Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Địa lí 10 ở trường THPT theo phát triển năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Địa lí 10 ở trường THPT theo phát triển năng lực

Trong cuộc cách mạng cộng nghệ 4.0, nguồn tri thức đến với học sinh rất phong phú, đa dạng, học sinh có thể tự học nếu biết được cách học và GV ở thế kỷ này phải có năng lực hướng dẫn cho học sinh, để học sinh tự tìm tòi lấy nội dung cần học và áp dụng vào thực tiễn không ngừng thay đổi. Vì vậy, đào tạo năng lực cho người học là mục tiêu cao nhất và cần thiết để người học có thể khẳng định được mình trong cộng đồng phức tạp, đa dạng và đổi thay, tạo ra thích ứng cao với mọi hoàn cảnh.

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW) xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy học theo phát triển năng lực ở trường THPT cũng là vấn đề đang còn mới mẻ, chưa có tiền lệ và mặt khác, quá trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đang được tiến hành. Với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta có đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạy học mà chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí đã đề ra: “Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Trước bối cảnh đó, đòi hỏi người giáo viên cần phải có ngay những cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực, để giúp các giáo viên tiếp cận cũng như triển khai thực hiện chương trình mới, với hy vọng có thể giúp học sinh vận dụng được các kiến thức địa lí vào đời sống thực tiễn, khơi dậy lòng say mê và phát triển năng lực sáng tạo.

docx 83 trang Thu Kiều 09/10/2024 2601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Địa lí 10 ở trường THPT theo phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài
TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG THPT THEO 
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
 (Môn: Địa lí)
 Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Tuấn 
 Tổ: Xã hội
 Năm thực hiện: 2023 
 Điện thoại: 0977.192.006
 1 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1. Mục đích
 Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh 
trong dạy học địa lí lớp 10 có tính khoa học, thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả 
dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông.
 2. Nhiệm vụ
 - Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học phát 
triển năng lực học sinh trong dạy học địa lí lớp 10 THPT.
 - Xác định một số biện pháp tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh có 
tính khoa học, dễ làm, dễ vận dụng mang lại hiệu quả cao trong dạy học địa lí lớp 
10 THPT.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của 
các biện pháp tổ chức dạy học.
 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Tổ chức dạy học theo phát triển năng lực cho học sinh qua môn Địa lí 10.
 - Vận dụng đối với học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2 – huyện Quỳ Hợp.
 IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
 Lịch sử nghiên cứu việc tổ chức dạy học theo phát triển năng lực đã có nhiều 
tác giả quan tâm và dày công nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới.
 Thế giới đã và đang thiết kế chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, 
phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và xây dựng hệ thống các năng 
lực chung và năng lực chuyên biệt cho từng môn học.
 Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục dạy 
học theo phát triển năng lực, đổi mới kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực, 
đổi mới phương pháp day học bộ môn ở trường phổ thông, các nghiên cứu này 
được đề cập thông qua các công trình nghiên cứu khoa học, sách, tạp chí.
 Tuy nhiên, các tài liệu đó chỉ đề cập đến những khái niệm, phân loại, các 
bước dạy học phát triển năng lực,  chứ chưa đi sâu nghiên cứu về tổ chức dạy 
học Địa lí lớp 10 theo phát triển năng lực với các biện pháp và ví dụ cụ thể.
 Trên cơ sở kế thừa, phát triển các đề tài nghiên cứu trước đó, vận dụng vào 
đề tài này để đưa ra một số biện pháp tổ chức dạy học phát triển năng lực cho HS 
thông qua dạy học Địa lí lớp 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn 
Địa lí ở trường THPT nói chung và trường THPT Quỳ Hợp 2 nói riêng.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC DẠY HỌC 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT
 I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ 
TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
 1. Tổ chức dạy học
 1.1. Khái niệm
 Tổ chức dạy học là việc bố trí, sắp xếp, tập hợp nhóm học sinh thành một 
chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc khoa học, bài bản trong các hoạt động dạy 
và các hoạt động học nhằm đem lại kết quả giáo dục (kiến thức, kỹ năng, thái độ) 
cao nhất.
 Trong dạy học, tổ chức các hoạt động là công việc của giáo viên, trong đó 
công việc chủ yếu là hướng dẫn, chỉ đạo, giao việc, điều khiển, truyền thụ tri thức, 
kiểm tra, đánh giá... các hoạt động của học sinh. Còn các hoạt động chủ yếu của 
học sinh là lắng nghe, nhận nhiệm vụ học tập, giải quyết các nhiệm vụ học tập, trao 
đổi thảo luận, trình bày ý kiến, trả lời câu hỏi của giáo viên,...
 Như vậy, tổ chức dạy học được tiến hành theo trật tự và chế độ nhất định, 
trong hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất biện chứng với nhau.
 1.2. Đặc trưng của tổ chức dạy học
 Chủ thể của tổ chức dạy học là hoạt động của GV và HS, tức là người thực 
hiện các hành động, làm việc theo kế hoạch, ý đồ nhất định. Trong quá trình hoạt 
động, GV biết cách tổ chức các hành động tạo thành hệ thống, lựa chọn, điều khiển 
linh hoạt các hoạt động phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, tình huống.
 Tổ chức các hoạt động dạy học bao giờ cũng có đối tượng của nó. Đối tượng 
của hoạt động là sự vật, tri thức,  thông qua hoạt động để tạo tương tác, chiếm 
lĩnh, sử dụng nó (đối tượng) nhằm thỏa mãn nhu cầu.
 Tổ chức các hoạt động dạy học có tính mục đích. Đây là nét đặc trưng thể 
hiện trình độ, năng lực GV trong việc chiếm lĩnh đối tượng. GV sử dụng vốn hiểu 
biết, kinh nghiệm, phương tiện để phát hiện, khám phá đối tượng chuyển thành ý 
thức, năng lực của chính mình. Tính mục đích định hướng cho chủ thể họat động, 
hướng tới chiếm lĩnh đối tượng. Như vậy, nói đến hoạt động bao giờ cũng có sự 
gắn kết giữa chủ thể, đối tượng và mục đích hoạt động.
2. Tổ chức dạy học phát triển năng lực
2.1. Khái niệm
 5 - Mục tiêu: Phát triển toàn diện phẩm chất và NL người học; chú trọng vận 
dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chuẩn bị NL giải quyết các tình huống 
của cuộc sống và nghề nghiệp, giúp người học thích ứng với sự thay đổi của XH.
 - Nội dung dạy học: Nội dung và hoạt động cơ bản trong các môn học được 
liên kết với nhau, gắn với tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những 
nội dung chính nhằm đạt được kết quả đầu ra, gắn với việc hình thành và PTNL.
 - Phương pháp dạy học: Người dạy tổ chức, tư vấn, hỗ trợ giúp người học tự 
lực, tích cực và sáng tạo trong học tập; Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương 
pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học tích cực giúp người học trải nghiệm thực tế tìm 
kiếm và vận dụng kiến thức.
 - Hình thức tổ chức dạy học: Chú trọng các hình thức học cá nhân, học hợp 
tác với các hoạt động đa dạng như hoạt động xã hội, trò chơi, dự án học tập, trải 
nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin.
 - Môi trường học tập: Đa dạng, ở trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường đặc biệt 
là vườn trường, xưởng trường, vận dụng trong đời sống thực tế. Môi trường học 
tập đa dạng, linh hoạt phát huy được tính sáng tạo của người học, có sự hỗ trợ hoặc 
tham gia của các tổ chức xã hội và gia đình.
 - Đánh giá kết quả: Dựa vào tiêu chí hoặc bộ công cụ chủ yếu hướng vào 
năng lực đầu ra, tính đến sự tiến bộ, tư vấn cho người học biện pháp thay thế bằng 
phương thức học tập hiệu quả; chú trọng vào các sản phẩm học tập và khả năng 
vận dụng trong các tình huống thực tiễn.
 2.3. Ưu điểm của dạy học phát triển năng lực
 - Linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể nền tảng kiến thức hoặc 
trình độ hiểu biết. Loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập, học sinh nắm 
chắc “chất lượng kiến thức”.
 - HS được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành.
 - HS học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học 
tập của mình.
 - HS được khuyến khích để phát triển mọi mặt, phát hiện và phát triển thế 
mạnh của bản thân. HS được thỏa sức sáng tạo, từ đó khai thác hết những tiềm lực 
của bản thân. Kéo gần mối quan hệ thầy - trò, trò – trò.
 Với những ưu điểm này, dạy học PTNL được xem là định hướng giáo dục 
cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục hiện đại.
 2.4. Sự khác biệt của dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực
 Trong thực tế, không có một phương pháp giáo dục nào là vạn năng, bởi vì 
quá trình dạy học gồm nhiều thành tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá
 7 truyền thống (thuyết trình, hướng được bày tỏ ý kiến, tham gia 
 dẫn thực hành, trực quan). phản biện.
 Giáo viên sử dụng nhiều PPDH 
 tích cực (giải quyết vấn đề, tự 
 phát hiện, trải nghiệm) kết 
 hợp PP truyền thống.
Môi Thường sắp xếp cố định (theo các Có tính linh hoạt, người dạy 
trường dãy bàn), người dạy ở vị trí trung không luôn luôn ở vị trí trung 
học tập tâm. tâm.
 Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào kết 
 dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, quả “đầu ra”, quan tâm tới sự 
 thái độ gắn với nội dung đã học, tiến bộ của người học, chú 
 chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng trọng khả năng vận dụng kiến 
Đánh vận dụng kiến thức vào thực tiễn. thức đã học vào thực tiễn.
giá Người dạy thường được toàn quyền Người học được tham gia vào 
 trong đánh giá. đánh giá lẫn nhau.
 Tri thức người học có được chủ yếu Tri thức người học có được là 
 là ghi nhớ. khả năng áp dụng vào thực tiễn.
Sản Do kiến thức có sẵn nên người học Phát huy sự tìm tòi nên người 
phẩm phụ thuộc vào tài liệu, SGK. học không phụ thuộc vào tài 
giáo dục Ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên liệu, SGK.
 sản phẩm giáo dục là những con Phát huy khả năng ứng dụng 
 người ít năng động, sáng tạo. nên sản phẩm giáo dục là 
 những con người năng động, tự 
 tin.
 Như vậy, dạy học PTNL có sự khác biệt so với dạy học truyền thống trong 
hầu hết các yếu tố liên quan đến tổ chức dạy học. Sự khác biệt này đồng thời định 
hướng những vấn đề cần chú ý trong dạy học PTNL. Các nội dung dạy học qua các 
bài học, chủ đề cụ thể cần phải có sự liên hệ, chú trọng sự liên quan của chúng đến 
các kết quả đầu ra. Phương pháp, hình thức dạy học phải thúc đẩy các tương tác sư 
phạm, tăng cường sự tham gia của HS trong các hoạt động gắn với thực tiễn cuộc 
sống. Kiểm tra, đánh giá cần xem xét mức độ đáp ứng các yêu cầu đầu ra cần đạt 
theo quy định, và trước khi thực hiện điều đó, hoạt động đánh giá cần hướng đến 
việc hỗ trợ HS trong hoạt động học tập nhằm đạt các mục tiêu mong muốn.
 II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT
 1. Đặc điểm của chương trình Địa lý 10 - THPT
 9 + Sự phát triển về mặt cơ thể trong lứa tuổi này, tạo cho các em có nhiều 
hứng thú trong các hoạt động như học tập và nhiều lĩnh vực khác, các em thực hiện 
được tính độc lập, tự chủ, hình thành ý thức lao động, học tập.
 + Học sinh trong độ tuổi này có sự phát triển nhanh về tâm lý, đặc biệt về 
mặt xã hội, các em có khả năng tiếp nhận được nhiều thông tin khác nhau, có sự 
chín chắn và có nhiều kinh nghiệm hơn các em trong độ tuổi thiếu niên. Có thể 
nắm bắt và phân biệt mọi vấn đề một cách nhanh chóng, nhạy bén, sáng tạo.
 - Đặc điểm về hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ:
 + Trong hoạt động học tập: về nội dung, phương thức, mục đích, cách thức 
học tập... khác xa với các cấp học trước, hoạt động tự học tự nghiên cứu được phát 
triển cao. Ngoài môn học chính các em còn học nhiều môn học khác nhằm trang bị 
cho các em có cách nhìn đúng đắn về tự nhiên, xã hội, vào nghề nghiệp... và tính 
trừu tượng cao hơn so với lứa tuổi trước, ý thức thái độ học tập cũng tốt hơn.
 + Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi này là 
tính chủ định giữ vai trò thống trị, tư duy mang tính chất trừu tượng cao. Khi giải 
quyết các vấn đề tư duy thì có phương pháp phản đề, lật ngược vấn đề để xem lại.
 Có thể thấy rằng đặc trưng của lứa tuổi thanh niên đòi hỏi phải có hình thức 
tổ chức, PPDH phù hợp. Dạy học lý thuyết là chưa đủ, học sinh THPT phải biết 
vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Dạy học PTNL nếu 
được thiết kế và thực hiện đúng đắn sẽ góp phần phát huy năng lực, hình thành 
phát triển nhân cách, chắp cánh ước mơ, định hướng nghề nghiệpcho thanh niên.
 III. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 10-THPT
 Qua kết quả khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi (Phụ lục 1,2) cho thấy:
 1. Đối với giáo viên
 a. Nhận thức của GV về đổi mới dạy học địa lý theo phát triển năng lực
 Qua kết quả điều tra GV và phỏng vấn trực tiếp một số GV môn Địa lí tại 
trường cho thấy có 50% GV hiểu rõ và 25% hiểu rất rõ về đổi mới trong dạy học 
địa lý theo PTNL. Tuy nhiên, vẫn có 25% GV hiểu biết ít về định hướng đổi mới 
này.
 100% GV nhận thức được môn Địa lí có vai trò quan trọng và rất quan trọng 
trong phát triển các năng lực HS. 100% GV cho rằng môn Địa lí 10 rất thuận lợi, 
thuận lợi và có khả năng tổ chức dạy học PTNL cho HS. Đồng thời, việc tổ chức 
dạy học phần Địa lí 10 còn có khả năng phát triển các NL đặc trưng khác như: NL 
nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường xung quanh và vận dụng được các kiến 
thức đã học cho HS.
 b. Thực trạng sử dụng các PPDH, KTDH tích cực và các hình thức dạy học 
trong dạy học Địa lí 10 theo phát triển năng lực
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_dia_li_10_o_truong_thp.docx
  • pdfNguyễn-Hoàng-Tuấn-THPT-Quỳ-Hợp-2-Lĩnh-vực-Địa-lí.pdf