Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Vật lí trong bài giảng Kỹ thuật điện tử nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Vật lí trong bài giảng Kỹ thuật điện tử nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

Muốn cải thiện thực trạng đó, giáo viên cần “hòa tan” hợp lí kiến thức

liên môn trong bài giảng để gắn kết những tri thức khoa học nhằm tăng khả năng

liên hệ cho học sinh trong bài học và vận dụng được tri thức trong thực tiễn.

Làm được như thế học sinh sẽ có thái độ tích cực hơn trong việc học môn Công

nghệ, các em sẽ thấy môn Công nghệ rất gần gũi với thực tiễn đời sống.

Theo giải pháp trước đây, giáo viên giảng dạy theo các phương pháp

thông thường, chủ yếu giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trả lời câu hỏi. Một số

học sinh khá, có tinh thần học tập tốt trả lời được những câu hỏi đặt ra do các

em nhớ đước kiến thức cũ. Điểm khác biệt trong đề tài, giáo viên biên soạn bộ

câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, foto tài liệu cho học sinh chuẩn bị bài

mới trước khi đến lớp. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận có sự tích

hợp kiến thức Vật lí, có chủ ý phát triển nội dung tìm hiểu bài học một cách2

logic giữa kiến thức đã học với kiến thức và kỹ năng cần đạt qua bài học. Khi

lên lớp giảng bài giáo viên dùng phương pháp vấn đáp để xây dựng bài, chia

nhóm cho học sinh thảo luận những nội dung các em cần tranh luận hoặc bổ

sung thêm các thông tin cần thiết cho học sinh.

Dạy học tích hợp kiến thức liên môn để học sinh vận dụng giải quyết tình

huống thực tiễn là nét đổi mới trong tổ chức dạy học đã được Bộ Giáo dục và

Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong những năm gần đây. Nhằm tạo cho học sinh có

năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế công nghệ là mục tiêu rất rõ nét khi dạy

phần các mạch điện tử cơ bản thuộc chương trình Công nghệ lớp 12. Kết quả

nghiên cứu cho thấy việc áp dụng giải pháp của đề tài “ Tích hợp kiến thức Vật

lí trong bài giảng Kỹ thuật điện tử nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức

của học sinh” đã tạo cho học sinh hứng thú với mỗi bài giảng, biết liên hệ kiến

thức Vật lí đã học vào việc tìm hiểu nguyên lí làm việc của một số mạch điện tử

cơ bản thuộc chương trình môn Công nghệ lớp 12. Thông qua việc tìm hiểu

nguyên lí làm việc của các mạch điện tử cơ bản, quen thuộc, các em biết đọc sơ

đồ mạch điện tử và hình thành kỹ năng ban đầu trong việc thao tác thực hành

với các mạch điện tử. Điều quan trọng nữa là qua mỗi bài học, học sinh không

thấy vất vả, không hề gây quá tải cho học sinh, thậm chí rút ngắn thời gian

chuẩn bị bài ở nhà.

pdf 4 trang cuonglanz2a 7740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức Vật lí trong bài giảng Kỹ thuật điện tử nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG 
Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức Vật lí trong bài giảng Kỹ thuật điện 
tử nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. 
Mã số: .................. (do thường trực HĐSK tỉnh ghi) 
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
Môn học Công nghệ lớp 12 có nhiều nội dung có liên qua kiến thức Vật lí 
mà nếu giáo viên không vận dụng tốt thì học sinh sẽ không hứng thú tiếp thu bài 
và có thể các em còn nghĩ học Công nghệ chẳng để làm gì vì môn học này 
không thi Tốt nghiệp. 
Học sinh thường nhận thức thiếu đúng đắn về vị trí môn Công nghệ trong 
hệ thống các môn học trong nhà trường. Nội dung kỹ thuật điện tử trong chương 
trình Công nghệ lớp 12 tương đối khó và thời lượng cho môn học không nhiều. 
Vì vậy, giáo viên thường lúng túng trong tổ chức dạy học vì nếu truyền đạt 
thuần túy theo SGK thì bài giảng khó đạt được mục tiêu theo Chuẩn kiến thức 
kỹ năng chứ chưa muốn nói đến mục tiêu phát triển năng lực vận dụng bài học 
để giải quyết tình huống thực tiễn. 
Mặt khác, không ít giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ hiện nay ngại 
đổi mới phương pháp giảng dạy bởi 3 lí do: Một là coi môn học này là môn phụ, 
nếu có cố gắng cũng chẳng ít ai biết đến để được thừa nhận; Hai là đổi mới nếu 
không hiệu quả sẽ gây quá tải cho học sinh mà gây quá tải đối với môn Công 
nghệ thì giáo viên chủ nhiệm và đồng nghiệp không ủng hộ; ba là môn giáo viên 
môn Công nghệ không có cơ hội dạy thêm nên xác định không cần cố gắng. 
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
Muốn cải thiện thực trạng đó, giáo viên cần “hòa tan” hợp lí kiến thức 
liên môn trong bài giảng để gắn kết những tri thức khoa học nhằm tăng khả năng 
liên hệ cho học sinh trong bài học và vận dụng được tri thức trong thực tiễn. 
Làm được như thế học sinh sẽ có thái độ tích cực hơn trong việc học môn Công 
nghệ, các em sẽ thấy môn Công nghệ rất gần gũi với thực tiễn đời sống. 
Theo giải pháp trước đây, giáo viên giảng dạy theo các phương pháp 
thông thường, chủ yếu giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trả lời câu hỏi. Một số 
học sinh khá, có tinh thần học tập tốt trả lời được những câu hỏi đặt ra do các 
em nhớ đước kiến thức cũ. Điểm khác biệt trong đề tài, giáo viên biên soạn bộ 
câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, foto tài liệu cho học sinh chuẩn bị bài 
mới trước khi đến lớp. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận có sự tích 
hợp kiến thức Vật lí, có chủ ý phát triển nội dung tìm hiểu bài học một cách 
 2 
logic giữa kiến thức đã học với kiến thức và kỹ năng cần đạt qua bài học. Khi 
lên lớp giảng bài giáo viên dùng phương pháp vấn đáp để xây dựng bài, chia 
nhóm cho học sinh thảo luận những nội dung các em cần tranh luận hoặc bổ 
sung thêm các thông tin cần thiết cho học sinh. 
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn để học sinh vận dụng giải quyết tình 
huống thực tiễn là nét đổi mới trong tổ chức dạy học đã được Bộ Giáo dục và 
Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong những năm gần đây. Nhằm tạo cho học sinh có 
năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế công nghệ là mục tiêu rất rõ nét khi dạy 
phần các mạch điện tử cơ bản thuộc chương trình Công nghệ lớp 12. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy việc áp dụng giải pháp của đề tài “ Tích hợp kiến thức Vật 
lí trong bài giảng Kỹ thuật điện tử nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức 
của học sinh” đã tạo cho học sinh hứng thú với mỗi bài giảng, biết liên hệ kiến 
thức Vật lí đã học vào việc tìm hiểu nguyên lí làm việc của một số mạch điện tử 
cơ bản thuộc chương trình môn Công nghệ lớp 12. Thông qua việc tìm hiểu 
nguyên lí làm việc của các mạch điện tử cơ bản, quen thuộc, các em biết đọc sơ 
đồ mạch điện tử và hình thành kỹ năng ban đầu trong việc thao tác thực hành 
với các mạch điện tử. Điều quan trọng nữa là qua mỗi bài học, học sinh không 
thấy vất vả, không hề gây quá tải cho học sinh, thậm chí rút ngắn thời gian 
chuẩn bị bài ở nhà. 
Những kiến thức liên môn cần vận dụng để tìm hiểu nội dung các bài học 
Kỹ thuật điện tử: 
* Khi giảng về công dụng của tụ điện và cuộn cảm, học sinh cần thông 
hiểu được tụ điện và cuộn cảm có chức năng tích và phóng năng lượng ở dạng 
điện trường và từ trường. Khi tụ tích điện tích nó như một nguồn thu, khi phóng 
nó như một nguồn phát. Có thể nói tụ điện thường gây nhiều “rắc rối” trong 
mạch. Nhưng cũng vì thế, tụ điện có chức năng lọc nguồn, tạo xung, tạo ra các 
trạng thái cân bằng bất ổn định trong mạch, tạo ra sự lệch pha giữa điện áp và 
dòng điện. Chức năng lọc nguồn của tụ và cuộn cảm được thấy rõ ở mạch nguồn 
một chiều. Dùng các tụ hóa mắc phối hợp cuộn cảm để giảm bớt độ “gợn sóng” 
của điện áp một chiều sau khi chỉnh lưu. 
* Khi giảng về linh kiện bán dẫn cần làm rõ dòng điện chỉ đi từ miền P 
sang miền N. Vì vậy tiếp giáp P - N chỉ phân cực thuận khi miền P phải được 
đặt vào điểm có điện thế dương so với miền N(dĩ nhiên UPN phải đủ để mở cửa 
lớp tiếp giáp). Không cần thiết giảng lại sự khác nhau giữa 2 loại bán dẫn P và 
bán dẫn N. 
 - Đối với điôt chỉ thông nếu có UAK > 0 và khoá khi UAK < 0. 
 - Đối với tranzito điều kiện để tranzito làm việc là tiếp giáp emitơ- bazơ ( 
tiếp giáp emitơ) phải phân cực thuận và tiếp giáp colectơ- bazơ (tiếp giáp 
côlêctơ) phải phân cực ngược. Nói một cách khác, hai nguồn nuôi U1 và U2 phải 
mắc sao cho dòng Ib phải đi vào cực bazơ đối với tranzito NPN và từ cực bazơ 
đi ra đối với tranzito PNP. Dòng Ib được hiểu như có tác dụng mồi để có dòng 
Ic từ emitơ sang colecter hoặc từ colecter sang emiter. Việc duy trì các nguồn 
nuôi U1 và U2 chính là định thiên cho trazito( Phần nguyên lí của tranzito, trong 
 3 
chương trình Công nghệ được đề cập ở phần thông tin bổ sung nhưng GV cần 
dành thời lượng nhất định để giải thích hoạt động của tranzito, có thể đề cập 
trong giờ thực hành về tranzito hoặc hướng dẫn HS ôn lại ở nhà phần dòng điện 
trong chất bán dẫn ở chương trình Vật lí lớp 11, không kiểm tra học sinh học 
phần này ) 
 - Đối với tirixto có 4 miền và 3 tiếp giáp P-N nên để tirixto thông được phải 
có UAK > 0 và UGK > 0( loại điều khiển từ katod, UGK > 0 để có dòng điện mồi 
IGK nhằm xóa đi một tiếp giáp) 
 A K 
 G 
Đó là những kiến thức cơ sở các em đã được học Vật lí lớp 11 để giáo 
viên vận dụng khéo léo với thời lượng nhất định trong quá trình giảng về linh 
kiện điện tử và các mạch điện tử cơ bản. Trong kế hoạch tổ chức hoạt động dạy 
học, nội dung cần cần tích hợp liên môn nên thực hiện bằng hình thức soạn câu 
hỏi cho các em thảo luận nhằm mục đích gợi mở vấn đề để tìm hiểu bài học đạt 
mục tiêu đề ra. Hoặc có thể bổ sung kiến thức trên bảng phụ hay trình chiếu kiến 
thức bổ sung cho các em nắm được cơ sở tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học. 
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Nghiên cứu “Tích hợp kiến thức Vật lí trong bài giảng Kỹ thuật điện tử 
nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh” là một giải pháp tốt 
nhưng để thực hiện có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có trình độ, kiến thức và 
phương pháp vững vàng để tổ chức hoạt động dạy học trong đó có tích hợp kiến 
thức Vật lí một cách hợp lí cả về dung lượng kiến thưc, thời gian thực hiện và cả 
sự khéo léo về nghiệp vụ Sư phạm. Trái lai, việc tích hợp kiến thức liên môn 
vào bài giảng kỹ thuật điện tử sẽ làm cho nội dung bài học quá tải, giáo viên 
lúng túng khi triển khai bài giảng, học sinh thụ động trong việc tiếp thu bài. 
Đề tài này có khả năng áp dụng cho giáo viên tham khảo khi giảng dạy 
phần kỹ thuật điện tử thuộc chương trinh môn Công nghệ lớp 12. 
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp: 
Việc tích hợp kiến thức Vật lí trong bài giảng kỹ thuật điện tử giúp giáo 
viên đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, tạo được sự hứng thú tìm hiểu 
bài đối với người học, tích cực hóa hoạt động nhận thức, phát triển năng lực 
hình thành ý tưởng và thiết kế công nghệ cho học sinh lớp 12. 
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 
6. Tài liệu kèm theo gồm: 
 K p1 
p2 n1 n2 A 
G 
J1 J2 J3 
iGK 
iAK 
 4 
- Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “ Tích hợp kiến 
thức Vật lí trong bài giảng Kỹ thuật điện tử nhằm tích cực hóa hoạt động nhận 
thức của học sinh”: 2 bản. 
 - Đơn đề nghị công nhận đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: 
02 bản. 
 - File điện tử: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; đơn 
đề nghị công nhận đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; báo cáo tóm 
tắt hiệu quả đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 
Bảo Thắng, ngày 12 tháng 5 năm 2014 
 Người báo cáo 
Nguyễn Đại Dương 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_vat_li_trong_bai_gi.pdf
  • pdfBCTT đề nghị CSTĐ.pdf
  • pdfĐơn đề nghị công nhận đề tài NCKHSPUD.pdf