Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi trong bộ môn mỹ thuật ở trường phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi trong bộ môn mỹ thuật ở trường phổ thông

    Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L.X. Vugôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học cần coi trọng sưk khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dayh học cần tổ chức cho học sinh học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Và việc tạo cho học sinh một tâm lý thật thoải mái, có hứng thú, hấp dẫn và đem lại sự tập trung trong học tập là những ưu điểm khi sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật.

    Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã biết vẽ nên những nét vẽ trước khi biết viết chữ, trẻ rất thích làm đẹp, ham làm đẹp và hoạt động mỹ thuật rất hấp dẫn với trẻ. Nhưng theo nhận xét của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khao mỹ thuật Cung thiếu nhi Hà Nội : “Nội dung chương trình giáo dục mỹ thuật còn có chỗ chưa hợp lý, gò ép, áp đặt, chưa phù hợp với những lứa tuổi học sinh khác nhau. Các em phải học trang trí sớm và quá nhiều, nhiều nội dung trùng lập sẽ gây nhàm chán. Khuôn khổ bài vẽ lại quá bé, tạo nên thói quen đi nét vẽ hình vụn, tủn mủn…Nếu bằng nội dung và phương pháp chưa thật chuẩn sẽ khó đạt được mục đích và dễ dẫn đến tình trạng : Càng lớn, càng học vẽ nhiều, các em lại càng vẽ xấu đi…”. Đây chính là những tình trạng đáng báo động trong việc giảng dạy mỹ thuật của chúng ta .

doc 10 trang Phúc Hảo 08/03/2024 16255
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi trong bộ môn mỹ thuật ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A_ MỞ ĐẦU
1.     Lý do chọn đề tài :
    Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L.X. Vugôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học cần coi trọng sưk khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dayh học cần tổ chức cho học sinh học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Và việc tạo cho học sinh một tâm lý thật thoải mái, có hứng thú, hấp dẫn và đem lại sự tập trung trong học tập là những ưu điểm khi sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật.
    Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã biết vẽ nên những nét vẽ trước khi biết viết chữ, trẻ rất thích làm đẹp, ham làm đẹp và hoạt động mỹ thuật rất hấp dẫn với trẻ. Nhưng theo nhận xét của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khao mỹ thuật Cung thiếu nhi Hà Nội : “Nội dung chương trình giáo dục mỹ thuật còn có chỗ chưa hợp lý, gò ép, áp đặt, chưa phù hợp với những lứa tuổi học sinh khác nhau. Các em phải học trang trí sớm và quá nhiều, nhiều nội dung trùng lập sẽ gây nhàm chán. Khuôn khổ bài vẽ lại quá bé, tạo nên thói quen đi nét vẽ hình vụn, tủn mủnNếu bằng nội dung và phương pháp chưa thật chuẩn sẽ khó đạt được mục đích và dễ dẫn đến tình trạng : Càng lớn, càng học vẽ nhiều, các em lại càng vẽ xấu đi”. Đây chính là những tình trạng đáng báo động trong việc giảng dạy mỹ thuật của chúng ta .
Là một giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật trong tương lai, tôi mong muốn được tiếp thu học hỏi những phương pháp giảng dạy tích cực đạt hiệu quả để truyền đạt những kiến thức cho học sinh của mình và phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học là phương pháp mà em muốn đi sâu nghiên cứu và phân tích những ưu nhược điểm để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy của mình sau này .
2. Đối tượng áp dụng
- Học sinh trường THCS Lê Văn Tám
B_ NỘI DUNG
1.     Khái niệm về phương pháp tổ chức trò chơi :
    	Phương pháp làm việc theo hình thức tổ chức trò chơi là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng  của chính mình. Phương pháp học tập này sẽ được thông qua hoặc diễn ra theo nội dung của trò chơi trong học tập nhằm xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung của tập thể. Đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học và có kế hoạch.
    Đối với bộ môn mỹ thuật, phương pháp dạy học tổ chức trò chơi giúp ích rất nhiều và thường được thực hiện và vận dụng trong bài học tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ, trong các trò chơi ghép hình, vẽ tranh nhanh, vẽ màuHọc sinh sẽ có điều kiện để bộc lộ ý kiến riêng của mình, tăng khả năng hợp tác và năng lực làm việc cá nhân.
2.     Cách thức tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật:
- Bước 1:   Xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ học tập.
Khi tổ chức thực hiện một trò chơi nào đó thì cần xác định nội dung học tập mà qua trò chơi học sinh cần nắm bắt là gì ? Dựa vào điều đó, người giáo viên còn có cơ sở để lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và mục đích học tập.
- Bước 2: Chọn trò chơi và chia nhóm chơi.
+ Lựa chọn trò chơi phù hợp và chia nhóm chơi tuỳ theo đặc điểm của từng lớp, từng địa điểm và làm sao cho phù hợp với từng đối tượng chơi, giáo viên có thể phân công vai chơi hoặc để đội tự phân công nhiệm vụ chơi. Mỗi nhóm là một đội chơi thực hiện yêu cầu của trò chơi. Các thành viên của nhóm phải là những học sinh có vị trí ngồi gần nhau thuận tiện cho việc ghi chép và di chuyển khi thảo luận trò chơi để tìm ra đáp án phù hợp với yêu cầu của trò chơi. Trong mỗi đội chơi giáo viên nên lựa chọn một học sinh làm đội trưởng để điều hành và quản lý đội mình. Nếu trong bài có nhiều trò chơi thì không cần phân công các đội chơi mà vẫn tiếp tục đội chơi đó.
- Bước 3: Hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi.
+ Để tạo được sự thống nhất thì trong trò chơi nào cũng cần phải có luật chơi, đây là quy định không thể thiếu. Nếu không có điều này thì cuộc chơi sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
+ Luật chơi phải được quy định rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu.
+ Ngôn ngữ khi giải thích luật chơi ngắn gọn phù hợp với mọi đối tượng.
+ Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và quy định thời gian mỗi đội thực hiện trò chơi đó và nếu cần thiết có thể cho các đội chơi thử trước.
- Bước 4: Quy định thời gian thực hiện trò chơi học tập.
Trong quá trình các đội chơi thì ở ngoài các thành viên khác trong đội có thể cổ vũ bằng hình thức là hát một bài vui chẳng hạn, như vậy sẽ tạo được không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích tinh thần chơi, khuyến khích trẻ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và hoàn thành nhiệm vụ học tập cho học sinh.
- Bước 5: Tiến hành chơi.
Các đội chơi bắt đầu chơi theo hiệu lệnh đã được quy định.
+ Đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh, thu hút đợc nhiều học sinh tham gia chơi, tạo được không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập.
+ Giáo viên cùng ban giám khảo và thư kí quan sát các đội chơi để đảm bảo sự công bằng.
+ Khi quan sát các đội chơi giáo viên cũng cần tạo không khí chơi sao cho sôi nổi, hào hứng.
+ Trong khi quan sát các đội chơi giáo viên cũng cần chú ý thời gian chơi của cuộc chơi để kết thúc cuộc chơi.
+ Sau khi các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập thì người giáo viên có trách nhiệm tổng kết và đánh giá kết quả từng đội chơi bám vào nội dung học tập đã được xác định từ trước.
- Bước 6: Tổng kết phần chơi: 
Ngay sau khi có hiệu lệnh chơi kết thúc, ban giám khảo cuộc chơi có trách nhiệm nộp lại kết quả đã chấm được nộp cho nhóm thư kí để tổng hợp và đưa ra kết quả chính xác nhất. Sau mỗi cuộc chơi giáo viên ổn định lớp ngay và nhận xét về cách chơi của các đội một cách khách quan nhất. Trong khi chờ có kết quả cụ thể từ nhóm thư kí giáo viên có thể cho cả lớp hát một bài hát tập thể. Khi có kết quả của các đội chơi từ nhóm thư kí giáo viên là người công bố kết quả nhưng chú ý khích lệ, động viên các em là chính. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả và đưa ra kết luận bám vào nội dung học tập. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp tổ chức rò chơi thành công và đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi thì giáo viên cần hạn chế và tránh gian lận trong khi chơi và đặc biệt không nên để tình trạng các em ganh đua nhau trong phần thắng thua trong khi chơi.
- Bước 7: Trao phần thưởng cho các đội thắng cuộc
	+ Bước này thực hiện sau khi các đội lần lượt đi qua các trò chơi nhưng không nhất thiết phải có trong mỗi cuộc chơi, tuy nhiên trong bài ngoại khóa cuối học kì sau khi tổng kết các phần chơi nên có để khích lệ, động viên các em học tập tốt hơn. Khi trao phần thưởng giáo viên trao cho các em hoặc nếu có người dự giờ thì nên mời đại diện lên trao phần thưởng cho các em để tăng thêm giá trị của đội thắng cuộc. Phần thưởng do giáo viên tự chuẩn bị. 
3. Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học các phân môn mỹ thuật ở trường THCS
                  Trong phân môn thường thức mỹ thuật :
    Trong phân môn này, giáo viên cần tạo cho các em có thêm những hiểu biết về Mỹ thuật của Việt Nam và trên thế giới, tuỳ thuộc vào từng nội dung bài học mà giáo viên có thể chọn những hình thức chơi phù hợp.
    Ví dụ như trong bài 21 : “Giới thiệu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945”. Mục tiêu của bài học là giúp các em có thêm những hiểu biết về thân thế và sự nghiệp, cùng với những đóng góp to lớn của những nhà hoạ sĩ tiêu biếu đối với nền văn học nghệ thuật ở nước ta.
                                        “Chơi ô ăn quan”_ Nguyễn Phan Chánh
Qua đó sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết về một số chất liệu mà những hoạ sĩ đã dùng rất thành công như hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánhđã dùng. Chính từ bài học này, học sinh sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của một số tác phẩm, xây dựng thái độ, tình cảm yêu mến, trân trọng những giá trị của lịch sử cũng như của các tác phẩm nổi tiếng của nền mỹ thuật Việt Nam. Và từ đó có thể vẽ nên một số tác phẩm đẹp và đậm chất thiếu nhi như :
Sau khi xác định được mục tiêu cụ thể đó, giáo viên có thể xây dựng trò chơi học tập giúp các em nắm bắt kiến thức tốt như : Trong hoạt động 2 của tiết học, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về một số tác phẩm tiêu biểu của các hoạ sĩ thì có thể chia đội chơi. Chọn ba đội chơi, mỗi đội gồm từ 2-3 học sinh. Cho trước một tờ giấy và những bức tranh của các hoạ sĩ. Yêu cầu mỗi đội chơi tìm đúng tranh và dán ảnh tranh đó vào đúng tên của từng hoạ sĩ. Trong 3 phút, đội nào tìm và dán đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. Cuối cùng cô giáo nhận xét phần thi của ba đội, có thể cho các em học sinh ở dưới nhận xét phần thi của các ban hoặc cũng có thể cho chính các em của từng đội lên giải thích vì sao lựa chọn và nêu lên đặc điểm của từng hoạ sĩSau đó cô giáo tổng hợp các ý kiến và đưa ra các kết luận cuối cùng cho phần thi. Tuyên dương đội thắng cuộc và khích lệ động viên đối với các đội chơi khác.
                  Trong phân môn vẽ tranh đề tài :
    Vẽ tranh đề tài là một phân môn rất cần  sự sáng tạo và tìm hiểu nhứng kiến thức từ trong cuộc sống. Học sinh có thể có những ý tưởng sáng tạo từ những gì đã nhìn thấy, nghe thấy và được tìm hiểu trong bài giảng, để vẽ nên những tác phẩm cho riêng mình.
    Trong mỹ thuật lớp 9, bài 10 : “Vẽ tranh lễ hội”. Thông qua bài học, học sinh nắm bắt được ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta, xây dựng cách thể hiện và vẽ tranh đúng theo đề tài mà mình lựa chọn. Từ đó cảm nhận được bản sắc dân tộc đậm nét qua những lễ hội mà các em được tìm hiểu.
    Với học sinh lớp 9, giáo viên có thể tổ chức phần chơi “Đố vui kiến thức”, xây dựng đội chơi có thể theo ý thích của học sinh hoặc do chỉ định của giáo viên, hình thành hai đội chơi, mỗi đội ba học sinh. Giáo viên chuẩn bị sẵn những gói câu hỏi có liên quan tới một số lễ hội ở Việt Nam như được diễn ra ở đâu? Mang nội dung gì? Cho xem tranh dân gian về lễ hội và trả lời xem màu sắc trong tranh đó như thế nào?
                                  “Đấu vật”_ Tranh dân gian Đông Hồ
    Đội nào trả lời đúng, nhanh, chính xác là đội giành chiến thắng, giáo viên có thể nhận xét phần chơi và dẫn dắt học sinh vào đề tài “Lễ hội”. Qua một số tranh ảnh thực tế, giáo viên có thể cho xem bài vẽ về đề tài lễ hội của các học sinh lớp khác. Từ đó cho học sinh lựa chọn về đề tài và thể hiện những bức tranh khác nhau.
Hội “Múa rồng”
Lễ hội “Chọi trâu” ở Hàm Yên –Tuyên Quang
Ngày hội của thiếu nhi
                 Cây nêu ngày Tết                                 Ngày tết của thầy cô                                                                                                    
                                          Trong phân môn vẽ trang trí :
    Trong phân môn vẽ tảng trí, phương pháp tổ chức trò chơi có thể được tổ chức trong các hoạt động như quan sát, xem xét, sắp xếp các mảng, hình khối, màu sắc trong bài trang trí. Tìm và phân biệt sự khác nhau giữa các vật trong cuộc sống và trong trang trí khác nhau như thế nào ?
Những chiếc mặt nạ trang trí được làm từ đất sét
    Qua những hoạ tiết trang trí, nét đẹp trong phân môn này sẽ giúp các em thêm yêu quý những đồ vật được trang trí ứng dụng trong cuộc sống và từ đó biết sáng tạo ra những hạo tiết, sản phẩm mang yếu tố trang trí cao. Ví dụ như bài 15_Lớp 8 : “Tạo dáng và trang trí mặt nạ”. Với mục tiêu là giúp cho các em hiểu cách tạo dáng và trang trí những chiếc mặt nạ ở nhiều chất liệu như : vải, giấy, đấtqua đó các em có thể tự trang trí được những chiếc mặt nạ theo ý thích của mình. Từ chỗ sáng tác và sẽ thêm trân trọng những vẻ đẹp truyền thống, có ý thức hơn trong việc tòm tòi, sáng tạo hơn trong việc trang trí những chiếc mặt nạ để phục vụ cho vui chơi và giải trí trong những ngày hội.
    Trong hoạt động 3 cảu bài học, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”. Với những vật dụng đã được dănh chuẩn bị từ trước như giấy bìa cứng, bút lông, băng dính, màu sáp hay màu nướcGiáo viên có thể cho cả lớp 3 phút để vẽ phác ý tưởng của mình ra giấy A4, sau đó có thể lấy tinh thần xung phong hay giáo viên có thể chọn ngẫu hứng các em học sinh lên thâm gia trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”. Các thành viên sẽ tụe thống nhất xem nên thể hiện ý tưởng nào. Trong 5 phút, các đội hãy thể hiện những chiếc mạt nạ theo sở thích và sáng tạo riêng của mình. Yêu cầu trình bày vì sao lại chọn ý tưởng này và chiếc mặt nạ đó sẽ dùng vào dịp nào? Đội nào được nhiều bạn yêu thích nhất, trình bày lưu loát, đúng ý và có nghĩa sẽ là đội chiến thắng. Cuối cùng giáo viên nhận xét cuộc thi, kết luận về trò chơi học tập mang lại kiến thức gì các em cần nắm. Và như vậy, trò chơi trong học tập sẽ giúp các em vừa nắm được kiến thức của bài học, xây dựng tinh thần đồng đội, đoàn kết (thông qua việc các thành viên thống nhất cùng thể hiện chung một ý tưởng), lại mang lại tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các em học sinh
4.     Kết quả của việc dạy học kết hợp sử dụng trò chơi trong dạy học Mỹ thuật ở trường THCS Lê Văn Tám
-         Giúp học sinh phát triển tâm lý, xây dựng thái độ đạo đức, có ý thức trách nhiệm hơn và biết tôn trọng kỷ luật.
-         Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học.
-         Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong đội chơi.
-         Nội dung của trò chơi giữa các đội có thể gióng hoặc khác nhau nhưng vẫn cùng chung mục đích học tập.
-         Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trinh bày kết quả thảo luận cho  các đội chơi nên đảm bảo đủ thời gian  và làm việc có hiệu quả hơn.
-         Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
-         Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập mọt cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
    Nhất là đối với bộ môn mỹ thuật, là bộ môn sáng tạo ra cái đẹp thì việc phương pháp tổ chức trò chơi sẽ giúp cho các em có được không khí học tập nhẹ nhàng - tạo cảm xúc bất ngờ  cho học sinh  để có những điều bất ngờ hay độc đáo trong bố cục, xây dựng hình và cách dùng màu được tốt hơn. Có tinh thần đoàn kết hơn giữa các thành viên trong đội chơi.
+ Kết quả khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng đề tài:
Stt
Lớp
Tổng số hs
Xếp loại
Đạt
Tỷ lệ
Chưa đạt
Tỷ lệ
1
6A
32
25
67,4 %
7
32,6
2
6B
28
20
60,1%
8
29,9%
	+ Kết quả khảo sát chất lượng học sinh sau khi áp dụng đề tài:
Stt
Lớp
Tổng số hs
Xếp loại
Đạt
Tỷ lệ
Chưa đạt
Tỷ lệ
1
6A
32
32
100%
0
0
2
6B
28
28
100%
0
0
C_ KẾT LUẬN
    Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chìa khoá quan trọng mở cánh cửa tri thức cho sự phát triển của một đất nước. Và trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự phát triển và đổi mới trong giáo dục, nhất là đổi mới trong phương pháp dạy học. Trong luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Và trong quá trìng đổi mới các phương pháp day học, nhất là các phương pháp dạy học tích cực, em nhận thấy rằng : Phương pháp dạy học, đặc biệt là trong dạy học mỹ thuật có sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học bộ môn mỹ thuật.
    Và qua nghiên cứu về đề tài : “Sử dụng phương pháp trò chơi trong bộ môn mỹ thuật ở trường phổ thông”, em nhận thức được vai trò quan trọng của phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học, nhất là trong bộ môn Mỹ thuật - một môn sáng tạo ra cái đẹp. Không những giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tựu học, tinh thần hợp tác trong tập thểMà còn mang lại hứng thú hơn cho học sinh trong mỗi giờ học, một điều hết sức cần này sẽ được các giáo viên vận dụng linh hoạt vào trong quá trình cần thiết trong bộ môn mỹ thuật. Em hy vọng rằng với những phương pháp dạy học tích cực sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nữa cho sự nghiệp trồng người của nước ta./.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_tro_choi_trong_bo.doc