Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn Giáo dục công dân Lớp 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn Giáo dục công dân Lớp 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

Môn giáo dục công dân (GDCD) ở trường trung học phổ thông (THPT) không những trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói quen phù hợp với những chuẩn mực đạo đức đã học, giúp các em có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi của người công dân.

 Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì việc áp dụng phương pháp dạy học truyền thống chưa thật phát huy hiệu quả cao.

 Vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn GDCD người giáo viên phải chủ động, tích cực tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn giảng dạy và nâng cao hiệu quả giảng dạy của bộ môn. Thường xuyên vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau để khai thác tiềm năng và phát triển tâm lực học sinh, phát triển tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển tri thức một cách tốt nhất cho học sinh.

 Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy nếu giáo viên sử dụng phương pháp dạy học đơn điệu, chưa linh hoạt, mang nặng tính lý thuyết thì học sinh không có hứng thú học tập, kết quả học tập bộ môn thấp.

 Như vậy, để học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú, có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học. Giải pháp của tôi là “ sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn GDCD nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh”. Từ đó hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi ứng xử tích cực trong đời sống.

 Phương pháp trò chơi được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 10 trường THPT số 1 huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Lớp 10A1 là lớp thực nghiệm và 10A7 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm 10A1 được thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm 10A1 đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng 10A7. Điểm kiểm tra trung bình của nhóm thực nghiệm 10A1 là: 7,18 và nhóm đối chứng 10A7 là: 6,47. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05="" có="" nghĩa="" là="" đã="" có="" sự="" khác="" biệt="" giữa="" nhóm="" thực="" nghiệm="" và="" nhóm="" đối="">

 Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn GDCD đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh.

 

doc 21 trang cuonglanz2a 24693
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn Giáo dục công dân Lớp 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẮC HÀ
*** a õ b **
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI 
TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD LỚP 10 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
 Họ tên tác giả: Trần Thị Ái
 Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Sử - Địa - GDCD - Thể dục
Bắc Hà, ngày 20 tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
Trang
 I. Tóm tắt ..........................................................
3
 II. Giới thiệu ......................................................
3
 III. Phương pháp ..........................................................
 a. Khách thể nghiên cứu ............................
 b. Thiết kế nghiên cứu ................................
 c. Quy trình nghiên cứu .............................
 d. Đo lường và thu thập dữ liệu ..................
4
4
5
6
7
 IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả ...................
7
 V. Kết luận và khuyến nghị .........................................
8
 Tài liệu tham khảo........
10
 Phụ lục
 Kế hoạch bài học ................................
 Đề và đáp án kiểm tra......................
 Phiếu thăm dò thái độ học tập .........
 Bảng điểm ...............................................
11
11
16
18
19
I. Tóm tắt 
 Môn giáo dục công dân (GDCD) ở trường trung học phổ thông (THPT) không những trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói quen phù hợp với những chuẩn mực đạo đức đã học, giúp các em có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi của người công dân.
 Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì việc áp dụng phương pháp dạy học truyền thống chưa thật phát huy hiệu quả cao.
 Vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn GDCD người giáo viên phải chủ động, tích cực tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn giảng dạy và nâng cao hiệu quả giảng dạy của bộ môn. Thường xuyên vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau để khai thác tiềm năng và phát triển tâm lực học sinh, phát triển tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển tri thức một cách tốt nhất cho học sinh. 
 Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy nếu giáo viên sử dụng phương pháp dạy học đơn điệu, chưa linh hoạt, mang nặng tính lý thuyết thì học sinh không có hứng thú học tập, kết quả học tập bộ môn thấp.
 Như vậy, để học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú, có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học. Giải pháp của tôi là “ sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn GDCD nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh”. Từ đó hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi ứng xử tích cực trong đời sống.
 Phương pháp trò chơi được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 10 trường THPT số 1 huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Lớp 10A1 là lớp thực nghiệm và 10A7 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm 10A1 được thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm 10A1 đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng 10A7. Điểm kiểm tra trung bình của nhóm thực nghiệm 10A1 là: 7,18 và nhóm đối chứng 10A7 là: 6,47. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là đã có sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
 Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn GDCD đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh.
II. Giới thiệu
 Kiến thức của môn học GDCD có liên quan đến nhiều môn khoa học cụ thể. Nội dung kiến thức trừu tượng, hơi khô khan và khó hiểu. Thiết bị, đồ dùng dạy học, tư liệu tham khảo phục vụ cho môn học còn ít, phần lớn đồ dùng dạy học đều do giáo viên tự làm. Đối tượng học sinh của nhà trường chủ yếu là dân tộc vùng cao, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Mặt khác, nhận thức của học sinh đối với môn học chưa tích cực, các em luôn nghĩ môn GDCD là môn phụ nên việc học tập môn GDCD chưa đem lại hiệu quả cao, việc tiếp thu kiến thức môn học của các em còn ở mức thụ động, chống đối, dễ gây nhàm chán, việc thực hiện rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ, hành vi của các em trong dạy học môn GDCD chưa đạt được so với yêu cầu đề ra của chương trình môn học.
 Thực tế, ở những tiết dạy giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thì học sinh thụ động lĩnh hội kiến thức, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, thực hành, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong bài học. Kết quả học tập của học sinh chưa cao, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế còn lúng túng.
 Nhưng ở những tiết dạy, giáo viên khai thác được những yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống, vận dụng được những phương pháp dạy học tích cực, có sự đổi mới phương pháp thường xuyên, hướng dẫn học sinh hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng được những hiểu biết vào cuộc sống cụ thể như phương pháp trò chơi thì đã thực sự gây hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi giờ học.
 Giải pháp thay thế: Về vấn đề đổi mới phương pháp, có sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được trình bày. Ví dụ:
 1. Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép trò chơi vào thiết kế bài dạy môn GDCD ở trường THPT( tác giả Nguyễn Thị Hải Yến - Trường PTDT nội trú THCS&THPT Bắc Hà - Lào Cai, năm học 2011- 2012)
 2. Sáng kiến kinh nghiệm: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn GDCD
 ( tác giả Hoàng Thị Mai Hương - Hà Nội)
 Các sáng kiến này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa phương pháp trò chơi vào thiết kế bài dạy, nhưng chưa có quy trình nghiên cứu, đo lường, phân tích dữ liệu, so sánh, bàn luận kết quả trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và đối chứng.
 Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được kết quả học tập của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy một phần kiến thức ở ( Bài 9, 10,11,12) trong môn GDCD lớp 10. Qua việc ứng dụng này, học sinh tự tìm ra cách học nhanh, ghi nhớ được kiến thức trọng tâm của bài học giúp các em thấy yêu thích môn học hơn. 
 Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn GDCD có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường THPT số 1 Bắc Hà không ?
 Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn GDCD sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường THPT số 1 Bắc Hà .
III. PHƯƠNG PHÁP
 1. Khách thể nghiên cứu
 Tôi thực hiện nghiên cứu trên hai lớp 10 của trường THPT số 1 huyện Bắc Hà - Lào Cai: Lớp 10A1 là lớp thực nghiệm, lớp 10A7 là lớp đối chứng.
 * Giáo viên:
 Giáo viên có trình độ chuyên môn, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
 * Học sinh:
 Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm gần tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, thái độ học tập. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính, thái độ học tập của học sinh lớp 10 trường THPT số 1 huyện Bắc Hà - Lào Cai
Lớp
Số học sinh các lớp
Thái độ học tập 
Tổng số
Nam
Nữ
Tích cực
Chưa tích cực
10A1
34 HS
50%
50 %
83%
17%
10A7
35HS 
45,7% 
54,3%
75%
25%
 2. Thiết kế nghiên cứu
 Chọn hai lớp 10A1 làm lớp thực nghiệm, lớp 10A7 làm lớp đối chứng. Tôi lấy kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm môn GDCD lớp 10 năm học 2013 - 2014 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai nhóm trước khi tác động
 Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Bảng 2: Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động
Lớp
Số học sinh
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn (SD)
Giá trị 
T-test (p)
Thực nghiệm
10A1
34
6,35
1,4798107
0,8772582
Lớp đối chứng
10A7
35
6,30 
1,3514698
 Ta thấy p = 0,8772582 > 0,05 nên sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
 Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương tương.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra
trước tác động
Tác động
Kiểm tra
sau tác động
Thực nghiệm lớp 10A1
O1
Vận dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy.
O3
Đối chứng lớp 10A7
O2
Không áp dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy.
O4
 ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
 3. Quy trình nghiên cứu
 a. Sự chuẩn bị bài của giáo viên
 Lớp 10A7 (lớp đối chứng): Tôi tổ chức hoạt động giờ học sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
 Lớp 10A1(lớp thực nghiệm): Tôi đã tổ chức hoạt động giờ học sử dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy một phần kiến thức trong bài học.
 Các bước tiến hành của phương pháp trò chơi.
 Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh.
 Chơi thử ( nếu cần thiết)
 Học sinh tiến hành chơi,
 Đánh giá sau trò chơi.
 Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
 b. Tiến hành dạy thực nghiệm
 Thời gian thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014. Tác động được thực hiện tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu tại lớp 10A1 trường THPT số 1 Bắc Hà, có giáo viên trong tổ chuyên môn dự giờ thực nghiệm để đảm bảo tính khách quan. Sau khi dạy thực nghiệm, tiến hành khảo sát 2 lớp trên với đề kiểm tra giống nhau.
Bảng 4: Thời gian dạy thực nghiệm
 Ngày
Môn/Lớp
Tiết theo PPCT/ Tên bài
Phương pháp tác động
16/10/2013
GDCD 10A7
Tiết 9 - Bài 6
Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. (Mục 2 )
Thảo luận nhóm
17/10/2013
10A1
Trò chơi “ Giải ô chữ”.
10/12/2014
10A7
Tiết 19 - Bài 10
Quan niệm về đạo đức 
( phần khởi động)
Nêu vấn đề
11/12/2014
10A1
Trò chơi “ Bông hoa bí mật”.
24/12/2013
10A7
Tiết 20 - Bài 11
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
(Phần củng cố kiến thức)
Đàm thoại
28/12/2013
10A1
Trò chơi “ Rung chuông vàng”.
9/1/2014
10A7
Tiết 22 - Bài 12
Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. 
( Mục 1c. Một số điều nên tránh trong tình yêu ) 
Đàm thoại
10/1/2014
10A1
Trò chơi “ Nhanh tay, nhanh mắt”.
 4. Đo lường và thu thập dữ liệu
 Công cụ đo lường: Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát đầu năm do nhóm chuyên môn thống nhất ra đề. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết. Mục tiêu kiểm tra là nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nội dung kiểm tra đúng trong phạm vi chương trình học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Dạng câu hỏi kiểm tra tự luận gồm 3 câu hỏi trong đó có câu hỏi ở mức độ nhận biết,câu hỏi ở mức độ thông hiểu và câu hỏi ở mức độ vận dụng.
 Sau đó, tôi cùng với giáo viên trong nhóm chuyên môn GDCD tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. (xem phần phụ lục)
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
 * Trình bày kết quả: Các dữ liệu thu thập được là bảng điểm kiểm tra sau tác động.
Bảng 5: Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng lớp 10A7
Thực nghiệm lớp 10A1
Điểm trung bình
6,47
7,18
Độ lệch chuẩn
1,3081399
1,3810534
Giá trị p của t- test
0,0341197
 * Phân tích dữ liệu 
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 
 Như trên đã chứng minh: kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả 
p = 0,0341197 < 0,05, đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Giá trị t- test = 0,0341197 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp trò chơi ảnh hưởng đến kết quả là rất lớn.
Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
 * Bàn luận
Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 7,18 và của nhóm đối chứng là 6,47. Điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau: Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng. Chứng tỏ biện pháp tác động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả.
	 Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp 10A1 và 10A7 là p = 0,0341197 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
 * Hạn chế
Trong quá trình tham gia trò chơi, một số em còn rụt rè, e ngại . Thời gian để tổ chức trò chơi còn ít. Sự ganh đua nhau thái quá giữa các cá nhân và các nhóm học sinh trong khi chơi có thế dẫn đến mất đoàn kết trong tập thể học sinh. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi có thể bị hạn chế nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt. Để có thể áp dụng được phương pháp trò chơi có hiệu quả, người giáo viên cần có khả năng thiết kế tổ chức trò chơi hợp lí và linh hoạt. Học sinh phải có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, có kĩ năng vận dụng kiến thức dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. 
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 * Kết luận.
 Có thể nói, với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ....” thì việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh là cần thiết.
 Giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 đã tạo được không khí học tập thoải mái, kích thích được động cơ, hứng thú học tập của học sinh đối với môn học. Học sinh phát huy được tính tự lực, phát triển khả năng sáng tạo, năng lực đánh giá, năng lực thực tiễn, rèn luyện kĩ năng sống quan trọng như tự nhận thức, giao tiếp, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, hợp tác....vv.
 Giáo viên thấy rõ được sự tiến bộ về thái độ học tập của học sinh trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống, quy tắc ứng xử trong lớp học và nhà trường. 
 Sử dụng phương pháp trò chơi sẽ đem lại hiệu quả chuyên môn cao. 
 * Khuyến nghị
 Bộ GD&ĐT: Cần cung cấp thêm thiết bị, đồ dùng dạy học, sách tư liệu tham khảo để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của môn GDCD.
 Với nhà trường: Giáo viên và học sinh trong nhà trường cần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học vì môn GDCD là môn học có vai trò quan trọng, trực tiếp trong việc rèn luyện kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
 Do hạn chế về thời gian nên đề tài của tôi không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông đạt được kết quả cao hơn.
Bắc Hà, ngày 20 tháng 5 năm 2014
 	NGƯỜI VIẾT 
	 Trần Thị Ái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Sách giáo khoa môn giáo dục công dân lớp 10 - Nhà xuất bản giáo dục
 2. Sách giáo viên môn giáo dục công dân lớp 10 - Nhà xuất bản giáo dục
 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn giáo dục công dân trường THPT của Bộ giáo dục và đào tạo ( Hà Nội tháng 12/2009)
 4. Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học - Dự án phát triển giáo dục THPT - Trường ĐHSP Hà Nội, Viện nghiên cứu sư phạm ( Hà Nội tháng 10/2005)
PHỤ LỤC
1. Kế hoạch bài học.
Bài 6 ( Tiết 9 ):
KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG
 Sau khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nội dung mục 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình và chia nhóm cho học sinh thảo luận tìm hiểu về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Giải ô chữ” tìm hiểu kết quả phủ định của phủ định.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Thảo luận đội chơi. ( 12 phút)
- Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tế.
- Đồ dùng dạy học: Máy chiếu
 - Cách tiến hành:
B1: GV thông tin về thể lệ trò chơi: Lớp chia thành 3 đội chơi. Các đội lần lượt nghe cô giáo đọc câu hỏi rồi giơ tay trả lời. Đội nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng tìm ra và đọc đúng từ hàng ngang sẽ được 15 điểm. Nếu giơ tay trả lời sai sẽ bị trừ đi 10 điểm
Đội nào trả lời được nhiều điểm sẽ nhận được chọn phần thưởng ( được nghe 1 bài hát hoặc nghe kể 1 câu chuyện hoặc miễn trực nhật 1 tuần). Thời gian chơi 7 phút
B2: Giáo viên cho HS quan sát ô chữ. Ô chữ gồm 6 câu hỏi hàng ngang. GV đọc lần lượt từng câu hỏi.
Câu 1( gồm 7 chữ cái): Trong học tập, sự chăm chỉ và tự giác sẽ làm cho mỗi học sinh ngày càng?
Câu 2 ( gồm 7 chữ cái): Lối sống mà mỗi người cần rèn luyện và thực hiện trong xã hội hiện nay?
Câu 3 ( gồm 9 chữ cái) : Trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay đang đặt ra một nhiệm vụ cấp bách là phải bảo vệ yếu tố này?
Câu 4 ( gồm 7 chữ cái): Tên học thuyết giải thích khoa học về sự hình thành của các loài sinh vật?
Câu 5 ( gồm 6 chữ cái) : Một trong những mục tiêu cơ bản của chế độ xã hội mới mà nhân dân ta đang xây dựng là?
Câu 6 ( gồm 6 chữ cái) : Sự nghiệp mà nhân dân ta đang thực hiện nhằm xây dựng đất nước theo con đường XHCN
Chú ý: Các đội có thể giơ tay xin trả lời từ hàng dọc, đúng sẽ được 30 điểm.
B3: Học sinh các đội thảo luận tìm ra câu trả lời đúng. Đại diện đội chơi sẽ đứng lên trả lời. Kết quả trả lời của các đội chơi như sau:
Đội 
Câu trả lời đúng
Câu trả lời sai
 Tổng điểm
Mùa Xuân
2 ( + 30 đ )
1(- 10 đ )
20
Mùa Hạ
3 ( + 45đ )
1(- 10đ )
35
Mùa Thu
1 ( + 15 đ )
1 dọc (+ 30 đ )
2 (- 20đ )
25
 B4: Giáo viên công bố. Kết quả đội mùa Hạ thắng được nhận phần thưởng ( bốc thăm ) cả đội được miễn trực nhật trong tuần. 
- Giáo viên tuyên dương kết quả trả lời của học sinh đội mùa Hạ và động viên đội mùa Xuân, Thu sẽ cố gắng hơn trong trò chơi lần sau.
 Học sinh phát biểu cảm nghĩ của bản thân sau khi tham gia trò chơi. Giáo viên nhấn mạnh kĩ năng sống học sinh được rèn luyện qua việc tham gia trò chơi.
- Giáo viên kết luận: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là cái mới ra đời. Tuy nhiên sự ra đời của cái mới không đơn giản mà phải trải qua sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, theo quy luật chung cái mới tiến bộ sẽ chiến thắng cái cũ lạc hậu.
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Bài 10 ( Tiết 19): QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
 Bài mới :
 Hoạt động 1: Khởi động ( thời gian 3 phút)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh vào bài mới bằng trò chơi “Bông hoa bí mật”
 Cách tiến hành : 
 Bước 1: Giáo viên thông qua luật chơi cho học sinh: Giáo viên treo lên bảng 1 bông hoa có 5 cánh hoa ( 5 màu sắc khác nhau) và 1 nhụy hoa. 
 Bước 2: Cá nhân học sinh xung phong lên bảng chọn cánh hoa mà mình thích. Mỗi cánh hoa tương ứng với 1 câu hỏi. Nội dung câu trả lời đúng, cánh hoa sẽ được mở ra, bên trong là đáp án. Học sinh trả lời đúng, giáo viên sẽ chấm điểm. Nếu 1 học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên có thể gọi học sinh khác bổ sung. Nếu không có học sinh trả lời đúng, giáo viên sẽ giải đáp. ( Thời gian suy nghĩ để trả lời câu hỏi 15 giây)
Cánh hoa
Câu hỏi
Đáp án
Màu xanh
Trong giờ kiểm tra, em giở vở quay bài, là vi phạm ?
Nội quy trường, lớp.
Màu đỏ
Em tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm tốt hay xấu ?
Việc làm tốt
Màu vàng
Bạn A giúp đỡ Bạn B giải bài tập Toán, sẽ được tập thể lớp 10A1....
Khen ngợi.
Màu tím
Anh A nhảy xuống sông cứu một em bé đang bị đuối nước, cho biết anh A có chuẩn mực đạo đức gì? 
Dũng cảm
Màu đen
Nhặt được của rơi trả người đánh mất là đức tính 
thật thà, trung thực
 Kết quả: Với 5 câu hỏi ( trong 5 cánh hoa) có 3 bạn tr

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_tro_choi_trong_gia.doc