4) như sau:
	+ Bài thơ miêu tả cảnh gì?
(Cảnh trời sắp mưa
Nếu học sinh không trả lời đựơc, giáo viên có thể gợi ý: trong bài thơ có những từ gọi tên và mô tả các hiện tượng thiên nhiên: mây, mưa, sấm, chớp; mâyy kéo đến như thế nào, sấm ra sao...).
	+ Em hiểu câu “Ông trời bật lửa” nghĩa là gì?
(Lúc trời mưa, thường có những tia chớp sáng, màu vàng ở giữa bầu trời giống màu của lửa, sau đó lại biến mất giống như khi ta bật cái bật lửa).
	+ Qua nội dung bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả quang cảnh bầu trời lúc sắp mưa và lúc trời mưa. (Giáo viên có thể gợi ý thêm: Khi trời sắp mưa, trời đang sáng, trong xanh, (mùa hè), mây đen kéo về như thế nào, có chớp hay không...).
	+ Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động:
Con mèo đang nằm sưởi nắng từ sáng đến trưa.
(* Chú mèo lười đang nằm sưởi nắng từ sáng đến trưa.
 * Chú mèo đang nằm đón những tia nắng ấm áp
 * Chú mèo đang nằm ngủ quên dưới ánh nắng.)
Những bông hoa hồng nhung nở nhiều dưới nắng mai.
Những cô hồng nhung đua nhau khoe sắc dưới nắng mai.
Những chị hồng nhung tươi cười dưới nắng mai.
Những ả hông nhung thi nhau khoe cười đón nắng mai.
Gợi ý cho học sinh:
- Cách 1: Dùng các từ chỉ người để gọi tên cho vật có trong câu: anh, chị, em, nàng, em, ả, cô...
- Cách 2: Dùng những từ chỉ đặc điểm, trạng thái, hoạt động của con người để tả về các sự vật có trong câu.
III. Kết luận
	Trên đây là một vài ví dụ khi dạy luyện từ và câu ở lớp 3 chương trình mới đã gây được hứng thú trong giảng dạy của giáo viên và tiếp thu bài của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctrao_doi_kinh_nghiem_vai_net_ve_phan_mon_luyen_tu_va_cau_tro.doc