Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử Lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử Lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9

Cơ sở lý luận

1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 4

Bước vào giai đoạn lớp 4, đặc điểm tâm lí học sinh đã có sự thay đổi lớn. Các em bắt đầu phát triển về cả thể lực và trí tuệ. Sự thay đổi về thể lực kéo theo sự bất ổn định về mặt tâm lí: dễ yêu, dễ ghét, lúc hứng thú. Ở giai đoạn này, nếu giáo viên không nắm bắt được đặc điểm chung cũng như đặc điểm riêng biệt của từng em thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng day. Tuy tư duy của các em đã có tính ổn định và bền chặt hơn nhưng các em lại bắt đầu có thiên hướng về một lĩnh vực nào đó và đặc biệt thích làm theo suy nghĩ của bản thân. Sự ham thích của các em đối với các môn học thể hiện rất rõ khoảng từ giữa học kì I. Trong các môn học, số lượng em thích học phân môn Lịch sử không nhiều. Một phần do môn lịch sử lớp 4 khá mới mẻ, các sự kiện lịch sử đã diễn ra từ rất lâu nên các em khó nhớ. Mặt khác do trí nhớ của các em cũng chưa thực sự ổn định nên việc ghi nhớ các mốc lịch sử, các trận đánh và địa điểm diễn ra các trận đánh cũng như ý nghĩa của các sự kiện lịch sử quả thực là một việc khá khó khăn đối với các em.

1.1.2. Nội dung chương trình phân môn Lịch sử lớp 4

 Ở lớp 4, học sinh tìm hiểu lịch sử dân tộc từ buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN) cho đến buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858)

a)Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)

- Bài 1: Nước Văn Lang

- Bài 2: Nước Âu lạc

b)Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)

- Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

- Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

- Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo(năm 938)

- Bài 6: Ôn tập

c)Buổi đầu độc lập(Từ năm 938 đến năm 1009)

- Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

- Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)

d)Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)

- Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

- Bài 10: Chùa thời Lý

- Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)

e) Nước đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)

-Bài12: Nhà Trần thành lập

-Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê

-Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên

-Bài 15: Nước ta cuối đời Trần.

g) Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)

Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng

Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí nhà nước

Bài 18: Trường học thời Hậu Lê

Bài 19: V¨n học vµ khoa học thời hậu Lê

Bài 20: Ôn tập

h) Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII

Bài 21: Trịnh - Nguyễn phân tranh

Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong

Bài 23: Thành thị thế kỉ XVI - XVII

Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)

Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)

Bài 26: Những chính sach về Kinh tế và Văn hóa của vua Quang Trung

i) Buổi đầu thời Nguyễn( Từ năm 1802 đến năm 1858)

Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập

Bài 28: Kinh tế Huế

Bài 29: Tổng kết

1.1.3. Đặc điểm sách giáo khoa của phân môn Lịch sử lớp 4

a) Về mặt cấu trúc

Cấu trúc của mỗi bài học sách giáo khoa môn Lịch sử gồm các phần sau:

- Phần cung cấp kiến thức (thông tin).

- Phần tóm tắt trọng tâm của bài học được in đậm bằng màu xanh.

- Phần chú thích (có ở một số bài).

- Phần câu hỏi cuối bài vừa làm nhiệm vụ hướng dẫn cách học của học sinh vừa làm nhiệm vụ củng cố.

b) Về hình thức trình bày

- Kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp các thông tin cần thiết và việc hướng dẫn các hoạt động học tập.

- Kênh hình bao gồm 41tranh ảnh, 8 lược đồ,., không đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ minh họa mà còn đóng vai trò quan trọng như là nguồn thông tin chính của một số bài học.

 

docx 39 trang cuonglanz2a 14966
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử Lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
1.1. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết Trung ương từ năm 1996, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12-1998), đặc biệt đã được khẳng định lại trong điều 5, Luật Giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh coi việc dạy phương pháp tự học là cốt lõi. Rèn luyện cho người học có được phương pháp, thói quen tự học, vận dụng được những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự phát hiện và giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, góp phần hình thành người công dân có ích, năng động, sáng tạo của xã hội tương lai.
Ở Tiểu học, mỗi môn học có một nhiệm vụ, mục tiêu đặc trưng riêng biệt nhằm hình thành những kĩ năng khác nhau như tính toán, tư duy cụ thể, trừu tượng, khả năng diễn đạt trong nói và viết, khả năng giao tiếp hay kĩ năng ứng xử Tuy nhiên, các môn học đều có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm mục đích cung cấp cho các em kiến thức về mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng nhân cách và trang bị cho các em tri thức cần thiết để các em có thể tiếp tục học ở các cấp học trên. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: "Môn lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử, càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân".
Tuy nhiên,đặc thù của bộ môn lịch sử là những sự kiện, nhân vật lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, học sinh không được trực tiếp tham gia, chứng kiến. Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh, tư liệu trong giờ học lịch sử góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là cơ sở để học sinh hiểu sâu sắc các vấn đề lịch sử. Ngoài ra, qua tìm hiểu, phân tích lịch sử, học sinh phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và có ý nghĩa thiết thực hơn cả, đó là, môn Lịch sử quan trọng trong việc giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống hào hùng của dân tộc.
1.2. Tuy nhiên, trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhận thức của người dân ngày một nâng cao nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử của dân tộc ngày càng mơ hồ. Nguyên nhân chủ yếu do đặc thù môn học là khó nhớ, khó nắm bắt đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Ở lớp 4, mặc dù các em đang ở trong giai đoạn phát triển cả về thể lực và trí tuệ, khả năng nhận thức, nắm bắt kiến thức đã tương đối ổn định nhưng chưa bền chặt. Mặt khác, các em thường cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện lịch sử mà không có khả năng khái quát, nhìn nhận sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời đại để từ đó, thấy rõ bản chất, nguyên nhân, mối liên hệ của các sự kiện theo cách hệ thống hóa vấn đề cho dễ nhớ. Chính vì vậy, kết quả học bộ môn lịch sử của các em không cao, kiến thức nắm bắt không trọn vẹn và ổn định. Dần dần các em sẽ nảy sinh thái độ thiếu tích cực đối với môn học. Nắm bắt được thực tế đó, tôi đã chú trọng tìm hiểu những biện pháp nhằm giúp các em có niềm say mê đối với môn học, dần dần coi trọng phân môn lịch sử để có thể học tốt hơn phân môn này nói riêng cũng như các môn học khác nói chung.
Để có thể dạy tốt, giúp các em học tốt phân môn lịch sử, bên cạnh việc chú trọng đổi mới phương pháp dạy học qua việc đưa các chủ đề, vấn đề lịch sử để học sinh tự tìm hiểu, phân tích và đánh giá, tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, phong phú hoặc tận dụng sự hỗ trợ tích cực của các loại phương tiện dạy học hiện đại, trong phạm vi đề tài này, tôi đề cập đến vấn đề xây dựng, thiết kế trò chơi học tập để củng cố kiến thức cho học sinh trong các tiết học lịch sử. 
Tuy nhiên phần lớn giáo viên hiện nay đều cho học sinh ôn tập bằng các bài tập, các đề được in trên giấy chưa tạo được hứng thú cho học sinh; một số giáo viên có thiết kế các bài tập trắc nghiệm, trò chơi trên PowerPoint, các phần mềm giáo dục khác tích hợp trong các bài giảng nhưng việc làm này mất nhiều thời gian, nội dung chưa phong phú, vì trình độ CNTT còn hạn chế nên không nhiều giáo viên thực hiện được.
Bên cạnh đó,các trò chơi tương tác tích hợp các bài tập có hình ảnh đẹp, sinh động cùng với tư liệu (phim, hình ảnh) không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức và còn tạo được hứng thú, hấp dẫn với học sinh.
Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế các trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9 nhằm củng cố kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học theo định hướng đổi mới.
3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9.
- Đề xuất chương trình dạy học có tích hợp trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 và minh họa vận dụng chương trình đã đề xuất.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu:
- Quá trình dạy học có sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Lịch sử 
lớp 4.
- Tổ chức thực nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử lớp 4.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình dạy học có sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Lịch sử lớp 4.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Tham khảo các tài liệu, sách giáo khoa, phân phối chương trình lịch sử lớp 4, các văn bản chỉ đạo, các thông tin mạng để xây dựng nên cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra cơ bản kết hợp với phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, kết hợp rút kinh nghiệm trong thực tế dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm được dùng để thử nghiệm các hình thức củng cố kiến thức cho học sinh trong tiết lịch sử.
- Phương pháp trao đổi, hợp tác, và tham khảo, mô phỏng những hình thức củng cố kiến thức cho học sinh ở những môn học khác, lĩnh vực khác.
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 4
Bước vào giai đoạn lớp 4, đặc điểm tâm lí học sinh đã có sự thay đổi lớn. Các em bắt đầu phát triển về cả thể lực và trí tuệ. Sự thay đổi về thể lực kéo theo sự bất ổn định về mặt tâm lí: dễ yêu, dễ ghét, lúc hứng thú. Ở giai đoạn này, nếu giáo viên không nắm bắt được đặc điểm chung cũng như đặc điểm riêng biệt của từng em thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng day. Tuy tư duy của các em đã có tính ổn định và bền chặt hơn nhưng các em lại bắt đầu có thiên hướng về một lĩnh vực nào đó và đặc biệt thích làm theo suy nghĩ của bản thân. Sự ham thích của các em đối với các môn học thể hiện rất rõ khoảng từ giữa học kì I. Trong các môn học, số lượng em thích học phân môn Lịch sử không nhiều. Một phần do môn lịch sử lớp 4 khá mới mẻ, các sự kiện lịch sử đã diễn ra từ rất lâu nên các em khó nhớ. Mặt khác do trí nhớ của các em cũng chưa thực sự ổn định nên việc ghi nhớ các mốc lịch sử, các trận đánh và địa điểm diễn ra các trận đánh cũng như ý nghĩa của các sự kiện lịch sử quả thực là một việc khá khó khăn đối với các em. 
1.1.2. Nội dung chương trình phân môn Lịch sử lớp 4
	Ở lớp 4, học sinh tìm hiểu lịch sử dân tộc từ buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN) cho đến buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858)
a)Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)
- Bài 1: Nước Văn Lang
- Bài 2: Nước Âu lạc
b)Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)
- Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo(năm 938)
- Bài 6: Ôn tập
c)Buổi đầu độc lập(Từ năm 938 đến năm 1009)
- Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)
d)Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)
- Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
- Bài 10: Chùa thời Lý
- Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
e) Nước đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)
-Bài12: Nhà Trần thành lập
-Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê
-Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
-Bài 15: Nước ta cuối đời Trần.
g) Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)
Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng
Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí nhà nước
Bài 18: Trường học thời Hậu Lê
Bài 19: V¨n học vµ khoa học thời hậu Lê
Bài 20: Ôn tập
h) Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII
Bài 21: Trịnh - Nguyễn phân tranh
Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Bài 23: Thành thị thế kỉ XVI - XVII
Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)
Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
Bài 26: Những chính sach về Kinh tế và Văn hóa của vua Quang Trung
i) Buổi đầu thời Nguyễn( Từ năm 1802 đến năm 1858)
Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập
Bài 28: Kinh tế Huế
Bài 29: Tổng kết
1.1.3. Đặc điểm sách giáo khoa của phân môn Lịch sử lớp 4
a) Về mặt cấu trúc
Cấu trúc của mỗi bài học sách giáo khoa môn Lịch sử gồm các phần sau:
- Phần cung cấp kiến thức (thông tin).
- Phần tóm tắt trọng tâm của bài học được in đậm bằng màu xanh.
- Phần chú thích (có ở một số bài).
- Phần câu hỏi cuối bài vừa làm nhiệm vụ hướng dẫn cách học của học sinh vừa làm nhiệm vụ củng cố.
b) Về hình thức trình bày
- Kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp các thông tin cần thiết và việc hướng dẫn các hoạt động học tập.
- Kênh hình bao gồm 41tranh ảnh, 8 lược đồ,..., không đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ minh họa mà còn đóng vai trò quan trọng như là nguồn thông tin chính của một số bài học.
1.1.4. Mục tiêu của chương trình Lịch sử:
Môn lịch sử ở tiểu học nhằm mục đích sau:
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sử kiện,hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX.
- Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kĩ năng:
+ Quan sát sự vật hiện tượng; thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau.
+ Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
+ Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói,bài viết,hình vẽ, sơ đồ.
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen.
+ Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.
+ Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
+ Tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên văn hóa gần gũi với học sinh.
1.1.5.Phần mềm Violet 1.9
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ Mầm non đến THPT. 
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để xây dựng nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, hình vẽ, các dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và thiết lập tham số, tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, thực hiện các tương tác với người dùng... 
Vì là công cụ chuyên dụng cho bài giảng nên Violet còn có rất nhiều chức năng dành riêng cho bài giảng mà các phần mềm khác không có. Ví dụ Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:
Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, .
Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. 13 26
Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện. .
Bài kiểm tra tổng hợp: Cho phép tạo bài kiểm tra gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể là một loại khác nhau: trắc nghiệm, sắp xếp, kéo thả, điền khuyết, Cho phép chọn lựa các giao diện sinh động và hấp dẫn. .
 Các bài tập dạng trò chơi tương tự Violympic và IOE. Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học, giúp cho người dùng tạo ra những trang bài giảng chuyên nghiệp.
Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên chạy trực tuyến qua mạng Internet. Đặc biệt Violet có thể liên kết, thậm chí có thể nhúng thẳng vào các phần mềm khác như MS Powerpoint
Violet có giao diện trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp hoàn toàn bằng tiếng Việt nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn, thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới và đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.
*Những tính năng mới của Violet 1.9 so với 1.8
Violet 1.9 ra mắt ngày 25/12/2015, với tính năng nổi bật là tích hợp phần mềm soạn thảo với hệ thống chia sẻ tài liệu Violet.vn, giúp người soạn bài có thể dễ dàng khai thác những tiện ích rất lớn từ Violet.vn. Violet 1.9 cho phép vẽ bản đồ tư duy giống như phần mềm iMindmap, cho phép tạo ra hệ thống bài Quiz dưới dạng các trò chơi vô cùng sinh động và hấp dẫn, đặc biệt là Bộ công cụ VioletTools trên Powerpoint, với giao diện dạng thẻ ruy-băng chuẩn, trong đó tích hợp toàn bộ các tính năng đặc sắc nhất của phần mềm Violet vào Powerpoint.
Tích hợp công nghệ điện toán đám mây. Tương tự như OneDrive của Microsoft hay GoogleDrive của Google, Violet cung cấp hệ thống lưu trữ đám mây VioletSpace, chỉ cần có tài khoản đám mây (chính là tài khoản Violet.vn) người dùng có thể lưu trữ bài giảng Violet lên đám mây, sau đó đến bất kỳ máy tính ở nơi nào (có cài Violet) thì đều có thể mở được bài giảng đó từ đám mây mà không cần phải trung chuyển bằng đĩa CD hoặc USB. Người dùng cũng có thể đưa được hệ thống tư liệu soạn bài (tranh ảnh, phim, flash, mp3,) lên mây, để sau đó đến bất kỳ máy tính nào khác đều có thể sử dụng được các tư liệu của mình.
Kết nối Violet.vn: Cho phép người dùng có thể mở bài giảng trực tiếp từ thư viện cộng đồng Violet.vn cũng như chia sẻ lại bài giảng đang soạn lên thư viện bằng các chức năng ngay trên phần mềm mà không cần phải các thao thác khác ngoài như: vào web, tìm kiếm, download, upload, nén, giải nén, . Để hỗ trợ việc tìm kiếm bài giảng dễ dàng, Violet.vn cũng đã chọn lọc các bài giảng đạt tiêu chuẩn theo đầy đủ các bài trong SGK, sắp xếp hợp lý để người dùng cần bài nào cũng đều có, kể cả dạng bài giảng dạng Violet hoặc Powerpoint.
Hệ thống bài kiểm tra tổng hợp: Trong các phiên bản Violet trước đây, tính năng được giáo viên quan tâm nhất là việc tạo ra được các bài tập tương tác. Tại Violet 1.9, tính năng này được chuẩn hóa và nâng cao gấp bội với hệ thống bài kiểm tra tổng hợp, với rất nhiều giao diện dạng trò chơi sinh động hấp dẫn và cho phép nhiều loại câu hỏi trong cùng một bài kiểm tra. Các bài tập xuất ra đều hoạt động theo đúng chuẩn SCORM.
Chức năng vẽ bản đồ tư duy: Violet 1.9 đã thêm chức năng vẽ và trình chiếu bản đồ tư duy ngay trong phần mềm, với các thao tác gần tương đương như phần mềm iMindmap nổi tiếng.
Thay đổi giao diện soạn thảo các bài tập cũ: Các giao diện soạn thảo các loại bài tập đều được chuẩn hóa và cải tiến dễ dùng hơn.
Cập nhật các chức năng Tìm kiếm Google và YouTube: Các chức năng này đã có từ phiên bản Violet 1.8, tuy nhiên tại bản 1.9 đã được nâng cấp theo phiên bản mới của Google và YouTube, để việc tìm kiếm được nhanh, nhiều và chính xác hơn.
Bổ sung thêm các mẫu giao diện mới: Violet 1.9 có 14 mẫu giao diện khác nhau thay vì 7 mẫu như trước đây.
Chức năng hỗ trợ trực tiếp ngay trên phần mềm: Khi cần hỗ trợ, người dùng chỉ cần click vào chức năng “Hỏi đáp/góp ý”, rồi gửi nội dung trao đổi, sau đó sẽ nhận được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể.
Bộ cài đặt “Tất cả trong một”: Chỉ cần cài đặt một lần duy nhất là có tất cả (Violet, VioletTools, FlashPlayer, VSTOR,) và đảm bảo chạy được trên mọi máy tính từ Windows 7 trở lên.
Chức năng tự động nâng cấp phần mềm: Khi có phiên bản mới, Violet sẽ thông báo cho người dùng lúc bắt đầu được chạy. Chỉ cần nhấn nút “Có”, phần mềm sẽ tự động tải các thành phần cần nâng cấp về, sau đó cài đặt nâng cấp lên phiên bản mới rất nhanh chóng.
Violet Online là phiên bản có thể chạy hoàn toàn trên trình duyệt mà không cần phải cài đặt (chỉ cần vào địa chỉ  và đăng nhập bằng tài khoản Violet.vn là được). Các chức năng của Violet Online gần tương tự như phiên bản cài đặt trên máy tính, chỉ khác là việc mở và lưu file thì chỉ có thể được thực hiện được trên đám mây (VioletSpace) và khi đóng gói bài giảng thì sẽ hệ thống sẽ nén lại rồi tải gói đó về máy tính. Violet Online có thể chạy được trên hầu hết các thiết bị và các hệ điều hành. Violet Online có thể chạy single sign-on với Violet.vn.
Bộ công cụ VioletTools hoạt động như một tính năng của phần mềm PowerPoint, nhằm mở rộng sức mạnh sẵn có của Powerpoint. Người dùng có thể đăng nhập bằng tài khoản Violet.vn ngay trên Powerpoint, để từ đó mở các kho thư viện bài giảng và trực tiếp chia sẻ bài giảng đang soạn lên thư viện cộng đồng, hoặc sử dụng kho lưu trữ cá nhân trên Violet Space. Người dùng cũng có thể tìm kiếm và chèn ảnh, phim từ Google, YouTube và kho tư liệu Violet.vn vào các slide PowerPoint, hoặc có thể chèn các bài tập/trò chơi của ViOLET, vẽ bản đồ tư duy, thiết kế mạch điện, vẽ hình Sketchpad, vẽ đồ thị, v.v... trên PowerPoint một cách dễ dàng. Nếu gặp vấn đề khó khăn thì có thể gửi ý kiến trực tiếp ngay trong phần mềm. Ngoài ra, chức năng tự động nâng cấp phiên bản mới cũng hoạt động với VioletTools cho PowerPoint.
Giao diện trò chơi trên phần mềm Violet 1.9
Trong các tính năng trên, trong phạm vi của đề tài, tôi đi nghiên cứu sâu vào tính năng tạo bài kiểm tra dưới dạng Game để thiết kế các bài tập củng cố. Cho phép tạo ra các bài kiểm tra tổng hợp với nhiều loại mẫu bài tập khác nhau và nhiều lựa chọn giao diện sinh động kiểu Violympic và IOE, hoặc các game show truyền hình như Ai là triệu phú, Rung chuông vàng, hoặc các trò chơi giáo dục hấp dẫn như Đua xe, Tìm vàng, Ném ống bơ, Câu cá, Rùa và Thỏ, Thạch Sanh, 
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng vấn đề dạy lịch sử trong nhà trường tiểu học
	Nằm trong chương trình học, phân môn Lịch sử chỉ chiếm một khoảng thời gian rất nhỏ: 1/35 tiết/tuần. Chính vì thời lượng kh¸ Ýt ấy mà nhiều khi Lịch sử được coi là một môn phụ. Dạy Lịch sử cũng như dạy Tiếng Việt. Môn học này đòi hỏi giáo viên cần có sự nghiên cứu kĩ càng, bên cạnh đó cần có vốn kiến thức về lịch sử khá phong phú. Để dạy tốt một tiết Lịch sử ở lớp 4, giáo viên dạy phải sưu tầm được nhiều tư liệu, tranh ảnh, soạn giảng tỉ mỉ và xây dựng được những hình thức học tập phong phú mới có thể tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. Mặt khác, do đặc trưng của phân môn chỉ xây dựng tiết ôn tập ở giai đoạn cuối kì nên nếu không ôn tập thường xuyên, học sinh sẽ nhanh chóng quên những kiến thức đã học, mà nếu giáo viên có mong muốn tự hệ thống kiến thức cho học sinh thường xuyên cũng không có thời gian bởi sự giới hạn của chương trình. Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượng dạy và học phân môn lịch sử trong các nhà trường ít nhiều đã bị hạn chế.
1.2.2.Thực trạng việc học phân môn lịch sử của học sinh
	Đây là năm học đầu tiên học sinh được làm quen với phâ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_hoc_tap_mon_lich_su.docx