Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài dạy axit nitric theo phương pháp bàn tay nặn bột

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài dạy axit nitric theo phương pháp bàn tay nặn bột

- Hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi giữa các chất cũng như nghiên cứu các ứng dụng của các chất trong đời sống và trong các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Phản ứng hóa học và các hiện tượng của phản ứng là đối tượng chính của hóa học.

 - Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. "Bàn tay nặn bột" (viết tắt là BTNB) là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với môn Hóa Học khi học sinh tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học của bộ môn bằng những thí nghiệm thực tế, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học nói chung và kiến thức môn học nói riêng.

- Xuất phát từ thực trạng trên, cùng một số kinh nghiệm sau những năm trực tiếp giảng dạy, ôn thi đại học và luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tôi mạnh dạn nêu ra sáng kiến:

 “ Thiết kế bài dạy axit nitric theo phương pháp bàn tay nặn bột”

 

doc 19 trang thuychi01 8403
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài dạy axit nitric theo phương pháp bàn tay nặn bột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
 --------------------------***--------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ BÀI DẠY AXIT NITRIC
THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Người thực hiện: Phạm Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thiệu Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa Học
THANH HOÁ NĂM 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
MỤC LỤC.
 Trang 
 I: Mở đầu.
04.
 1.1. Lý do chọn đề tài.
04.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
04
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
04
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
04
 1.5. Những điểm mới của SKKN
04
II: Nội dung của sáng kiến.
05
 2.1. Cơ sở lý luận.
05
 2.2. Thực trạng vấn đề.
06
 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
05
 2.3.1. Phạm vi áp dụng.
05
 2.3.2. Giới hạn nội dung.
06
 2.3.3. Biện pháp thực hiện.
06
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
20
 III: Kiến nghị và đề xuất.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 - Hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi giữa các chất cũng như nghiên cứu các ứng dụng của các chất trong đời sống và trong các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Phản ứng hóa học và các hiện tượng của phản ứng là đối tượng chính của hóa học. 
   - Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. "Bàn tay nặn bột" (viết tắt là BTNB) là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với môn Hóa Học khi học sinh tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học của bộ môn bằng những thí nghiệm thực tế, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học nói chung và kiến thức môn học nói riêng.
- Xuất phát từ thực trạng trên, cùng một số kinh nghiệm sau những năm trực tiếp giảng dạy, ôn thi đại học và luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tôi mạnh dạn nêu ra sáng kiến:
 “ Thiết kế bài dạy axit nitric theo phương pháp bàn tay nặn bột”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 + Tìm một phương pháp mới vừa phù hợp với xu thế dạy học chung của các nước tiên tiến, vừa tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
 +Mục đích chính là chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
+ Lí thuyết chung về axit nitric.
- Cấu tạo phân tử
- Tính chất vật lí và tính chất hóa học của HNO3
- Phương pháp điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
+ Bài tập vận dụng liên quan đến tính chất của HNO3.
+ Kĩ năng viết phương trình phản ứng oxi hóa khử dạng phân tử và ion rút gọn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của giảng dạy bài axit nitric trong nhà trường.
- Nghiên cứu tài liệu, Internet, sách giáo khoa, tham khảo, các đề thi: HSG, ĐH,...
- Thực nghiệm: Thống kê toán học và xử lý kết quả thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Trong bài viết này lần đầu tiên tôi nêu phương pháp dạy một bài quan trọng và quen thuộc nhưng không theo một mô tuýp cũ, phương pháp đã phổ biến mà theo một cách dạy hoàn toàn mới đó là Dạy học theo phương pháp BTNB.Quá trình dạy học theo phương pháp BTNB này hoàn toàn khác nhau giữa các lớp khác nhau vì nó phụ thuộc vào trình độ của học sinh. 
Giảng dạy theo phương pháp BTNB bắt buộc giáo viên phải năng động, không theo một khuôn mẫu nhất định (một giáo án nhất định). Giáo viên được quyền biên soạn tiến trình giảng dạy của mình phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp học.
II. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
 2.1.1. Phương pháp Bàn tay nặn bột là gì?
               Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
   Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm,quan sát,nghiên cứu tài liệu hay điều tra
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, Bàn tay nặn bột luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
2.1.2. Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột?
Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn  luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
 2.1.3.Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu
 Bản chất của nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB
Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn đề cốt lõi, quan trọng. Tiến trình tìm tòi nghiên cứu của học sinh không phải là một đường thẳng đơn giản mà là một quá trình phức tạp. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra ban đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức.
        2.  Lựa chọn kiến thức khoa học trong phương pháp BTNB
Việc xác định kiến thức khoa học phù hợp với học sinh theo độ tuổi là một vấn đề quan trọng đối với giáo viên. Giáo viên phải tự đặt ra các câu hỏi như: Có cần thiết giới thiệu kiến thức này không? Giới thiệu vào thời điểm nào? Cần yêu cầu học sinh hiểu ở mức độ nào? Giáo viên có thể tìm câu hỏi này thông qua việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hỗ trợ giáo viên để xác định rõ hàm lượng kiến thức tương đối với trình độ, độ tuổi của học sinh và điều kiện địa phương.
        3. Cách thức học tập của học sinh                
Phương pháp BTNB dựa trên thực nghiệm và nghiên cứu cho phép giáo viên hiểu rõ hơn cách thức mà học sinh tiếp thu các kiến thức khoa học. Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của học sinh là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu.
       4. Quan niệm ban đầu của học sinh
Quan niệm ban đầu là những biểu tượng ban đầu, ý kiến ban đầu của học sinh về sự vật, hiện tượng trước khi được tìm hiểu về bản chất sự vật, hiện tượng. Đây là những quan niệm được hình thành trong vốn sống của học sinh, là các ý tưởng giải thích sự vật, hiện tượng theo suy nghĩ của học sinh, còn gọi là các “khái niệm ngây thơ”. Biểu tượng ban đầu không phải là kiến thức cũ, đã được học mà là quan niệm của học sinh về sự vật, hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi học kiến thức đó.
Tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu là một đặc trưng quan trọng của phương pháp dạy học BTNB. Biểu tượng ban đầu của học sinh là rất đa dạng và phong phú.  Biểu tượng ban đầu là một chướng ngại trong quá trình nhận thức của học sinh. Chướng ngại chỉ bị phá bỏ khi học sinh tự mình làm thí nghiệm, tự rút ra kết luận, đối chiếu với quan niệm ban đầu để tự đánh giá quan niệm của mình đúng hay sai.
2.1.4. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi – nghiên cứu
 Để giảng dạy theo phương pháp BTNB cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
a)HS cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học. Để đạt được yêu cầu này, bắt buộc học sinh phải tham gia vào bước hình thành các câu hỏi.
b) Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học.
c) Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏihọc sinhnhiều kĩ năng. Một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích.
d) Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm màhọc sinhcòn cần phải biết lập luận, trao đổi; biết viết cho mình và cho người  khác hiểu.
e) Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi – nghiên cứu.
f) Khoa học là một công việc cần sự hợp tác.
2.2. Thực trạng vấn đề.
* Khó khăn: 
 + Bàn ghế bố trí không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm.
+ Phòng bộ môn và phòng thí nghiệm chưa đạt tiêu chuẩn cho một giờ kết hợp học lí thuyết và học sinh tự làm thí nghiệm.
+ Trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ.
+ Số HS/lớp quá đông.
 * Thuận lợi: 
– Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền GD trong đó đổi mới PPDH là một trong các nhiệm vụ cấp bách.
– Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được ở điều kiện của trường. 
- HS và GV luôn nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy học bài axit nitic.
– Qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp BTNB vào trong lớp học, HS hứng thú với những hoạt động tìm kiếm kiến thức mới.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 . Phạm vi áp dụng.
Áp dụng cho giảng dạy bài axit nitric sách giáo khoa Hóa Học 11 nâng cao THPT.
2.3.2. Giới hạn nội dung
Chỉ tập trung khai thác tính chất hóa học của axit nitric:
Tính axit mạnh: Tác dụng với chỉ thị màu, bazơ, oxit bazơ, muối.
Tính oxi hóa mạnh : Tác dụng với hầu hết KL, một số PK, hợp chất khử.
Trọng tâm là tính oxi hóa của ion NO3- trong môi trường axit.
 	PHẦN 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài 12: AXIT NITRIC
Chủ đề: Tính chất hóa học của HNO3
(Chương trình sách giáo khoa Hoá học 11 nâng cao THPT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS trình bày được tính chất hóa học của HNO3
 Tính axit mạnh: Tác dụng với chỉ thị màu, bazơ, oxit bazơ, muối.
Tính oxi hóa mạnh : Tác dụng với hầu hết KL, một số PK, hợp chất khử.
2. Kỹ năng 
Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thực nghiệm (tiến hành TN) và kết luận về tính chất hóa học của HNO3. 
Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình Hoá học về tính chất hóa học của HNO3.
3. Thái độ: 
- Tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào các hoạt động để tìm tòi nghiên cứu tính chất hóa học của HNO3.
- Trung thực khách quan với kết quả thực nghiệm. Có ý thức bảo vệ môi môi trường trong quá trình học tập hóa học.
3. Năng lực
Năng lực nghiên cứu khoa học:
Đề xuất câu hỏi nghiên cứu để định hướng và cụ thể hóa vấn đề nghiên cứu.
Xây dựng giả thuyết phù hợp với câu hỏi nghiên cứu
Đề xuất phương án thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết đã đề ra (lập kế hoạch nghiên cứu).
Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu theo các phương án đã đề xuất để trả lời câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết
Lập luận, khái quát hóa kết quả và rút ra kết luận về kiến thức mới.
Xây dựng sản phẩm nghiên cứu của nhóm 
 Trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm trước tập thể.
 Một số năng lực khác có liên quan như: năng lực phê phán, năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.v.v.v.
II. PHƯƠNG PHÁP 
 Chủ yếu là: Phương pháp bàn tay nặn bột.
 Kết hợp với một số PPDH tích cực như: Phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm hóa học, sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học, học tập hợp tác. 
II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG
 Máy chiếu, giấy A0, bút dạ, bảng nhóm.
GV chuẩn bị mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ và hóa chất kèm 1 bộ dụng cụ dự phòng đầy đủ tương tự như bộ dụng cụ chính thức. Không xếp thành từng bộ mà xếp theo loại dụng cụ để HS lựa chọn.
Hóa chất chung: HNO3 loãng và đặc (đề phòng các nhóm TN thiếu)
 Chậu thủy tinh to: 02 (đổ nước cất vào để đổ hóa chất không dùng sau TN)
Mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ (kèm 1 bộ dự phòng) gồm: 
Khay đựng dụng cụ hóa chất: 01.
Ống nghiệm (đầy giá: 12 chiếc). 	 Kẹp gỗ: 02.
kẹp hóa chất rắn: 2.	 Đèn cồn: 1.
Công tơ hút: 2. 	 Giấy giáp: 1 mảnh.
Thìa thuỷ tinh: 2.	 Video TN Au với HNO3.
Bông y tế: 1 gói. Chổi lông hút: 02.
Nút cao su: 04	 Giấy lọc: 01
Cốc thủy tinh: 02.	
Hóa chất: (chia vào các lọ riêng biệt cho mỗi nhóm 1 lọ và 1 lọ dự phòng)
Dung dịch: Ca(OH)2 HNO3 loãng, HNO3 đặc, CaCO3, NaOH, CuSO4, FeCl2,
Đinh sắt, Cu mảnh, Al mảnh, vỏ bào, (để trong các lọ nhỏ hoặc gói vào giấy).
Bột: CuO, CaCO3, S, P, C (để trong các lọ nhỏ hoặc gói vào giấy).
IV. NỘI DUNG
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HNO3
Thực hiện các công việc sau: 
Chia HS thành 4 hoặc 6 nhóm tùy theo số HS, mỗi nhóm HS không quá 10 HS, HS bầu nhóm trưởng.
Phát vật liệu học tập cho các nhóm.
Giới thiệu sơ qua về PP học tập mới. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV chiếu video (1 phút) về các hình ảnh liên quan đến ứng dụng HNO3.
Quan sát, suy nghĩ.
GV cho HS dự đoán chất hoá học đang nói đến trong clip là chất nào?
Thảo luận nhóm và trả lời: HNO3.
Vậy HNO3 có những tính chất hóa học nào? Đây là nội dung chính mà chúng ta cần NC hôm nay. 
Ghi câu hỏi vào vở thí nghiệm, suy nghĩ, tìm tòi.
Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Pha 2: Hình thành câu hỏi nghiên cứu của HS
Làm bộc lộ quan niệm ban đầu để từ đó hình thành câu hỏi nghiên cứu của HS. Trong pha này HS tự do đề xuất các biểu tượng và CHNC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Xây dựng biểu tượng ban đầu:
- Em hãy dự đoán và giải thích tính chất hóa học của HNO3 dựa vào cấu tạo phân tử cũng như các kiến thức đã học.
- GV khéo léo dẫn dắt HS đưa ra ý kiến ban đầu về 2 khía cạnh: tính axit-bazơ và tính oxi hóa-khử của HNO3 dựa vào CTCT và số oxi hóa của N trong HNO3.
- Em hãy dự đoán những loại chất có thể tác dụng với HNO3? (Có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để HS đưa ra ý kiến ban đầu). 
- Tổ chức thảo luận. Quan sát, hỗ trợ HS, gợi ý.
- GV gọi HS bất kỳ trong nhóm báo cáo kết quả.
- Dự đoán HNO3 có thể là axit mạnh.
- Xác định số oxi hóa của N trong HNO3, nhận xét, dự đoán tính oxi hóa – khử của HNO3.
- Sau khi nhận xét chung, cá nhân đưa ra dự đoán những loại chất cụ thể mà HNO3 có thể tác dụng khi thể hiện các tính chất trên.
-Thảo luận nhóm thống nhất dự đoán của nhóm. Ghi kết quả của nhóm vào bảng phụ.
- Đại diện nhóm trình bày, HS thảo luận, so sánh, nhận xét và kết luận. 
- Ghi ý kiến ban đầu vào vở thí nghiệm.
Hoạt động 2. Đề xuất câu hỏi nghiên cứu:
-Từ những quan niệm ban đầu của HS, GV dẫn dắt để HS hình thành câu hỏi nghiên cứu về tính chất hóa học của HNO3.
- GV nên dùng những quan niệm ban đầu khác biệt của những nhóm HS để giúp HS so sánh, đề xuất câu hỏi NC để tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ và chính xác hơn về tính chất hóa học của HNO3.
- GV có thể nhóm lại các CHNC của HS đã nêu, giúp HS lựa chọn CHNC phù hợp với trình độ năng lực, chuẩn kiến thức kỹ năng mà HS có thể tiến hành NC trong điều kiện cho phép.
- GV cần khéo léo để giúp HS nhận thức được: Có những câu hỏi quá cao hoặc vượt quá nội dung bài học hoặc không nhằm mục đích trả lời câu hỏi lớn của bài học cần được loại bỏ.
- Cá nhân HS đề xuất, nhóm HS thảo luận thống nhất các ý kiến và hình thành CHNC của nhóm.
- Có thể tự do nêu nhiều câu hỏi khác nhau ghi vào bảng phụ.
- Trình bày kết quả của nhóm trước lớp.
-Nhóm khác lắng nghe, bổ xung và hoàn thiện.
- HS thảo luận có sự định hướng của GV chọn câu hỏi có thể NC được.
- Ghi CHNC vào vở TN.
Pha 3 : Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
	Từ các CHNC, GV giúp HS định hướng NC bằng việc HS xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. Trong pha này, HS tự chủ tìm tòi nghiên cứu các phương án trả lời khác nhau của các CHNC.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Xây dựng giả thuyết:
- Dựa theo kiến thức đã học về tính bazơ và tính khử, khả năng tạo phức của một số chất trong chương trình đã học, GV yêu cầu HS đề xuất các giả thuyết về tính chất hoá học của HNO3. 
- GV đi tới các nhóm, quan sát. Nếu HS gặp khó khăn có thể gợi ý, định hướng, chỉnh sửa.
- Tổ chức cho HS trình bày và thảo luận chung, giúp HS hoàn thiện và chốt lại giả thuyết của nhóm mình và của tập thể lớp.
-GV ghi ngắn gọn rõ ràng giả thuyết chung hoặc của từng nhóm lên một góc bảng để so sánh, đối chiếu kết quả tìm giả thuyết phù hợp.
- Nhóm HS thảo luận đề xuất giả thuyết NC để trả lời cho câu hỏi NC.
- Để quá trình tìm tòi NC của HS đạt hiệu quả thực sự. Trong suốt quá trình tìm tòi NC HS không được tham khảo SGK.
- Nhóm HS trình bày giả thuyết NC của nhóm mình.
- Nhóm HS khác lắng nghe, đóng góp ý kiến.
- HS thảo luận để hoàn thiện giả thuyết chung hoặc có thể xác định một số giả thuyết khác nhau của từng nhóm.
-Ghi giả thuyết NC vào vở TN.
Hoạt động 2. Thiết kế phương án thực nghiệm:
- Từ các câu hỏi NC, giả thuyết NC đã đề xuất, yêu cầu HS đề xuất phương án thực nghiệm để kiểm chứng cho giả thuyết NC và trả lời CHNC.
- HS thảo luận đề xuất phương án thực nghiệm: Thí nghiệm thực do HS tự tiến hành.
* Đề xuất tên TN: 
- Tổ chức cho HS thảo luận lựa chọn tên TN.
- Tổ chức cho HS trình bày các TN đề xuất, 
- GV cần khéo léo giúp HS phân tích lựa chọn những TN (một cách thoả đáng) thiết yếu cần thiết. Loại bỏ những TN không cần thiết, trùng lặp ý tưởng hoặc không thể thực hiện trong điều kiện cho phép của nhà trường. 
-Giúp HS chốt lại tên TN cần thực hiện.
* Đề xuất tên TN: 
-Mỗi nhóm HS thảo luận xác định tên thí nghiệm có lập luận, khả thi, nhằm trả lời được câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu tương ứng. 
 - HS trình bày tên các TN dự định dùng để kiểm chúng giả thuyết đã nêu của nhóm mình.
- HS lắng nghe, góp ý thảo luận lựa chọn TN theo định hướng của GV.
-HS ghi tên TN vào vở TN.
* Đề xuất phương án thực nghiệm:
- Từ các thí nghiệm đã được lựa chọn, yêu cầu HS thảo luận nhóm để xác định phương án thực nghiệm bao gồm: mục tiêu thí nghiệm, hoá chất dụng cụ, cách tiến hành, phân công nhiệm vụ các thành viên, những lưu ý khi tiến hành thí nghiệm, cách ghi và báo cáo kết quả ... 
-GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét về phương án thực nghiệm của các nhóm. 
- GV bổ xung, hoàn thiện về quy trình cũng như lưu ý, kỹ thuật tiến hành thí nghiệm đảm bảo thành công, an toàn.
-GV giới thiệu dụng cụ hóa chất đã chuẩn bị cho HS, định hướng cách lấy hóa chất dụng cụ cho từng nhóm..
-Tổng hợp các TN, giúp HS lựa chọn phương án thí nghiệm có thể tiến hành thành công, an toàn với dụng cụ đã chuẩn bị sẵn.
* Đề xuất phương án thực nghiệm:
- HS thảo luận, đề xuất phương án TN, bao gồm:
+ Cách tiến hành: HS thảo luận và thể hiện bằng ngôn ngữ viết kết hợp hình vẽ, sơ đồ.
+ Dự đoán hiện tượng: HS thảo luận thống nhất và ghi vào vở thí nghiệm: dự đoán các phản ứng có xảy ra không và hiện tượng xảy ra như thế nào.
+ Những lưu ý về phương pháp lấy hoá chất, kẹp ống nghiệm, đun hoá chất, tắt đèn ... những lưu ý để tiến hành thí nghiệm thành công, khử độc sản phẩm, hạn chế gây ô nhiếm môi trường.
+ Phân công nhiệm vụ: Nhóm trưởng, thư ký, thành viên lấy hoá chất, dụng cụ, tiến hành TN, quan sát hiện tượng, báo cáo kết quả ...
+ Cách ghi kết quả thực nghiệm: HS có thể mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng bằng PTHH, ghi chép bằng ngôn ngữ viết, kí hiệu hóa học, biểu bảng đa dạng và phù hợp.
- HS báo cáo phương án cụ thể của nhóm mình, GV và các nhóm còn lại cho ý kiến. HS ghi vào vở TN.
Pha 4 : Tiến hành các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu 
	HS lựa chọn thiết bị hóa chất, tiến hành thực nghiệm theo phương án đã đề ra. Giải quyết những phát sinh trong quá trình thực nghiệm, đánh giá kết quả TN.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhận dụng cụ hóa chất: 
- GV đã chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ hoá chất cần thiết cho mỗi nhóm. 
- GV quan sát, đánh giá, nhắc nhở việc lựa chọn dụng cụ hóa chất của HS.
Nhận dụng cụ hóa chất: 
- Mỗi nhóm HS cử ra 3 bạn lấy tất cả dụng cụ, hoá chất theo phương án đề ra. 
Tiến hành thí nghiệm 
- GV lưu ý HS kĩ thuật thí nghiệm an toàn thành công đối với từng thí nghiệm.
- GV đi tới các nhóm, theo dõi và hỗ trợ ngay nếu cần thiết giúp HS thực hiện đúng:
 + Các thao tác thí nghiệm (khoa học, chính xác, an toàn ...).
+ Mô tả h

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_day_axit_nitric_theo_phuo.doc