Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông. Dạy học tích hợp liên môn nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở nhà trườngphổ thông theo định hướngphát triển năng lực học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TƯvề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lý quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.

Đối với giáo dục phổ thông nói chung và cấp học trung học cơ sở nói riêng hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường. Việc tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đề được các cơ quan quản lý giáo dục ưu tiên hàng đầu.

docx 37 trang Mai Loan 28/12/2023 8172
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông. Dạy học tích hợp liên môn nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lý quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Đối với giáo dục phổ thông nói chung và cấp học trung học cơ sở nói riêng hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường. Việc tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đề được các cơ quan quản lý giáo dục ưu tiên hàng đầu.
Môn Toán có lẽ là môn khoa học lâu đời nhất và có sự ảnh hưởng lớn nhất trong sự phát triển của nhân loại. Không ai có thể phủ nhận rằng: Thành công của một cá nhân phụ thuộc vào mức độ xử lý tình huống trong toàn bộ cuộc đời. Dù có làm công việc gì hay ở vị trí nào thì ta cũng sẽ cảm thấy thỏa mãn và phấn khích khi biết cách đối đầu với các thử thách trước mắt. Và khi học sinh không thể luyện tập trước việc xử lý tất cả các tình huống có thể xảy ra trong đời, có một môn học có thể giúp các em rèn luyện suy nghĩ logic – đó là môn Toán học. Tuy vậy với nhiều học sinh thì môn Toán là môn học khô khan và không hấp dẫn. Vì vậy tôi chọn đề tài “Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học lớp 6” để hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến
thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với môn học.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với môn học, qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong trường THCS.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Điều tra thực trạng việc tích hợp liên môn trong dạy học môn Toán của một số giáo viên trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đề xuất và thực nghiệm một số nội dung tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Toán lớp 6.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: một số nội dung tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Toán lớp 6.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường THCS.
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 - 2017.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Gồm các phương pháp phân tích, khái quát, tổng kết các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin về thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học, chất lượng dạy học bộ môn Toán, mức độ yêu thích môn học của học sinh, mức độ hiểu biết của giáo viên về dạy học tích hợp liên môn
Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động trên 50 học sinh của một trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
Giả thiết khoa học
Nếu trong dạy học môn Toán, giáo viên thực hiện tích hợp liên môn một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của trường THCS thì sẽ hình thành được những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với môn học.
Chương1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Thế nào là dạy học tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học.
Như vậy, dạy học tích hợp liên môn được hiểu là những hoạt động của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển các năng lực cần thiết, trong đó:
Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục chủ quyền quốc gia về biển đảo, an toàn giao thông
Dạy học liên môn là phải xác định được nội dung kiến thức liên quan đến các môn học khác để dạy học, tránh học sinh phải học lại nhiều lần cùng một kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn học đó và không phải dạy ở môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao thì có thể tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các môn liên quan.
Các hình thức dạy học tích hợp
Tích hợp trong nội bộ môn học: Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị kiến thức, trong một tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức, kỹ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kỹ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các kiến thức kỹ năng của phân môn này với phân môn khác. Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kỹ năng mới với những kỹ năng trước đó theo nguyên
tác đồng tâm: kiến thức, kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kỹ năng của lớp dưới, bậc học tới.
Tích hợp liên môn: là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp học.
Tích hợp xuyên môn: Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xuyên môn, học sinh có thể học và hình thành kiến thức, kỹ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học.
Tại sao phải dạy học tích hợp liên môn
Do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau. Nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng nguồn cội. Để giải quyết các sự vật hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kỹ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để các em có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống. Do đó rất cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kỹ năng thông qua các môn học.
Dạy học tích hợp liên môn tạo động lực để học sinh tích cực học tập thông minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng một cách toàn diện, hài hòa và hợp lý để giải quyết các tình huống đa dạng và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Các bài dạy theo hướng tích hợp góp phần làm hoạt động dạy học trong nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc phục vụ cho cuộc sống bản thân và cộng đồng.
Xu hướng của dạy học tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp liên môn là cần thiết, là xu hướng của lý luận dạy học hiện đại và đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Ở Việt Nam, trước
những yêu cầu có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã được thể hiện trong các văn bản và Nghị quyết đại hội Đảng. Theo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đào tạo những con người có năng lực phát triển và giải quyết các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Vậy dạy học tích hợp là xu thế tất yếu và có tính khả thi.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG MÔN TOÁN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY
Vài nét về tình hình nhà trường
Trường THCS mà tôi thực hiện đề tài này được thành lập từ năm 1974. Qua hơn 40 năm xây dựng, nhà trường đã có nhiều đổi thay và phát triển. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ nhiều năm qua. Hiện nay trường có 24 phòng học và đầy đủ các phòng thư viện, phòng thí nghiệm Sinh, Hóa, Vật lí, phòng thực hành máy tính cùng nhiều trang thiết bị dạy học khác.
Về kết quả học tập của học sinh: Trong những năm gần đây kết quả học sinh thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm nhà trường có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố ở các môn học. Để có được thành tích đó, ngoài mặt tích cực học tập của các em học sinh còn có sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong nhà trường. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như: nhiều em học sinh còn chưa thực sự yêu thích môn Toán, còn học lệch, học yếu ở một số môn khoa học như Vật lí, Sinh học, Hóa học
Thực trạng giảng dạy tích hợp liên môn trong môn Toán tại trường THCS
Hiện tại giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục cấp trung học cơ sở nói riêng vẫn chưa thoát khỏi nền giáo dục “ứng thí” nên mục tiêu dạy và học môn Toán vẫn chưa định hướng đúng vị trí của nó. Việc dạy môn Toán chủ yếu theo nhu cầu trước mắt của học sinh là trang bị kiến thức để thi vào lớp 10 hay thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị nhiều về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự tìm hiểu nên cũng không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính, ít có sự trao đổi chuyên môn với giáo viên dạy các bộ môn khác nên khi dạy tích hợp liên môn chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp
Về học sinh: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy phần lớn học sinh học môn Toán vẫn theo xu hướng học thụ động, không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học. Các em vẫn đang theo xu hướng học lệch của nền giáo dục “ứng thí” nên không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị cho giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức các môn liên quan như một công cụ khai thác kiến thức mới. Kiến thức các môn Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử  của các em còn quá mờ nhạt nên khó có thể vận dụng hiệu quả vào giải quyết các vấn đề của môn Toán.
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học tích hợp liên môn của giáo viên môn Toán trong nhà trường và sự yêu thích bộ môn, kết quả học tập bộ môn Toán của các em học sinh lớp 6.
Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng dạy học tích hợp liên môn của giáo viên môn Toán từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung tích hợp trong dạy học môn Toán cấp THCS.
Đối tượng khảo sát: 7 giáo viên giảng dạy môn Toán lớp 6 và 50 học sinh lớp 6 của trường.
Nội dung khảo sát
Điều tra thực trạng dạy học tích hợp liên môn ở môn Toán lớp 6.
Kết quả học tập khảo sát đầu năm của 50 học sinh lớp 6.
Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh lớp 6 khi học tập môn Toán.
Hiểu biết của giáo viên về dạy học tích hợp liên môn.
Kết quả khảo sát:
Bảng 1: Kết quả học tập môn Toán của học sinh các lớp 6H
Tổng
Điểm
0" < 3
Điểm
3" < 5
Điểm
5" < 8
Điểm
8"10
50
8
18
22
2
100%
16%
36%
44%
4%
Nhìn chung, kết quả học tập môn Toán lớp 6 chưa cao. Qua bài kiểm tra của 50 em học sinh lớp 6 cho thấy điểm trung bình như sau: Giỏi 4%, Trung bình - Khá 44%, Yếu 36%, kém 16%.
Qua dự giờ một số tiết học của một số giáo viên, tôi thấy nhiều giờ học chưa sinh động, không khí giờ học còn nặng nề, kiến thức học sinh nắm được chưa sâu, tôi có hỏi nhiều em kiến thức nhớ được sau bài học thì các em cũng có thể trả lời được nhưng khi chúng tôi hỏi làm thế nào để biết được điều đó, vì sao lại có điều đó? Hầu như các em không trả lời được.
Bảng 2: Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Toán
Sĩ số
Rất thích học
Không thích học
Không ý kiến
50
21
22
7
100
%
42%
44%
14%
Qua bảng 2 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học môn Toán (44%) nhiều hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (42%) môn này khi học tập, số còn lại (14%) là không có ý kiến. Để tìm nguyên nhân cho kết quả đó, tôi tiến hành phỏng vấn một số em học sinh và đại đa số các em cho biết lí do là: không thích học môn này là do nhiều kiến thức khó, ít thực tế, trừu tượng Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc giải các bài toán liên quan đến thực tế của các em còn chưa tốt.
Bảng 3: Sự hiểu biết của giáo viên về dạy học tích hợp liên môn
Mức độ hiểu biết
Số ý kiến
Tỷ lệ (%)
Hiểu rõ
1
14
Đã tìm hiểu một chút
6
86
Mới chỉ nghe tên
0
0
Tổng
7
100%
Nhìn vào bảng 3 ta thấy: Không có giáo viên giảng dạy môn Toán của trường chưa biết gì về dạy học tích hợp liên môn, nhưng chỉ có một giáo viên hiểu một cách sâu sắc, kỹ càng. Trò chuyện với các đồng chí giáo viên dạy môn Toán của trường, tôi thấy các đồng chí đều tỏ quan điểm muốn tìm hiểu dạy học tích hợp để triển khai trong quá trình dạy học. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để giúp tôi thực hiện đề tài này.
Đánh giá chung: Nhìn chung các thầy cô giảng dạy bộ môn Toán của trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những thành tích đáng kể.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó vẫn còn nhiều giờ học chưa lôi cuốn được học sinh, học sinh chưa thực sự chủ động giải quyết vấn đề trong quá trình học tập, dẫn đến mức độ yêu thích bộ môn của học sinh chưa nhiều, kết quả học tập bộ môn này của học sinh chưa cao. Đứng trước những vấn đề đó, tôi mạnh dạn tìm hiểu về dạy học tích hợp liên môn và chọn đề tài “Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học lớp 6” để hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với môn học.
Chương 3
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Xây dựng giáo án tích hợp
Lựa chọn nội dung tích hợp
Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm các nội dung liên quan đến nhau hoặc liên quan đến một vấn đề của đời sống cần giáo dục học sinh. Để thực hiện tốt bước này, người giáo viên phải nắm chắc chuẩn kiến thức, kỹ năng, chương trình các môn học, hiểu sâu sắc nội dung từng môn học, đồng thời cũng phải có ít nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.
Tìm hiểu ý tưởng xây dựng bài học tích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng, có ý tưởng hay, sáng tạo thì mới có bài học hấp dẫn, hiệu quả. Để thực hiện thành công bước này, giáo viên cần liên kết các bài học, các nội dung đã được chọn để tích hợp với các sự việc, hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống xung quanh học sinh.
Xác định mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học cần được xuất phát từ các nội dung được chọn lựa để tích hợp. Những mục tiêu này cần phải bao quát được nhiều lĩnh vực học tập, nhiều môn khoa học khác nhau.
Ngoài những mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và giá trị thuộc các lĩnh vực khoa học được chọn để tích hợp, cần xác định thêm những mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng xã hội cho học sinh.
Thông thường những phần tích hợp cần chú trọng vào mục tiêu hình thành và phát triển kỹ năng sống, năng lực hoạt động xã hội cho học sinh.
Đối với bài tích hợp thì mục tiêu dạy học cũng là mục tiêu tích hợp. Sự tích hợp trong mục tiêu dạy học được thể hiện ở việc tích hợp các kiến thức của các lĩnh vực khao học, tích hợp các kỹ năng và năng lực học sinh cần đạt được, tích hợp các giá trị nhân văn định hướng cho sự phát triển của học sinh. Khi thiết kế mục tiêu của bài học tích hợp, cần lưu ý không nên đưa quá nhiều mục tiêu về kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau mà cần chắt lọc các mục tiêu trọng tâm nhất. Nên thể hiện rành mạch nội dung đặc thù của bài học chính vào mục tiêu tích hợp. Cần tập trung vào các mục tiêu phát triển năng lực cho người học, nhất là các mục tiêu về kỹ năng sống, năng lực xã hội.
Dự kiến thời lượng cho nội dung tích hợp
Xác định được thời lượng cho nội dung tích hợp là rất cần thiết. Dự kiến được thời lượng cho hoạt động học tập của học sinh một cách phù hợp cũng có nghĩa là giáo viên đã lượng hóa được các hoạt động tương ứng với khả năng thực hiện của học sinh, đảm bảo cho học sinh thực hiện được các hoạt động học tập tích cực đúng với tính chất của nó chứ không phải là cố gắng nhồi nhét cho đủ lượng kiến thức, cũng không phải là lướt qua cho có hoạt động.
Tuy nhiên, thời lượng xác định cũng chỉ là dự kiến. Trong thực tế triển khai hoạt động không nên gò bó thời lượng một cách cứng nhắc mà cần linh hoạt điều chỉnh thời lượng này cho phù hợp với thực tế. Như vậy cả giáo viên và học sinh đều có cơ hội để phát triển bản thân, để thử thách khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong các tình huống cụ thể. Việc dự kiến thời lượng cần căn cứ vào năng lực thực tế của học sinh, căn cứ vào mục tiêu và nội dung tích hợp và căn cứ vào điều kiện dạy học thực tế.
Chuẩn bị cho hoạt động dạy học
Sự chuẩn bị của giáo viên chính là cơ sở cho sự thành công của mỗi bài học, mỗi hoạt động dạy học. Đối với dạy học tích hợp thì việc chuẩn bị của giáo viên và đặc biệt là của học sinh còn có ý nghĩa nhiều hơn thế, nó được coi là phần quan trọng trong kế hoạch học tập. Để bài học đạt hiệu quả, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị các phương tiện vật chất và còn cần chuẩn bị các tư liệu cho bài học, tái hiện hoặc tìm kiếm các kiến thức nền tảng phục vụ cho nhiệm vụ học tập mới. Như vậy, giáo viên cần:
Hướng dẫn học sinh làm quen với việc chuẩn bị tài liệu, nghiên cứu bài học, sưu tầm và xử lí thông tin liên quan đến bài học.
Hình thành cho học sinh một số kĩ năng nghiên cứu ban đầu như dự đoán, phỏng vấn, quan sát, tham khảo ý kiến chuyên gia, phân tích để việc chuẩn bị ngày càng tốt hơn.
Kết hợp với cha mẹ học sinh để để họ trợ giúp, tạo điều kiện cho các em về đồ dùng, học liệu và trao đổi với các em để các em có một nền tảng kiến thức tốt nhất trước khi vào bài học.
Thiết kế hoạt động học tập
Đây là khâu quan trọng nhất của quá trình thiết kế dạy học. Thiết kế hoạt động học tập chính là thiết kế hoạt động tìm tòi, khám phá tri thức, thực hành luyện tập cho học sinh, thiết kế phương pháp dạy học, thiết kế môi trường dạy học, thiết kế phương tiện dạy học, thiết kế công cụ và lập kế hoạch đánh giá người học.
Để thiết kế được các hoạt động học tập thú vị và hiệu quả, cần kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kết hợp tri thức, kỹ năng chuyên môn và vốn sống phong phú. Khi thiết kế hoạt động học tập cho học sinh, giáo viên cần lưu ý:
Trung thành với mục tiêu dạy học đã xác định
Bao quát các đặc điểm chung về sự phát triển của lứa tuổi học sinh, đồng thời chú ý đến đặc điểm riên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_trong_giang_day_mon.docx
  • pdfToán_Nguyễn_Hải_Yến_thcsthaithinh.pdf