Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngữ văn trung học cơ sở
Môn Ngữ văn là một bộ môn có đặc trưng riêng khác với các môn văn hóa khác. Một mặt đòi hỏi sự thông minh, tư duy logic, cách lập luận khoa học mặt khác đòi hỏi khả năng cảm thụ và xúc cảm tinh tế có tính cá nhân. Để đạt được điều này, yêu cầu học sinh đặc biệt là khối trung học cơ sở, các em đang độ tuổi từ 11 đến 15, lứa tuổi mà sự định hình về cá tính và sự hiểu biết chưa thực sự ổn định, phải có vốn sống, vốn hiểu biết về con người, về tác phẩm. Và đặc biệt là phải có một tâm hồn nhạy cảm để trước những vấn đề của cuộc sống, của Văn học các em phải biết cảm nhận, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của những vấn đề đó. Vậy để có thể đạt được những điều kiện trên, theo tôi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giờ học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học ( Nếu có thể được cần tồn tại song song hai hoạt động này trong quá trình dạy học) nhằm phục vụ cho việc hỗ trợ và tăng cường năng lực cảm thụ , kĩ năng diễn đạt và khả năng tư duy cho học sinh. Hơn nữa điều quan trọng là bồi dưỡng cho các em vốn sống, có tâm hồn và tình cảm tốt đẹp.
Bởi thế, trong các giờ chính khóa, người giáo viên phải hướng dẫn các em cách tìm tòi, cách cảm nhận nội dung tác phẩm một cách sáng tạo , chủ động bằng các câu hỏi có chọn lọc trong phần hướng dẫn soạn bài, tìm hiểu bài để cung cấp cho các em kiến thức, sự hiểu biết về tác phẩm , về con người , về thực tế cuộc sống.
Hơn nữa môn Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội , chính vì vậy nó rất được coi trọng trong nhà trường phổ thông. Nó còn là môn học công cụ để học tập các môn học khác. Song thực tế học sinh lại rất ngại học văn vì nó khó, nó trừu tượng, vì theo học môn học này cơ hội việc làm của các em sau này cũng kho khăn…Cho nên việc dạy văn để học sinh ham thích là điều không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có niềm say mê đối với văn chương nghệ thuật để có thể khơi gợi ở các em niềm yêu thích, hứng thú với môn học. Mà để có thể làm được điều này giáo viên bên cạnh việc chú trọng tới những giờ dạy chính khóa trên lớp thì rất cần phải tổ chức những tiết học, những buổi sinh hoạt ngoại khóa Ngữ văn để cho các em có cơ hội phát huy năng khiếu, sở trường của mình về việc tổ chức, thiết kế những hoạt động ngoại khóa bổ ích để từ đó hình thành tình yêu với môn học.
MÃ SKKN (Dùng cho HĐ chấm của Sở) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ Lĩnh vực: Ngữ văn NĂM HỌC 2014 - 2015 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do đề tài. Môn Ngữ văn là một bộ môn có đặc trưng riêng khác với các môn văn hóa khác. Một mặt đòi hỏi sự thông minh, tư duy logic, cách lập luận khoa học mặt khác đòi hỏi khả năng cảm thụ và xúc cảm tinh tế có tính cá nhân. Để đạt được điều này, yêu cầu học sinh đặc biệt là khối trung học cơ sở, các em đang độ tuổi từ 11 đến 15, lứa tuổi mà sự định hình về cá tính và sự hiểu biết chưa thực sự ổn định, phải có vốn sống, vốn hiểu biết về con người, về tác phẩm. Và đặc biệt là phải có một tâm hồn nhạy cảm để trước những vấn đề của cuộc sống, của Văn học các em phải biết cảm nhận, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của những vấn đề đó. Vậy để có thể đạt được những điều kiện trên, theo tôi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giờ học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học ( Nếu có thể được cần tồn tại song song hai hoạt động này trong quá trình dạy học) nhằm phục vụ cho việc hỗ trợ và tăng cường năng lực cảm thụ , kĩ năng diễn đạt và khả năng tư duy cho học sinh. Hơn nữa điều quan trọng là bồi dưỡng cho các em vốn sống, có tâm hồn và tình cảm tốt đẹp. Bởi thế, trong các giờ chính khóa, người giáo viên phải hướng dẫn các em cách tìm tòi, cách cảm nhận nội dung tác phẩm một cách sáng tạo , chủ động bằng các câu hỏi có chọn lọc trong phần hướng dẫn soạn bài, tìm hiểu bài để cung cấp cho các em kiến thức, sự hiểu biết về tác phẩm , về con người , về thực tế cuộc sống. Hơn nữa môn Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội , chính vì vậy nó rất được coi trọng trong nhà trường phổ thông. Nó còn là môn học công cụ để học tập các môn học khác. Song thực tế học sinh lại rất ngại học văn vì nó khó, nó trừu tượng, vì theo học môn học này cơ hội việc làm của các em sau này cũng kho khănCho nên việc dạy văn để học sinh ham thích là điều không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có niềm say mê đối với văn chương nghệ thuật để có thể khơi gợi ở các em niềm yêu thích, hứng thú với môn học. Mà để có thể làm được điều này giáo viên bên cạnh việc chú trọng tới những giờ dạy chính khóa trên lớp thì rất cần phải tổ chức những tiết học, những buổi sinh hoạt ngoại khóa Ngữ văn để cho các em có cơ hội phát huy năng khiếu, sở trường của mình về việc tổ chức, thiết kế những hoạt động ngoại khóa bổ ích để từ đó hình thành tình yêu với môn học. Bên cạnh những yêu cầu cơ bản đối với một giờ học chính khóa, để tăng cường năng lực cảm thụ, sự say mê môn học, môt trong những hoạt động theo tôi là cần thiết đó là việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học cho học sinh. Hoạt động này có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau như: -Tổ chức tham quan dã ngoại -Tổ chức xem biểu diễn kịch hoặc phim, chèo,tuồng -Nghe các nhà văn, nhà thơ nói chuyện -Tập sáng tác -Tập tìm hiểu qua sách báo,tài liệu -Tập trình bày một vấn đề .Nhìn chung hoạt động ngoại khóa là phong phú song trong những điều kiện cụ thể của nhà trường và yêu cầu của môn học, việc tổ chức ngoại khóa cho học sinh về bộ môn Ngữ văn trong nhà trường thường bị coi nhẹ, bởi lẽ chỉ chú trọng phần dạy học các tiết chính khóa, còn các tiết thực hành văn học như luyện nói, tập làm thơ, chương trình địa phương, hoặc những hoạt động ngoại khóa ít khi được để ý tới. Chính vì thế mà học sinh thường máy móc và khô khan trong cách diễn đạt, sự hiểu biết còn thụ động, vốn sống và vốn hiểu biết còn quá ít ỏi. Thấy rõ được những hạn chế trên nhằm tăng cường bồi dưỡng năng lực cảm thụ, lòng say mê môn học cho học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở. Trăn trở trước điều này tôi đã suy nghĩ và cố gắng tìm ra những hình thức ngoại khóa phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể nhằm tạo ra những hiệu quả nhất định trong việc tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết và năng lực cảm thụ văn học, khả năng diễn đạt của học sinh. Mặc dầu chỉ là những việc làm chưa thật hệ thống còn có nhiều khiến khuyết nhưng sau đây tôi cũng xin mạnh dạn được trình bày tóm tắt những hoạt động mà tôi đã tiến hành ở từng năm học ( Từ lớp 6 đến lớp 9- khối trung học cơ sở ) và rất mong được các cấp chỉ đạo , các bạn đồng nghiệp góp ý trao đổi để cùng rút kinh nghiệm qua đề tài: “ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở.” II.Mục đích của đề tài - Hoạt động ngoại khóa Ngữ văn là cầu nối giữa kiến thức của môn học với kiến thức các môn học khác và kiến thức đới sống thực tế qua đó giúp các em làm giàu có thêm vốn kiến thức của bản thân. - Từ thực tế trong các tiết dạy học Ngữ văn trên lớp và các tiết, các buổi sinh hoạt ngoại khóa Ngữ văn ta thấy học sinh rất hào hứng với các hoạt động ngoại khóa lí thú bổ ích để từ đó kiến thức của môn học vốn nặng nề, trừu tượng đi vào đầu các em một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. -Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành lựa chọn nhiều văn bản, các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn rất phong phú ; được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp nên nó kích thích được nhu cầu khám phá của học sinh. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc kết nối kiến thức đời sống và kiến thức bộ môn khi giảng dạy Ngữ văn. Và cũng rất thuận cho giáo viên khi thiết kế các hoạt động ngoại khóa. Nhưng trên thực tế việc thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn là không dễ bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau như: chuẩn bị rất mất nhiều thời gian và công sức, việc tổ chức thực hiện cần sự hỗ trợ của nhiều bộ phậnChính bởi vậy nên trong đề tài này mục đích của tôi là trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp những kinh nghiệm thực hiện các hoạt động ngoại khóa một cách đơn giản, hiệu quả ít tốn kém mà hiệu quả không hề nhỏ chút nào. Có thế nói việc tổ chức và đổi mới tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn thực chất là để đem đến hiệu quả tối ưu cho việc giảng dạy môn học và nó cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của giáo dục dạy học ở trương Trung học cơ sở mà tôi đã và đang thực hiện tại trường tôi. III. Phạm vi đề tài - Đề tài được áp dụng cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở ( các khối lớp từ 6-9) - Thời gian nghiên cứu: Trong bốn năm qua tôi được phân giảng dạy và theo lớp 6A(Năm học:2011-2012) và nay là lớp 9A(Năm học:2014-2015); cá nhân tôi đã áp dụng những hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ văn cho các em trong suốt bốn năm qua nên trong năm học này tôi mạnh dạn viết sang kiến kinh nghiệm đề cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các hoạt động để thực hiện ngoại khóa Ngữ văn ở trường THCS. - Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu như tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đặc biệt là thực tế giảng dạy Ngữ văn của bản thân đã giúp tôi có nhiều trải nghiệm và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình tổ chức và hướng dẫn các em tổ chức ngoại khóa. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lý luận Hoạt động ngoại khóa là gì? Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Giáo dục- Đào tạo cùng với Khoa học Công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Phát triển Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong mục tiêu giáo dục, điều 2, Luật Giáo dục viết: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bỗi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Nói về giáo dục toàn diện, Rabowle (1494-1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời kì Phục Hưng đã từng nhấn mạnh “ Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ...ngoài việc học ở trường, ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng,tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.” Còn Makarenco- nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỉ XX cũng đã nói: “ Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta...Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lơp.” Tất cả các quan điểm trên thực chất đều muốn nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động ngoại khóa trong giáo dục. Và thực tế nền giáo dục của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khóa có thể xem như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu nhằm củng cố khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp; mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn...Hoạt động giáo dục ngoại khóa giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hòa bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, môi trường ...Từ đó rèn luyện cho mình những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử có văn hóa, những thói quen trong học tập, lao động, kĩ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá,hòa nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác. Vây: Hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học Ngữ văn. Một yêu cầu lớn đặt ra trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nói riêng, dạy học đối với học sinh phổ thông nói chung là luôn phải nuôi dưỡng, phát triển hứng thú của các em đối với môn học. Đặc biệt là đối với môn Ngữ văn, việc bồi dưỡng niềm say mê hứng thú đối với việc học Văn được thực hiện trước tiên thông qua các hoạt động chính khóa trên lớp, nhưng do những đặc trưng của bộ môn, các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bất kỳ môn học nào cũng cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành. Đó là cách thức tốt nhất để học sinh tiếp thu các kiến thức , chuẩn bị hành trang cho bậc học cao hơn hoặc bước vào đời một cách tự tin. Nếu chỉ học lý thuyết suông trên lớp mà không thực hành thí nghiệm thì các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học...khó mang lại cho người học điều bổ ích, thiết thực. Đối với môn Ngữ văn thực hành lại càng có vai trò quan trọng bởi lẽ đây là môn học giữ vị trí quan trọng; môn Ngữ văn không chỉ là mục đích ( dạy cho học sinh cái hay cái đẹp của văn chương nghệ thuật) mà còn là phương tiện (rèn cho học sinh nói, viết hàng ngày) hay nói cách khác nó còn là môn học công cụ để học tập các môn học khác. Nói và viết có đúng cách, diễn đạt có rõ ràng mạch lạc thì người nghe, người đọc mới hiểu được ý của mình có như vậy mục đích giáo tiếp mới thực hiện được. Mà ở đó hoạt động ngoại khóa là phương thức thực hành hữu hiệu, thiết thực nhất của môn Ngữ văn. Đối với môn Ngữ văn hoạt động ngoại khóa cụ thể có những vai trò sau: Tằng cường tính thực hành, học sinh luôn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua lời nói. Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học, giúp học sinh ham thích Văn học, yêu văn hơn và tìm đến những giá trị nhân bản của con người. Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, nói đúng,viết đúng tiếng Việt. Giáo dục và vun đắp ở học sinh những tình cảm đẹp như: lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, yêu thiên nhiên...góp phần giúp học sinh nhận ra giá trị đích thực của Văn học. Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống, mọi vật xung quanh, có tư duy, năng lực khái quát. Đưa lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua các hoạt động ngoại khóa để củng cố thêm những kiến thức trên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống. Môn Ngữ văn mang một đặc thù riêng nên sinh hoạt ngoại khóa giữ một vị trí không kém phần quan trọng trong dạy học Ngữ văn của chúng ta trong nhà trường. Nếu công tác ngoại khóa được coi trọng thì không những chúng ta khắc sâu, bổ sung kiến thức mà còn tạo niềm say mê, thắp lên cái chất men say đối với văn chương cho các em. Nếu chúng ta làm tốt công tác ngoại khóa thì hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn chắc chắn sẽ được nâng lên rõ rệt. II/ Cơ sở thực tiễn 1.Sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động Ngữ văn. Ngoại khóa Ngữ văn đem lại nhiều lợi ích là điều không có gì phủ nhận được. Và những hoạt động này cần thiết được tổ chức một cách đại trà trong nhà trường phổ thông bởi những lí do sau: Ngoại khóa góp phần làm sáng rõ những vấn đề về đặc trưng thể loại. Ví dụ khi dạy Chèo “Quan Âm Thị Kính” để học sinh dễ dàng nắm bắt được cái cốt của vở chèo gắn với những đặc điểm diễn xướng dân gian thì không gì hiệu quả bằng cách tổ chức cho học sinh xem vở diễn hoặc cho học sinh trong lớp tập diễn những trích đoạn của vở chèo. Ngoại khóa Ngữ văn cho phép chúng ta khai thác tác phẩm văn học ở nhiều góc độ, thỏa mãn nhu cầu làm “sống lại” tác phẩm văn học. Ngoại khóa Ngữ văn cho phép người day khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt, có thể mở rộng, đào sâu những nội dung quan trọng. Ngoại khóa Ngữ văn còn giúp học sinh thực hành những kiến thức tiếng Việt đã học, rèn kĩ năng giáo tiếp ứng xử, rèn luyện cả tư duy thông qua ngôn ngữ... Ngoại khóa Ngữ văn còn giúp các em được rèn luyện kĩ năng viết văn, nuôi dưỡng niềm đam mê văn học, khơi gợi phát hiện những cây bút trẻ thơ... 2.Thực trạng hoạt động ngoại khóa Ngữ văn a. Thưc trạng chung Hoạt động ngoại khóa Ngữ văn có vai trò vô cùng quan trọng là điều không ai có thể phủ nhận được. Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường phổ thông ,hoạt động ngoại khóa Ngữ văn được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là hoạt động phụ. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Lâu nay nó vẫn được coi là hoạt động gải trí và thường được tổ chức dưới hình thức một chương trình văn nghệ thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về nội dung . Nhiều giáo viên thậm chí còn không chú trọng, lưu tâm về vấn đề này mặc dù hiểu rất rõ ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa hoặc có thực hiện thì cũng còn rất mờ nhạt như đan cài vào chương trình Giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn với công tác chủ nhiệm hoặc kết hợp với Nếp sống văn minh thanh lịch. Nếu có chăng thì thực hiện dưới dạng giao bài tập làm dưới dạng bài thực hành, sưu tầm, tổ chức chơi trò chơi, đóng những hoạt cảnh nhỏ gắn với các tác phẩm trong chương trình... Chính bởi lẽ đó nên hiệu quả của nó chưa cao. Đã đến lúc chúng ta cần phải xác định cho đúng và trả lại vị trí xứng đáng cho hoạt động Ngữ văn ở trường phổ thông để nhằm từng bước nâng cao hiệu quả dạy học của bộ môn này. b. Thực trạng chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn tai trường tôi đang công tác. Xuất phát từ mục tiêu chung của cấp học đã xác định rất rõ tầm quan trọng của môn Ngữ văn, môn học này không chỉ có ý nghĩa về việc trang bị kiến thức, kĩ năng, thái độ như bất cứ một môn học khác trong nhà trường mà nó còn có vai trò đặc biệt trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người như Macxim Gorki từng nói: “ Văn học là nhân học”. Song thực tế giảng dạy bộ môn tại các nhà trường vẫn còn rất nhiều khó khăn vì nhiều những lí do khác nhau cả về phía khách quan và chủ quan mang lại. Đặc biệt ở trường tôi là một ngôi trường nhỏ, nằm sâu trong ngõ với một địa bàn khó khăn , phức tạp, trình độ dân trí của người dân còn thấp cho nên họ rất ít quan tâm tới việc học tập của con em. Rồi áp lực thi hai bộ môn: Ngữ văn – Toán vào THPT càng đè nặng lên tâm lí của mỗi người giáo viên đứng lớp giảng dạy môn học này. Cá nhân tôi cũng luôn day dứt làm thế nào để học sinh của mình học tốt hơn, làm thế nào để kết quả thi vào 10 của học sinh trường mình được cải thiện. Rõ ràng ở đó là vai trò là trách nhiệm của mỗi người giáo viên. Vẫn biết là đầu vào tuyển sinh của trường còn thấp cũng là một hạn chế đáng kể. Cho nên người giáo viên muốn thu hút học sinh vào mỗi giờ học thì không còn cách nào khác là phải tạo cho các em niềm hứng thú với môn học. Mà để tạo hứng thú thì tạo bằng cách nào? Có rất nhiều con đường nhưng một trong những cách là làm sao để mỗi học sinh không cảm thấy sợ, không cảm thấy nặng nề khi học. Chính bởi lẽ đó nên cần phải tạo cho các em có những giờ học sôi nổi, sinh động, linh hoạt tránh sự gò bó. Người giáo viên phải biết tôn trọng các em để mỗi em có những cơ hội nói ra những điều mình nghĩ , mình hiê
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_ngoai_khoa_ngu_v.doc